Triển lãm tranh Trần Đán: Rất nhiều
trong một… bức.
Triển lãm tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam – Hà Nội, từ 12 tháng 05 năm 2012 đến 19 tháng 05 năm 2012.
HS Trần Đán nhận hoa chúc mừng
Chiều 12.5. 2012 vào hồi 18 h,
tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã khai trương
triển lãm tranh với chủ đề Huyền Thoại của họa sĩ Trần Đán.
Lễ khai mạc triển lãm có nhiều
nét khác lạ:
Khách đến dự khai mạc chủ yếu
là những bạn hữu của Trần Đán, một số quan chức của hội Mỹ thuật VN và đông đảo các nhà báo, các nhạc sĩ, họa sĩ, đặc biệt có một số nhà văn ở Hà Nội.
Ông Nhà văn Nguyễn Đình Chính
với tư cách là giám đốc Trung tâm UNESCO- Phát triển và & Thể nghiệm Nghệ
thuật Đương đại là người dẫn chương trình. Ông nói “trang trọng là sự thân
tình, lời nói chân tình, là sự ái mộ của anh em, bạn hữu và không có sự hiện
diện của nhiều quan chức”.
Người đọc diễn văn khai mạc là
họa sĩ Đặng Huy Quyển. Ông họa sĩ này cũng chỉ đọc những gì là cần thiết mà xin
kiếu các đại biểu thủ tục kính thưa… Rất gon gàng.
Họa sĩ Đặng Huy Quyển nói lời
khai mạc :
Cái tên Trần Đán, nghe vừa quen vừa lạ.
Cái tên Trần Đán, nghe vừa quen vừa lạ.
Tranh của ông Đán quen ở các galéry: bên nước Mỹ
như Minneapolis MN galéry, Susan Hensel Gallery, Stevens Square
Center for the Arts, và galéry “ artists.de“Dusseldorf Bên nước Đức…
Và tranh của ông Đán lạ trong “ Huyền Thoại” lần
này ở Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam giữa thủ đô Ha Nội
Ký ức lẫn vào tâm thức. Hoài niệm
xáo trộn cùng cuộc sống đương đại. Của tĩnh lặng xa xăm chợt phập phồng cùng
tốc độ. Những cái đẹp hôm nay, trong phút giây hoang tưởng ta thường nhầm lẫn
nó là dĩ vãng. Những quá khứ đọng lại long lanh ngỡ nó đang hiện hữu ngay đây.
Đấy là Trần Đán trong lần “
Huyền Thoại” này.
Tranh anh là một không gian
đồng hiện nhiều chiều. Làm ta thấy “một không gian tròn” có đủ truyền thống và
hiện tại “Đời xưa, đạo nay” và ngược lại.
Tất cả tất cả những gì anh
“bánh đúc ra sàng”- Anh bày ra như phơi gan, phơi ruột về nỗi niềm vừa hỗn mang
vừa da diết
Trần Đán liều lĩnh trong cách
vẽ nhưng lại nhút nhát trong cách đặt tên- “Huyền Thoại” thì non quá, khiêm
nhường quá. Nó chưa tới tầm của tranh anh. Mà nó phải là một “Hỗn mang một cách
trật tự” mới là Trần Đán.
Xin chúc mừng những gì anh đã nắm
giữ trong tay và xòe ra trước mắt bạn bè. Mong rằng anh tiếp tục đem đến sự
ngạc nhiên tiếp theo cho người xem và bạn bè”.
Còn ông họa sĩ Trần Đán (nhân
vật chính) cũng bỏ qua phần chuẩn bị ở văn bản, theo gương ông giám đốc, ông
họa sĩ không đọc diễn văn, cũng nói vo một cách ngắn gọn những gì là cần thiết
nhất ở tranh của ông và lý do ông Về Việt Nam để ra mắt cuộc triển lãm này.
Như thế là hiện đại và cũng là một
thể nghiệm nghệ thuật trong khâu tổ chức chăng?
Tôi nhận xét rằng, có lẽ trong thời
buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đại thông tin hội tụ trong mỗi gia đình
( internet) thì khai mạc như vậy là “bỏ qua hình thức”, “tiết kiệm thời gian”
để nhanh chóng “đi thẳng” vào vấn đề. Tốt.
Đối với người xem, tuy không nhiều,
không ồn ào náo nhiệt, nhưng có thể nói một cách hình thức là có đủ các thành
phần, già, trẻ, gái, trai, thậm chí có cả người nước ngoài tham dự. Đặc biệt
trong những người đến xem, có Chí Đức (người bị an ninh Hà Nội dùng giầy công
an đạp vào mặt), binh nhì Nguyễn Tiến Nam (sinh viên đã bị bắt giam vài bận) và
những người bạn. Họ là những thanh niên có trái tim nhiệt huyết yêu nước,
đã từng hô vang những khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược trong những tháng năm
vừa qua.
Lại nghĩ, tranh của học sĩ Trần Đán
với sự hội tụ thời gian và không gian; giữa quá khứ và hiện tại; giữa trời và
đất; giữa người và động vật… thì sinh viên, bình nhì Nguyễn Tiến Nam do muốn
bảo vệ đất nước mà bị bắt, kỹ sư Chí Đức bị dày an ninh đạp vào mặt, chẳng là
chất liệu để học sĩ Trần Đán có một bức tranh đương đại thú vị của Việt Nam ư?
Có thể đây là những chất liệu trong
tương lai của HS Trần Đán?
Quả thật, với ý tưởng đó, tôi hồi
hộp bước chân vào xem phòng tranh. Nhưng lướt qua một lượt, chỉ thấy: rùa Hồ
Gươm, nỏ thần Triệu Đà, trống đồng Đông Sơn, Kiều – Từ Hải, chùa Một cột, gươm,
ngựa, các cô gái lộ vú… trong một không gian đúng là huyền thoại mà trong đó,
có bức họa sĩ đặc tả riêng , có bức lại là sự hội tụ của cảnh vật, người, quá
khứ, tương lai dồn vào với một ý tưởng và bố cục nhất định.
Tôi không thạo về hội họa. Không
muốn làm mất thời gian của bạn đọc, nên mời các bạn, đọc “toàn văn” phi lộ của
chính Trần Đán về những bức tranh trong cuộc triển lãm mang tên Huyền Thoại
này:
HS Trần Đán trả lời phỏng
vấn.
“ Huyền thoại là một phạm trù nằm
giữa thực tế và trí tưởng tượng. Chúng xuất phát từ một sự cố hay một nhân vật
có thực, đầy ấn tượng, khiến người đời sau muốn mãi mãi ghi nhớ. Chất xúc tác
hiện thực được pha trộn với cái nhiên liệu của trí tưởng tượng, phóng huyền
thoại đi xuyên qua ký ức con người như một phi thuyền viễn xứ. Trọng Thủy Mỵ
Châu, An Tiêm, Phù Đỗng, Hai Bà, vua Lê Rùa Thần, Nguyễn Trãi Thị Lộ là những
huyền thoại. Nói rộng ra nữa thì Đức Phật và Chúa Giê-su cũng là huyền thoại.
Rộng nhất là xem Kiều Từ Hải và Thằng Bờm cũng thuộc về huyền thoại, vì tuy là
những nhân vật văn học hay dân gian tưởng chừng như hoàn toàn hư cấu nhưng chắc
chắn đâu đó có một nhân vật thực mà tác giả và người đời đã mô phỏng theo.
Là một họa sĩ, tôi tìm đến
huyền thoại như những hiện vật nhìn từ góc độ một người đương đại. Tôi trân
trọng ý nghĩa và giá trị truyền thống của chúng. Nhưng cuộc sống hiện đại thay
đổi với tốc độ vũ bão đã thách thức tận gốc các giá trị truyền thống, khiến các
huyền thoại cổ xưa đứng trước nguy cơ lão hóa và bị lãng quên. Vậy độc đáo hơn
nữa có lẻ là câu hỏi liệu chúng có thể được cài đặt những ý nghĩa đương đại?
Làm thế nào để chúng tiếp thu được những đặc tính đương đại vô cùng sinh động
Cốt lõi của nghệ thuật
đương đại là tinh thần thử nghiệm. Nghệ sĩ cũng chẳng khác gì mộtnhà vật lý bẻ
cong ánh sáng hay một nhà sinh học ghép gen. Vậy thì liệu rằng nếu tôi
tái-cấu-trúc các huyền thoại cỗ xưa thì có khả năng nào chúng sẽ “lột xác”
thành những huyền thoại đầy tính đương đại? Các tác phẩm trong cuộc triển lãm
này là thành quả của các cuộc thử nghiệm đầy cam go, thử thách nhưng cũng đầy
hứng thú, để cuối cùng tôi hi vọng đã biến các huyện thoại cổ xưa thành những
gương phản chiếu cuôc sống đương đại trong tất cả bộ mặt phong phú của nó – bi
tráng có, hài hước có, bí ẩn có. Chiến tranh, hòa bình, tình yêu, hân thù, hi
vọng, tuyệt vọng, xưa và nay, hiện thực và tưởng tượng, Đông và Tây cuộn vào
nhau như một tsunami.
Tôi không muốn đấy chỉ là những cuộc
phẩu thuật thẩm mỹ. Các huyền thoại lột xác này sẽ góp phần vực dậy được cái
hồn của cuộc sống đương đại. Hy vọng nghệ thuật đương đại cũng như khoa học
đương đại hoàn toàn cho phép ta có thể làm được việc đó
Vậy mời các bạn cùng tôi bước vào
thế giới huyền thoại”.
4 tranh bị cấm bày trong triển lãm ( không lí do )
Danh sách tranh triển lãm
(tất cả: acrylic trên vải bố)
1- Nỗi khắc
khoải ( 91 x 122 cm, 2008)
2- Giấc mơ thú ( 76 x 101 cm,
2008)
3- Đêm Bờm ( 91 x 91 cm,
2009)
4- Nguồn hứng (76 x 101 cm,
2008)
5- Trần tình ( 76 x 76 cm,
2008)
6- Giả dối ( 122 x 122 cm,
2008)
7- Tự sát ( 91 x 122 cm,
2008)
8- Lòng vị tha (91 x 122 cm,
2008)
9- Kiều thương Từ Hải (91 x
122 cm, 2009)
10- Phản bội ( 91 x 122 cm,
2008)
11- Đêm khai sinh ( 122 x 152
cm, 2009)
4 tranh bị cấm bày trong triển lãm ( không lí do )
No comments:
Post a Comment