PHẠM
THỊ ANH NGA
THẾ GIỚI SIÊU THỰC
trong “Ngụ
ngôn của người đãng trí ” của NGÔ KHA
Tiếp xúc với trường
ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” (1969) của
Ngô Kha, bên
cạnh sự khâm phục và ít nhiều đồng cảm,
người
đọc dễ dàng có cảm giác từng bước
lạc vào một mê cung rối rắm, một thế giới
lạ lùng tựa
như
mê hồn trận, đan xen giữa thực và
mơ, hiện thực và ảo giác. Trường ca “Ngụ
ngôn…”
khá
dài, gồm
tất cả 788 câu thơ. Ngoại trừ sự phân
chia thành tám trường đoạn, được
đánh số La Mã (từ I đến VIII) nhưng không có
nhan đề riêng, độc giả không tìm được
ở
đâu
một dấu hiệu hay mốc cụ thể nào hầu
có thể bấu víu vào mà giải mã: hầu hết các câu
thơ đều không có dấu chấm câu, chữ đầu
câu không viết hoa, câu từ nối kết với nhau như
xâu
chuỗi và những
hình ảnh, câu chuyện
dường
như núm níu nhau một cách lạ lùng nhưng liền mạch.
Vận những
đặc trưng của thơ siêu thực như đã
được André Breton định nghĩa năm 1924 vào việc
quan sát “Ngụ ngôn…”, có thể nhận ra trong suốt
chiều dài của bản trường ca sự hiện diện
ở
nhiều chiều kích của thơ siêu thực, và
điều này phần nào giúp chúng ta tìm được cho
mình một mạch đọc tương thích với bản
trường ca.
Chủ
nghĩa siêu thực (Surréalisme) là một
trường phái nghệ thuật cách tân phát triển
ở Pháp vào giai đoạn giữa hai cuộc
thế chiến của thế kỷ 20, mà nhà thơ André
Breton là người đề
xướng và giương ngọn cờ đầu. Nhà thơ
Guillaume Apollinaire đặt tên cho trường
phái
mới đó là “siêu thực”, và chủ trương của
nó thì được
A.Breton nêu rõ trong “Tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực”
(1924). Theo đó, lời nói, văn bản hay một hình thức
thể hiện nào khác cũng đều phản ánh quá
trình hoạt động thực sự của tư duy.
Tư duy thế nào thì thể hiện ra thế ấy, mà lý trí
không hề kiểm soát hay can thiệp, cũng như không
có bất
kỳ mối
quan tâm nào về mặt mỹ quan hay đạo lý. Dấu
hiệu để nhận biết thơ siêu thực
là
lối viết tự động, những hình ảnh vụt lóe lên bất
ngờ,
từ ngữ va đập nhau một cách sáng tạo,
những kết hợp ngôn từ quái lạ… Trào
lưu nghệ thuật này tập hợp không chỉ những
nhà thơ, mà cả các họa sĩ cùng thời. Trong các họa
phẩm của họ, hiện thực và giấc mơ được
đặt chồng lên nhau, đan xen lấy nhau với nhiều
hình ảnh bất ngờ, đáng kinh ngạc về thực
tại.
Xem xét “Ngụ
ngôn…”, có thể thấy trường ca này thể hiện rất
rõ nhiều
đặc trưng của thơ siêu thực, tập
trung vào hai mảng chính là sự khước từ thực
tại và tính lô-gic, và sự hiện diện của những
giấc mơ, của vô thức và trí tưởng
tượng.
1. Sự
khước từ thực tại và tính lô-gic
Trong “Ngụ
ngôn…”, thực tại chỉ thi thoảng hiện ra và len, lẫn giữa
muôn vàn những ngôn từ, câu cú, hình ảnh kỳ dị, những
liên tưởng bí ẩn và xâu chuỗi lạ lùng khiến
nó ít nhiều bị che lấp.
Từ “nét
mặt hiền hòa bất động của em” là một
chi tiết thuộc về thực tại, đến “tôi
thấy nốt ruồi son chói lọi” dường
như đã là một sự vượt thoát, để sau
đó những hình ảnh tiếp theo lại hiện
ra như trong giấc chiêm bao huyền ảo, thậm chí kỳ
quặc:
trên nét mặt
hiền hòa bất động của em
tôi
thấy nốt ruồi son chói lọi
tiếng
chim sành hót trong tiềm thức người say rượu
vỏ
cây nứt một loài hoa vô sắc (c.79-82)
Những
hành động, sự kiện tưởng như bình
thường trong dòng tự sự cũng đã thoát ra
khỏi khung
cảnh
thực tại và có vẻ phi lô-gic:
người
say rượu cắm hoa immortel lên vết thương
và
vết thương nẩy lộc
trong
tấm áo cỏ khô mùa hạ
người
say rượu đắp bùn lên trái tim (c.68-71)
Rất
nhiều những
hành động dị kỳ, những hình ảnh dị kỳ,
đặc biệt là nhiều trường hợp ngôn từ
và hình ảnh được kết hợp một
cách bất ngờ, tạo nên hiệu ứng
và sức
hút bí ẩn:
người
say rượu uống nhựa thông nằm chết tình cờ
(c.85)
người
say rượu uống hỏa châu
đội
mũ triều thiên
người
say rượu bước vào công viên dã tràng
mây
hồng hoang mở ngõ
giữa
khu rừng mộng mị của người thiếu nữ
da đen (c.30-34)
Cách sử
dụng ngôn từ bằng cách đặt cạnh nhau những
từ ngữ tưởng chừng như rất “chỏi” nhau, không
thể nào tương thích cũng là đặc trưng của
thơ siêu thực. Bởi câu thơ không còn tuân thủ
những lề luật cứng nhắc mà được
chính mạch suy tư, cảm quan của nhà
thơ vạch đường, gợi ra thành những
xâu chuỗi
ngôn từ, hình ảnh đầy ấn tượng (“tuyết
đen”, “những dòng chữ chảy từng hàng não sống”,
“khoảng vô hình nhìn tôi”…):
mùa hè có tuyết
đen tuyệt đẹp (c.74)
tôi hay nói
chuyện về những dòng chữ ngụ ngôn
những
dòng chữ chảy từng hàng não sống
trên
chiếc máy in hùng hồn của thác nước
những
dòng chữ khai sinh (c.99-102)
tuổi
thơ của tôi
chỉ
là những đốt xương trắng (c.145-146)
tôi
bẻ nhánh xương rồng quơ lên hư không
người
con gái ho khúc khắc rất đau đớn
tôi
chạy theo cánh sao cỏ mùa
người
con gái biến đi mất
bây
giờ chỉ còn sa mạc
và khoảng
vô hình nhìn tôi vĩnh viễn (c.155-160)
Bản
thân nhà thơ cũng phân thân thành hai, ba thực thể,
nhân
vật: không chỉ ở chỗ vừa là “tôi” vừa là
“người đãng trí”, và vừa là
“người say rượu” hay “đứa con
trai”…, mà những
nhân vật được tách chiết ra từ chính nhà
thơ cũng tiếp xúc, đối thoại với
nhau, tương tác với nhau như thể đang cùng tồn
tại trong
một thế giới huyền thoại nào đó:
Bây giờ
tôi mang hoa đến dòng sông
đọc
diễn văn truy tặng người đãng trí (c.1-2)
tôi
và người say rượu hát bài ngụ ngôn (c.20)
tôi cầm
tay người say rượu nói về trái đam mê (c.43)
người
say rượu cầm tay đứa con trai
gọi
tên ngày ra đời
đứa
con trai giằng co với người say rượu
cả
hai đi khỏi vùng ảnh hưởng của dòng sông (c.50-53)
tôi
vụt chạy bỏ linh hồn ở đó
không
có đứa con gái, đứa con trai, người say
rượu
chỉ
có quả gấc hồng hào rực ánh lửa chiến tranh
(c.75-77)
Bản
thân “tôi” cũng có thể là hai thực thể tách lìa:
tôi bỏ
một mình tôi ở lại (c.110)
tôi đuổi
bắt tôi
chập
chờn cơn ác mộng (c.149-150)
Không - thời
gian cũng không còn đơn thuần của thực tại
mà được bóc tách thành không - thời gian của hiện
thực và không - thời gian của ảo giác. Ở đó
con người dịch chuyển qua lại dễ dàng giữa
không - thời gian thực tại và không - thời gian huyền
ảo:
cây đàn
thủy tinh chở tôi qua dãy núi
đi
thăm kỷ niệm (c.123-124)
tôi cỡi
lạc đà qua rừng gió (c.126)
tôi biền
biệt trôi đi
trong
hoàng hà tĩnh vật (c.219-220)
Và cùng với
hiện tại, trái với lẽ thường, còn có sự
đồng hiện của tương lai và quá khứ, ở
đó thực tại của hiện tại và thực tại
của tương lai và của quá khứ hòa lẫn vào nhau
như trong giấc chiêm bao hay trong trí tưởng tượng:
người
say rượu hát bài trần tấu kẻ bán than
những
tiếng trầm dấu tích thời đá cũ (c.40-41)
chiều
đóng cổng giam cầm năm đứa con trai
trong
khu vườn tiền sử (c.44-45)
dòng sông
đen bắc cầu qua núi
với
con voi ngà thời thượng cổ
hai
chiếc sừng tráng lệ (c.242-244)
mạch
đất quê hương giờ lạnh rồi
sao
mắt mẹ còn mở
sách
trên án thư cũng ngủ khuây
nhưng
hồn mẹ vẫn thao thức
con
đã đi bao năm
mẹ
không rời ngưỡng cửa
và
nay
gió
cũng tang bồng
nhưng
thi sĩ vẫn nằm yên trong nhà tù vĩnh cửu. (c.780-788)
2. Sự hiện
diện của những giấc mơ, của vô thức và
trí tưởng tượng
Câu
thơ nối câu thơ, từ nối từ như tuôn chảy
từ một mạch nguồn vô tận những
ngôn
từ, hình ảnh, từ ảo mộng đa chiều, đa sắc
màu, đa
hình tượng và lung linh huyền thoại, là cái bóng hắt
trực tiếp từ thế giới vô thức của một
kẻ mộng du hay người bị thôi miên. Và ở
đó lý trí, tính lô-gic thông thường hoàn toàn vắng bóng:
nhà mọi
người giờ nầy đã úp mái
chỉ
có bầy gà hoang đẻ trứng vàng trên tàng cau (c.111-112)
ôi hỏa
mù và trái sáng
cơn
mưa hồng trên thịt da người
đêm
đêm căn phần đóng ngõ
chỉ
có khúc ai từ mọc trên cánh đồng quê (c.266-269)
con sư tử
đá nửa khuya thức dậy khoác áo ngũ hành
đi
thăm miền tĩnh vật (c.394-395)
người
hành khất già nua
trên
cằm mang một chùm sao Bắc đẩu (c.555-556)
nước
mắt chỉ là vị cường toan
phòng
thí nghiệm chiến tranh chứa đầy thức ăn
cho
người yếm thế (c.620-622)
nếu bể
không có những đứa con ngang tàng
như
con sao biển đã đi qua nhiều đại lục
nếu
bóng tối chẳng hiểu gì
tiểu
sử về mái tóc em
thì
quả đồng hồ
chỉ
là một trái cam
dành
cho người bệnh
thôi
em
hãy châm lửa đâm mù mắt tôi
xin
đừng căng dây đàn trái đất nầy (c.714-723)
tôi
chỉ còn hồn tôi trong gió lốc cuồng si
với
vần thơ hoang đường cưu mang nhục thể
như
khúc hát độc huyền của kẻ câm
xin
đừng trách tôi là người phù thủy (c.760-763)
tôi
đi qua khu rừng không dấu tích
ba
vành khăn tang lơ lửng ngó cành cây
dòng
sông đen bắc cầu qua núi
với
con voi ngà thời thượng cổ
hai
chiếc sừng tráng lệ
và
hai chiếc lưỡi lê
tôi
bước xuống tầng cấp cuối cùng
cơn
say đã thức dậy
không
thấy nàng thơ khổ hạnh
chỉ
có người con gái cài trâm lên đầu cho giấc mơ
(c.240-249)
Không còn những
rào cản của lề luật thi ca, những câu thơ trở
nên tiếng nói bộc bạch của giấc
mơ, trí
tưởng tượng, của hoang tưởng, của giấc
chiêm bao mộng mị mà chính nhà thơ cũng phần nào ý
thức:
giữa
khu rừng mộng mị của người thiếu nữ
da đen (c.34)
người
con gái mộng mị chiến tranh (c.57)
thời
khắc dài như đường bay ác mộng (c.150)
tôi
đuổi bắt tôi
chập
chờn cơn ác mộng (c.149-150)
tôi
ăn quả trứng vàng mộng mị (c.185)
giữa
tuần trăng
cây
sầu đông bỏ lại
cơn
mộng du của người đãng trí dưới mưa
rào (c.222-224)
Ở
đó thực tại thi thoảng lại vụt lóe lên (“chiếc
nhẫn hỏi không còn”, “chiếc nhẫn cưới
bay mất”, “tôi không còn cuộc hôn nhân kỳ dị”):
cơn
hạn hán dẫn tôi đi khỏi vùng cấm địa
này
chiếc
nhẫn hỏi không còn
người
con gái móc mắt tôi ném xuống hồ thủy ngân (c.170-172)
con
đà điểu cắp cánh tay người yêu tôi đi
chiếc
nhẫn cưới bay mất
tôi
không còn cuộc hôn nhân kỳ dị
người
con gái đâm mù mắt tôi
bằng
hai quả trứng vàng (c.180-184)
cuộc
hôn phối đa đoan của đời mình (c.712)
… hay thấp
thoáng mơ hồ nhưng đoán định được
(“cánh tay người yêu tôi đã xây mộ phần”):
cuộc
giang hồ có ngàn lần ái ân
nhưng
con đà điểu đã che mất huyền thoại
cánh
tay người yêu tôi đã xây mộ phần
con
đà điểu đập cánh ăn năn
nỗi
vô vọng hồi sinh trong gió (c.190-194)
3. Cái chết,
nỗi ám ảnh khôn nguôi
Trong dòng
tuôn chảy liền mạch của ngôn từ và ý tưởng, với những
liên tưởng lạ lùng và bất ngờ đó, hình ảnh
cái chết cứ khi ẩn khi hiện, trở
tới trở lui và rải khắp trong suốt chiều dài
của bản trường ca. Những từ
“chết”, “cái chết”, “tử thần” và
những ngôn từ liên quan xuất hiện tương
đối dày trong bản trường ca lột tả
được nỗi ám ảnh thường trực về
cái chết, những
âu lo sâu
kín và
liên tưởng mộng mị từ trong vô thức
của nhà thơ.
Từ
“chết” xuất hiện khá nhiều, phần lớn tập
trung ở nửa sau bản trường ca:
người
say rượu uống nhựa thông nằm chết tình cờ
(c.85)
tấm bảng
chỉ đường có hình con ngựa ô
mang
tên em nằm chết trên bụi cỏ (c.236-237)
đứa
con trai khoác áo chim hồng bay qua đỉnh núi
với
cái chết từ bi như thạch cao (c.313-314)
tình yêu là
xác chết (c.383)
bây giờ
em chết đi (c.421)
tôi sẽ
chết như mùa đông trút lá cây hờn tủi (c.431)
nhiều cô
gái ẩn ức đã chết đi (c.488)
Trong mỹ
từ của người đã chết
người
đang chết
và
những người sắp đi vào cõi chết (c.582-584)
tổ tiên
ta chết đi làm phân bón (c.592)
tự
sát bằng cô đơn nên chẳng bao giờ chết (c.600)
người
lính bồng súng chào cái chết của một ngày (c.619)
kiểm
điểm chuyện thần thoại của bể dâu
bao
nhiêu trùng dương đã chết rồi (c.650-651)
cái chết
lạc quan không được mọi người nhắc
nhở (c.704)
Về
những từ ngữ khác liên quan đến cái chết, nếu
cụm từ “đoàn tử tù” được nhắc
đi nhắc lại đến 14 lần trong trường
đoạn VII (c.479-586 (*)), thì những từ ngữ
còn lại (“truy tặng”, “chúc thư”, “tuẫn
tiết”, “chiến tranh”, “tử thần”, mộ
phần”, “tử thi”, “vành khăn tang”, “căn
phần”…) đã xuất hiện từ những câu
thơ đầu tiên và trải dài trong suốt bản
trường ca:
Bây giờ
tôi mang hoa đến dòng sông
đọc
diễn văn truy tặng người đãng trí (c.1-2)
tôi đếm
dấu chân nai trên bản chúc thư tình yêu (c.8)
tiếng
dương cầm của hoa lài
tuẫn
tiết (c.48-49)
người
đàn bà ngồi trên công viên
tay
cầm con sư tử đá
ra
lệnh chiến tranh
cơn
say đến giáp mặt tử thần (c.63-66)
người
con gái lặng im nghe chúc thư (c.88)
cánh tay
người yêu tôi đã xây mộ phần (c.192)
bầy quạ
vàng là tử thi của hai người bạn (c.204)
tôi
đi qua khu rừng không dấu tích
ba
vành khăn tang lơ lửng ngó cành cây (c.240-241)
đêm
đêm căn phần đóng ngõ
chỉ
có khúc ai từ mọc trên cánh đồng quê (c.268-269)
cỏ
còn xanh như ánh mắt tử thần
nhạc
giáo đường trôi trên thi thể của hoàng hôn
của
hư vô của niềm tuyệt vọng cháy sáng (c.290-291)
con muỗi
mắt tuyệt mệnh trên cánh hoa phù dung (c.306)
tôi lớn
lên để tiễn đưa bạn bè từ giã cuộc
sống (c.310)
bốn bức
tường tuyệt mệnh chôn vùi vết chân chim
khi
trăng non rụng trên tấm hình hài rã mục
em
ôm vành khăn tang
cúi
đầu làm người con gái Việt Nam (c.316-319)
tên em trên tảng
bia (c.341)
đêm
đêm
tiếng
chó tru linh hồn (c.371-372)
có ai gọi
hồn trong tiếng hú khuya (c.379)
những nến
trắng tiễn chân người chiến sĩ về
hư vô (c.401)
nấm
đất ải khô dành riêng cho bè bạn
nhỡ
mai nầy từ giã cuộc đời
với
bàn tay vôi đá… (c.405-407)
tiếng
trống não nùng vang động bờ vĩnh cửu
mưa
đá nhẹ nhàng rơi vào cõi vô biên (c.563-564)
nhạc
giáo đường đưa vòng hoa tiễn chân (c.597)
trên con tàu
của người tử tội (c.607)
hằng
đêm thèm tự sát (c.610)
những
con sông chảy qua cánh đồng mang thây người (c.612)
hai
mươi bốn giờ đi qua những tử thi còn mở
mắt
có
những người lính âm thầm đưa chân dung mình
đến huyệt (c.616)
than đá
thao thức đọc kinh cầu nguyện
cho
những người khuất mặt (c.639-640)
mắt
hư vô lạc vào khu nghĩa địa
con
chó sói sợ hãi linh hồn trên đọt cây (c.663-664)
trên cánh
đồng không có hoa
không
có người
chỉ
có chim ác là đậu trên những đốt xương (c.674-676)
mặt trời
thổ huyết giữa rạng đông
chiếc
xe tang chở cánh sao ban mai vĩnh biệt (c.684-685)
ngày ngày mặt
trời giết ta
bằng
con dao tự sát của hoàng hôn (c.691-692)
tên mọi
người đã ghi vào viên đạn
quê
hương lầm than chỉ có chiến tranh (c.697-698)
làn nước
bạc kia chỉ là con dao của người tự sát
đã
bỏ quên (c.746-747)
v.v..
Và cứ
thế, những u uẩn bên trong vô thức, những giấc
mơ, ảo giác và những ám ảnh nối nhau hiển lộ
trong bản trường ca của nhà thơ, một người
đãng trí tự nguyện, có chủ ý, trước những
bế tắc của vận nước và tình riêng mà chính
mình chưa tìm ra lối thoát.
*
Với
trường ca “Ngụ ngôn…”, đọc và thử giải
mã nó trước nay vẫn là một thách đố cam go, một
thử thách không dễ gì vượt nổi. Như trước
một trận đồ bát quái, mỗi người tự
vạch lối đi cho chính mình. Nếu đối với
nhà thơ siêu thực, bài thơ là kết quả của một
cách viết tự động, của sự tuôn trào liền
mạch do tư duy trực tiếp sai khiến, điều
khiển, thì với người đọc, lần tìm dấu
vết những mạch ý tưởng đó là một quá
trình nhẫn nại mày mò nhằm nhận diện, bóc tách, tập
hợp… đầy gian nan và run rủi.
Vạch
được một lối đi trong thế giới hỗn
mang đó, dù một cách mơ hồ, cũng đã là bước
đầu khám phá, thấu thị, dẫu có khi đó chỉ
tuyền là ảo ảnh.
Nhưng
ngay trong cuộc đời này, giữa thật và ảo, giữa
thực và mơ, có phải bao giờ cũng có thể tách
bạch, rạch ròi… Và có phải bao giờ cũng cần
phải thế hay không.
P.T.A.N.
------------------------------------------
(*) Cụ
thể là các câu thơ 479, 482, 501, 511, 518, 551, 560, 562, 565,
566, 575, 576, 585, 586.
nguồn : ăn mày văn chương (amvc.fr)