Những
năm gần đây, khả năng tiếp cận những công nghệ trực tuyến bùng nổ đã tăng theo
cấp số nhân. Cùng với đó, Internet cũng giúp gia tăng đáng kể cơ hội tiếp cận
nguồn thông tin phong phú từ dư luận, đưa ra ánh sáng các vụ lạm dụng chức
quyền cũng như thúc đẩy các hoạt động của công dân. Internet đã cung cấp không
gian rộng hơn cho tự do ngôn luận tại các quốc gia dân chủ cũng như tại các
nước vẫn còn bị hạn chế về các phương tiện truyền thông như báo in và phát
thanh truyền hình truyền thống.
Trước thực trạng đó, chính phủ nhiều nước cũng
đã đưa ra các biện pháp để kiểm soát, điều phối và kiểm duyệt nội dung của các
blog, trang web và các tin nhắn.
Các nhà cầm quyền độc đoán đã hiểu được sức mạnh của Internet và đang tích cực giảm bớt tác động của nó
Các nhà cầm quyền độc đoán đã hiểu được sức mạnh của Internet và đang tích cực giảm bớt tác động của nó
Những
nhà cầm quyền tại các nước khác , dù rất tích cực khuyến khích việc sử dụng
Internet để kích thích đổi mới và tăng trưởng kinh tế nhưng lại vẫn tiếp tục
duy trì những hệ thống kiểm duyệt, kiểm soát đa tầng rộng khắp nhằm bóp nghẹt
đối kháng hay phơi bày các tệ nạn như tham nhũng trên mạng. nếu ai đó dám phê
phán chính phủ trên Internet sẽ phải đối mặt với nhiều phiền toái, bỏ tù hoặc
thậm chí là tra tấn.
. Điều này vô hình chung đã tạo ra tâm lý tự kiểm duyệt trong giới nhà báo và các nhà phê bình.
Web 2.0
Tiếp theo sự gia tăng về số lượng người dùng Internet theo cấp số nhân từ năm 2000, sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội trực tuyến đã cho phép người bình thường cũng có thể tạo và phổ biến thông tin. Trong khi các phương tiện truyền thống truyền bá thông tin theo chiều dọc thì những ứng dụng Web 2.0 giúp phát tán thông tin theo chiều ngang, và vì thế ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta trao đổi thông tin.
Hàng
chục triệu dân thường trên khắp thế giới đã trở thành những người xuất bản và
truyền bá thông tin. Họ viết báo; quay video; điều tra các vấn đề nhạy cảm;
bình luận về các chủ điểm chính trị, xã hội và các chủ đề khác. Ở những nước áp
chế các phương tiện truyền thông, các blogger thường đi tiên phong trong nỗ lực
đẩy lùi những giới hạn đối với tự do ngôn luận. không chỉ khuyến khích tự do
bày tỏ quan điểm độc lập mà còn khuyến khích cả việc tự do lập hội. Những ứng
dụng này tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận và tương tác giữa các cá nhân
diễn ra mà không gặp phải rào cản nào về vị trí địa lý. Chúng tạo nên các cộng
đồng dân cư trực tuyến có cùng sở thích cũng như khiến cho việc truyền bá thông
tin trở nên nhanh chóng.
Trấn
áp 2.0
Với
bản chất cấu trúc lan tỏa phẳng ít tầng bậc, mạng Internet không những trao
quyền cho người dân theo những cách thức mà phương tiện truyền thông truyền
thống không thể làm được mà còn khiến luồng thông tin trở nên khó kiểm soát
hơn. Mặc dù vậy, các chính quyền độc tài vẫn nỗ lực hạn chế hoạt động truyền
thông ngang và cản trở hoạt động phổ biến các thông tin trái chiều ở trong
nước. Cho dù mục đích chính là nhằm bịt miệng các nhà phê bình trong nước và
ngăn chặn sự trỗi dậy của các lựa chọn chính trị thay thế, nhưng hoạt động kiểm
soát được thiết lập để đạt được mục tiêu này tất yếu mang tính xâm phạm nhiều
hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều người hơn so với những hạn chế đối với các
phương tiện truyền thông truyền thống.
Một số quốc gia việc truy cập các mạng xã hội Facebook và YouTube đều bị chặn vĩnh viễn hoặc tạm thời. • Việc kiểm duyệt bằng biện pháp kỹ thuật được các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) thực hiện nhằm ngăn chặn việc truy cập một số bài báo hoặc trang web cụ thể trên mạng. Nếu được sử dụng một cách rộng rãi, các phương tiện kiểm duyệt có thể “chặn đứng” một cách hiệu quả các luồng thông tin. Mục tiêu của các phương tiện kiểm duyệt có thể là các từ khóa, đặc biệt các địa chỉ web nhất định hoặc toàn bộ tên miền.
•
Người kiểm duyệt giám sát và tự tay gỡ bỏ các bài viết hoặc công khai hoặc bí
mật gọi điện gây áp lực cho các blogger hoặc người quản lý máy chủ các trang
web phải gỡ bỏ một số nội dung được tải lên các trang nhật ký cá nhân trực
tuyến (blog). Họ đóng cửa hoạt động của các diễn đàn thảo luận trực tuyến bàn
về các chủ đề bị cấm như vi phạm nhân quyền, phê bình các chính khách hay hiện
tượng tham nhũng của các quan chức•
Thay
vì phụ thuộc hoàn toàn vào các biệ pháp can thiệp trực tiếp của các cơ quan
chức năng nhà nước, một số chính quyền ngày càng có xu thế “thuê ngoài” các
công ty tư nhân thực hiện các hoạt động kiểm duyệt và theo dõi – các công ty
này gồm các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty sở hữu máy chủ blog, các
cửa hàng Internet và nhà khai thác mạng di động.
•
Một số chính phủ trả công cho các bình luận viên mật theo đường lối ủng hộ
chính quyền hoặc các trang web hoạt động bằng ngân sách nhà nước để tạo ảnh
hưởng trên các diễn đàn trực tuyến. thuê
khoảng các nhà bình luận thuộc “đội quân 50 xu”. cho mỗi bài viết ủng hộ chính
quyền.
Các
chính phủ độc tài sử dụng các luật về báo chí chống lại việc nhạo báng, phỉ
báng, tiết lộ bí mật quốc gia… để trừng phạt những người chống đối chính phủ
trực tuyến. khởi tố các nhà báo mạng theo các tội danh chung chung nhiều nhà báo mạng bị bắt giam hơn các nhà báo
truyền thống, hoặc do bị khởi tố theo đúng trình tự pháp lý hoặc bị giam giữ
bất hợp pháp.
•
Nếu không bị giam giữ, các blogger và các nhà báo mạng thường bị đe dọa bằng
các biện pháp như giám sát liên tục 24 giờ, quấy rối, bắt giữ vô cớ và thậm chí
là tra tấnn
Sự phản đối của người dân
Mặc
dù ngày càng có nhiều mối đe dọa và kiểm soát, người dân ở các quốc gia thậm
chí có môi trường Internet bị giới hạn cao đã tìm ra những cách sáng tạo để
viết và phổ biến thông tin. trước những kiểm soát ngặt nghèo đối với việc truy
cập, người dân đã chia sẻ các nội dung tải về bằng các con đường ngoại tuyến,
thường bằng USB, một hiện tượng được gọi là “kết nối ngoài”. sử dụng các phương
tiện kỹ thuật số để gửi các tài liệu về những hành động tra tấn ra nước ngoài, thách
thức cỗ máy tuyên truyền trong khi thông qua hệ thống các blog và đĩa DVD bí
mật. xây dựng những quốc gia ảo với một
nhà lãnh đạo ảo cùng với các vị trị khác trong chính phủ do các blogger khác
trong nước đảm nhận để thảo luận các vấn đề chính trị của nước này
.
Người dân cũng có thể sử dụng Internet và điện thoại di động để tiến hành các
hoạt động chống lại chính việc kiểm duyệt.tổ chức các cuộc phản kháng trực
tuyến .
Kết luận
Kết luận
Các công nghệ truyền thông số hứa hẹn luồng thông tin chất lượng cao hơn và tăng cường sự tham gia cũng như hoạt động của người dân và cuối cùng tạo cho chất lượng cuộc sống được nâng cao, tự do được mở rộng.
Các
cư dân mạng và những người ủng hộ cho họ tại các quốc gia cần có các nỗ lực
tích cực để đối phó với những hạn chế dưới nhiều hình thức đối với tự do trực
tuyến. Trong một thế giới kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng, những người
ủng hộ tự do ngôn luận phải đi đầu trong việc bảo vệ và tăng cường tự do
Internet.
NT lươc nguồn Daniel Calingaert và Sarah Cook
No comments:
Post a Comment