"
"Dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992."
Lãnh đạo độc tôn?
Ông phê phán các lập luận của chính quyền về tính hợp thức, hợp hiến của quyền lãnh đạo độc tôn của đảng:"Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định."
"Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm một cách không cần thiết."
Về điểm được ông gọi là "tử huyệt" thứ hai của chế độ liên quan tới "sở hữu toàn dân về đất đai" nhưng "do nhà nước thống nhất quản lý", bài blog nhận xét:
"Càng duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, thì càng gia tăng oán hận của Dân, càng sinh sôi tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, và càng đẩy nhanh quá trình tự hủy diệt của chế độ."
Bình luận với BBC về bài blog này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, cho rằng hai nội dung mà GS Phú đề cập tựu chung chỉ là một vấn đề:
"Giáo sư Phú đặt ra hai vấn đề mà ông gọi là 'tử huyệt,' nhưng tách ra làm hai cho rõ, chứ theo tôi hai vấn đề đó chỉ là một thôi. Đó là dân chủ."
Tuy cách đặt vấn đề của tác giả được cho là thẳng thắn, trực diện và mạnh mẽ, giáo sư Thuyết cho rằng bài blog nằm trong phạm vi một chủ trương về tiếp thu ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp của chính quyền:
"Có lẽ đề tài bài viết của Giáo sư Phú được gợi ra từ việc lấy ý kiến của nhân dân, về bản Hiến pháp sửa đổi bắt đầu từ 01 tháng Giêng vừa rồi.
"Theo ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Hiến pháp của Quốc hội, thành viên của Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp mới, trong lần lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp này, là không có vùng cấm.
"Những vấn đề mà Giáo sư Hoàng Xuân Phú đặt ra, từ trước đến nay vẫn được cho là nhạy cảm, nhưng nay đặt vấn đề lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp sửa đổi, thì cũng không có vùng cấm nào cả.
Tuy nhiên, Giáo sư Thuyết cho rằng việc tác giả bài blog đặt vấn đề và việc chính quyền và đảng tiếp thu ra sao là "hai chuyện khác nhau."
Kêu gọi gỡ bỏ
Trong bài blog, sau khi phân tích các vấn đề được cho là "tử huyệt" của chế độ, tác giả kêu gọi Đảng cộng sản mạnh dạn "gỡ bỏ" các quy định về quyền chính trị và kinh tế độc tôn ra khỏi Hiến pháp. Ông viết:"Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.
"Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân."
Tác giả cho rằng các quy định này "giống loại ma túy cực độc, có thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền," nhưng chúng "cũng tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên."
"Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp," ông kêu gọi.
Giáo sư Phú cũng đưa ra cảnh báo: "Ngược lại, nếu muốn gạt bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, thì có thể sẽ sớm được toại nguyện, nếu tiếp tục duy trì hai quy định ấy trong Hiến pháp, bởi lẽ không có cách phá nào nhanh hơn là tự phá."
nguồn blog HXP
No comments:
Post a Comment