Wednesday, December 9, 2015
Một nhà văn lại bị xử bắn
Nhượng Tống (1906-1949)
Năm 1949, tại khu vực Chợ Hôm, Hà Nội, những chiến sĩ biệt động thành công an Hà Nội đã xử bắn Nhượng Tống tức Hoàng Phạm Trân.
Nhượng Tống (1906-1949) là một nhà văn. Vì sao một nhà văn lại bị kết án tử hình và xử bắn? Lý do chính là vì ông tham gia chính trị.
Nhượng Tống, cũng như một số nhà văn khác như Nguyễn Triệu Luật, đều tham gia các đảng phái chính trị. Ngay từ những năm 1927-1930, Nhượng Tống tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Nguyễn Thái Học và 12 yếu nhân khác lên đoạn đầu đài.
Nhượng Tống và các đảng viên tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng người tù Sơn La người ra Côn Đảo.
Năm 1945, Nhượng Tống vẫn theo con đường Tam Dân chủ nghĩa, vẫn là yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đối địch với Việt Minh và Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Đảng phái đối lập, chuyện thủ tiêu nhau như cơm bữa. Việt Nam Quốc Dân Đảng bắt cóc và thủ tiêu Trần Đình Long (1904-1946) Cố vấn Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội; phụ tá ngoại giao của Hồ Chí Minh; ám sát ông Ba Viên (1946); bắt giam ông Trương Trung Phụng một yếu nhân phe thân Việt Minh; bắn bị thương Bộ trưởng Canh nông Bồ Xuân Luật...
Ngược lại, Việt Minh tóm được vị nào của Việt Quốc thì cũng nổ đánh đoàng như trường hợp Trương Tử Anh, đảng trưởng Đại Việt, khi đóng giả nhà sư chạy qua bốt Hành Trống (nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, phố Lê Thái Tổ - Tràng Thi) thì bị phát hiện và bắt lại đem đi cho ăn kẹo đồng.
Nhượng Tống những năm 1945-1949 cũng là thủ lĩnh đảng đối lập với Việt Minh. Thậm chí, khi chính quyền mới được thành lập sau ngày 19/12/1946, ông cũng tham gia. Bởi vậy, không ngạc nhiên gì khi Nhượng Tống trở thành cái gai trong mắt của biệt động thành Công an Hà Nội.
Lệnh xử tử Nhượng Tống được ban hành!
Xuất phát điểm là một người yêu nước từ tuổi 20 đã tham gia đánh Pháp, sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Kết thúc cuộc đời là án tử hình dành cho ông.
Cái quan định luận.
Những người nghiên cứu chuyên sâu về Nhượng Tống cần đọc thêm tiểu sử, hành trạng của ông giai đoạn 1945-1949 trên báo chí để hiểu rõ hơn thái độ hai phe lúc đó quyết liệt ra sao.
Những tờ báo hiếm hoi đó, xin hãy liên hệ với những nhà sưu tầm cự phách như nhà sưu tầm Hoàng Minh (Giấy gói xôi - Sài Gòn); nhà sưu tầm Vũ Hà Tuệ (Sài Gòn); nhà sưu tầm Tạ Thu Phong (Bảo Thư - Hà Nội). Khi tiếp cận với những tư liệu này, vấn đề sẽ rất sáng rõ./.
ThíchBình luậnChia sẻ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment