và Upside Downism tầm cỡ thế giới
14:50 | 16/01/2014
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Tôi có một vài kỷ niệm nhỏ với họa sĩ Nguyễn Đại Giang.
Năm 2009, trong những ngày làm mới thơ mình một cách đầy hứng thú, tôi viết bài thơ “Lộn ngược” ngồ ngộ:
Tôi có một vài kỷ niệm nhỏ với họa sĩ Nguyễn Đại Giang.
Năm 2009, trong những ngày làm mới thơ mình một cách đầy hứng thú, tôi viết bài thơ “Lộn ngược” ngồ ngộ:
“Nếu có một cú lộn ngược
Chúng ta sẽ có bốn con mắt cá chân để nhìn
Hai bàn chân để suy nghĩ
Hai đầu gối để hôn người yêu
(gấp hai lần trước đây)
Chúng ta se chẳng cần phải nghe, phải nói, phải thấy
theo kiểu truyền thống
Và đôi mắt chúng ta sẽ ngủ no nê
Tóc của em sẽ thành chiếc đuôi đi thi hoa hậu
Đôi tay sẽ dạo chơi trên khắp phố phường, đồng quê,
núi non
Chúng ta sẽ giàu hơn khi có một cú lộn ngược
Song nếu cái mông và lỗ rún không ôm choàng được
Trái đất sẽ không còn nữa
những vòng tay ôm”
Chúng ta sẽ có bốn con mắt cá chân để nhìn
Hai bàn chân để suy nghĩ
Hai đầu gối để hôn người yêu
(gấp hai lần trước đây)
Chúng ta se chẳng cần phải nghe, phải nói, phải thấy
theo kiểu truyền thống
Và đôi mắt chúng ta sẽ ngủ no nê
Tóc của em sẽ thành chiếc đuôi đi thi hoa hậu
Đôi tay sẽ dạo chơi trên khắp phố phường, đồng quê,
núi non
Chúng ta sẽ giàu hơn khi có một cú lộn ngược
Song nếu cái mông và lỗ rún không ôm choàng được
Trái đất sẽ không còn nữa
những vòng tay ôm”
Ca trù |
Bài thơ sau đó được trang thơ Tân hình thức đăng, cùng với tranh minh họa hết sức đặc sắc của họa sĩ Nguyễn Đại Giang. Đó là một bức tranh hết sức hợp với bài thơ của tôi. Bức tranh có tên là “Ca trù” Ban đầu tôi nghĩ cái tứ thơ “lộn ngược” của tôi là hết sức mới mẻ, nhưng khi nhìn thấy tranh của họa sĩ Nguyễn Đại Giang, tôi đã giật mình. Một thời gian đằng đẵng rất lâu, tôi đã không nhận ra nghệ thuật của thế giới đã đi rất xa. Họa sĩ Nguyễn Đại Giang đã vẽ những bức tranh đầu tiên cho trường phái Upsidedownism của mình từ năm 1994, cách thời điểm tôi nhìn thấy tranh của ông đến 19 năm.
Khi chuẩn bị in tập thơ “Chiếc Ô Đi Lẻ” (xuất bản quý 1 năm 2013), nhà thơ Khế Iêm giới thiệu cho tôi thêm nhiều bức tranh khác nữa của Nguyễn Đại Giang để làm phụ bản. Vì giá in phụ bản màu quá đắt, tôi đã chỉ chọn được một bức “Đàn bầu”. Tôi rất vui khi họa sĩ Nguyễn Đại Giang đồng ý và với tôi; cùng với sự góp sức của các họa sĩ, nhà thơ Khế Iêm, Đinh Cường, Nguyễn Đại Giang, Phạm Tấn Hầu, Alan Martin, Lê Thánh Thư, Trần Vũ Liên Tâm, Biển Bắc; tập thơ “Chiếc Ô Đi Lẻ” là một kỷ niệm hết sức đẹp đẽ trong đời.
Càng vui hơn khi mới đây, họa sĩ Nguyễn Đại Giang khoe là sau khi đọc bài thơ “Những con đom đóm” trong tập thơ tôi biếu tặng, ông đã xúc động vẽ bức tranh “Những con đom đóm” và thông báo là sẽ đem nó từ Mỹ về Việt Nam tặng cho tôi.Với tôi đó là một món quà đầy ắp sự hồn hậu và chân tình.
Những con đom đóm |
Trước đó, tháng 3/2013, khi bày biện lại Gác Trịnh làm nơi lưu niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Huế, tôi chuyển nhờ Lê Huỳnh Lâm phóng ảnh lớn bức tranh chân dung Nguyễn Đại Giang vẽ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn theo Upsidedownism và treo ở đó. Gương mặt nhạc sĩ họ Trịnh vẫn giữ nguyên vầng trán mênh mông và mái tóc dài buông hờ hững, nhưng đôi mắt nhắm như “rừng xưa đã khép” sau gọng kính, cánh mũi và miệng đều đảo ngược trên nền nâu trầm của tranh. Nó khiến ta hình dung rõ và sâu hơn những không gian tình yêu và thân phận mà nhạc Trịnh tỏ bày trong những ngày đi qua thế gian. Bức chân dung lạ lẫm ấy thu hút sự chú ý của nhiều người. Chúng tôi đã chú thích cẩn thận cho bức ảnh ấy: “Đây là bức ảnh chụp lại bức tranh vẽ chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của họa sĩ Nguyễn Đại Giang, người sáng lập trường phái hội họa Upsidedownism. Họa sĩ Nguyễn Đại Giang vừa được Viện Tiểu sử quốc tế chọn là 1/500 nhà sáng lập của thế kỷ 21”. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn đã đầy đủ, vì nếu viết đầy đủ, nó phải như thế này: “Từ hàng triệu người khắp nơi trên thế giới, Viện Tiểu sử Quốc tế đã lựa chọn 500 nhà sáng tạo của thế kỷ 21. Họa sĩ Nguyễn Đại Giang đã vinh dự được vinh danh trong danh sách này. Giám đốc của Viện cho biết: “Đây là cuốn sách tiểu sử của 500 người tài năng nhất thế giới hiện nay. Họ không chỉ có tầm quan trọng thành công trong sự sáng tạo vượt ngoài giới hạn của vũ trụ, mà họ còn là những tấm gương tuyệt vời cho thế hệ trẻ. Chúng ta phải xem họ như những ngọn hải đăng trên biển”…
Nguyễn Đại Giang bên một tác phẩm của mình |
Các nhà phê bình quốc tế đã đánh giá rất cao những đóng góp của họa sĩ tài danh Nguyễn Đại Giang với nghệ thuật hội họa: “Nghệ sĩ Đại Giang là một nhà cải cách, người đã thiết lập về cơ bản một trào lưu nghệ thuật mới. Ảnh hưởng của nó vừa thách thức sự kỳ vọng của chúng ta, vừa cho chúng ta một cách nhìn mới hoàn toàn độc đáo. Trường phái đảo nghịch mà Đại Giang xây dựng là một sự tạo hình không cân đối về mặt hình thể học, nhưng lại hoàn toàn chính xác về mặt cảm xúc, nằm trong xu hướng của Picasso và các nhà cải cách thế kỷ 20. Upsidedownism của Đại Giang thật khó phân loại: nó có một chút siêu thực, một chút hình thể, một chút dada, và rất nhiều tính chất nguyên thủy của họa sĩ” (Ruthie Tucker - Giám đốc, phụ trách Gallerry Whitney Amsterdam ở NewYork, Mỹ); “Ý tưởng của Upsidedownism thật tuyệt vời! Nó sẽ mở ra một trang mới cho lịch sử mỹ thuật Thế kỷ 21” (Grey Gierlowsky - Polish Artist); “Tuyệt vời. Chúng là những kiệt tác. Thật tự hào vì có những tác phẩm của Đại Giang trong triển lãm” (Piere Midwinter - Chủ tịch Raw Arts International Festival ở London); “Trường phái Upsidedownism hóm hỉnh của Đại Giang đang đánh đổ (thực ra là làm giàu có, phong phú hơn) lịch sử mỹ thuật phương Tây” (Anna Fahey - nhà phê bình mỹ thuật của Seattle Weekly)…
*
Spring green |
Upsidedownism của hội họa Nguyễn Đại Giang là gì mà ai ai cũng chú ý đến các tác phẩm của người họa sĩ Việt Nam danh tiếng lẫy lừng đến vậy? Upsidedownism là trường phái đảo ngược song không chỉ có vậy. Đã có một câu hỏi như thế này: Dường như không chỉ đơn giản là hiện tượng đảo ngược (upside down) trong những hình thể con người và các bức tranh của anh, chúng còn được tái tạo, làm lệch lạc hẳn với hình thể nguyên thủy của tạo hóa. Điều này chuyên chở ý niệm gì? Và Nguyễn Đại Giang đã trả lời: Dựa theo lý luận của upsidedownism là vạn vật thay đổi. Cái khởi đầu và cái tận cùng giống nhau, trong tranh đảo ngược có sự thay đổi rất lớn ở vị trí mắt, mũi, mồm, tay chân, đằng trước ra đằng sau, cái bên ngoài thành cái bên trong, cái bên trong ra cái bên ngoài, cái trên biến thành cái dưới, cái to biến thành cái nhỏ... Tuy thay đổi như vậy nhưng vẫn là con người ấy, không thể nào là một người nào khác. Đặc điểm này mang tính cách mạng đầy ưu việt của upsidedownism; khác hẳn các trường phái khác là sự tự do đầy sáng tạo của các họa sĩ, lấy sự vô hạn phá vỡ cái hữu hạn mà mắt ta nhìn thấy hàng ngàn năm nay. Bởi vì phá vỡ cái hữu hạn nên trong tranh upside down bạn không còn nhìn thấy sự cân đối mà tạo hóa đã tạo ra như con người có hai tay đều nhau, hai mắt đều nhau, hai chân đều nhau, hai vú đều nhau, hai vai đều nhau... Có lẽ lúc tạo hóa tạo ra con người, tạo hóa không phải là họa sĩ, mà họa sĩ upside down muốn làm đẹp thêm cho tạo hóa trong nghệ thuật bằng sự sáng tạo của mình. Trong tranh của upsidedownism, bạn sẽ thấy không chỉ đơn giản lộn đầu trên trời xuống dưới đất là upside down, mà bạn sẽ thấy upside down ở nhiều trạng thái chuyển động trong sự xóa nhòa biên giới cơ thể học và không cơ thể học, xóa nhòa biên giới viễn cận học và phản viễn cận... Có cái cực kỳ đặc biệt là chẳng cần phải treo tranh ngược mới là upside down, bắt người thưởng ngoạn phải ngoái cổ lại để xem. Tranh của upsidedownism lẳng lặng bình thường nhưng càng nhìn lâu càng thấm thía cho kiếp nhân sinh. Xem tranh upside down bạn vẫn xem bình thường như xem các loại tranh cổ điển, ấn tượng... nhưng càng nhìn lâu bạn càng thấy thế giới đảo ngược, khác hẳn những loại tranh khác mà bạn đã nhìn thấy...
Trong dòng đời, sự khổ đau lẫn hạnh phúc, sự giàu có và nghèo hèn, sự sống và cái chết, sự thịnh và suy của đời người v.v... cứ như vậy mà tiếp diễn hết năm này sang năm khác, hết mùa xuân này đến mùa xuân khác như hết ngày lại đến đêm thôi. Chúng ta hiểu cuộc sống là như vậy, là thường tình để khi gặp những nghịch cảnh chúng ta không sầu bi quá để ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của chúng ta. Chúng ta vẫn nhìn cuộc đời này trong ánh mắt lạc quan. Cuộc đời này vẫn tươi đẹp và đáng sống. Upsidedownism hiểu dòng đời như vậy nên tranh vẽ của các họa sĩ upside down luôn luôn có hai vế: chiều thuận và chiều nghịch. Sự có lý và sự phi lý sống chung với nhau trong một hình thể, một trạng thái, một nhân vật. Điều đó không có nghĩa là bênh vực sự phi lý, mà nói cái mênh mông của trời đất. Điều đó đưa tầm nhận thức của con người vĩ đại hơn, huy hoàng hơn, và giàu có hơn. Có người nghĩ rằng chỉ cần lật ngược bất cứ cái tranh nào cũng là upside down rồi. Thực ra như vậy chúng ta lại quay về cái nhìn một chiều. Tất cả là vô lý. Không đúng với lý luận bản chất dung hòa của upsidedownism.
Đã hình thành “đạo” nghệ thuật riêng trong tư tưởng Nguyễn Đại Giang. Ông kể: Trước đây thời còn là sinh viên học Mỹ thuật ở Nga tôi có vẽ tranh trừu tượng, nhưng không nhiều. Tranh trừu tượng vẽ những cái mắt ta không nhìn thấy và ngược lại tranh có hình thể vẽ những cái mắt ta nhìn thấy. Nghệ thuật trừu tượng hiện nay giống như Freeway I-5, thật đông đúc, thời thượng. Nó bao gồm cả những người không học vẽ và học vẽ. Nhiều bạn trẻ vừa tốt nghiệp ở các trường Mỹ thuật nhảy ngay vào dòng chảy của số đông ấy. Riêng tôi nghĩ rằng, con đường mình đi, phải đi vào rừng rậm với sự hi sinh nghiệt ngã của một người tử vì đạo. Đạo ấy là nghệ thuật. Nghệ thuật không thể trường tồn trong bóng râm của người khác hoặc con đường người ta đã rải sẵn nhựa cho mình đi.
Chính vì vậy, từ năm 1994, ông bắt đầu sáng tạo trường phái tranh đảo ngược. Upsidedownism ra đời tại thành phố Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Đến nay ông đã vẽ gần 400 bức. Hoàn cảnh ra đời của Upsidedownism như ông kể là một câu chuyện hết sức xúc động: Một ngày giá rét, trên con đường từ nhà đến nơi làm việc, tôi chứng kiến mẹ con người ăn xin đang co ro vì lạnh và chìa đôi bàn tay tím ngắt xin tiền những người đi đường. Một suy nghĩ vụt đến: Nước Mỹ giàu có không phải không có những người nghèo hèn. Điều đó chứng tỏ ở đâu, nghịch lý vẫn tồn tại. Đó chính là sự đảo nghịch. Tôi chợt nhận ra xung quanh còn biết bao sự đảo ngược và chúng cùng tồn tại. Vậy tại sao tôi không sắp xếp những đảo nghịch đó trong tranh. Upsidedownism ra đời từ đó…
Giấc mơ |
Tranh Nguyễn Đại Giang, nếu vẽ một đám người thì có thể thấy tính cách của từng người nhưng không thấy rõ hình hài, những bàn chân không ở chỗ bàn chân, những mắt mũi có thể thấy nhưng nó không nằm ở chỗ nó vốn được tạo hóa sinh ra. Những lạc chỗ như vậy trộn vào nhau, xô vào nhau, thành một khối thống nhất từ những hỗn độn. Đó chính là xã hội, người giàu kẻ nghèo, người tốt kẻ xấu, người tham kẻ không, người nghiêm cẩn kẻ lẳng lơ… Vượt lên trên tất cả, đó chính là thân phận kiếp người.
Trong tranh của ông, người họa sĩ tiến hành hàng loạt cuộc giải phẫu và hoán vị: Một thân người phụ nữ bị nén tròn, đến mức từ ngực trổ ra cái đầu. Một dáng người nằm nghĩ ngợi, cổ chui vào trong áo song cái đầu lại chui xuống chân, và bàn chân vắt lên trán. Một cô gái di gan ở NewYork với đầu mình, tứ chi trộn vào một bọc cơ thể không rõ hình thù, chỉ hiển hiện đôi mắt di gan đẹp và da diết một nỗi buồn thăm thẳm. Một bức tranh ông vẽ về tình yêu đôi lứa. Chính ông lý giải: “Trong tranh, một ông vua ở phương Đông quỳ xuống đang hôn ngực của một người đàn bà ở phương Tây. Điều này muốn nói chức năng bộ ngực của người đàn bà ngày nay đã thay đổi. Bộ ngực đó có lẽ không chỉ dành cho con bú nữa mà dành cho tình yêu, dành cho người tình, người chồng của mình. Cảnh người đàn ông hôn ngực người đàn bà là một sự tiên đoán của họa sĩ, trong tương lai trong phim ảnh sẽ đưa cảnh tình yêu đẹp tuyệt vời này tới công chúng thưởng ngoạn một cách công khai khi mà cảnh hôn môi đã nhàm chán. Bức tranh này nếu người nào nhìn ngắm nó thì chính nó đã được treo ở trong lòng người ấy. Người ấy sẽ nhớ đến người tình, người chồng của mình trong những giây phút tuyệt vời nhất của tình yêu đôi lứa...
Sự hóm hỉnh là nét đặc trưng của tranh Nguyễn Đại Giang. Bức Chân dung người đàn ông, ông vẽ hai người đàn ông đang ăn tối, dĩ nhiên là mắt mũi miệng đều lộn ngược và phía trên đầu họ, có hình bóng một người phụ nữ cũng lộn ngược với đôi mắt to yêu kiều. Ông vẽ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton với mũi miệng đảo ngược, đôi mắt to đầy cá tính nhìn ngược lên trời song nhìn tổng thể lại rất giống bà Clinton…
Một hình thức lập lại thế giới chăng?
Tranh đầu tiên ông vẽ theo trường phái Upsidedownism là bức Seattle by Night, tranh sau đó đã được giải thưởng quốc tế. Gần 20 năm vẽ theo trường phái upsidedownism, ông đoạt nhiều thành tựu lớn.
Trên thế giới, ở những cường quốc mỹ thuật Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nga... đã sáng tạo ra những trường phái Ấn tượng, Lập thể, Siêu thực, Trừu tượng...; thì ngày nay Upsidedownism của người Việt Nam sáng tạo đang góp sức làm giàu hơn cho lịch sử mỹ thuật thế giới.
*
Nhiều người cho rằng tranh đảo ngược đã có nhiều họa sĩ thế giới vẽ trước Nguyễn Đại Giang như Georg Baselitz (Đức). Tuy nhiên, khi xem tranh của Georg Baselitz, chúng ta nhận ra sự đảo ngược hoàn toàn, ông chọn chủ đề cho tranh rồi đảo ngược đầu đuôi chứ không hề có sự đảo ngược từng phần có toan tính, đầy dụng ý sáng tạo như Upsidedownism của Nguyễn Đại Giang. Upsidedownism thể hiện phong phú triết học phương Tây kết hợp với các quan niệm của phương Đông, và đây là nền tảng của Upsidedownism. Một vấn đề hết sức quan trọng khác, như Nguyễn Đại Giang cho biết, cách đây hàng nghìn năm, ở Việt Nam đã xuất hiện các tranh đảo ngược. Những hình người tiền sử được khắc trên bãi đá cổ Sa Pa đã thể hiện những hình người lộn đầu xuống đất. Tranh dân gian Nam Bộ thế kỷ thứ 17 cũng đã thể hiện những hình hài đảo ngược. Trong sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, trang 86 có dẫn liệu về các dấu vết của văn tự cổ đầy những hình thù đảo ngược: dấu vết trên đá cổ Sa Pa, trên quả đồng Thanh Hóa, trên lưỡi cày Đông Sơn, trên trống đồng Lũng Cú, trong những văn bản cổ ở vùng Mường Thanh Hóa.
Việc Nguyễn Đại Giang sáng tạo Upsidedownism ít nhiều có ảnh hưởng và kế thừa truyền thống đó của dân tộc. Nói cách khác, đến Nguyễn Đại Giang, Upsid- edownism của Việt Nam được nâng lên một tầng cao hơn, thành một super Upsidedownism, tức là không cần lộn đầu xuống đất mà vẫn nói được tư tưởng của nó bằng sự bao dung rộn glowsn kèm theo sự tự do sáng tạo triệt để. Năm 1996, Upsidedownism của Nguyễn Đại Giang đã được Viện Tác quyền Mỹ công nhận.
Trên mạng internet lan truyền rất nhiều những bức tranh đầy chất Việt Nam của Nguyễn Đại Giang: BứcQuan Âm Thị Kính thể hiện sự đảo ngược gương mặt thùy mỵ của Thị Kính, bên cạnh những lập thể hỗn độn phồn thực của Thị Mầu, và không quên hình ảnh của sự đánh trống bỏ dùi. Bức Hai vợ chồng vẽ dáng người chồng ngồi vắt chân chữ ngũ ra dáng đàn ông, nhưng cái đầu lại mọc ra một cách tinh nghịch từ dưới bắp chân lộn ngược. Người vợ ngồi khép nép và cái đầu mọc ra bất ngờ trên ngực vú. Bức Trong bóng chiều có hai con bò cày ruộng, những bước chân ngược lên trời cùng với gương mặt người nông dân, song cái đầu và cái ách, cái lưỡi cày và hình thể người nông dân đều thuận chiều. Màu sắc vui vẻ và ấm cúng. Bức Ca trù thể hiện ba nghệ nhân, hai nam một nữ đàn chơi nhạc. Chúng ta nhìn thấy sự rộn ràng bởi vũ hội của tiếng trống, tiếng đàn, nhịp phách và cả bầu rượu trong không gian túy lúy mê say hơn là say sưa…
Họa sĩ Nguyễn Đại Giang nói: “Tôi đang tâm huyết vẽ về văn hóa dân tộc, những cái hay độc đáo của văn hóa truyền thống, qua tranh upsidedownism người xem sẽ thấy hay, thú vị khi nhìn thấy những điệu múa cổ, trò chơi và phong tục tập quán trong dân gian…”.
Cùng với gốc đa làng, những con đom đóm có thể xuất hiện ít dần cùng với môi trường miền quê đang dần mất đi không khí hội làng, upsidedownism Nguyễn Đại Giang là một cách lưu giữ khác, trong những chân trời hội ngộ với công chúng muôn phương…
Sắp tới nghệ thuật upsidedownism sẽ tiếp tục phát triển một tầm vóc cao hơn nữa, và ông sẽ truyền lại những kinh nghiệm trong sáng tạo cho những họa sĩ trẻ Việt Nam và Mỹ... Hiện nay có hai nhóm họa sĩ trẻ Việt Nam, Mỹ đương nối bước theo sự sáng tạo, độc đáo, đầy tự do... của upsidedownism.
Bất giác tôi nóng lòng mong sớm hội ngộ cùng ông ở Huế năm 2014 như lời hứa và là niềm mong mỏi của ông.
TRIỂN LÃM - GIẢI THƯỞNG 1994: Giải thưởng Washington State Convention Center Seattle International competition. 1996: Giải thưởng “The Best Contemporary Art CD ROM - The Juried Collection 1996” tại New York. 1997: Giải 3 cuộc thi Thế giới “Những họa sĩ tài năng nhất” tại Stockholm - Thụy Điển. Giành giải 3 cuộc thi Thế giới “The First International Drawing Contest 1997 World of Art” tại Stockholm - Thụy Điển. 1999: Tiểu sử của nghệ sĩ được chọn trong sách “Who’s who in the World” 2000 - 2001. 2000: Nghệ sĩ xuất sắc của Thế kỷ 20. Xác nhận cá nhân của Tổng Giám đốc của IBC: Nguyễn Đại Giang được coi là một nghệ sĩ xuất sắc và được công nhận tại IBC Cambridge, Anh từ năm 1999. 2001: Giải thưởng: Portable Art Collection Award. Who’s who in the West. 2002: Được vinh danh trong sách Who’s who in the World. 2003: Triển lãm tại Amsterdam Whitney International Fine Art, in New York, (tháng 9). 500 Nhà sáng lập của thế kỷ 21. Tiểu sử của Họa sĩ đã được chọn lựa vào cuốn sách “500 Nhà sáng lập của thế kỷ 21”. 2004: Tham dự Đại hội Nghệ thuật quốc tế tại London (tháng 8). 2005: 24/9: chân dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma do họa sĩ Nguyễn Đại Giang thể hiện bằng nghệ thuật Upsidedown đã được trao tặng cho Ngài tại trung tâm Manhattan (New York). 2006: Triển lãm tại Energy Gallery (Canada), từ 01.08 đến 01.11. Triển lãm tại Gallery Altered Esthetics, Minneapolis (USA), từ 26/08 đến 30/09. Tác phẩm Mẹ và Con giành giải 3 cuộc thi Hội họa Quốc Tế tại Tây Ban Nha. Tác phẩm Hawaiian Dance lọt vào Top 50 cuộc thi vẽ toàn nước Mỹ. 2007: Giải thưởng danh dự: Bằng xuất sắc cho tác phẩm Ca trù do Artoteque.com, London trao tặng. 2009: Giải thưởng danh dự: Bằng xuất sắc dành cho tác phẩm Mẹ đi chợ về được tổ chức Art Addiction, Medial Art Biennial 3 - Luân Đôn trao tặng. 2009: Triển lãm tại Columbia City Gallery (Seattle), từ 04.03 đến 12.04. Tháng 10/2009: Giải Sáng tạo cho tác phẩm “Playing Cards” do Infinity Art Gallery trao tặng. 5 - 26/02/2011: Tác phẩm của họa sĩ Đại Giang được triển lãm tại cuộc thi thường niên “THE ANNUAL WASHINGTON STATE JURIED ART COMPETITON 2011”. Tháng 7. 2011: Họa sĩ Đại Giang được chọn vào sách Từ điển các Họa sĩ Thế giới. Tháng 11/2011: Họa sĩ Đại Giang được giải danh dự tại cuộc thi Quốc tế Contemporary Master, do artavita.com tổ chức. Tháng 2.2012: Triển lãm tranh tường tại chùa Pháp Nguyễn (Houston), tác phẩm Sinh-Lão-Bệnh-Tử. Tháng 3.2012: Một số tác phẩm của họa sĩ Đại Giang được chọn vào sách Creative Genius 100 họa sĩ đương đại. Tháng 7.2013: Triển lãm cá nhân lần đầu tại Vương quốc Bỉ, từ 3/8 đến 25/9/2013. Địa điểm: VPalace: Wolstraat 33 - 2000 Antwerp (Bỉ). BỘ SƯU TẬP: Bộ sưu tập tại Bảo tàng nghệ thuật Voronezh Nga và Bảo tàng Seattle Các bộ sưu tập riêng tại Mỹ, Nhật Bản, Canada, Bỉ, Việt Nam, Pháp, Tây Ban Nha, HongKong... |
Huế, 16/11/2013
H.Đ.T.N