Vì sao sắp có một liên minh chính trị ở
Việt Nam
Sau Hội nghị Trung ương 6 hồi 6
tháng trước, tôi đã cảnh báo cho ông Nguyễn Phú Trọng trong bài “Hành động tự sát
của bác Nguyễn Phú Trọng”. Nhưng ông Trọng đã tiếp tục những
sai lầm ấu trĩ chết người. Lúc đó tôi đã nói rằng nếu ông Trọng không biết dựa
vào dân trong cuộc chiến với ông Dũng thì chắc chắn ông sẽ thất bại và còn bị
trả thù. Ấy vậy mà ông không những không đứng về phía nhân dân mà còn tuyên
chiến với nhân dân một cách ngớ ngẩn. Thay vì bảo vệ các quyền tự do tư tưởng,
ngôn luận để nhân dân chống tham nhũng, suy thoái thì ông lại lên mặt kẻ cả
mắng nhiếc dân là suy thoái và đòi xử lý dân. Do vậy thay vì dựa vào dân để hạ
bệ Nguyễn Tấn Dũng thì bây giờ người mà dân muốn loại bỏ nhất chính là ông. Ông
không chỉ mắng nhiếc, doạ nạt dân mà còn sử dụng hết công suất bộ máy tuyên
truyền để nói và viết những điều thể hiện các ông coi dân như những kẻ ngu dốt
không biết gì. Các ông cổ suý cho những thứ trái với chân lý, đạo lý và cả
những giáo điều của Hồ Chí Minh mà các ông tôn thờ và học tập. Nhưng đúng như Trần Huỳnh Duy
Thức đã nói: “Ai coi thường nhân dân, nghĩ dân không hiểu
biết nên muốn nói gì cũng được thì chắc chắn sẽ phải trả giá”, những lực
lượng trong Đảng trước đây muốn Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi thì bây giờ đang
chĩa mũi tấn công vào Nguyễn Phú Trọng. Ông ta còn sai lầm nghiêm trọng về mặt
chiến thuật khi hướng sự quan tâm của dư luận từ sự bức xúc về chống tham nhũng
và suy thoái kinh tế sang những sự bức bách căng thẳng trước sự áp đặt thô bạo
đối với các quan điểm sửa đổi hiến pháp. Vô tình Nguyễn Phú Trọng đã cho Nguyễn
Tấn Dũng một khoảng thời gian lặng sóng thật đáng giá để xoay sở tình thế và có
được đối sách hiệu quả.
Nguyễn Tấn Dũng dù đã lộ rõ là một
thủ tướng tồi đã phá nát nền kinh tế và làm cho tham nhũng trở nên nghiêm trọng
nhất nhưng vẫn chứng tỏ là một kẻ thừa thủ đoạn chính trị và sẵn sàng trở cờ để
xoay chuyển tình thế có lợi cho mình. Sau 4 năm dựa vào Trung Quốc từ vụ
bauxite Tây Nguyên để có tiền chống sự sụp đổ kinh tế nhanh chóng (nhưng kéo
dài làm nó càng bệnh nặng hơn lệ thuộc hơn) thì nay ông ta xoay qua tìm cách
dựa vào Mỹ và các đồng minh Đông bắc Á của nước này. Nhận định của ông Nguyễn
Xuân Ngãi trong bài viết “Khả năng xuất hiện
bước ngoặt chính trị ở Việt Nam” đang diễn ra đúng như vậy. Nếu
trước đây Nguyễn Tấn Dũng phải dùng bauxite và sự tước đoạt các quyền tự do của
nhân dân Việt Nam để trao đổi với Trung Quốc thì bây giờ tù nhân chính trị và
sự đảm bảo quyền con người cho nhân dân Việt Nam trở thành những giá trị mà
Nguyễn Tấn Dũng đem ra mặc cả với Mỹ. Một trong những điều kiện tiên quyết cho
cuộc đối thoại nhân quyền đáng lẽ diễn ra vào tháng 12 năm ngoái giữa Mỹ và
Việt Nam là phải trả tự do cho luật sưLê Công Định. Nhưng lúc đó Việt Nam tỏ ra
rất cứng rắn và không khoan nhượng. Tuy nhiên tình thế sau đó chuyển biến rất
nhanh đã không cho phép Việt Nam có lựa chọn khác, phải thả Lê Công Định vào
đầu tháng 2 và nối lại các cuộc trao đổi tiền đối thoại với Mỹ. Sau khi đã
thống nhất được chương trình nghị sự cho cuộc đối thoại này, nó được xác định
diễn ra vào 12/4/2013 tại Hà Nội. Mấy ngày qua nó đã tiến triển rất thuận lợi
đến mức phía Mỹ cũng cảm thấy bất ngờ. Điều này làm cho cánh của Nguyễn Phú
Trọng cảm thấy thời thế tuột khỏi tầm tay nên phải làm điều gì đó. Kết quả dẫn
đến sự ngăn cản một cách lén lút Trưởng đoàn đối thoại nhân quyền phía Mỹ (Dan
Baer) gặp luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Đây là những cuộc gặp
mà phía Việt Nam đã không phản đối trên bàn ngoại giao. Dan Baer muốn thể hiện
thông điệp rằng Mỹ đang muốn thúc đẩy sự phát triển của các lực lượng đối lập ở
Việt Nam để sẵn sàng cho thế cuộc thay đổi mạnh mẽ sắp tới. Trước khi Dan Baer
ra Hà Nội để đối thoại nhân quyền, ông ta đã ghé Sài Gòn và dự định gặp luật sư
Lê Công Định nhưng cũng đã bị ngăn cản. Tuy nhiên những hoạt động như thế này
tại Việt Nam sẽ được các quan chức ngoại giao Mỹ tăng cường mạnh mẽ trong thời
gian tới. Đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng và không được sách nhiễu những cuộc
gặp như thế là một kết quả mà cuộc đối thoại nhân quyền vừa rồi đã đạt được.
Chính vì thế mà cánh bảo thủ dưới quyền Nguyễn Phú Trọng đã muốn chứng tỏ cho
Mỹ thấy rằng thực tế không dễ dàng diễn ra như vậy và ai đang là người có thể
điều khiển an ninh Việt Nam. Tuy nhiên đây tiếp tục là một nước cờ sai lầm của
Nguyễn Phú Trọng và sẽ được đưa ra xem xét trách nhiệm trong một cuộc họp Bộ
Chính Trị sắp tới.
Việt Nam đang đứng trước một tình
thế gần như “ngàn cân treo sợi tóc” về kinh tế, xã hội lẫn quốc phòng. Một hành
động phá hoại kiểu như vậy có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng tức thì. Bộ
ngoại giao Mỹ đã chính thức lên tiếng gay gắt về hành động này và yêu cầu Việt
Nam tôn trọng những cam kết. Qua đó họ cũng biểu lộ rằng họ sẽ tạm ngưng thực
hiện những cam kết về phía họ đến khi nào Việt Nam tỏ rõ thiện chí.
Ông Trương Tấn Sang cũng đã không
còn mặn mà với ông Trọng trong việc liên kết hạ bệ ông Dũng. Ông Sang cũng đang
thể hiện thái độ
không phụ thuộc Trung Quốc khiến Nguyễn Phú Trọng trở nên chơi
vơi.
Cũng trong trong bài “Hành động tự sát
của bác Nguyễn Phú Trọng”, tôi đã viết:
"Cần nỗ lực bảo vệ những lực
lượng dân chủ và cả những doanh nghiệp tư nhân thành đạt. Chắc chắn Nguyễn Tấn
Dũng sẽ tập trung vào lực lượng này trước để tiêu diệt họ nhằm tận diệt mọi khả
năng liên kết của các bác. Nhưng đến lúc cần thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ thả tù nhân
lương tâm sau khi đã đạt được sự mặc cả, rồi trở thành nhân vật cải cách vĩ
đại. Người dân đối với Nguyễn Tấn Dũng chỉ là những món đồ để phục vụ cho tham
vọng điên cuông của ông ta mà thôi."
Tôi cũng cho ông Trọng lời khuyên:
"Liên kết mạnh mẽ với các
lực lượng tiến bộ trong và ngoài Đảng để hình thành nên một lực lượng chính trị
thực sự đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Đừng mơ hồ hão huyền sẽ trong sạch
hóa bộ máy lãnh đạo đang tha hóa, thối nát nhanh chóng hơn bao giờ hết. Bác
không còn đủ thời gian và tài cán để làm việc đó trước khi chúng đè bẹp và
nghiền nát bác. Đừng ảo tưởng vào sự trong sạch của mình sẽ giúp bác làm được
như vậy. Thanh liêm chẳng có chút gía trị nào trong cái chiến trường đầy sâu
giòi mà bác đang dựa vào Đảng để chiến đấu. Thanh liêm chỉ có giá trị đối với
quảng đại quần chúng."
Nhưng thật trớ trêu, người sử dụng
những lời khuyên và cảnh báo này lại chính là Nguyễn Tấn Dũng. Cuộc chiến chống
tham nhũng đang moi móc chính cá nhân của ông Trọng. Và sắp tới đây Nguyễn Tấn
Dũng sẽ thúc đẩy một liên minh chính trị như đã có tin đồn vào cuối năm ngoái.
Thanh Hương
No comments:
Post a Comment