Người Mỹ Da đỏ đã có một nền thi ca
trau chuốt, có lẽ do truyền thống sáng tác những bài ca ngợi ca linh vật đóng
một vai trò tối quan trọng trong di sản văn hóa của họ. Tác phẩm của họ vượt
trội lên bởi sự khơi gợi đầy hình ảnh sống động về thế giới tự nhiên, mà đôi
khi gây hiệu quả hầu như huyền bí. Các thi sĩ Da đỏ cũng lên tiếng về một cảm
thức bi đát việc đánh mất di sản phong phú không gì bù đắp nổi của dân tộc
mình.
Simon Ortiz (1914 -...), một cư dân
tộc Acoma, viết nhiều bài thơ có sức tác động sâu xa dựa vào lịch sử khám phá
những nghịch lý của việc là một người Mỹ Da đỏ trong nước Mỹ ngày nay. Thơ của
ông thách thức các độc giả gốc Anglo -Saxon vì nó thường nhắc nhở họ về sự bất
công và tàn bạo mà một thời cha ông họ đã dành cho người Mỹ Da đỏ. Những bài
thơ của ông cũng là một tri kiến về sự hòa hợp chủng tộc dựa trên sự thông hiểu
sâu sắc lẫn nhau.
Trong tập thơ Star Quilt (Tấm
chăn dệt bằng các vì sao), Roberta Hill Whiteman (1947- ), một người bộ lạc
Oneida, hình dung một tương lai đa văn hóa như là “một tấm chăn dệt bằng những
vì sao trong ánh rạng đông”, còn Leslie Marmon Silko (1948 -...), có một phần
gốc gác là bộ lạc Laguna, sử dụng ngôn ngữ nói và những câu chuyện truyền thống
để sáng tác những bài thơ trữ tình, có sức ám ảnh khó quên. Trong bài “In Cold
Storm Light” (Trong ánh sáng cơn bão tuyết - 1981), Silko tạo được hiệu quả như
trong thơ haiku:
Những con nai tuyết
hiện ra trên trời tuyết băng dày đặc
phóng như bay
chạy nhanh
xoáy quanh những ngọn cây
Gió bão
bài ca màu trắng
lướt đi, lướt đi
trên những cành cây.
phóng như bay
chạy nhanh
xoáy quanh những ngọn cây
Gió bão
bài ca màu trắng
lướt đi, lướt đi
trên những cành cây.
Louise Erdrich (1954-...) là một tiểu
thuyết gia như Silko, sáng tạo những đoạn độc thoại mạnh mẽ giàu kịch tính có
thể xem là những vở kịch được nén lại. Chúng mô tả một cách không khoan nhượng
những gia đình phải đương đầu với tệ nghiện rượu, thất nghiệp và nghèo khổ
trong “vùng bảo tồn” Chippewa.
Trong bài thơ “Family Reunion “ (Gia
đình sum họp - 1984), một ông chú nghiện rượu, thô lỗ trở về sau nhiều năm sống
ở thành phố. Vì ông bị đau tim, người cháu bị hành hạ và là người kể chuyện,
nhớ lại cảnh ông chú đã giết một con rùa lớn cách đây nhiều năm bằng cách nhét
pháo vào con rùa đó. Đoạn cuối bài thơ gắn chú Ray với con rùa nạn nhân của
ông:
Rồi chúng ta tìm lại đường về
Chú Ray
hát bài ca xưa cho người
kéo chú
về nhà. Đôi tay ông đã thành
vây xám
ghì siết vào bảng đồng hồ.
Khuôn mặt ông
mang vẻ kiên nhẫn lạ kỳ, lặng lẽ của
một đứa trẻ luôn luôn
bỏ mặc những vết thương, hay của một
sinh vật đã sống
thời gian dài dưới nước. Và
những thiên thần bay đến
hạ thòng lọng và cáng xuống.
No comments:
Post a Comment