Nghe thông tin Bùi Chí Vinh triển lãm tranh lần 2 đúng một năm sau triển lãm đầu tiên, không quá bất ngờ bởi ai chẳng biết “hắn” ngông có tiếng.
Nhưng nói thế cũng có phần nể bởi tính ra “hắn” cày giỏi trong khi người khác khổ sở vật lộn từng ngày với đồng tiền. Gặp nhau, “hắn” cười khà khà mãn nguyện kiểu như triển lãm đã giúp “hắn” hốt trọn cả tiền lẫn tình vì người khen, người mua tranh đủ cả. Nhưng được một lúc “hắn” lại chùng xuống châm điếu thuốc ngẫm mình, ngẫm ta, ngẫm sự đời, bắt đầu cho câu chuyện ở tuổi 60.
Bùi Chí Vinh sinh năm 1954 tuổi Giáp Ngọ, sang năm 2014 cũng là năm Giáp Ngọ tức là vừa tròn 60 năm cuộc đời. Anh đã nghĩ về con số này như thế nào?
Người ta chờ đợi đến năm tuổi là năm chết lên đoạn đầu đài, Bùi Chí Vinh chờ đến năm tuổi để tái sinh. Bởi những năm không phải là năm tuổi, những năm cứ nghĩ là hoang lạc sẽ đem đến phúc lợi cho mình thì đều dính phải tai ương. Cho dù thấy có tên tuổi, có danh tiếng đó nhưng cái bỏ ra lớn hơn nhiều, chỉ tích lũy được đau đớn. Thành ra đây là năm tôi chờ đợi nhất, có khi năm tuổi lại là năm phục sinh hoàn toàn biến mình thành một hài nhi trở lại sau khi kết thúc vòng tròn sinh tồn. Tôi không có tiên tri như nhạc sĩ Y Vân khi sáng tác bài hát “60 năm cuộc đời” rồi sau đó đúng 60 năm thì chết. Yên tâm rằng thơ của Bùi Chí Vinh toàn thơ thượng thọ, không tiên tri chết một cách bất đắc kì tử đâu. (cười)
Nhạc sĩ Y Vân đã chia cuộc đời mình thành những cột mốc 20 năm, còn anh thì sao?
Tôi cũng chia giống vậy.
20 năm đầu là những năm cầm súng, tôi thuộc về cách mạng, quên mất chính mình và gia đình mình, đi theo tiếng gọi của tổ quốc.
40 tuổi là những năm cầm bút, tôi thuộc về chính mình.
Còn năm nay 60 tuổi chắc sẽ cầm một cái khác lớn hơn là cầm sinh mạng của chính mình và đồng loại bằng ngôn ngữ, gần như là thế thiên hành đạo, cũng là mơ ước của mình ngày xưa như mơ ước được làm anh em nhà Tây Sơn, làm con ngựa cho vua Quang Trung cưỡi…
“Trường đồ tri mã lực” (đường dài mới biết ngựa hay), anh thấy mình ứng với câu này ở thời điểm nào?
Ứng ở chỗ gừng càng già càng cay. Tuổi già nhưng tôi rất trẻ, ngay cả suy nghĩ của bọn trẻ thời nay tôi cũng có thể nhập cuộc được, trò chuyện sòng phẳng, chân tình, hai bên tương đương nhau cùng một mặt bằng, tức là không già, chỉ chín chắn thôi.
Năm vừa qua có phải là một năm phi nước đại hiên ngang của ngựa chứng ở thế của người cầm cọ?
Năm vừa qua “thế sự thăng trầm, quân mạc vấn” không chỉ riêng tôi mà cả dân tộc và thế giới đều phải coi lại mình từ thiện thành ác từ ác thành thiện, thái độ sống và chính kiến của con người bị biến thiên, con người với gánh nặng cơm áo gạo tiền lại thay đổi theo cách sống hèn đi. Trong bối cảnh như vậy không có người cầm bút hay cầm cọ nào ham muốn tìm kiếm vinh quang ở đó.
Trở lại với hội họa, mới đây anh vừa ra mắt triển lãm tranh lần thứ 2 với 55 bức sơn dầu được giới trong nghề đánh giá cao. 55 bức sơn dầu lần này mang đến một thông điệp gì?
Năm ngoái triển lãm chủ đề “Ngày sinh của ngựa”, năm nay vẫn trên tư thế của con ngựa hội họa, con ngựa thi ca, con ngựa văn chương điện ảnh nhưng nói về cái chuồng tức là những cái vây quanh nó như gia đình, không gian sống, rộng hơn là xã hội, rộng hơn nữa là thế giới. Đi từ hẹp đến rộng, gần đến xa tạm gọi là cái chuồng ngựa của tác giả.
Thế “cái chuồng” nào anh tâm đắc nhất?
Đó là bức “Siêu thị” vẽ những nhân vật dị dạng không ra hình người với đủ màu da khác nhau đại diện cho thế giới con người chen chúc nhau đến một nơi tạm gọi là siêu thị với siêu thị chiến tranh, siêu thị kinh tế, siêu thị thương mại… Họ mua bán chính cái chết và sự sống của mình.
Trong triển lãm vừa rồi, mỗi bức tranh đều đi kèm với một bài thơ như sự trân trọng của tác giả dành cho người mua lẫn người thưởng lãm, tứ thơ nào Bùi Chí Vinh thấy đã nhất?
Bạn có nhớ bức tranh có tựa là “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”, đó chính là thơ. Bài thơ cổ chứa đựng hội họa. Từ xưa người ta đã cấu tạo nên hội họa trong câu chữ, phản ánh một xã hội điêu linh, thống khổ không có lối thoát. Đó là tiền kiếp tạo nên hội họa thấm dần trong đầu tôi. Bùi Chí Vinh có làm thơ trong hội họa cũng không thể nào hay hơn câu này.
Để sở hữu một bức tranh của Bùi Chí Vinh thì giá “bình dân” cũng cả ngàn đô. Hai năm dành trọn tâm và sức cho hội họa, anh thấy vừa thỏa cái say, vừa sống khỏe chưa?
Hai năm liên tục triển lãm ở hai địa điểm ngay trung tâm thành phố là sự cố gắng hết sức của một người mới bước vào nghề hội họa. Thành quả sau 2 lần triển lãm là lần nào cũng bán được đúng 5 bức tranh. Giá thấp nhất là 500 USD, cao nhất là 3000 USD, trong khi chi phí bỏ ra khoảng 2500 USD. Đó là vinh dự, cũng là khích lệ lớn cho người cầm bút chứ không phải cầm cọ như tôi. Nhưng không vì cảm thấy gây tiếng vang, vẽ được, thu hoạch được mà có thể tiếp tục triển lãm, đó là điều cần phải suy nghĩ lại.
Anh nói cứ như đùa. Triển lãm vừa rồi anh đã đặt hết vốn liếng, sự sáng tạo của mình vào đó, có thất bại đâu mà anh cần phải suy nghĩ lại? Anh làm tôi bất ngờ đấy.
Trước mắt tôi sẽ tập trung viết một cuốn sách viết về quãng thời gian từ nhỏ đến lớn, thống kê và liệt kê tất cả những gì mình làm được trong 7 ngành nghệ thuật từ thời gian 15 tuổi đến giờ. Cuốn sách dàn trải với nhiều câu chuyện về cuộc đời của Bùi Chí Vinh.
Tại sao đang sung sức với hội họa mà anh lại rẽ ngoặt sang hướng khác?
Tôi đã cảm thấy mình chín muồi để viết điều này. Chuỗi thời gian không còn nhiều. Vẽ có thể rất nhanh, tụ tập kinh tế làm một cuộc triển lãm cũng không quá khó, nhưng để viết để lại cho hậu thế thì không hề dễ. Những gì tôi đã làm toàn là tiểu thuyết phục vụ xã hội, chưa có tiểu thuyết cho chính mình. Đã đến lúc phải nhìn nhận lại cuộc đời mình đi qua, né tránh những vấn đề tình cảm riêng tư, chỉ đề cập đến thái độ sống, thái độ yêu nước, thái độ dấn thân của người nghệ sĩ, chiến sĩ trong cuộc sống.
Giả dụ chừng vài năm nữa anh giàu sụ, tranh bán đắt như tôm tươi, hết “bần cùng sinh nghệ thuật” rồi thì ngựa có chứng nữa không, ý là làm điều khác thường nữa đấy?
Gia tài hội họa của Bùi Chí Vinh sau 2 lần triển lãm còn trên dưới 60 bức. Để càng lâu theo thời gian thì tranh càng có giá. Nếu sau này biến thành một gia tài thì Bùi Chí Vinh sẽ trích một phần lớn để giúp đỡ đồng nghiệp của mình. Tôi biết những người có tài thậm chí bằng hoặc hơn mình nhưng chưa được xã hội trọng dụng. Đó là mơ ước từ lâu của tôi.
Năm mới, anh sẽ không ngại dành tặng thơ cho độc giả của Tạp chí Nghề báo chứ?
Tôi xin tặng bài thơ “Nỗi buồn ngày xuân” . Người ta sống bằng niềm vui nhiều nhưng cũng có những nỗi buồn, khi dẹp đi nỗi buồn thì sẽ tìm được sự thăng bằng trở lại.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này.
Bùi Chí Vinh sinh năm 1954 tuổi Giáp Ngọ, sang năm 2014 cũng là năm Giáp Ngọ tức là vừa tròn 60 năm cuộc đời. Anh đã nghĩ về con số này như thế nào?
Người ta chờ đợi đến năm tuổi là năm chết lên đoạn đầu đài, Bùi Chí Vinh chờ đến năm tuổi để tái sinh. Bởi những năm không phải là năm tuổi, những năm cứ nghĩ là hoang lạc sẽ đem đến phúc lợi cho mình thì đều dính phải tai ương. Cho dù thấy có tên tuổi, có danh tiếng đó nhưng cái bỏ ra lớn hơn nhiều, chỉ tích lũy được đau đớn. Thành ra đây là năm tôi chờ đợi nhất, có khi năm tuổi lại là năm phục sinh hoàn toàn biến mình thành một hài nhi trở lại sau khi kết thúc vòng tròn sinh tồn. Tôi không có tiên tri như nhạc sĩ Y Vân khi sáng tác bài hát “60 năm cuộc đời” rồi sau đó đúng 60 năm thì chết. Yên tâm rằng thơ của Bùi Chí Vinh toàn thơ thượng thọ, không tiên tri chết một cách bất đắc kì tử đâu. (cười)
Nhạc sĩ Y Vân đã chia cuộc đời mình thành những cột mốc 20 năm, còn anh thì sao?
Tôi cũng chia giống vậy.
20 năm đầu là những năm cầm súng, tôi thuộc về cách mạng, quên mất chính mình và gia đình mình, đi theo tiếng gọi của tổ quốc.
40 tuổi là những năm cầm bút, tôi thuộc về chính mình.
Còn năm nay 60 tuổi chắc sẽ cầm một cái khác lớn hơn là cầm sinh mạng của chính mình và đồng loại bằng ngôn ngữ, gần như là thế thiên hành đạo, cũng là mơ ước của mình ngày xưa như mơ ước được làm anh em nhà Tây Sơn, làm con ngựa cho vua Quang Trung cưỡi…
“Trường đồ tri mã lực” (đường dài mới biết ngựa hay), anh thấy mình ứng với câu này ở thời điểm nào?
Ứng ở chỗ gừng càng già càng cay. Tuổi già nhưng tôi rất trẻ, ngay cả suy nghĩ của bọn trẻ thời nay tôi cũng có thể nhập cuộc được, trò chuyện sòng phẳng, chân tình, hai bên tương đương nhau cùng một mặt bằng, tức là không già, chỉ chín chắn thôi.
Năm vừa qua có phải là một năm phi nước đại hiên ngang của ngựa chứng ở thế của người cầm cọ?
Năm vừa qua “thế sự thăng trầm, quân mạc vấn” không chỉ riêng tôi mà cả dân tộc và thế giới đều phải coi lại mình từ thiện thành ác từ ác thành thiện, thái độ sống và chính kiến của con người bị biến thiên, con người với gánh nặng cơm áo gạo tiền lại thay đổi theo cách sống hèn đi. Trong bối cảnh như vậy không có người cầm bút hay cầm cọ nào ham muốn tìm kiếm vinh quang ở đó.
Trở lại với hội họa, mới đây anh vừa ra mắt triển lãm tranh lần thứ 2 với 55 bức sơn dầu được giới trong nghề đánh giá cao. 55 bức sơn dầu lần này mang đến một thông điệp gì?
Năm ngoái triển lãm chủ đề “Ngày sinh của ngựa”, năm nay vẫn trên tư thế của con ngựa hội họa, con ngựa thi ca, con ngựa văn chương điện ảnh nhưng nói về cái chuồng tức là những cái vây quanh nó như gia đình, không gian sống, rộng hơn là xã hội, rộng hơn nữa là thế giới. Đi từ hẹp đến rộng, gần đến xa tạm gọi là cái chuồng ngựa của tác giả.
Thế “cái chuồng” nào anh tâm đắc nhất?
Đó là bức “Siêu thị” vẽ những nhân vật dị dạng không ra hình người với đủ màu da khác nhau đại diện cho thế giới con người chen chúc nhau đến một nơi tạm gọi là siêu thị với siêu thị chiến tranh, siêu thị kinh tế, siêu thị thương mại… Họ mua bán chính cái chết và sự sống của mình.
Trong triển lãm vừa rồi, mỗi bức tranh đều đi kèm với một bài thơ như sự trân trọng của tác giả dành cho người mua lẫn người thưởng lãm, tứ thơ nào Bùi Chí Vinh thấy đã nhất?
Bạn có nhớ bức tranh có tựa là “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”, đó chính là thơ. Bài thơ cổ chứa đựng hội họa. Từ xưa người ta đã cấu tạo nên hội họa trong câu chữ, phản ánh một xã hội điêu linh, thống khổ không có lối thoát. Đó là tiền kiếp tạo nên hội họa thấm dần trong đầu tôi. Bùi Chí Vinh có làm thơ trong hội họa cũng không thể nào hay hơn câu này.
Để sở hữu một bức tranh của Bùi Chí Vinh thì giá “bình dân” cũng cả ngàn đô. Hai năm dành trọn tâm và sức cho hội họa, anh thấy vừa thỏa cái say, vừa sống khỏe chưa?
Hai năm liên tục triển lãm ở hai địa điểm ngay trung tâm thành phố là sự cố gắng hết sức của một người mới bước vào nghề hội họa. Thành quả sau 2 lần triển lãm là lần nào cũng bán được đúng 5 bức tranh. Giá thấp nhất là 500 USD, cao nhất là 3000 USD, trong khi chi phí bỏ ra khoảng 2500 USD. Đó là vinh dự, cũng là khích lệ lớn cho người cầm bút chứ không phải cầm cọ như tôi. Nhưng không vì cảm thấy gây tiếng vang, vẽ được, thu hoạch được mà có thể tiếp tục triển lãm, đó là điều cần phải suy nghĩ lại.
Bức tranh siêu thị
Anh nói cứ như đùa. Triển lãm vừa rồi anh đã đặt hết vốn liếng, sự sáng tạo của mình vào đó, có thất bại đâu mà anh cần phải suy nghĩ lại? Anh làm tôi bất ngờ đấy.
Trước mắt tôi sẽ tập trung viết một cuốn sách viết về quãng thời gian từ nhỏ đến lớn, thống kê và liệt kê tất cả những gì mình làm được trong 7 ngành nghệ thuật từ thời gian 15 tuổi đến giờ. Cuốn sách dàn trải với nhiều câu chuyện về cuộc đời của Bùi Chí Vinh.
Tại sao đang sung sức với hội họa mà anh lại rẽ ngoặt sang hướng khác?
Tôi đã cảm thấy mình chín muồi để viết điều này. Chuỗi thời gian không còn nhiều. Vẽ có thể rất nhanh, tụ tập kinh tế làm một cuộc triển lãm cũng không quá khó, nhưng để viết để lại cho hậu thế thì không hề dễ. Những gì tôi đã làm toàn là tiểu thuyết phục vụ xã hội, chưa có tiểu thuyết cho chính mình. Đã đến lúc phải nhìn nhận lại cuộc đời mình đi qua, né tránh những vấn đề tình cảm riêng tư, chỉ đề cập đến thái độ sống, thái độ yêu nước, thái độ dấn thân của người nghệ sĩ, chiến sĩ trong cuộc sống.
Giả dụ chừng vài năm nữa anh giàu sụ, tranh bán đắt như tôm tươi, hết “bần cùng sinh nghệ thuật” rồi thì ngựa có chứng nữa không, ý là làm điều khác thường nữa đấy?
Gia tài hội họa của Bùi Chí Vinh sau 2 lần triển lãm còn trên dưới 60 bức. Để càng lâu theo thời gian thì tranh càng có giá. Nếu sau này biến thành một gia tài thì Bùi Chí Vinh sẽ trích một phần lớn để giúp đỡ đồng nghiệp của mình. Tôi biết những người có tài thậm chí bằng hoặc hơn mình nhưng chưa được xã hội trọng dụng. Đó là mơ ước từ lâu của tôi.
Tự họa Bùi Chí Vinh
Năm mới, anh sẽ không ngại dành tặng thơ cho độc giả của Tạp chí Nghề báo chứ?
Tôi xin tặng bài thơ “Nỗi buồn ngày xuân” . Người ta sống bằng niềm vui nhiều nhưng cũng có những nỗi buồn, khi dẹp đi nỗi buồn thì sẽ tìm được sự thăng bằng trở lại.
“Mỗi người một nỗi buồn riêng
Làm sao anh dám làm quen nỗi buồn
Anh buồn anh đi ra đường
Hút ba điếu thuốc, hát luôn bốn bài
Sau đó đứng dựa gốc cây
Trước khi thử sức một vài chai bia
Em buồn mới đáng sợ kìa
Thuyền quyên không dám về khuya một mình
Em buồn em chỉ lặng thinh
Hai tay bó gối ngồi rình suốt đêm
Vái trời anh là cột đèn
Anh hắt ánh sáng cho em bớt buồn
Vái trời anh là cái chuông
Anh rung liên tục cho buồn xa em
Vái trời anh là Tề Thiên
Anh thành con khỉ thổi kèn đi dây
Niềm vui anh ở trên mây
Em ở dưới đất nên hay bị buồn
Cái buồn lây đến dị thường
Trần gian một lúc cô đơn 2 người”
Bởi vậy cầu mong mọi người đừng có nên buồn. (cười)
Thùy Giang
Chị Phan Thị Hương Lan – bà xã Bùi Chí Vinh Anh Vinh trút nỗi buồn, những tâm tư, nguyện vọng thầm kín của mình về cuộc đời, sự nghiệp vào tranh. Phải nói buồn thì nhiều mà vui thì ít. Tranh của Bùi Chí Vinh không phải để vỗ về hay an ủi hoặc vẽ những cô gái thơ mộng mà luôn ẩn chứa những điều cay đắng, ghê gớm lắm. Là người vợ, tôi luôn ủng hộ anh hết mình, góp ý với anh khi anh tham khảo ý kiến của vợ. Anh Vinh vẽ tranh là sống vì nghệ thuật chứ không phải vì kinh doanh. Nhiều người muốn sở hữu tranh của anh, khuyên anh giảm giá tranh nhưng anh ấy ngông lắm. Họa sĩ Hồ Hữu Thủ Tôi rất ngạc nhiên và bất ngờ khi đến xem triển lãm tranh của Bùi Chí Vinh. Là một nghệ sĩ, Bùi Chí Vinh vẽ trong hội họa đúng như thơ của mình mang nhiều dấu ấn tâm thức của tác giả. Vinh như giỡn chơi vậy đó, giống như thơ hay cà tửng, nhưng rất sát với tâm hồn của người vẽ. Hội họa là cách để Vinh thoát ra, sống với nó. Như tụi tôi học trường lớp đàng hoàng có tay nghề có kỹ năng thì mình bị mắc vào kĩ thuật của một người thợ. Bùi Chí Vinh không có kĩ năng nhưng không cần thiết, cần thiết là tâm hồn của Vinh chiếu vào. |