(Trích trong tập Đá xanh ở thung lũng cháy - in năm 1978 )
SƯƠNG RỪNG
Ở đồng bằng, cứ đến gần tết là có
sương muối. Sương ở đồng bằng lạnh giá, nhưng mơ màng. Đi ra cánh đồng lúa buổi
sớm lúc mù sương, chỉ nghe sóng lúa quẫy rào rào. Tiếng gió thổi còi lá đa dẫn
những bàn chân đỏ ửng vì rét, Vội đi đâu mà cứ bước thấp, bước cao? Đi trên đất
bằng mà như hụt bước. Vì màn sương kia như dải lụa mềm biết quốn chặt lấy mắt (
quấn rất chặt mà chẳng đau). Nhưng đâu có phải vì thế mà không rong ruổi trên
cánh đồng mù sương. Cứ bước ào ào. Chạy cuống quýt hay nhảy tế lên cũng được.
Những bờ ruộng khác áo cỏ xanh mởn, những thủa ruộng ngập nước, sáng loáng như
gương. Tất cả hiện ra đột ngột trong sương, rồi lại ẩn vào trong sương. Đi trên
cánh đồng làng, mà cứ ngỡ đang lạc bước vào một câu chuyện cổ tích.
Còn sương rừng? Sương rừng cũng đục
như khói. Tôi đang đi trong rừng, dầm mình trong mưa, vùng vẫy bơi trong rừng
sương buổi sớm, buổi trưa, buổi chiều tà. Sương bay trong mưa, cóng buốt da
thịt, lạnh thấu tới xương. sương rừng còn lạnh hơn sương đồng bằng. Gió cũng
thổi còi trong núi. Nhưng gió không thối còi lá đa, mà thổi những hồi tù và
trầm bổng, hoang dại. Tiếng tù và đó, suốt ngày đêm bay quẩn trong những khe
núi tối, bí ẩn, cuốn lên mùi đất rừng ẩm ướt, mùi lá rừng mục ruỗng chua đến
nồng nặc. Ma Hộ thủ thỉ với tôi:
- Tháng này sương đặc lắm, đi săn
thì thú nhất đời.
Năm anh em mê mải bước trong rừng.
Đi hết rừng rậm, lại tới rừng thưa. Ngẩng lên những sườn núi ngất ngưởng, chỉ thấy
sương cuồn cuộn chảy tuôn như hơi thở dốc ra từ ruột núi. Dẫu mưa to mấy, sương
cũng chẳng chịu vỡ tan. Thật lạ lùng, những giọt mưa to thế, nặng thế, ầm ĩ
thế, mà chẳng đủ sức đập vỡ đám bụi sương li ti bế con, bay vật vờ như không có
thật. Có những đoạn rừng sương dày đến nỗi tưởng giơ tay bốc được. Tôi đi cuối
cùng, nên phải hay nhảy nhót lăng xăng. Thỉnh thoảng gặp cây gỗ mục rất to chắn lối, giật mình nhảy tót
sang, ngoannhr lại đằng sau thấy sương bốc lên ngùn ngụt, cứ y như có đám cháy
rừng đang hùng hổ lan đuổi theo.
NHỮNG CÁI Ô KHỔNG LỒ CỦA RỪNG
Có một buổi trưa, mưa rất to, cả đội phải
trốn vào một gốc cây Trám cổ thụ. Ngửa mặt nhìn lênnhwngx tầng lá rậm rạp, cao
vút; nhìn đến chóng mặt mà vẫn muốn nhìn. Cây trám già đang trầm ngâm tự bóc
vỏ. Mùa rét, người mặc thêm áo; con thú mộc thêm lông; cây trám lại lột vỏ ra,
làm rơi rụng quanh gốc vô số mảnh vỏ còn mới, còn tươi, tôi ngỡ răng có con gấu
mẹ lạc con, gầm gừ qua đây, giận dỗi bấu móng vuốt vào thân cây, rút ra từng
nắm vơ, rồi vứt tung toé cho hả. Mưa to quá, từng đàn bướm trắng bay lượn dập
dìu quanh gốc trám già đang mải mê rỏ nhựa. những con bướm này cũng đến rối rít
trú mưa như bọn tôi. Tôi thương lũ bướm khoông nỡ đập chúng. Tôi vỗ vỗ vào gốc
cây lâu đời mà thầm cảm ơnầcí gốc già đã làm bệ, dựng lên tấm dù lá vĩ đại của
rừng. Rừng già không vô tình thỉnh thoảng lại dựng lên những cái tán xanh, to
đến dị kỳ, biết xoè tán lá che mưa gió cho những ai bé nhỏ, yếu ớt. Mấy ngày
qua, tôi đã chui trong một dải rừng già hoang dại - dải rừng nhiệt đới rậm rạp,
chằng chịt, cổ sơ, âm u. Rừng như thế này mới gọi là rừng. Không thể đếm xuể
những loại cây. Cứ bước vài bước là vướng vào dây rừng. Dây rừng chằng ngang,
chằng dọc, lòng thòng thả từ trên cao xuống ( dây rừng là cành cây, hay là rễ
cây ). đoi khi, lơ đãng bước thụt vào thảm lá cũ kỹ. Hai bàn chân, hai ống chân
bỗng biến đâu mất; hơi lá mục phụt lên, ấm và hôi đến buồn nôn. Những lúc đó
rút chân lên, vừa thích, lại vừa hoảng sợ.
Đang chống gậy đứng co ro, Hộ đập
vai tôi bảo;
- Kìa, dỗ chân đi.
Tôi nhìn xuống chân: có tới hơn chục
con vắt đang đua nhau leo lên. Vắt ở cánh rừng này gầy đói, nom như que tăm vót
nhỏ. Chúng giống hệt nhau, xanh lè, lạ lùng và hăm hở.
Một cậu khảo sát kêu:
- Ôi giời! Bọn vắt ngửi thấy hơi
người rồi.
Thế là chúng tôi thi nhau lấy gậy
chọc vắt. Chẳng ai giám ngồi, hoặc đặt ba lô xuống đất.
Hộ mở bản đồ, trải lên lưng một cậu
khảo sát cúi lom khom. ( Mượn tạm cái lưng làm bàn ). Bốn anh em xúm lại đánh
dấu chỗ đang đứng trên bản đồ, tính góc phương vị. Xương, người lính khảo sát
cùng tổ với Hộ, chỉ vào bản đồ nói:
- Qua yên ngựa này, vượt qua con suối nữa là tới làng
Ho. Làng ho ở gần thung lũng Lau.
Tôi tò mò hỏi:
- Ông Xương đã đi qua vùng dừng này
rồi?
- Mười năm trước, tôi vẫn gùi hàng
qua đây. Tôi vẫn nhớ, Ở giữa làng Ho có cây mít. Nếu nó chưa bị sâu bọ đục rữa,
nếu nó chưa bị bom đanh phạt đổ, thì tý nữa tôi xẽ gặp lại cây mít. Cây mít to
lắm.
Xương lấy gậy chọc con vắt, rồi nhìn
tôi. đôi mắt Xương vàng, da sạm, cằm lởm chởm râu. Quần áo anh bạc thếch và ướt
sẫm sương rừng, mưa rừng. Anh khoác tấm vải nhựa bé con, cứng như mo, chỉ đủ
che kín ba lô ( và cũng chỉ cần che kín ba lô ). Anh đi dép cao su đế đúc, quấn
sã cạp màu tro, đội mũ cối cũ kỹ. Xương không đeo súng, mà đeo xẻng bên hông,
vác dao quắm trên vai. Anh là bức tượng thật, bằng xương thịt của những người
khảo sát vất vả, lặng lẽ xuyên rừng Trường Sơn.
QUANH ĐỐNG LỬA
Tôi
ngồi xổm bên đống lửa, lắng nghe tiếng gió hú dài trong đêm tối. Hai cậu lính
khảo sát nằm ôm nhau, nhìn ngọn lửa mặt mũi cứ đỏ dần lên. Hộ ngồi xếp bằng
tròn, đun nước trong cái “ hăng gô”. Xương ngồi trên cây củi to, chăm chú hong
đôi xà cạp ướt. Cơm no rồi ngồi đợi nước sôi để uống. Không có thuốc lào, cũng
không có thuốc lá, nên chuyện chưa xôm. Mãi sau, hơ xong đôi xà cạp, Xương bê
cây củi giụi vào giữa đống lửa, làm tàn bay tung toé, rồi Xương kể:
- Đi khỏi làng Ho, là tới một cánh
rừng Hoàng- Linh- đá có rất nhiều hươu sao. Hồi xửa, hồi xưa, có một binh trạm
đóng ở đó. Cái thời xa sôi ấy, lính ta còn sai voi, khiến ngựa thồ giúp hàng.
Đâu như cả thảy có hai con voi, và một đàn ngựa ba mươi mốt con. Nhưng rồi đàn
ngựa bị ốm, bị què, bị Hổ vồ gần hết, chỉ còn hai con voi tính nết lầm lì, tham
ăn. Thế là, vẫn phải trông cả vào đôi vai con người. Tôi về trung đội giù thồ
số bẩy. Vừa về đã được phát ngay một cái đai da rất lạ, lòng thòng toàn dây
cùng rợ. Lúc mới nhận, tôi đinh linh đây là cái yên ngựa cũ. Sau mới rõ đó là
vũ khí, là báu vật bất ly thân của người lính gùi thồ. Tôi gùi hàng rất khoẻ.
Tám chục cân địu trên lưng, đi ngon ơ. Một ngày đi về trên một cung đường dài
hai mươi mốt cây số đường rừng. Bốn ngày đi, lại nghỉ một ngày. Cứ như con thoi
cần cù kiên nhẫn. Chỉ đi đường mòn.
Nhiều đoạn phải phát rừng mà đi. Đi qua rồi lấy cành lá rấp lại. Biệt kích, thám
báo rình mò như chuột rừng, những vẫn như một lũ mù, lũ điếc. Dân ở làng Ho đã
đùm boc, che chở cho chúng tôi. Bí mật với ai, chứ bí mật sao được với dân.
Thấy chúng tôi đói khát, rách rưới, lại cứ lẩn như dím, dân bản thương quá, nén
bỏ cơm nắm vào những hốc cây to bên đường giao liên. Dạo ấy đói lắm. Dân cũng
đói, mà bộ đội cũng đói. Có một lần tôi vào làng Ho xin mật gấuvề bóp cho đồng
chí bị trăn cuốn. Tôi bước vào gian nhà to nhất bản, thấy cả nhà ông bà, con
cháu gầy đen xúm xít ngồi quanh nồi sắn luộc bốc ăn trừ bữa. Còn cơm thì cũng
nấu một nồi to như nồi sắn, nhưng dỡ ra nắm thành bốn nắm, bọc lá rong, để dành
tiếp cho bộ đội ...
Đống lửa cháy đỏ, réo phù phù. Những
hạt mưa nhỏ bay chéo từ ngoài trời vào, tưới lên bếp lửa, chỉ làm ngọn lửa cháy
to hơn. Xương thôi không kể nữa, ngồi im. Tôi nhìn anh em, nhìn Xương, rồi hỏi:
- Sao dân làng Ho lại bỏ đi nhỉ.
- Có thể vì đất ngoài nương đã bạc;
có thể vì trong bản có người hủi.
- Anh đoán thế à?
- Tôi đoán mò. Ấy là ban chiều có
nhìn thấy cái lán bị đốt ở cửa rừng.
- Thế họ bồng bế nhau đi đâu?
- Đi tới một vùng rừng núi dễ làm
ăn. Hỏi rừng núi thì rõ. Hỏi tớ, tớ chịu thôi.
Nước ở trong “hăng gô” đã sôi. Mấy
anh em truyền nhau rót uống. Rồi ai nấy tìm chỗ ngủ của mình. Hộ căng võng nằm
rồi, lại lục tục bò dậy. Thấy tôi hí hoáy ghi chép bên đống lửa, Hộ ghé tới:
- Viêt cái gì đấy ?
Tôi nhìn Hộ, qua mấy ngày chui rừng
vất vả, cằm anh rậm rì râu đen, da tím tái .
Một tiếng nai giác rất nhỏ, lẫn
trong tiếng gió. Cơn gió thổi trái chiều, mang tiếng nai về hướng khác.:
- Nai về ăn tro ngoài nương.
- sao ông biết.
- Biết chứ. Ta cùng đi bắt con nai
này.
Nói vậy, Hộ nhổm phắt dậy, lúi húi
buộc dây giầy, đi tìm cái đèn pin. Anh lính người dân tộc vốn ít nói, bỗng hoạt
bát hẳn lên. Tôi chưa đi bắn nai, nên nghe Hộ rủ, là bật dậy theo. Vội vã đến
nỗi gẫm phải cây củi đang cháy dở, làm bật nên đốm hoa lửa lốm đốm.
Hộ dẫn tôi băng rừng đi luôn. Trời lác đác
rơi vài giọt mưa. Chỉ có gió là thừa thãi thôi. Gió quần ngang dọc cánh rừng.
Chúng tôi ra ngoài mương, ngồi dình sau một cây gỗ to đã cháy thành than. Chờ
đến non một giờ chẳng thấy gì cả. Lạnh quá tôi co ro đứng lên, thì Hộ kéo tay
tôi, thì thầm: “ Lên rồi, lên rồi, mẹ dắt con lên rồi, bắt con nào đây?”. Tôi
hỏi nhỏ: “ Tối quá chẳng nhìn thấy gì cả, nai mẹ, nai con ăn tro ở đâu? Sao cậu
biết?”. Ma Hộ rỉ tai tôi: “ Biết chứ, biết chứ! Kia kìa, hai con nai đang đi
trong bụi lau”. Tôi nhìn bụi lau đen sì ở đầu nương, chỉ thấy gió cuộn rào rào.
Chẳng nhìn thấy nai mẹ, nai con. Đúng lúc đó Hộ nổ súng. Cậu ta bắn có một
viên, rồi đứng dậy, nói như đanh đóng cột :
- Vỡ trán rồi. Bắt con thả mẹ. Tôi
muốn bắt cả hai con cũng được mà.
Tôi bấm đèn pin, lao lên bụi lau.
Gió vẫn cuộn rào rào. Một con thú nhỏ ngã quỵ , gục đầu xuống đất như lạy tôi.
Phía rất xa, vẳng lại một tiếng nai gào hốt hoảng, đau đớn.
BẠN NGÀY XƯA.
Bước sang ngày thứ năm: trời tạnh!
Con đường đỏ đưa chúng tôi đến nghỉ
chân ở một trạm thông tin giữa rừng.
Hộ tìm đến ban chỉ huy trạm, trình
giấy và xin “ ngủ trọ” một đêm. Bốn anh em chúng tôi tràn ngay xuống bếp nấu
nhờ cơm. Phải mau chân, mau tay vì bụng cũng đói rồi.
Chiều trong rừng buốt giá lắm. Tôi
ngồi rửa vội bó măng ở con suối nhỏ chảy róc
rách cạnh bếp. Dăm cô bộ đội cuốn xà cạp, áo quần ướt đẫm nước ( nhất là
hai vai áo) đang cúi đầu, vác nứa nối nhau đi qua một cây cầu khỉ chênh vênh.
Cô đi sau cùng có hai bím tóc dài, quật sau lưng, nom rất quen. Tôi ngờ ngợ,
lục lọi trí nhớ, rồi thầm kêu lên: “ chả có nhẽ”. Xương bê nồi gạo tới hỏi tôi:
- Anh nhìn đi đâu vậy? Rửa măng xong
chưa?
- Mình nhìn mấy cô lính.
- Các cô gái ở đây da xanh quá! Vùng
rừng này nhiều muỗi sốt rét lắm. Mà sao anh cứ nhìn mãi cô bộ đội đi sau cùng
thế. Đồng hương à?
- Nom giống một người...
Và, vừa gọt măng, tôi vừa kể cho
Xương nghechuyện một người bạn gái ngày xưa của tôi.
- Vấn đề là ở chỗ: cô Phương Lâm có
đi bộ đội không?
- Có đi
- Cũng thông tin à? cũng vào Trường
Sơn à?
- Tất nhiên.
- Ở đời có nhiều chuyện tình cờ,
nhưng lại như được sếp đặt trước. Tôi có cô em gái đi dân công hoả tuyến năm
sáu chín. Lớ vớ thế nào hai anh em lại gặp nhau ở đỉnh đèo Gió. Chả là hồi ấy
tôi gác ba- ri- e ở đỉnh đèo Gió.
Xương nghiêng nồi, chắt nước, rồi
bảo tôi:
- Muốn biết có phải là cô Lâm hay
không, anh cứ ới một tiếng xem sao.
Tôi ngẩng lên, toan gọi, thì đã thấy
mất hút mấy cô bộ đội vác nứa.
- Đơn vị này hơn một nửa là nữ, toàn
dân khu Ba ta cả.
- Ông dò qua nguồn nào?
- Tôi “ khảo sát” mấy chị nuôi đang
nấu cơm ở bếp.
Xương đã vo gạo xong, nhấc nồi lên,
vui vẻ:
- Tý nữa tôi dẫn anh đi tìm cô
Phương Lâm. nếu cô có ở đây, thì đến lượt anh gặp một chuyện tình cờ có sắp đặt
trước. Tiện thể, tôi cũng hỏi thăm hai cô đồng hương “ Thái lọ” ở huyện nào. Tý
nữa, cơm nước no nê, chắc bụng rồi, ta hãy xét tới cái khoản tình cảm anh ạ.
Tôi đã gặp một chuyện tình cờ.
Cô bộ đội tóc dài, vác hai bó nứa đi
sau cùng là Phương Lâm- Cô bạn gái một thời ngày xưa không quên của tôi.
Lâm nhìn thấy tôi lúc nào tôi chẳng
biết. Chỉ biết, ăn cơm xong, tôi chưa kịp đi tìm Lâm, thì Lâm đã đến tìm tôi.
Cô bạn tóc dài, mắt to, mím cái miệng bé con, chìa bàn tay bé nhỏ, lạnh giá ra
trước tôi, vui vẻ:
- Chào anh.
và cô trách luôn:
- Gớm hơn ba năm rồi mới gặp. Tại
sao anh không viết thư cho Phương Lâm? Khuyết điểm to nhé.
Xương bê xoong nước nóng từ dưới bếp
đi lên, cậu ta nhìn tôi, cười rất tươi, rồi bỏ đi luôn.
Tôi giới thiệu Lâm với Hộ. Anh đại
đội trưởng khảo sát rót nước sâm ta ra bát sắt, mời khách. Rồi anh ngồi im, tay
đặt lên đầu gối, miệng cười lúng túng. Lâm uống hết bát nước, khen ngon, rồi cô
đứng lên, hất hai bím tóc sau lưng.
- Mời hai anh lên lán em uống chè.
Hộ còn bận xem mấy bản thảo tốc ký “
mô tả thực địa”. Anh từ chối nhã nhặn. Tôi buộc võng, mắc màn, rồi dặn Hộ:
- Vậy thì việc ông, ông làm. Tôi đi
đằng tôi nhé.
Lâm nhanh nhẩu dẫn tôi đi theo con
dốc đánh từng bậc, lên một ngôi nhà nhỏ, vách nứa, mái lá cọ. Nhà có hai gian
xinh xắn. Một gian kê bộ bàn ghế tre. Một gian kê hai cái giường tre. nom rất
gọn mắt.
- Giường bên phải của em. Giường bên
trái của chị chính trị viên trạm. Chị ấy về trung đoàn họp rồi. Anh ngồi uống
nước, để em đi tìm thuốc lá cho mà đốt khói um.
Thoắt cái, Lâm đã chạy vù ra cửa.
Còn lại mình tôi ngồi bên cái bàn tre bé nhỏ. Tôi ngó quanh, ngắm những bức
tranh trẻ con treo ở vách. Một giỏ phong lan đu đưa ở cửa sổ. Chăn trên giường
gấp vuông, vuốt thẳng. Có hai hòm đạn kê ở gần hai cái giường. Trong hòm không
có đạn, mà chỉ có kim chỉ, quần áo, khăn bông, mẫu thêu, giấy viết thư, vẽ hoa,
vv (tôi biết chắc vậy). Gia tài của cô bộ
đội bỏ gọn vào trong cái hòm đạn ấy.
Tôi bỗng nhớ những năm tháng đã qua,
khi Phương Lâm còn là sinh viên của một
trường đại học kỹ thuật. Tôi quen Lâm nhờ một lần vác hộ xe đạp của Lâm ở bến đò
Táo. Có một thời tôi đã yêu Phương Lâm. Và Lâm cũng yêu tôi. Nhưng rồi, Lâm lại
không yêu tôi nữa. Và tôi cũng không yêu Lâm nữa. Vì sao thì tôi cũng không biết.
Nhưng câu chuyện vẫn còn dài. Phương Lâm yêu một người bạn của tôi. Một người
vui tính hơn tôi, chín chắn hơn tôi, và biết nhường nhịn hơn tôi.
- Này đây, thuốc lá và diêm. Anh hút
đi.
Lâm hiện ra ở cửa, đưa cho tôi năm
bao thuốc Tam Đảo bao bạc. Tôi mừng quá cười to (chắc miệng tôi lúc đó rộng lắm!)
Rồi bóc hút luôn. Còn Lâm, cô ngồi bình thản nhấm nháp cốc nước chè pha rất đặc,
mà không hề nhăn mặt. Tôi hỏi Phương Lâm:
- Hết thời gian biệt phái thực tập rồi,
bạn gái tính đường đi nước bước cuộc đời của bạn sao đây?
- Em xin ở lại bộ đội.
- Mình có một lời khuyên. dù Lâm bảo
tôi yếu lập trường, thì mình vẫn cứ khuyên: con gái ở bộ đội mãi có lẽ không hợp
đâu.
- Em cũng biết vậy. Nhưng em không
nghĩ khác được.
- Lâm giải thích đi.
- Giải thích cái gì! Em có phải là
chính trị viên đâu mà giải thích.
Lâm chiêu ngụm nước, tự dưng cô gái
nhăn mặt lại:
- Ở đây với “ lũ chúng nó” quen quá
rồi, quấn nhau, thương nhau như chị em. Bỗng dưng một mình bỏ đi, em thấy thế nào
ấy.
Phương Lâm nhìn tôi. Im lặng hồi lâu,
rồi khẽ nói:
- Hồi mới được điều động về đây, em
cũng chỉ thầm mong sao cho hết thời gian thực tập, để được ra. Mong mãi, mong mãi,
đến bây giờ, thời gian thực tập hết rồi thì lại không muốn ra nữa. Em sẽ xin
chuyển hẳn vào bộ đội và công tác lâu dài ở trong này, cho đến bao giờ làm xong
tuyến đường cơ bản...
Tôi nhớ lại những buổi chiều chủ nhật
nhiều nắng, nhiều gió. Những buổi chiều chủ nhật của thời học sinh, nhiều buổi
chiều tôi và Phương Lâm ngồi ăn vải chín bên bãi sông biêng biếc cỏ non, và trắng
cát, và phập phồng đất bãi màu nâu. Phương Lâm ngồi vô tư như con chim nhỏ, tóc
dài gội vào nắng, vào gió, đôi vai tròn con gái cũng gội vào nắng, vào gió. Có
biết bao nhiêu lần không đếm xuể, tôi nhìn chăm chú vào mắt Lâm, và thấy đôi mắt
to ấy sao mà vui tươi, sao mà mơ mộng quá. Thủa ấy, Lâm hay thổi bài “ ca-
chiu- sa”. và vừa vung thẳng tay ném vỏ vải xuống sông, Lâm vừa ước sau này tốt
nghiệp ra trường sẽ về làm ở đài điện báo trung tâm Hà Nội, vừa gần nhà, lại vừa
có điều kiện học thêm được nhiều loại máy hiện đại.
- Nom bạn dạo này vừa già, vừa gầy,
lại đen như củ tam thất.
Tôi nói đùa, có ý trêu Phương Lâm, để
lại được nghe một câu “ trả đũa” đáo để của bạn gái. ( Tính nết bạn bè tôi vẫn
nhớ cả). Ai dè, Lâm mở to mắt nhìn tôi, thoáng nỗi lo:
- Em xấu và già nhiều đi phải không
anh?
Tôi hơi sửng sốt! Rồi tôi xấu hổ vì
câu nói đùa vô duyên đã trót. Tôi rót cho Phương Lâm cốc nước thật đầy, rồi lảng
chuyện :
-Xin chấm hết những lời lẽ lung
tung. Bây giờ bàn chuyện công tác một chút nhé. Chúng mình đang đi tìm một con đường
trong rừng. Phương Lâm ở vùng này đã ba năm, có nhiều dịp đi lại quanh đây. Đi
giải dây chẳng hạn. Phương Lâm có thể mách giúp chúng mình...
LẠI ĐI, LẠI ĐI...
Thế là, đội khảo sát chúng tôi được
bổ sung thêm dân số.
Ma Hộ có vẻ thích thú lắm. Anh đại đội
trưởng đấm lưng tôi:
- Ông dò đúng mạch rồi đấy. Ừ nhỉ! Còn
ai chui rừng giỏi như lính thông tin. Hay lắm!
Xương cười, nói vu vơ, hóm hỉnh:
- Ấy thế mà tôi lại sợ có người dẫn
chúng ta đi lạc quanh co trong rừng, mãi không tìm thấy lối về.
Sớm sau, bọn tôi dậy, cuốn võng, nấu
cơm ăn no nê, rồi Hộ dẫn tôi lên chào ban chỉ huy trạm. Phương Lâm và hai cô gái
trẻ ăn mặc gọn gàng, đeo dao, quấn xà cạp đã đứng đợi ở trước cửa ban chỉ huy.
Phương Lâm vui vẻ chào chúng tôi, giới thiệu hai cô gái tên là Dung và Hảo, rồi
nhanh nhảu nói:
- Chúng em đi dẫn đường cho các anh,
tiện thể cũng đi cắt lá dong về gói bánh chưng ba ngày tết. Hai nhiệm vụ quan
trọng như nhau.
Gió đã rủ những cơn mưa rừng rong
ruổi về phía Nam .
Trên trời cao, những dòng sông mây xám nặng trĩu cũng đang cuồn cuộn xô chảy về
phương Nam .
Rừng thức dậy, ê ẩm và mệt mỏi. Rừng thở phập phồng hà lên một biển sương mù dày
đặc. Rừng già vẫn còn giận dỗi cơn mưa, nên chưa muốn vui cười. Chỉ có những chú
chim rừng bé con là phớt tỉnh. Mưa tạnh rồi, các chú chim con bay ra từ những tổ
chim bé con, tha hồ rũ lông, rũ cáng, bay nhảy ríu rít. Cả những sóc già lông
chuột, những dím già rù rì, vừa nhát, vừa sợ mưa, cũng đã thấy thập thò ở gốc cây.
Tuy chưa chịu chui ra khỏi tổ, nhưng mắt mũi đã nhớn nhác rong chơi; ria mép đã
động đậy muôna đánh hơi, kiếm mồi.
Mỗi cơn gió thổi qua, lá rừng xào xạc
rắc xuống hàng triệu giọt nước mưa. Lá rừng thích đùa với gió rừng. Đùa nhã, rắc
nước xuống giả làm mưa, làm cho chúng tôi đôi khi mắc lừa, cuống quýt che đầu
chạy,vừa giở áo mưa ra.
Ngày xưa ông bà hát: “Có nam có nữ mới
nên xuân”. Câu hát cổ ấy, lại hát cho đội khảo sát gấp rút này, thấy đúng sao là
đúng. Chân bước thoăn thoắt, trò chuyện ríu rít chẳng thua những chú chim rừng,
ba đội viên mới, ba cô lính trẻ đã làm tan tan rã đội hình hàng một nghiêm ngặt
của đội khảo sát.Ma Hộ, tôi và Phương Lâm đi thành tốp phía trước. Cô Dung, cô
Hảo, và ba anh lính khảo sát họp nhau đi tốp sau.Sương mù đục như khói ư?- cho
qua! Đất rừng ẩm ướt ư?- cho qua! Những đoạn dốc hút gió, những tảng đá rêu đen,
trơn như mỡ ư?- cho qua! Vắt rừng, muỗi rừng, ruồi rừng, ve rừng ư?- cho qua tất!
Phương Lâm luôn đi trước cả đội. Hai
bím tóc đen, dài,nhảy nhót sau lưng áo ướt nươc mưa rừng- cái lưng áo bạc rồi,
lại có miếng vá rất khéo ở vai trái. Con dao dài đen ên hông, chân quấn xà cạp,
tay chống gậy Trường Sơn, cô học sinh vô tư, mơ mộng, hay ngồi ăn vải ở một bãi
sông vùng trung du xa xôi ngày xưa, cô học sinh “nhóc con, huyên thuyên” ấy,bây
giờ đã hoá thành cô lính khôn ngoan, đã hoá thành con chim rừng xanh tinh khôn.
CXô bay lên phía trước, dẫn chúng tôi đi theo một con đường mòn chìm lấp vào cây
rừng, lá rừng, đất rừng. Phương Lâm thuộc đường, chui rưng
rất giỏi. Cô đi nhanh, khiến chúng tôi thỉnh thoảng lại phải guồng chân đuổi
theo. Và,mỗi khi chúng tôi rừng lại ở một con suối, một khe cạn, để mo tả thực địa,
thì Phương Lâm đứng riêng một chỗ, mặc chúng tôi dòm ngó, đo, vẽ, lúi húi ghi
chép. Phương Lâm đứng riêng một chỗ, chọc đầu gậy xuống đất, huýt sáo bài
“Ca-chiu-sa”. Hoặc cô lúi húi tìm nhặt nấm. Phương Lâm biết nhiều loại nấm
trong họ nhà nấm. Và khi tôi hỏi, thì Lâm vui vẻ kể cho tôi nghe đời sống của cây
nấm chó khó tính, cái mẹo ma ranh để bắt mồi của cây nấm vọng gác, và những vòng
phù thuỷ kì dị của loài nấm đất. Lâm nhạt nấm, gói vào chiếc là rừng to, giơ
cho tôi xem:
- Trưa nay các anh sẽ được ăn nấm xào.
Bọn em góp nấm, các anh góp thịt nai, ta lập công ty ăn uống nhé.
Nhìn trên bản đồ, rồi lại nhìn núi rừng
xung quanh, chúng tôi hiểu rằng chỉ cần vượt qua ba quả núi đá sừng sững kia, là
tới được điểm Y - cái điểm cuối cùng đã “giả thiết” trên bản đồ. Đã đi được mười
một cây số đường rừng, tôi đếm nhẩm, và giật mình khi thấy đã có gần ba chục điểm
phải có công trình cầu cống thoát nước. Tôi nói với Hộ:
- Thế này thì vỡ mặt ông ạ.
Hộ cũng thừ người ra. Cậu ta đếm lại
số công trình, rồi nhăn nhó.
- Làm sao bây giờ? Được lợi về khối
lượng đào đắp, thì lại tốn nhiều công làm công trình thoát nước. Chọn sao được
một phương án tối ưu.
Phương Lâm đi trước ngoảnh lại cười:
- Cái nghề của các anh nghĩ cũng buồn
cười, cứ phải chi ly tính lỗ lãi như vậy ư?
Họ cười ngượng nghịu, xoè bàn tay
ra:
- Có vậy mới phải nhờ lính thông tin
mách giúp con đường ngắn nhất, đỡ dốc nhất.
Phương Lâm nói:
- Lính thông tin chỉ cần tìm con đường
ngắn nhất để rải đỡ tốn dây, chứ không xét đến độ dốc đâu. Các anh thử nhìn con
đường dây kia, có phải nó như sợi chỉ bến vắt vào rừng núi, đang thách đố với
thời gian không nào.
Chúng tôi nhìn theo cây gậy Trường Sơn
của Phương Lâm. Xa xa, một con đường nhỏ phát thẳng tắp từ chân núi lên đỉnh núi.
Mây trăng bay quẩn ôm lấy từng đoạn đường. Đường dốc ngược, nom bướng bỉnh như
con đường dẫn lên trời. Tôi hỏi Lâm, không giấu nổi sự khâm phục:
- Đơn vị thông tin nào mở con đường
kia?
Phương Lâm mỉm cười, đáp:
- Em là một người trong mười ba người
đã phát cây và rải dây trên con đường đó. Nom con đường đẹp quá các anh nhỉ?
Tôi cười, trêu Lâm:
- Đẹp thật. Nhưng lính công binh xin
chắp cả hai tay vái mười vái, không dám bám theo. Mở một con đường dốc ngược thế
kia, hoạ có phải bạt đi cả quả núi.
BÃI ĐÁ VÀ THUNG LŨNG GIÓ
Trong rừng già có những bãi đá khổng
lồ. Những bãi đá bày đặt hai bờ dòng sông rừng. Sông trong rừng hẹp hơn so với
sông ở đồng bằng. Lội dọc hai bờ sông rừng, không mấy khi gặp bãi phù sa, chỉ gặp
bãi cát, bãi đá. Đứng xa nhìn, thấy nước dòng sông rừng màu đen. Nhưng thực ra,
nước sông không có màu, không có vị, và trong vắt - trong đến long lanh. Sở dĩ
lầm tưởng nước sông màu đen, ấy là nó phản chiếu đáy sông lổn ngổn đá tảng phủ
rêu đen, tối sẫm. Đá xếp kín đáy sông, rải dần lên bờ; rồi nhảy lên bở, ngồi, đứng,
lô nhô họp thành bãi đá kỳ dị. Lau rừng mọc vọt lên từ chân đá, kẽ đá, tung lên
hoa trắng, lá xanh. Gió rừng luồn lách trong rừng cây, tới đây thì thả sức lồng
lộn, hú gào điệu hú hoang dã trên bãi đá rộng. Và tiếng sóng dòng sông rừng, tiếng
sóng đập vào bờ đá đen ầm ầm, suốt tháng, suốt năm, giận giữ, bí ẩn, chẳng bao
giờ mỏi mệt.
Đội khải sát nghỉ ăn cơm trưa trên bãi
đá. Xương “ra tay” bếp trưởng. Hai cô lính, hai cậu lĩnh tình nguyện phụ bếp. Hộ
lại vác xẻng đi tìm đào củ sâm ta. Phương Lâm cắt về một bó lá dong rất to. Lâm
đưa cho tôi xem một cái lá xanh rờn:
- Lá đẹp không hả anh? Ở dưới xuôi
ta, thèm được những chiếc lá dong này để gói bánh chưng xanh.
- Có những chiếc lá đẹp thế này để gói
bánh thì gói vụng cũng hoá khéo.
Tôi cầm lá dong xanh, cái dáng thon
thả của lá, cái màu xanh tươi của lá, cái mùi vị mát mẻ mà nống thắm của lá,
sao mà gợi nhớ những ngày tết ở đồng bằng thế.
- Ôi! Sao mà nhớ nhà thế này. Tết năm
nay bà tôi gói bánh chưng xanh, lại nhắc tên tôi cho mà xem.
Cơm chưa chín. Phương Lâm rủ tôi trèo
lên tảng đá to, ngồi chơi. Cái tốp làm
chị nuôi, anh nuôi, vừa nấu cơm, vừa đùa tíu tít. Một làn khói mỏng bay lên từ
bãi đá. Tôi hỏi Phương Lâm về câu chuyện tình yêu của riêng Lâm, thì Lâm lắc đầu,
nói tỉnh khô:
- Ô! Anh chưa biết à? Cắt đứt đôi rồi.
- Biết thế rồi. Nhưng muốn hỏi vì
sao Lâm lại cắt đứt! Sao Lâm hay cầm kéo sắc ở tay thế!
- Đâu có phải tại em. Anh lại đổ cho
em rồi. Khổ chưa!
Lặng im một lúc lâu, rồi Lâm thong
thả kể cho tôi nghe là anh bạn tôi - cái con người chín chắn, độ lượng hơn tôi ấy
- đã lặng lẽ bỏ rơi Lâm, không có lý do, không có đến cả một lần cãi nhau, giận
dỗi nhau, từ khi Lâm vào trong này công tác.
Đáng nhẽ Lâm còn kể nữa. Nhưng đột
nhiên Lâm ngừng kể, và rủ tôi:
- Đi chơi dọc bãi đá thích hơn. Có
khi bắt được rùa đấy anh ạ. Anh có đi không?
- Đi ngay mà.
Tôi nhảy khỏi tảng đá, chân rơi xuống
cát mịn và ẩm ướt. Chúng tôi đi trên bãi đá (vừa đi vừa nhảy). Sóng đập vào bờ đá
tung bọt trắng xoá. Sông rừng chảy xiết thật. Lâm thích đi cạnh bờ sông, cho bọt
sóng bắn vào mặt, phả vào người. Thấy Hộ đang hì hục đào bới trong bụi cây, Lâm
gọi to, rủ cùng đi. Hộ vui vẻ vác xẻng, phóng theo luôn. Ba đứa chúng tôi đi ngược
chiều gió. Gió thổi, những bông hoa rủ nhau bay trắng xoá hai bờ sông. Vách đá
sừng sững. Cây cỏ tốt tươi. Trời cao quẩn mây và sương mù. Cảnh rừng buổi trưa
tạnh mưa cuối năm thật là đáng yêu.
Phương Lâm hỏi chúng tôi:
- Các anh định bắc cầu treo, hay cầu
bê tông vĩnh cửu qua dòng sông hung dữ này.
Hộ kể cho Lâm nghe bãi sông thế nào
thì bắc cầu treo hoặc bắc cầu chân trụ. Lâm mách:
- Ở phía dưới kia, có cái thung lũng
dịu dàng lắm. Các anh đến xem mà chọn nơi bắc cầu.
Thế là chúng tôi đi tìm cái thung lũng
dịu dàng. Chúng tôi đi hết bãi đá, tới một bãi cát vàng lấp lánh. Cát chảy từ
hai bờ cây xanh tới tận dòng nước đen. Sóng xô tới đây; sóng thôi gầm thét; dòng
nước dịu hiền uốn mình chảy cuộn trong thung lũng. Không biết dưới dòng nước đang
chảy vòng tròn kia, có thuồng luồng, cá sấu không? Một đôi cá rất to, mõm dài,
răng nhọn, vây lởm chởm trên lưng, nổi lên ngay giữa xoáy nước, đùa giỡn nhau đớp
bọt tóp tóp. Vây lấy chảo nước này là nờ đá cao vút, u ám, trầm mặc. Những dây
leo không tên mọc trên vách đá, rủ xuống mỏi mệt. Những cây trầm già, sắc gỗ đã
ngả vàng, mọc nghiêng, xoè rễ như bàn tay nhiều ngón bám rất chắc lấy các kẽ đá,
kiêu hãnh soi bóng xuống dòng nước đen. Tiếng vượn hót vang lừng trong các bụi
lá cây xanh om. Tiếng sóng xôn xao, mà như chìm xuống đáy thung lũng. Tiếng
chim, tiếng thú gọi nhau trên các sườn đá,vượt nên cao, nhưng vẫn không lọt ra
ngoài , những vách đá lô xô cao hơn; và tiếng chim, tiếng thú lại rơi xuống, chìm
sâu dưới đáy dòng nước đen kia, cũng giống hệt số phận tiếng sóng mà thôi.
Thung lũng giống như một cái nơm kỳ lạ, nó đơm hết mọi tiếng thở, tiếng động của
rừng cây, của thú rừng. Chỉ có gió thổi- những cơn gió rừng lang thang, phiêu lãng,
vừa khôn, lại vừa khoẻ mạnh- những cơn gió bị hút vào từ cửa sông, là đủ sức
thoát ra khỏi miệng hom giỏ khổng lồ ấy. Gió lùa dài trên vách đá sừng sững, rồi
cuốn mãi lên cao, lay động nước vạt cây xanh thẫm, rồi bốc ào ra ngoài miệng
hom giỏ lởm chởm nhũ đá. Ở đó, trước lúc phóng đi, giỏ còn xé mây rách tả tơi,
xé mãi, cho tới khi, chính cũng cơn gió cũng tan ra, tả tơi.
CHIỀU BẢN KHÓI
Chúng tôi vượt qua dòng sông đen. (
hãy cứ đặt tạm cho dòng sông một cái tên rất rừng như vậy!). Ăn cơm no rồi, lội
qua sông lại đi dọc theo bãi đá. Nhưng không đi xuôi theo dòng nước, mà đi ngược
lên mãi thượng nguồn. Càng đi bãi đá càng thưa đá. Rồi hết đá, trơ ra cát nâu,
cát vàng. Rồi cát cũng hết, bàn chân giẫm lên lá rừng, đất rừng. Một rừng hoa
chuối đỏ tươi nở hoa chào đón bọn tôi. Chúng tôi đi qua rừng chuối. Phương Lâm
rút dao, vừa đi vừa chọn chặt hoa chuối, rôìo cô gánh toòng teng hai chùm hoa
chuối, nom như gánh hai chùm đạn cối. Lâm nói:
- Chiều này nghỉ ở bản Khói, xin khế
nấu dấm hoa chuối ăn cho đỡ thèm rau.
Đi mải miết hơn bốn giờ chiều thì tới
bản Khói. Vẫn cứ men theo bờ sông mà đi. Đang mải đi, bất chợt thấy lạc vào một
nương bắp xanh rờn. Mùi lá ngô non, mùi bẹ ngô bẻ tươibay đầy trời. Chao ôi! Cái
mùi ngô, ngửi vào là thấy tỉnh hẳn người.
Cô Hảo kéo lê cây gậy Trường Sơn, bỗng
hát véo von, hồn nhiên: “ Ngô bờ xanh
thắm, nong tằm chín lứa tơ”...
Tôi trỏ mấy ngôi mộ cũ, đắp ở đầu nương,
hỏi to:
- Chẳng biết mộ ai kia?
Xương đi tới, rẽ lá ngô đọc dòng chữ
khắc trên tấm bia gỗ đơn sơ. Rồi Xương kêu lên:
- Mộ của mấy cậu khảo sát trung đoàn
217 bị chết vì ăn phải dễ cây cỏ độc lẫn trong rừng rau. Họ chết ngay bên bờ cát
dòng sông Đen. Dân bản Khói đi làm nương, tìm được xác về chôn ở đó, giữ luôn
phần mộ cho ban chính sách trung đoàn 217.
đường vào bản Khói ngập ngụa bùn và
phân trâu, bò. Có một con lợn già kéo lê hai hàng vú bết bùn dẫn một đàn lợn
con cũng lấm bùn bê bết đang vầy bùn. Có mấy người đàn ông đang ngồi đục đẽo dưới
gốc đa già đầu bản. Phương Lâm đi trước cả đội, mau miệng chào, mau miệng cười
nói. Có người gật đầu, có người dơ rìu chào lại; có người chỉ nhìn, chẳng nói cười.
Bản vắng. Mọi nhà đóng cửa im ỉm. Đi ngang qua nhà, thấy bập bùng ánh lửa hắt
qua kẽ vách. Một lá cờ đỏ sao vàng hồn nhiên bay trên cành dẻ gai giữa bản. Lâm
dẫn chúng tôi đến ngôi nhà sàn to, cạnh một cây khế to, sai quả. Lâm tụt dép, xách
tay, rồi thoăn thoắt leo lên cầu thang. Vừa leo, vừa gọi to:
- Anh Bun, chị Thoong ơi! Ra đón “
Khcáh bộ đội” nào.
Trong nhà ló ra một cái đầu, rồi hai
cái đầu. Rồi ùa ra hơn chục người: cụ già có, trai trẻ có, bé con có, lại có cả
hai con chó săn bụng thốt, ngực nở, biết vẫy đuôi rối rít.
Chúng tôi kéo vào đầy nhà. Giày dép
bỏ ở sạp ngoài. Ba lô sếp vào một góc nhà có bếp lửa cháy đỏ. Trên bếp có chõ rượu
đang cất, rượu rỏ tóc tóc xuống một cái ché to. Phương lâm giớ thiệu tên từng
người đôi bên chủ, khách. Thế là tự dưng có cuộc hội đàm giữa dân và bộ đội. đội
khảo sát ngồi thành hàng ngang bên này đống lửa. Chị Thoong đun nước. Xương pha
trà. Tôi bóc thuốc lá mời bà cụ một điếu. Cô bé có anh Bun mới bốn tuổi rưỡi, cũng
thò tay rút một điếu, gắp than châm lửa rồi bá vai bà nội, phì phèo hút. Phương
Lâm và cô Dung bóc tám phong lương khô, bầy la liệt. Bà cụ nhà vui vẻ cầm một
thanh, móm mém nhai, vừa ăn, vừa cười. Thế là mọi người lại đua nhau cầm lương
khô ăn, và cười.
Anh Bun xoè bàn tay to vỗ vào bộ ngực
rộng, bảo tôi;
- Tết đến nơi rồi, chui rừng làm gì
cho khổ cực, có công tác hoả tốc à?
Hộ đỡ lời tôi:
- Chúng tôi đi tìm đường anh Bun ạ.
- Tìm đường về đâu?
- Đi về đường 61.
- Thế thì tới nơi rồi. đi qua bản Khói,
đi qua một cánh rừng lau, lại đi qua hai con suối bé con, thế là tới nơi thôi. Ở
nhà mình, đêm nằm nghe rõ tiếng ô tô chạy ì ì ở đường 61.
Đọi khảo sát gật gù. Hộ mở bản đồ
ra, soi bên đống lửa. Anh Bun nói:
- Chắc là anh em bộ đội chưa ăn cơm.
Có thích ăn xôi không? mình vừa bẫy được đàn trĩ rừng. Ngồi chơi, uống thử bát
rượu mới cất, rồi nấu nồi xôi ăn chung đoàn kết.
- Bộ đội có thịt nai đây. ăn xôi với
thịt chỉmtĩ, với thịt nai, ngon lắm.
- Lại có thịt nai à? Thế thì ăn xôi
với thịt chim quay. Uống rượu với thịt nai nướng, rồi uống trà Ba Đình, hút thuốc
lá Tam Đảo. hay lắm nhà ta hôm nay có cỗ to rồi.
Anh Bun cười hà hà ,vỗ đùi nói
- Bộ đội đi tìm đường xong, quay về
bản ăn tết, rồi hẵng về đơn vị.
Phương Lâm nói nhỏ với tôi:
- Anh Bun là đội trưởng dân quân của
bản Khói. Tý nữa em dẫn các anh sang chơi nhà ông Đìa, trưởng bản tiện thể san
sẻ bớt người sang đấy ngủ cho rộng chỗ.
Hội đàm bế mạc. Khách chủ tíu tít
chia nhau đi kín nước, bắt chim, đãi gạo. Phương Lâm ngồi chơi với chị Thoong,
với lũ trẻ con. Ròi cô đến hỏi xin tôi bút chì và tờ giấy to:
- Để làm gì vậy?
- để vẽ.
Tôi tưởng lâm xẽ vẽ con chó, con mèo
làm trò chơi cho trẻ con trong nhà. Ai dè lúc Lâm lúi húi gọt bút, thì cả nhà kể
cả bà cụ, chị Thoong, lũ trẻ con cuống quýt thay áo mới, váy mới.
- Lâm vẽ chân dung cả nhà à?
- Vâng ạ.
- Lâm vẫn hay dân vận kiểu này đấy à!
Chịu đấy!
Phương Lâm nhìn tôi cười hồn nhiên:
- Có một lần, em ngồi chơi, rồi em vẽ
chị Thoong. Chả là em thích vẽ chị mặc váy ngồi đan rổ. Nhưng anh biết không, từ
đấy, mỗi lần em có dịp ghé vào đây, cả nhà anh Bun cứ túm lấy em, bắt vẽ. Không
vẽ cả nhà giận, đố mà đi đâu được.
Tôi cũng cười hỏi Lâm:
- Ở nhà anh Bun ai thích vẽ nhất?
- Chị Thoong rất thích được vẽ, lũ
trẻ con cũng thích được vẽ, bà cụ cũng thích được vẽ. Chịu thôi , biết ai thích
hơn ai? Đáy anh xem, cả nhà đã mặc xong váy mới, đang xúng xính chen nhau ngồi đợi
em vẽ đấy.
CHIA TAY
cái
điểm X ở ngoài “ thực địa” là khoảng đất mà núi rừng đã trồng cây thông già có
năm tầng lá. Trong mấy ngày lội rừng, thỉnh thoảng tôi lại tự đánh đố với tôi,
rằng cái điểm Y (điểm cuối cùng của đoạn đường) ở đâu trong cánh rừng này? Chỗ
một tảng đá gan gà bướng bỉnh? Chỗ gốc cây săng lẻ bị gấu xé? Ở lòng khe suối cạn?
Hay lại rơi đúng vào cửa hang con chồn, con cáo? Càng sắp đi tới cái điểm Y trên
bản đồ, tôi càng băn khoăn về cái điểm Y ở ngoài “ thực địa”.
Buổi tối hôm đó, sau bữa liên hoan bất
ngờ ở nhà anh Bun, đội khảo sát sẻ đôi: ba cô gái ở nhà anh Bun; cánh con trai
chúng tôi kéo sang ngủ quanh bếp lửa ở nhà ông trưởng bản. Suốt mấy ngày mưa rả
rích, dân bản Khói nghỉ đi nương, nghỉ đi dừng, chỉ đóng chặt cửa ngồi lì bên bếp
lửa từ sớm đến chiều. Kể ra, nếu rộng rãi thời gian, nghỉ lại bản Khói một hai
ngày ngồi sưởi, nấu ăn xì xụp, rồi tan s chuyện với bà con dân bản, thì thú vị
lắm. Nhưng Hộ vẫn quyết đi. Sớm sau trời lại lất phất mưa, anh em dậy sớm lục tục
buộc ba lô, quấn xà cạp. Cả nhà anh Bun xúm lại ngăn. Nhưng vẫn phải đi thôi. Hộ
nói với cả đội như sau:
- Cũng định nghỉ lại bản một ngày. Hơn
tuần nay chui rừng, mỏi rồi, mệt rồi, quần áo, tăng võng, ẩm rồi, hôi rồi, nhưng
nhiệm vụ khẩn trương phải đi thôi. Các đồng chí thông cảm vậy. Đi nhé.
Phương Lâm nói đùa:
- Cứ để tụi em đưa bọn anh tới tận đường
61 cho trọn tình nghĩa.
Nhưng Hộ gạt đi;
- Không cần nữa. đường 61 ngay trước
mặt rồi. Tôi đã tính rồi, ba người còn phải quay về, lại phải cắt đủ ba gánh lá
rong thật to. Hôm nay trời mưa, chui rừng vất vả hơn. Ba người phải quay về
ngay kẻo gặp tối giữa đường.
Trời mưa, kéo theo sương mù bay mù mịt.
Đọi khảo sát lặng lẽ cuốn khỏi bản Khói. Anh Bun đòi đưa tiễn, nhưng chúng tôi
không cho.
Anh bèn cử hai con chó săn đi theo chúng
tôi tới đầu bản. Hôm qua vào gặp lợn vầy bùn, gặp người đục gỗ. Hôm nay quay
ra, chỉ còn thấy bãi bùn lệt sệt, và mấy cây gỗ bị đục đẽo bỏ nằm ngổn ngang,
trơ ra thớ gỗ đỏ như máu. Mấy người đục gỗ chắc đang còn cuộn tròn bên bếp lửa.
Ra tới đầu bản, hai con chó đứng lại, nhìn chúng tôi, vẫy đuôi. Phương Lâm đút
cho mỗi con một miếng thịt nai, rồi xoa đầu nó, nói:
- Về thôi, về thôi, Lài đen, Lài xám.
Hai con chó vẫy tai, sủa mấy tiếng rồi
quay mình, cong đuôi phóng thẳng. Hôm qua vào bản đường nào, hôm nay ra đường ấy.
Đi ngang qua bốn ngôi mộ, tôi rẽ vào cắm mấy nén nhang xin ở nhà anh Bun tối
qua. Rồi lại đi qua nương bắp non. Vẫn cái mùi ngô gợi nhớ nhà, nhớ tết đồng bằng
nên nao nao cả người. Ra tới dòng sông Đen, đội khảo sát đứng lại. Mưa vẫn bay đầy
trời. Năm anh lính bắt tay ba cô lính. Tay nắm
tay mà chẳng muốn rời. Ai cũng trùm áo mưa kín mít, lù xù, nom giống hệt nhau.
Dòng sông Đen xô sóng ầm ầm như đang nổi hồi trống tiễn biệt.
Phương Lâm nói với tôi:
- Giá như tết này anh đến ăn tết với
chúng em thì vui quá. Nhưng mời vậy thôi, biết chắc anh không thể đến được.
Tôi định nói, nếu có thể trốn được,
thì tôi cũng trốn đến thăm tết cô bạn gái ngày xưa. Nhưng lúc đó không sao nói
thế được. Tôi chỉ nói:
- Từ nay, sẽ lại viết thư cho nhau
thật đều, Phương Lâm có đồng ý không?
- Nhưng không bíêt anh còn hay cáu,
hay tự ái như ngày xưa không đã?
- Tôi đã sửa được ít nhiều cái tính
sấu ấy rồi.
Tôi xé sổ công tác, ghi vội địa chỉ
cho Phương Lâm. (đáng lẽ ra, không được phép xé sổ công tác). Cô bạn gái ngày xưa
cầm tờ giấy, đọc thầm dòng địa chỉ, tủm tỉm cười rồi nhìn tôi. Hộ đứng sau tôi,
hô lên:
- Thôi, chia tay. Cánh ta nhổ neo trước.
Nhưng chúng tôi không đi trước. ba cô
lính thông tin lại đi trước. Chân bước mau, áo mưa loạt soạt, gậy Trường Sơn không
chống, mà lại giơ gậy chào. Mưa vẫn rơi rơi. Chúng tôi vẫy mũ chào lại. Bây giờ
đến lượt năm anh lính đi. Chúng tôi lại hành quân theo cái đội hình hàng một
nghiêm ngặt, người sau bám ba lô người trước. Ngoảnh lại đằng sau, vẫn thấy ba
cô lính đứng nhìn theo bịn rịn. Nếu như ở đồng bằng, thì còn nhìn hút mãi theo
nhau cơ đấy. Nhưng ở trong rừng thì không được thế. Vụt một cái cây rừng đã che
mất bóng người. Rừng lau ào ào rung lá. Sóng dòng sông Đen vỗ bờ ầm ầm. Tiếng
gió núi thỏi còi tù và bài ca chia tay, hoà với tiếng sóng đập trống bài ca
chia tay, nghe bồi hồi lặng người.
Thôi! không kể chuyện về Phương Lâm
và hai cô lính thông tin nữa. Chúng tôi chia tay “ Ba con chim rừng màu xanh”,
dông một lúc là ra tới đường 61. Chúng tôi chui vào lán của một đơn vị đường ống
đã dọn đi, rồi nổi lửa nấu một bữa cơm chén no căng bụng ( còn bao nhiêu gạo,
bao nhiêu thịt nai dốc ra nấu hết). Vừa ăn, vừa nhắc chuyện chui rừng, chuyện ăn
xôi ở bản Khói. Rồi năm anh em mắc võng nằm, chẳng ngủ, hình như cùng thầm nhắc
ba cô lính thông tin đã về tới thung lũng dịu dàng chưa? Chiều hôm đó, Hộ và ba
cậu ,khảo sát đáp nhờ một com- măng- ca đít vuông, bon thẳng một lèo về Cục công
binh báo cáo. Còn tôi? Tôi ôm ba lô, ngồi chơi bên đường, nhẩn nha ngắm núi rừng,
đợi xin đi nhờ một Din ba cầu chở ống cống ngược đường 61, tìm về trung đoàn
94- một trung đoàn cầu nổi tiếng đang dốc toàn lực thi công một chiếc cầu treo
nổi tiếng, vắt qua một dòng sông cũng rất nổi tiếng.
Còn cái điểm Y, cái điểm cuối cùng của
đoanh đường. Nó ở đâu ngoài thực địa? Cái điểm Y ấy, viết bằng chữ Y sơn đỏ, viết
trên cọc gỗ đẽo vát. Và cây cọc mốc cuối
cùng đó, được cắm ngay cái bếp đầy tro trong ngôi lán xiêu vẹo của đơn vị đường
ống đã rút đi. Cái bếp ấy, chúng tôi đã nấu một nồi canh nấm rừng với thịt nai-
một nồi canh cuối cùng, rất ngọt, rất béo, trong chuyến đi khảo sát đường mùa
xuân này.
NĐC
NĐC