Thuật ngữ dân chủ có nguồn gốc từ
tiếng Hy Lạp, “demos” có nghĩa là nhân dân. Ở các nền dân chủ, nhân dân là
người có quyền tối cao đối với các nhà lập pháp và chính phủ.
Mặc dù các nền dân chủ trên thế giới
mang sắc thái khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc và thực tiễn nhất định để
phân biệt một chính phủ dân chủ với các hình thức chính phủ khác.
·
Dân chủ là chính phủ trong đó tất cả
công dân sử dụng quyền lực và thực hiện trách nhiệm công dân một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua những đại diện được bầu lên một cách tự do.
·
Dân chủ là một loạt các nguyên tắc
và thực tiễn bảo vệ quyền tự do của con người; đó là sự thể chế hoá quyền tự do.
·
Dân chủ dựa trên nguyên tắc đa số,
cùng với quyền của cá nhân và các nhóm thiểu số. Tất cả các nền dân chủ khi tôn
trọng ý chí của đa số cũng đồng thời bảo vệ nghiêm chỉnh các quyền cơ bản của
cá nhân và các nhóm thiểu số.
·
Các nền dân chủ chống lại các chính
phủ trung ương tập quyền và phi tập trung hoá chính quyền ở cấp độ khu vực và
địa phương, vì rằng nhân dân phải được tiếp cận chính quyền địa phương và chính
quyền địa phương phải đáp ứng nhân dân một cách tốt nhất có thể.
·
Các nền dân chủ hiểu rằng một trong
những chức năng cơ bản của họ là bảo vệ những quyền cơ bản của con người như tự
do ngôn luận và tôn giáo; quyền được bảo vệ bình đẳng theo pháp luật; được tổ
chức và tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị, kinh tế và văn hoá của xã hội.
·
Các nền dân chủ tiến hành đều đặn
các cuộc bầu cử công bằng và tự do cho tất cả công dân. Các cuộc bầu cử ở một
nền dân chủ không thể là vỏ bọc che đậy cho những kẻ độc tài hay một đảng nào
mà bầu cử là những cuộc cạnh tranh đích thực nhằm dành được sự ủng hộ của nhân
dân.
·
Dân chủ buộc các chính phủ phải tuân
thủ pháp quyền và đảm bảo rằng tất cả công dân đều được bảo vệ bình đẳng trước
pháp luật và các quyền của họ được hệ thống pháp luật bảo vệ.
·
Các nền dân chủ rất đa dạng, phản
ánh đời sống chính trị, xã hội và văn hoá riêng biệt của mỗi nước. Các nền dân
chủ dựa trên những nguyên tắc cơ bản chứ không phải những thực tiễn mang tính
đồng nhất.
·
Công dân ở một nền dân chủ không
những có quyền mà còn có nghĩa vụ tham gia vào hệ thống chính trị và đổi lại hệ
thống chính trị đó bảo vệ các quyền và tự do cho họ.
·
Các xã hội dân chủ cam kết với các
giá trị khoan dung, hợp tác và thoả hiệp. Các nền dân chủ nhận thấy rằng để đạt
được sự đồng thuận đòi hỏi phải thoả hiệp và điều đó không phải lúc nào cũng có
thể đạt được. Theo lời của Mahatma Gandhi “bản thân sự không khoan dung là một
hình thức bạo lực và là cản trở đối với sự phát triển tinh thần dân chủ thực
sự”.
No comments:
Post a Comment