Người
ta vẫn kháo nhau, lên Tây Bắc mà xem con gái Thái tắm tiên. Con gái
Thái da trắng như hoa ban, uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ.
Con gái Thái dịu dàng, hiền thục…
Mới
nghe có vẻ như thô và phàm tục, nhưng với những người đã từng ở Tây
Bắc, hoặc am hiểu văn hóa Thái thì cảnh con gái Thái tắm tiên là một
phần không thể tách rời trong văn hóa Thái và nếu thiếu cảnh trữ tình,
nên thơ ấy, suối ngàn Tây Bắc sẽ kém đi vẻ lung linh huyền ảo. Tây Bắc
sẽ phần nào kém đi vẻ đẹp dung dị nhưng vô cùng lãng mạn, nên thơ.
Người ta
đi ngắm các cô gái hòa mình với thiên nhiên đậm chất hoang sơ và huyền
thoại như ngắm ánh bình minh trong sương sớm, ngắm hoa ban khoe sắc mùa
xuân, hay thả hồn trong một tiếng chim lảnh lót đầu non… chẳng khác nào
được nồng say trong vũ điệu xòe, hay lâng lâng trong men rượu cần ngọt
lịm, một điệu khắp trữ tình… để rồi tự lúc nào thấy mình trong sáng hơn,
biết trân trọng nâng niu những gì mà tạo hóa đã ban cho con người, giúp
con người hướng thiện hơn, có thêm nghị lực, niềm tin, vươn lên trong
cuộc sống.
Các cô gái Thái ngay từ lúc còn nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy cho cách
thắt khăn nơi thắt lưng – “xài yêu” để có được thân hình tuyệt đẹp theo
tiêu chí: “Eo kíu manh po” – nghĩa là thắt đáy lưng con tò vò, giống như
thắt đáy lưng ong của các cô gái miền xuôi. Còn mái tóc luôn được chăm
chút gội bằng các loại lá thơm như hương nhu, sả, bồ kết… và chải chuốt
bằng nước vo gạo nếp. Lại được tắm mình trong không khí trong lành của
thiên nhiên hùng vĩ, bởi vậy cô gái Thái nào cũng cao ráo, trắng hồng,
mái tóc đen dài mềm mại.
Không
những thế, các cô còn rất giỏi trong những công việc nội trợ như làm
ruộng, quay xa, thêu thùa, dệt vải, múa xòe… mà những câu dân ca Thái đã
miêu tả được phần nào: “Nướng quả ớt thơm mùi đĩa chéo/ Đụng vào khung
cửi vải thành hoa/ Tung nắm tấm thành ra đàn gà…”, “Úp bàn tay trái đã
thành hoa đào/ Ngửa bàn tay phải đã thành hoa tươi đất Mường Hỏ/ Ngồi
xổm thêu được thành hình chim phượng hoàng/ Ngồi nghiêng quay sợi thành
chùm hoa so se” (dân ca Thái). Vẻ đẹp chân chất, trong sáng đến mức
thánh thiện của các cô gái Thái đã trở thành nguồn đề tài và cảm hứng vô
tận cũng như làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa…
Bởi vậy, khi ngắm các cô gái Thái dịu dàng trong trang phục truyền thống: váy đen bó sát người, “xửa cỏm” – áo ngắn lung linh đôi hàng “mák pém” – cúc bạc hình bướm, khăn piêu bồng bềnh trên đầu như áng mây xuân sớm tôn sắc hồng má đào thiếu nữ, một dải khăn xanh là điểm nhấn nơi thắt lưng và dây xà tích bạc buông lơi bên hông, mỗi người đều như thấy ngân rung trong lòng một cảm giác thanh cao trước một vẻ đẹp hoàn mỹ đến mức thật khó đặt tên, cứ dư ba trong lòng người và chợt thổn thức dâng dâng trong ký ức mỗi khi xa nhớ về Tây Bắc…
Sau mỗi buổi lao động về, các cô gái nghỉ chân bên suối, làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ, của cha và tinh hoa của núi ngàn chung đúc hàng ngàn năm mới có được. Bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Bởi vậy, khi ngắm các cô gái Thái dịu dàng trong trang phục truyền thống: váy đen bó sát người, “xửa cỏm” – áo ngắn lung linh đôi hàng “mák pém” – cúc bạc hình bướm, khăn piêu bồng bềnh trên đầu như áng mây xuân sớm tôn sắc hồng má đào thiếu nữ, một dải khăn xanh là điểm nhấn nơi thắt lưng và dây xà tích bạc buông lơi bên hông, mỗi người đều như thấy ngân rung trong lòng một cảm giác thanh cao trước một vẻ đẹp hoàn mỹ đến mức thật khó đặt tên, cứ dư ba trong lòng người và chợt thổn thức dâng dâng trong ký ức mỗi khi xa nhớ về Tây Bắc…
Sau mỗi buổi lao động về, các cô gái nghỉ chân bên suối, làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ, của cha và tinh hoa của núi ngàn chung đúc hàng ngàn năm mới có được. Bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Nếu các chàng trai thường chọn nơi vực sâu, nước xiết để vẫy vùng thỏa sức trai thì các cô gái lại tìm nơi dòng chảy nông hơn, kín đáo. Các cô quay mặt vào bờ, ý tứ cởi cúc áo, chiếc váy lúc này được kéo cao che kín khuôn ngực thanh tân, lội xuống nước tới đâu váy được nâng dần lên đến đó. Cho đến khi dòng nước đủ che kín thân mình, các cô gái khéo léo quấn chặt váy trên đầu như một bông hoa, dù bơi lội, đùa nghịch, chiếc váy vẫn không thể rơi được.
Thân hình tuyệt mỹ của các cô gái ẩn hiện dưới dòng nước biếc, thực đấy mà ảo đấy. Các cô hồn nhiên té nước, trong ánh chiều Tây Bắc, từ những bàn tay như bông hoa ban huyền thoại tung lên muôn ánh cầu vồng. Dòng suối như lòng mẹ ôm ấp vuốt ve tấm thân tuyệt mỹ, sỏi đá nơi lòng suối thêm rạng ngời ngần trắng, chim rừng ngưng hót, gió như ngừng thổi, chỉ còn xanh ngắt đến thẫn thờ ngàn con mắt lá của đại ngàn. Tất cả như lặng đi trước kiệt tác của núi ngàn Tây Bắc…
Những
dòng suối của khắp vùng Tây Bắc thường có những cái tên vô cùng thơ
mộng, chở đầy khát vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc, về tình yêu trắng
trong chung thủy: Suối Tiên, Suối Mơ, Suối Xuân…
Không biết có phải từ khi các cô gái Thái khỏa mình trong dòng biếc, những dòng suối già nua trầm mặc chợt nhận ra mình có một trái tim nồng cháy và tâm hồn trẻ trung, rồi cứ mộng mơ, khao khát một cuộc sống bình dị, yên vui – ước mơ cháy bỏng của bao đời? Để rồi những ai được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc trong một chiều các cô gái Thái tắm tiên, chợt thấy mình trong sáng hơn, thanh cao hơn, như được hòa mình cùng đất và người của Tây Bắc huyền thoại…
Không biết có phải từ khi các cô gái Thái khỏa mình trong dòng biếc, những dòng suối già nua trầm mặc chợt nhận ra mình có một trái tim nồng cháy và tâm hồn trẻ trung, rồi cứ mộng mơ, khao khát một cuộc sống bình dị, yên vui – ước mơ cháy bỏng của bao đời? Để rồi những ai được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc trong một chiều các cô gái Thái tắm tiên, chợt thấy mình trong sáng hơn, thanh cao hơn, như được hòa mình cùng đất và người của Tây Bắc huyền thoại…
Trần Vân Hạc
No comments:
Post a Comment