Não bộ xử lý 400 tỷ bít thông tin
trong 1 giây. Nhưng chúng ta chỉ nhận biết được 2000 bít trong số đó. Điều này
có nghĩa là thực tại luôn diễn ra trong bộ não chúng ta.
Nhưng tôi chỉ sống qua những gì
mắt thấy tai nghe. Ta chỉ quan tâm tới hiện thực không phải cái thế giới mập mờ,
siêu hình đang biến đổi không ngừng.
Đôi mắt là một cái máy quay
phim ghi nhận thông tin và lưu trữ dữ kiện nhưng ta không nắm bắt được chút gì
cho đến khi ta thật sự nối kết tất cả thông tin với nhau vì thế các giác quan cần
một bộ phận biên tập để nối các dữ kiện lại với nhau tổng hợp lại thành thước
phim về cái gọi là cuộc sống của ta, thế giới của ta.
Nếu não bộ xử lý 400 tỷ bít thông
tin và nhận thức của ta chỉ là 2000 bít, điều đó thực tại luôn diễn ra trong
não bộ chúng ta. Não nhận thông tin đó nhưng chúng ta vẫn chưa hấp thụ nó.
Nhưng nếu chúng ta tiếp cận những kiến thức và thông tin vượt ngoài những lối
mòn tư duy thông thường (2000 bít) (Thông tin kiến thức của vật lý lượng tử, Phật
pháp…) và bộ não phải suy ngẫm - chúng ta suy ngẫm và kiểm tra lại mọi giả thiết
khả thi và tiềm năng và liên kết hiểu biết với kinh nghiệm của ta về những gì
ta biết và lặp đi lặp lại liên tục (Thiền) khi đó não bộ bắt đầu hấp thu hai
liên kết thần kinh độc lập và tạo ra những tầm nhìn mới và nó giống như ánh đèn
flash soi rõ những dữ kiện vượt ngoài 2000 bít thông tin về cơ thể chúng ta về
thời gian và môi trường xung quanh một cách từ từ mở ra những cái nhìn mới -
quá trình này gọi là hiện thực hóa. Đó có thể là một cuộc sống của ta trong quá
khứ hoặc trong tương lai hoặc trong thực tại song song với thực tại này (thế giới
II). Giấc mơ có thể đang cố nói cho ta biết sự thật- nếu ta tin đó là sự thật.
sao cơ học lượng tử lại quan
trọng. Có 3 trả lời.
1- Theo cách nhìn thực dụng nhất
thì nó chẳng tạo nên khác biệt gì cả (thí dụ bạn vẫn phải đi làm, sống với môi
trường xung quanh)
2 - Nó thẩm thấu qua mọi thứ, đặc biệt là thế giới điện tử - đó là hiệu ứng
cơ học lượng tử.
3- Đó là vấn đề cơ bản của triết
học (quan trọng nhất) vì triết học luôn quan tâm đến việc phá vỡ các giả định về
thế giới
Cơ học cổ điển và cơ học lượng tử
đưa ra 2 cách tư duy khác nhau về cách vận hành thế giới và về bản chất của con
người
Cơ học cổ điển coi con người là
không có kinh nghiệm ý thức nếu đó là sự vận động của thế giới này, con người
cư xử theo cách đó. Máy hỏng thì vứt vào xọt rác.
Cơ học lượng tử: thế giới không
phải là một cỗ máy vận hành đều đặn như chiếc đồng hồ mà nó giống như một thực
thể hữu cơ liên kết bậc cao vượt ra ngoài giới hạn không gian và thời gian
Những gì tôi nghĩ, hành xử gây ra
tác động tới bản thân ta và ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới.
Vì thế thay đổi thế giới quan là
cục kì quan trọng vì đó cũng là vấn đề luân lý và đạo đức.
Thế giới hạt nguyên tử là gì?
Đó là một thế giới điên rồ những
thí nghiệm năng lượng cực lớn, không gian cực nhỏ, thời gian cũng cực nhỏ.
Kết qua của nó đã làm thay đổi hoàn toàn tư duy, cảm
xúc, trực giác. Nó có một lý thuyết từ một
hệ thống vô cùng phức tạp khác biệt hoàn toàn những quan điểm thực tiễn vốn đã
thành công rực rỡ.
Nó rất trái khoáy, ngược đời mà lại không thể bác bỏ được.