Trong dòng thơ Thiền Âu-Mỹ , Lucien Stryk là một gương mặt hàng đầu. Trong gần sáu mươi năm sáng tác, dịch thuật, và giảng dạy về Văn học Á Đông ở Mỹ, ông có thể sánh vai với các đỉnh cao như Kerouac, Ginsberg, Snyder… trong sự nghiệp tập thể của các ngòi bút đã xây nên nhịp cầu văn hóa Đông Tây về thi ca và tư tưởng. Ông đã biên soạn và dịch nhiều tuyển tập thơ văn và kinh tạng Thiền Tông; quen thuộc nhất với độc giả có lẽ là thi tập The Penguin Book of Zen Poetry (1981) do ông tuyển dịch chung với giáo sư Takashi Ikemoto. Những suy nghiệm về thơ và Thiền tông được ông tập hợp trong quyển Encounter with Zen;Writing on Poetry and Zen (1982). Các bài thơ đặc sắc của ông nằm trong thi tuyển Selected Poems in năm 1976.Sinh năm 1924 ở Ba Lan, Lucien Stryk theo cha mẹ làm di dân qua Mỹ vào thời niên thiếu. Từng đi lính trong Thế Chiến Hai với tập thơ Whitman trong ba lô, ông chiến đấu trên trận tuyến phía Nam Thái Bình Dương. Kinh nghiệm chạm trán với cái chết vô nghĩa và bạo lực kinh hoàng của bom đạn đã để lại chấn thương sâu mà nhà thơ chúng ta phải mất nhiều năm tháng để vượt qua. Cuộc đụng độ đầy máu lửa với quân đội Thiên Hoàng đã khơi lên óc hiếu kỳ khiến ông chịu khó tìm hiểu về văn hóa Nhật và thi ca- tư tưởng Á Đông, đặc biệt các dòng văn học Thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản. Thời gian quán định và suy nghiệm sau chiến tranh đã giúp ông đối mặt được hố vực trong tâm hồn mình để bắt đầu viết những bài thơ về quá khứ chết chóc. Mặt khác, quá trình học hỏi và dịch thuật văn thơ Thiền đã ảnh hưởng đậm nét trong thi pháp của Lucien Stryk, tiêu biểu là tập thơ ZEN Poems (1980) và những bài thơ ông viết về những sự vật hay nơi chốn bình dị vào giai đoạn cuối đời. Ông đã bỏ công thu thập để giới thiệu nền thơ MidWest (vùng bình nguyên nằm giữa nước Mỹ) trong hai thi tuyển Heartland I, II. Ngoài ra ông cũng có cảm tình nhiều với Paris và văn thơ Pháp, qua sự giảng dạy của triết gia Bachelard lúc ông du học ở Sorbonne.Để tôn vinh nhà thơ - dịch giả, năm 2009 Hội Dịch Giả Hoa Kỳ đã thành lập giải thưởng dịch thuật dành riêng cho văn học Á châu mang tên Lucien Stryk Prize. Ông vừa qua đời ngày 24 tháng Giêng ở Luân Đôn, hưởng dương 88 tuổi. Mấy dòng ngắn gọn với các bài thơ dịch theo sau là bó hoa của một độc giả Á Đông đưa tiễn một hồn thơ cao quý vào dịp giỗ ông 100 ngày sắp đến.CHÂN PHƯƠNGCÁI HỐĐã hai mươi năm, tôi vẫn nhớMùi xú uế bốc hơi dưới nắng,Cái hố ấy cách xa ít nhất cả trăm thướcKhoảng vũng vịnh nơi bọn này gài đặt súng ống.Núi với non bị bắn phá nát tan.Hiển nhiên bãi biển chúng tôi đã chiếm.Xú khí vẫn dội ngược về.Tôi nghĩ đến mớ thùng rácĐằng sau các tiệm cơm tàuGần nhà, khêu gợi lạ lùng trongMột đêm hè, gợi ý nghĩa choMột cuộc sống khác. Dị biệt là ở đó.Khi ba đứa bọn này, trẻ nhất trongNhóm lính, được phát mấy cây sàoKèm mệnh lệnh phải moi mấy xác lênKhông thì đi theo tử thi luôn, chúng tôiCảm thấy chọc cười kiểu đó thật là thảm não.Và được mấy tay thiện xạ cột mình trên câyDạy cho điệu múa vừa chạy vừa nhảy.THƯ GỬI JEAN-PAUL BAUDOT, MÙA GIÁNG SINHBạn ơi, hôm nay ngày nắng đẹp,tuyết lấp lánh khắp nơi, tôi lại nhớ bạn,bao nhiêu năm rồi, thời niên thiếutham gia Kháng Chiến bị quân Nazi vây hãmtrong hang sâu với mười lăm mạng khácđể sống sót bạn trở thành kẻ ăn thịt người.Được lính Mỹ giải cứu, mùi thịt của đồng chí chếtcòn hôi tanh trong miệng, bạn đã nhào vô đống tuyếttrên vùng Haute Savoie và nuốt tối đa để nôn tháo hết ra,cách nào đó cố làm lại cuộc đời. Từ ấy mỗi bận đông về,khi nhớ lại bạn vẫn liên tiếp ói mửa nhiều ngày.Từ khi nghe bạn thuật câu chuyện ở Mabillon,mỗi lần đông đến tôi lại thấy bạn nằm sải tay chântrên vũng tuyết đầu mùa ,mặt úp vào mùi xú uế.Jean-Paul ơi, một lần nữa tôi viết lá thư cho dùbạn chẳng trả lời, bởi vì tôi phải viết:ngày nay người ta còn làm những việc ghê tởm hơn.Cầu mong bạn, và tất cả chúng ta, được bình yên,trước khi mùa tuyết quay về.ỚN LẠNHCây cối bùng trận pháo hoa,sắc nóng mùa thu nhạt mất.Chuyển động của chiếc lá cuốiđáp xuống bờ ao cạnh mảnh lông chimđứa nhóc lượm đá ném con thiên ngacặp cánh đập tóe nướctrong cuộc chơi nghịch đuổi.Chú sóc xin chực mấy miếng ngon, mang chôncác mẩu thức ăn vào thửa đất riêngtrước khi tiếng gió róc rách như suốicủa một đêm rét căm mò đến.Tôi quay về, buồn ngủ khật khờ,bày chuyện với chiếc lá và đóa hoa héo,qua khỏi bông hồng hấp hối, tôi nhìn thẳngvào tròng mắt lạnh của mặt trời mùa đôngdẫm lên cỏ gai, bồ công anh,và gương mặt cuối cùng trên quả đất.Thức giấc vừa run ớn lạnh, nghequa âm thanh rè rè bản tin buổi sángrỉ máu con số tử vong.SUY TƯỞNGPhải mất ba phần tư thế kỷtôi mới hiểu rađôi mắt nhà thơchẳng cần chớp nháynhư phản chiếu từ nhữngbức tường thủy tinh và thép,không chừng tôi bà convới se sẻ nhiều hơnlà với một chú chim sặc sỡ,hòa nhập với đá với trời,nghe sấm động lan vòngtừ cái lưỡi trái chuông tròn chín,và bình an hiển hiện rõ nhấtvào một ngày thiếu nắng.Tôi biết rằng trần gian nàycần tên hề của vua giàđể chỉ ra thực chất của nó,trò nghịch của tay kim thuật đơn độc,vầng thái dương kia.PHƯƠNG NAMRảo bộ đêm đêm, tôi luôn luôn quay về địa điểm
xa hơn xưởng đồ hộp và mấy ruộng bắp
nơi ngôi nhà nông trại nhìn về phương Nam giữa đám cây cao
tôi mơ tưởng sống đời mình ở đó, mọi sự diễn ra
trong gian phòng tầng trên: đọc sách dưới nắng trời, chuyện trò
với người bạn bên cốc rượu, các bài thơ dài viết nửa đêm
chan hòa ánh trăng sao. Và chẳng có gì được cứu vớt
dù ở đâu bất kể. Khi đã mãn nguyện với cuộc đời ấy,
tôi hình dung một con đường xuống phương Nam
xuyên qua ruộng bắp với lúa mì đến tận vịnh Mễ Tây Cơ!
Mỗi đêm tôi rảo bước để thực tập cho cuộc lữ hành đó.
CHÂN PHƯƠNG tuyển dịch.
Tuesday, April 30, 2013
TIẾC THƯƠNG LUCIEN STRYK
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment