Từ
ngàn xưa, nhiều tôn giáo đã nói đến những cõi giới khác, những thế giới
khác.
Đối với con người thì một số lớn tin rằng ngoài thế
giới mà con người và vô số loài sinh vật đang sinh sống còn có những thế
giới khác nữa – trong khi một số người lại cho rằng chỉ có quả đất là thế
giới duy nhất có sự sống mà thôi.
Đối với các nhà khoa học thì trước đây, hầu như các nhà
khoa học đều bác bỏ luận cứ cho rằng trong vũ trụ có nhiều thế giới khác
có sự sống.
Tuy nhiên ngày nay khoa học phát triển đến độ bùng nổ
nhất là lãnh vực Thiên văn, vũ trụ, con người ngày càng dễ có điều kiện
tiếp cận nhiều hơn với các hành tinh – tuy chỉ là những hành tinh trong
thái dương hệ bằng những máy móc tinh vi hơn nên đã mang lại nhiều khám
phá lớn lao kỳ diệu bất ngờ hơn - Từ đó đã làm đổi thay ý nghĩ của nhiều
nhà khoa học về vấn đề thế giới khác ngoài quả đất.
Nhiều nhà Thiên văn trong
những lúc miệt mài chăm chú theo dõi và quan sát vũ trụ đôi khi đã tự hỏi
thầm trong cái bao la sâu thẳm đầy sao rằng: Có ai ngoài đó không?
Câu hỏi đã từng được nêu ra nhưng quả
thật chưa có lời đáp lại
Nhưng dù vậy, ngày nay câu hỏi ấy đã trở thành đề tài
tranh luận và nghiên cứu của các nhà thiên văn khắp thế giới. Hiện nay đề
tài gây sôi nổi hơn cả là trong vũ trụ bao la sâu thẳm có những sinh
vật thông tuệ hay không ? Hoặc có những nền văn minh nào khác ngoài
quả đất không ?
Vấn đề trở nên quan trọng đến độ hàng năm đều được đem
ra bàn thảo trong hội nghị quốc tế tổ chức hàng năm tại Luân Đôn Anh quốc
Các khám phá gần đây đã cho biết rằng vũ trụ chứa đầy
những thông tin, những tín hiệu - Một khi khoa học kỹ thuật của con người
về nghành thiên văn phát triển cao hơn thì sẽ dễ dàng nhận được những tín
hiệu từ vũ trụ - những tín hiệu ấy vô cùng quan trọng, đó cũng là mấu chốt
để nắm bắt được vấn đề liên quan tới câu hỏi: Có ai ngoài đó không?
Hay: Có thế giới khác ngoài quả đất không ?
Báo Life phát hành số đặc biệt vào năm 1992 với chủ đề
tương tự như chúng ta vừa nêu trên: CÓ AI NGOÀI ĐÓ KHÔNG ? (IS
ANYBODY OUT THERE?) một đề tài càng làm dấy lên những tranh luận,
bàn bạc đầy tò mò háo hức và hồi hộp về một sự kiện là nếu một mai con
người trên quả đất biết được ngoài mình ra còn có những nền văn minh khác,
sự sống khác bên cạnh thì họ sẽ nghĩ gì? có thái độ ra sao cũng như sẽ
phải cư xử như thế nào khi có chạm trám, gặp gỡ? Vv...
Vấn đề đ ược khơi dậy sau khi một viễn vọng kính vĩ đại
của Hoa Kỳ được đặt ở ngọn núi Arecibo thuộc Puerto Rico – Đó là một đĩa
Anten khổng lồ được đặt hướng về một khoảng cách với mặt quả đất 400 mười
nghìn tỷ năm ánh sáng. Nơi đó là ngôi sao có số hiệu thiên văn là GL.5-IA
để thu tín hiệu
Uỷ ban khoa học Không gian Hoa Kỳ đã lưu tâm tới vấn đề
này tương tự như mối quan tâm của chính phủ Nga – Tuy nhiên, nước Mỹ giàu
mạnh lại quy tụ nhiều nhà khoa học không gian lỗi lạc nên đã tiến những
bước khá dài trong lãnh vực nghiên cứu, khám phá những bí ẩn trong vũ trụ
Năm 1992, nữ Tiến sĩ Thiên văn học Jill Tarter đã được
đề cử là người cầm đầu nhóm khoa học gia vũ trụ lừng danh nước Mỹ có
nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu, thu nhận những sự kiện liên quan tới nền
văn minh ngoài quả đất, những sinh vật thông tuệ sống ở những thế giới
khác… đồng thời nghiên cứu thăm dò về vấn đề Người Hành Tinh
Nữ Tiến sĩ Jill Tarter khi nhận nhiệm vụ đã cho đặt
ngay tại Goldston Tracking gần Barstow (California) một Viễn vọng kính
khổng lồ thứ 2 hướng vào không gian vũ trụ để hợp đồng với viễn vọng kính
ở Puerto Rico thu nhận từng chi tiết những tình huống của vũ trụ lẫn các
tín hiệu phát ra từ vũ trụ
Thật sự thì chủ đích của chương trình vĩ đại này không
ngoài mục đích là tìm kiếm những sinh vật thông tuệ đang sống ở hành tinh
nào đó bên ngoài quả đất. Nasa Seti là tên của chương trình này với sự hợp
tác của hơn 100 nhà bác học lỗi lạc để thực hiện chương trình vĩ đại Nasa
Seti mà chi phí tài trợ trên hằng trăm triệu đô la. Ngoài ra các kỷ thuật
hiện đại đã giúp thu nhận và phân tích các tín hiệu từ vũ trụ
Tưởng cũng nên biết qua là nhà thiên văn học lỗi lạc
Frank Drake đã thu được nhiều tín hiệu suốt trong 32 năm - Với lượng thông
tin thu được trong thời gian dài như vậy nếu so với máy móc hiện đại sử
dụng trong chương trình Nasa Seti hiện nay thì chỉ cần thu lại trong 3
ngày mà thôi
Thật ra không phải chỉ có nữ tiến sĩ Jill Tarter là
người nghĩ và tin rằng ngoài quả đất có những hành tinh có sự sống mà
trước đó nhà bác học Frank Drake, một nhà thiên văn học lỗi lạc đã từng
tuyên bố một cách nghiêm túc rằng: Quả đất không phải là hành tin duy nhất
trong vũ trụ có sự sống mà còn rất nhiều hành tinh khác trong vũ trụ có sự
hiện hữu của những sinh vật. Theo ông thì: “đã từ lâu có rất nhiều sinh
vật thông tuệ trong vũ trụ đã gởi cho loài người chúng ta trên quả đất
biết bao tín hiệu – đó là những thông điệp đầy thân thiện muốn tiếp xúc
làm quen với chúng ta nhưng tiếc thay chúng ta chẳng có cách gì khả dĩ
nhận ra họ.. Đã đến lúc chúng ta cần hướng vào vũ trụ lắng nghe và đón
nhận những tín hiệu của họ..”
Mặc dù Drake là một nhà thiên văn kỳ cựu nhưng ông vẫn
bị nhiều nhà khoa học không riêng tại Hoa kỳ mà còn tại các quốc gia khác
chê cười chế nhạo khi nghe ông phát biểu điều đó - Điều mà người không tin
gọi là ngộ nghĩnh, mơ hồ, buồn cười.
Tuy nhiên, nhà bác học Drake không lẻ loi, nhiều người
đã đồng ý với ông, trong đó có cả nữ tiến sĩ lừng danh Thiên văn học là
Jill Tarter và ngày càng nhiều đồng nghiệp hổ trợ
No comments:
Post a Comment