Trong một
nền dân chủ, báo chí phải được hoạt động tự do không chịu sự kiểm soát của
chính phủ. Các chính phủ dân chủ không có bộ thông tin nhằm kiểm soát nội dung
báo chí hoặc hoạt động của các phóng viên; không có những yêu cầu đòi các phóng
viên phải bị nhà nước kiểm soát, hoặc buộc phóng viên phải tham gia các liên
đoàn do chính phủ kiểm soát.
·
Báo chí tự do thông tin cho công
chúng, buộc các nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm và là một diễn đàn tranh luận
về các vấn đề của quốc gia và địa phương.
·
Các nền dân chủ thúc đẩy sự tồn tại
của báo chí tự do. Một cơ quan tư pháp độc lập, xã hội dân sự với pháp quyền,
và tự do ngôn luận tất cả đều hỗ trợ cho báo chí tự do. Báo chí tự do phải được
bảo vệ về mặt luật pháp.
·
Ở các nền dân chủ chính phủ phải
chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Bởi vậy, công dân phải được biết
về những quyết định mà các chính phủ đưa ra nhân danh họ. Báo chí thúc đẩy
“quyền được biết” này, với tư cách là cơ quan giám sát chính phủ, giúp công dân
bắt chính phủ phải chịu trách nhiệm và chất vấn các chính sách của chính phủ.
Các chính phủ dân chủ cho phép các phóng viên tiếp cận các hội nghị và các tài
liệu công khai. Các chính phủ không hạn chế trước những gì các nhà báo có thể
nói hoặc viết.
·
Bản thân báo chí cũng phải hành động
đáp lại. Thông qua các hiệp hội chuyên môn, các hội đồng báo chí độc lập và “cơ
quan giám sát”, các nhà phê bình trong ngành-những người tiếp thu khiếu nại của
công chúng, báo chí phải có phản hồi trước những khiếu nại về sự thái quá của
mình và chịu trách nhiệm nội bộ.
·
Nền dân chủ đòi hỏi công chúng phải
chọn lựa và đưa ra quyết định. Để công chúng tin tưởng giới báo chí, các phóng
viên phải đưa tin đúng dựa trên các nguồn và thông tin đáng tin cậy. Hành động
ăn cắp tin và đưa tin sai sự thật sẽ làm phản tác dụng báo chí tự do.
·
Các cơ quan báo chí phải thành lập
ban biên tập riêng, không chịu sự kiểm soát của chính phủ, để tách riêng việc
thu thập thông tin và phân tích thông tin khỏi các quá trình biên tập.
·
Các phóng viên không nên bị cuốn
theo công luận, mà phải theo đuổi sự thật ở mức đúng nhất có thể. Một nền dân
chủ cho phép báo chí thu thập và đưa tin mà không phải sợ hãi hay có sự ưu đãi
của chính phủ.
·
Các nền dân chủ thúc đẩy một cuộc
chiến không bao giờ kết thúc giữa hai quyền: Nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia
của chính phủ và quyền được biết của nhân dân, dựa trên khả năng tiếp cận thông
tin của phóng viên. Đôi khi các chính phủ cần hạn chế việc tiếp cận những thông
tin được xem là quá nhạy cảm nếu phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, phóng viên ở các
nền dân chủ có thể thoải mái tìm kiếm những thông tin đó.
No comments:
Post a Comment