Nguyễn Nhật Hoàng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa nằm xuống chưa kịp an táng đã có rất nhiều ý kiến nhao nhao phải lập tức đặt tên đường
phố theo tên ông. Có người lại chỉ thẳng đổi tên phố Tràng Tiền, Hàng
Khay, Tràng Thi gộp làm một thành phố Võ Nguyên Giáp(VNG)…Thật cám cảnh
cho cái tâm lý a dua như kiểu đám trẻ con thấy một đứa khóc các đứa kia
cũng òa khóc theo…
Đáng lẽ một vị tướng tài ba có nhiều công
lao với dân tộc, với đất nước như thế thì khi ông bị vu oan, bị coi
thường…người yêu quý ông thật sự phải dám đứng ra tuyên bố, đấu tranh
trả lại danh dự cho tướng Giáp; Đáng lẽ khi tướng VNG còn sống gửi thư
về những việc quốc kế, dân sinh mà không được trả lời, giải thích rõ tại
sao phải phá hội trường Ba Đình, phải khai thác Bô xít Tây nguyên…thì
những người tôn trọng ông phải lên tiếng, có ý kiến đấu tranh chứ…
Nhưng không!
Nay ông VNG qua đời người ta mới tổ chức
tang lễ quá rùm beng, hình thức, tốn kém có thật lòng không? Báo chí
nhao nhao ca ngợi đến mức không còn biết chọn bài nào để đọc vì nó quá
nhiều, quá nhàm.Có báo còn đăng ý kiến người từng phục vụ đại tướng nói
sai sự thật nhằm mục đích gì?…Người ta không biết rằng, lịch sử là công
minh nhất, mọi sự tung hô hay vùi dập quá mức đều vô ích.
Hiện tượng này làm người ta thấy vô lối
cũng như những ý kiến hấp tấp đặt tên cho ông VNG vào con đường nào. Đặt
tên ai vào một con đường, một công trình…với mục đích vinh danh con
người ấy, từ đó động viên các thế hệ sau noi theo tấm gương của vĩ
nhân…Như vậy, nếu đặt tên ai đó không xứng đáng vào con đường, công
trình sẽ gây phản cảm, không có ý nghĩa giáo dục, ngược lại còn có hại
cho chính người được mang tên để đến lúc nào đó sẽ phải thay đổi.Ví dụ
như thành phố Vongagrad, Peterburg của nước Nga thời Xô viết đổi thành
Stalingrad, Leningrad…nay đã phải trả lại cái tên cũ. Công viên Thống
Nhất ở Hà Nội một thời hứng lên đặt tên là Lê- nin sau nhiều người không
muốn vào lại phải trả lại tên Thống Nhất. Cái tượng ông tổ “chuyên
chính vô sản” phản động ở vườn hoa Điện Biên Phủ sẽ để đó được bao
lâu?..
Mỗi khi thay đổi một tên làng, tên phố là
vô cùng tốn kém và phức tạp. Mọi giấy tờ phải thay đổi hết sức tốn kém,
nhiều thế hệ người phải mất công tìm tòi, định hướng lại khi muốn đến
đó.Ở các nước dân chủ ít sùng bái cá nhân và mục đích chính trị chủ yếu
các đường phố đặt tên theo số rất dễ nhớ, dễ tìm, đơn giản trong mọi thủ
tục giấy tờ, đỡ tốn kém trong mọi ghi chép, giao dịch. Chỉ những vĩ
nhân qua thời gian được khẳng định chắc chắn về nhân cách, công lao, tài
giỏi…khi thấy tên cả dân tộc, thế giới tự hào, kính nể thì mới đặt tên
phố như Vichto Huygo ở Paris, Washington ở New York…Với các nước dân
chủ, đa nguyên, đa đảng, báo chí tự do thì việc khẳng định phẩm chất một
nhân vật quan trọng (VIP) còn dễ vì bất kể VIP nào cũng bị đảng đối lập
săm soi, báo chí tư nhân vọc vạch, soi mói, trưng ra giữa thiên hạ,
nhất là cái sai, cái xấu. Ngược lại các nước độc tài, báo chí được “định
hướng” chỉ được nói, tâng bốc về cái tốt mà không được nói về nhược
điểm của VIP thì rất khó biết vàng, thau, đất sét hay phân tro…Có khi
phải hàng trăm năm sau mới có thể khẳng định chắc chắn nhân cách, công
lao, tài giỏi về một VIP trong chế độ độc tài, toàn trị. Hiện nay, ngay ở
VN tôi thấy mỗi khi đi qua một số phố mới đặt tên mà thấy áy náy.Ví như
khi qua phố Nguyễn Văn Linh lại nhớ hội nghị Thành đô; qua phố Phạm
Văn Đồng nhớ công hàm 1958, quyết định 58 cho tướng VNG làm chủ tịch ủy
ban sinh đẻ kế hoạch; qua phố Trường Chinh nhớ cải cách ruộng đất cực
kỳ dã man, tàn bạo, mọi rợ; qua phố Lê Duẩn nhớ thời bao cấp cực kỳ đói
khát, cơ cực hầu hết trẻ em suy dinh dưỡng, cả thế hệ còi cọc, nhớ vụ
Kim Ngọc, Năm Châu Sáu Sứ, luyến tiếc phố Nam Bộ thân thương; qua phố Lê
Đức Thọ nhớ nhân vật kinh khủng Beria trong chế độ xô viết…Đành rằng,
“nhân vô thập toàn” nhưng đã là VIP thì những sai lầm ảnh hưởng nguy hại
đến giang sơn, đất nước, dân tộc, quốc kế dân sinh…thì không thể bỏ
qua.
Với đại tướng VNG theo tôi không phải chờ
thời gian thẩm định cũng có thể đặt tên ông vào một đường phố nào đó.
Tuy nhiên, tôi cực lực phản đối nếu đặt tên ông vào phố Tràng Tiền-Hàng
Khay, Tràng Thi-Những con phố đã in đậm dấu ấn lịch sử, rất quen thuộc
thân thương với dân VN và quốc tế. Những con phố này sầm uất, nhộn nhịp,
là bộ mặt phố phường Hà Nội, thay tên khác sẽ mất đi nhiều giá trị lịch
sử, văn hóa, đặc biệt sẽ gây vô cùng tốn kém về kinh tế. Khách sạn Rex ở
TP Hồ Chí Minh sau năm 1975 đặt lại tên khác nhưng thời gian dài ít
khách biết nên phải trả tên cho nó. Mặc dù Sài Gòn thay là HCM từ bao
năm nay nhưng nhiều giao dịch vẫn phải lấy tên Sài Gòn, mọi người vẫn
gọi là Sài Gòn. Trên chiếc vé máy bay vẫn là SNG…Cái tên phố không chỉ
có ý nghĩa lịch sử, giáo dục, vinh danh mà nó còn là một thương hiệu có
giá trị thương mại. Thử hỏi, nếu sắp tới phố Huế (Hà Nội) đột nhiên mang
tên khác thì hoạt động thương mại, SX KD của ngàn vạn cửa hàng, cửa
hiệu sẽ bị thiệt hại như thế nào….Thời gian qua rất nhiều đường phố ở
HN, TP HCM, các thành phố, thị xã…đặt tên bừa bãi, thay tên soành soạch,
tên dài…là rất ngu xuẩn, phá hoại về nhiều mặt. Mấy năm trước còn rộ
chuyện người ta đi vận động, đút lót để con đường nọ, kia mang tên ông,
cha mình. Họ tưởng cứ đặt cái tên vào đó là dân ta mãi mãi tôn vinh?
Việc đặt tên phố cho đại tướng VNG là
xứng đáng nhưng theo tôi không có gì phải hấp tấp. Hay để thời gian
nghiên cứu chờ đợi có một đường phố xứng đáng. Hiện nay mỗi thành phố ở
VN hàng năm xuất hiện hàng trăm con đường, đại lộ khang trang, rộng rãi
hơn các đường cũ. Hãy bình tĩnh chọn một con đường mới xứng đáng nào đó
đặt tên cho tướng Giáp. Việc vinh danh cũng không phải “nước sôi, lửa
bỏng” như bão lụt ở miền Trung hàng vạn dân ta đang màn trời, chiếu đất,
đói, khát, bệnh tật, mùa màng gia sản chẳng còn gì; những Trịnh Nguyễn,
Văn Giang, Dương Nội…đang rên xiết dưới sự trấn áp của công an, côn đồ
với dân oan mất đất, nguy cơ đổ nhiều máu bất cứ lúc nào…còn cấp bách
hơn nhiều. Hãy khẩn trương cứu những đám người dân ấy, biết đâu trong
những đứa trẻ đang khắc khoải trong bần hàn, nghèo đói do mất cửa, mất
nhà, mất ruộng nương kia sau này có đứa trở thành người như đại tướng
VNG, đại thi hào Nguyễn Du, giáo sư Ngô Bảo Châu…
Hãy làm những việc cấp bách còn chuyện vinh danh không phải hấp tấp!
NNH
Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tuần lễ vừa qua đang khuấy động xã hội miền Bắc một cách tích cực hơn bao giờ hết. Từ Quảng Bình ra tới Hà Nội, người dân xôn xao với những cảm nghĩ vừa giống lại vừa khác nhau, nhưng nhìn chung là sự tiếc thương thành thật một danh tướng Việt Nam vừa vĩnh viễn ra đi, mặc dù ông đã sống vượt sự tưởng tượng của rất nhiều người: 103 tuổi.
Những câu chuyện tư riêng buồn bã ấy đã theo ông hơn 50 năm. Ngắt nửa đời còn lại của ngôi sao Điện Biên Phủ và nhấn chìm nó vào sự lãng quên. Thế lực chính trị từ thời đại Lê Duẩn trở đi đã vùi dập một con người mà hàng trăm nhân chứng còn sống tới nay sẵn lòng lên tiếng khi được hỏi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm xuống cũng là dịp cho báo chí lấy công chuộc lại những sai lầm của họ từ nhiều chục năm qua. Sự im lặng do bị cấm đoán từ Ban Tuyên giáo của nhiều đời Tổng bí thư đã khiến báo chí trở thành giấy bản và trên ấy người ta không thể tìm ra ba chữ Võ Nguyên Giáp ngay cả những dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ quan trọng. Có lẽ do im lặng quá lâu nên khi được nói những điều cần nói, báo chí vận dụng hết tất cả ngôn ngữ hay ho, có cánh nhất để viết về một vị danh tướng cô đơn, đã làm nên lịch sử và cũng bị chính lịch sử ấy cùng với đồng lõa của nó bỏ quên.
Điều làm người đọc báo ngạc nhiên trong mấy ngày qua khi hai từ đúng nhất dành cho ông là “danh tướng” lại không thấy báo chí sử dụng vào những cái tít, mà thay vào đó là những câu chữ hết sức lạc điệu nếu không muốn nói là quá đáng. Những cụm từ nâng cao ông lên nhưng không chứng minh hay thuyết phục được người đọc có nhãn quan trung tính khiến câu chữ mất hết tác dụng. Chỉ là một nhà giáo hiền lành sống cuộc đời đạm bạc sau khi bị cô lập, nay người ta nâng ông lên thành “nhà văn hóa” khiến nhiều người ngạc nhiên tự hỏi liệu sự vượt cấp này sẽ làm một người chứng ngộ như ông cảm thấy ra sao?
Như chưa đủ thỏa mãn, một tờ báo lớn phong thánh cho ông qua cái tựa “Nhân dân sẽ tôn thờ ông như một vị thánh” Giáo sư sử học Lê Văn Lan thì cho rằng “từ nhân tướng, ông sẽ trở thành thánh tướng sau này”.
Cũng phong thánh nhưng nhà thơ Ngô Minh phong trong một ý nghĩa khác, thánh đối trọng với quỷ, những con quỷ đã hãm hại người hiền:
“Mở mắt ra mà nhìn hỡi kẻ tị hiềm
Ngững ngày này cho đến muôn sau
Tướng Giáp đã thành Thánh
Thánh trên TRỜI
Thánh giữa LÒNG DÂN
Hãy nhìn những dòng người trẻ già trai gái Hà Nội, Mường Phăng,
Nước mắt mặn nối nhau về 30-Hoàng Diệu
Dòng người chợ Tréo, Đông Hà, Đồng Hới, Huế, Trường Sơn,
Nước mắt mặn dắt nhau về bờ Kiến Giang An Xá
Nấc nở khóc vị tướng của lòng mình
Khóc một MẶT TRỜI vừa tắt !
Hãy mở mắt to ra mà nhìn hõi kẻ tỵ hiềm
Các vị còn sống đấy chứ? Nếu chết rồi thì con cháu hãy ghi
Một thời tim khô mắt tròn mắt dẹt
Dở thói côn đồ vu vạ anh hùng
Bôi đen lịch sử, đổi tráo tuổi tên…
Toan đánh hạ tướng uy danh lừng lẫy”
Báo chí với những nhận định ưu ái nhưng khó tránh tranh cãi ấy ngày một nhiều hơn trên các trang mạng xã hội hay trang blog nổi tiếng. Ban đầu còn ít, càng gần ngày quốc táng sự tranh cãi gay gắt càng nhiều hơn nhất là hiện tượng được gọi là “nhẫn” nơi vị tướng lừng danh này.
Trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ Có Kế hoạch, người ta không tin vào chữ “nhẫn” mà đại tướng từng xác định. Sự im lặng kéo dài được hiểu là “cam chịu”, một trạng thái rất gần với “hạ mình”, nhịn nhục. Vài người còn lớn tiếng gom vào một tính từ “nhục”.
Những hạt sạn ấy làm rất nhiều người cảm thấy bất an. Cả hai bên, viên sạn “vụ án xét lại chống đảng” và chức vụ “nhục là chính” làm người ta thương và trách ông. Lý tính và cảm tính không thể đồng hành, cả hai vẫn mạnh ai nấy giữ tình cảm ẩn chút xót xa đối với vị tướng đã một thời oanh liệt.
Một trong những comment rất kiềm chế xuất hiện trước tiên sau khi đại tướng mất là của nhà báo Đoan Trang. Trên trang blog cá nhân của mình cô viết:
“Ông đã chọn cách im lặng, không phải vì ông hèn, mà vì ông là trí thức, và vì ông thấy cần phải giữ gìn sự đoàn kết cho đại cuộc” – một người thân của ông có lần nói với tôi như thế.
Tôi không có ý kiến. Vì tôi không ủng hộ lối tư duy “nhẫn nhịn, im lặng trước cái xấu, vì đại cuộc”. Nhưng tôi lại cũng nghĩ,nếu Võ Nguyên Giáp lên tiếng mạnh mẽ từ những năm ấy, ông chắc sẽ không tránh khỏi số phận của Trung tướng Trần Độ sau này.”
Không nhẹ nhàng như Đoan Trang, nhà báo Phạm Thành cũng là một chiến binh Điện Biên Phủ, có những giòng chữ cay đắng hơn, tuy nhiên trong cái cay đắng ấy người ta nghe được mùi mặn của máu và nước mắt:
“Đại tướng ra đi, người lính năm xưa của Đại tướng thấy mừng hơn là buồn. Cứ tưởng tượng đến các tướng lĩnh dưới trướng Đại tướng, mấy triệu binh sĩ trong đội quân của Đại tướng, ở dưới âm phủ đợi Đại tướng đã lâu, nay quân, tướng được gặp mặt nhau, “tay bắt mặt mừng”, nói nói cười cười, tâm tâm tư tư… thì Đại tướng như trở về Đại gia đình binh sĩ, chỉ có vui chứ làm gì có buồn?
Vui, nhưng Đại tướng đừng quên, có lúc Đại tướng làm Trưởng ban Dân số, lo sinh, lo đẻ đúng kế hoạch cho dân nước mình nữa đấy.
Chúc cho Đại tướng, dù ở đâu cũng là nhà quân sự tài ba, đánh nhau giỏi; nhà kiến trúc lỗi lạc, chăm lo cho dân nước mình sinh đẻ đúng kế hoạch.
Âm phủ như thế là vẹn cả đôi đường. Có tướng tài, có người làm lính cho Đại tướng cầm quân đi đánh nhau, lo gì cách mạng xã nghĩa của nước mình không tiến lên đến thế giới đại đồng, lo gì nhân dân không ngưỡng mộ, lo gì thế giới không ngợi khen?
Người lính năm xưa của Đại tướng chỉ lưu ý với Đại tướng một điều, Đại tưởng chớ đem chữ “Nhẫn” ra dạy cho sĩ quan và binh lính để hưởng sự yên ổn, thái bình. Đại tướng mà dạy như thế chẳng ai chịu đi lính, chẳng ai chịu hy sinh cho Đại tướng nữa đâu. Như thế Đại tướng lấy đâu quân lính, lấy đâu ra “nhất tướng công thành vạn cốt khô” để Đại tướng làm Đại tướng, làm Tổng Tư lệnh? Như thế sự nghiệp chấn hưng Chủ nghĩa xã hội dưới âm phủ của Đại tướng sẽ không thành.”
Nguyễn Ngọc Tư có cái nhìn theo góc của ngữ nghĩa này.
“Mà ông tướng đó cũng không phải ruột thịt, hay họ hàng xa, hay láng giềng ở cạnh nhà. Ông giỏi thì khỏi nói, cái đó cả thế giới chịu rồi, “nhưng tụi mình đâu phải thương chỉ mỗi chuyện đó”, bạn quệt cùi tay chùi nước mắt, nói “nghĩ tới ông như là nghĩ tới ông nội mình, không hề có cảm giác xa xôi vĩ đại”. Bàn bên mấy anh đòi nợ mướn cũng thôi chửi thề một con nợ khó nhằn, một anh buột miệng “nhìn ổng hiền như con cọp ăn chay”. Màn hình đông chừng mười lăm giây nụ cười hồn hậu của ông tướng. Tự biết trong lòng người dân, hình ảnh ấy còn đọng lại rất lâu.
Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tuần lễ vừa qua đang khuấy động xã hội miền Bắc một cách tích cực hơn bao giờ hết. Từ Quảng Bình ra tới Hà Nội, người dân xôn xao với những cảm nghĩ vừa giống lại vừa khác nhau, nhưng nhìn chung là sự tiếc thương thành thật một danh tướng Việt Nam vừa vĩnh viễn ra đi, mặc dù ông đã sống vượt sự tưởng tượng của rất nhiều người: 103 tuổi.
Một danh tướng cô đơn
Ông mất vào buổi chiều ngày 4 tháng 10 nên suốt đêm đầu tiên không có một biểu hiện gì đáng kể. Thế mà sáng hôm sau, bắt đầu từ chiếc cổng màu vàng quen thuộc của căn nhà số 30 đường Hoàng Diệu Hà Nội, người dân bắt đầu tập trung ngày một đông dần. Ban đầu là len lén nhìn, sau đó là áp sát vào chiếc cổng cũ kỹ mà chừng như gần một thế kỷ trôi qua không được trùng tu. Cái cổng nhà ấy làm người biết ông càng chạnh lòng hơn khi so sánh nó với ông khác nào những hoang phế lịch sử. Chiếc cổng còn đó tiếp tục làm vật chứng khi chủ của nó đã ra đi mang những mẩu chuyện riêng tư của ông trở về cát bụi.Những câu chuyện tư riêng buồn bã ấy đã theo ông hơn 50 năm. Ngắt nửa đời còn lại của ngôi sao Điện Biên Phủ và nhấn chìm nó vào sự lãng quên. Thế lực chính trị từ thời đại Lê Duẩn trở đi đã vùi dập một con người mà hàng trăm nhân chứng còn sống tới nay sẵn lòng lên tiếng khi được hỏi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm xuống cũng là dịp cho báo chí lấy công chuộc lại những sai lầm của họ từ nhiều chục năm qua. Sự im lặng do bị cấm đoán từ Ban Tuyên giáo của nhiều đời Tổng bí thư đã khiến báo chí trở thành giấy bản và trên ấy người ta không thể tìm ra ba chữ Võ Nguyên Giáp ngay cả những dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ quan trọng. Có lẽ do im lặng quá lâu nên khi được nói những điều cần nói, báo chí vận dụng hết tất cả ngôn ngữ hay ho, có cánh nhất để viết về một vị danh tướng cô đơn, đã làm nên lịch sử và cũng bị chính lịch sử ấy cùng với đồng lõa của nó bỏ quên.
Điều làm người đọc báo ngạc nhiên trong mấy ngày qua khi hai từ đúng nhất dành cho ông là “danh tướng” lại không thấy báo chí sử dụng vào những cái tít, mà thay vào đó là những câu chữ hết sức lạc điệu nếu không muốn nói là quá đáng. Những cụm từ nâng cao ông lên nhưng không chứng minh hay thuyết phục được người đọc có nhãn quan trung tính khiến câu chữ mất hết tác dụng. Chỉ là một nhà giáo hiền lành sống cuộc đời đạm bạc sau khi bị cô lập, nay người ta nâng ông lên thành “nhà văn hóa” khiến nhiều người ngạc nhiên tự hỏi liệu sự vượt cấp này sẽ làm một người chứng ngộ như ông cảm thấy ra sao?
Như chưa đủ thỏa mãn, một tờ báo lớn phong thánh cho ông qua cái tựa “Nhân dân sẽ tôn thờ ông như một vị thánh” Giáo sư sử học Lê Văn Lan thì cho rằng “từ nhân tướng, ông sẽ trở thành thánh tướng sau này”.
Cũng phong thánh nhưng nhà thơ Ngô Minh phong trong một ý nghĩa khác, thánh đối trọng với quỷ, những con quỷ đã hãm hại người hiền:
“Mở mắt ra mà nhìn hỡi kẻ tị hiềm
Ngững ngày này cho đến muôn sau
Tướng Giáp đã thành Thánh
Thánh trên TRỜI
Thánh giữa LÒNG DÂN
Hãy nhìn những dòng người trẻ già trai gái Hà Nội, Mường Phăng,
Nước mắt mặn nối nhau về 30-Hoàng Diệu
Dòng người chợ Tréo, Đông Hà, Đồng Hới, Huế, Trường Sơn,
Nước mắt mặn dắt nhau về bờ Kiến Giang An Xá
Nấc nở khóc vị tướng của lòng mình
Khóc một MẶT TRỜI vừa tắt !
Hãy mở mắt to ra mà nhìn hõi kẻ tỵ hiềm
Các vị còn sống đấy chứ? Nếu chết rồi thì con cháu hãy ghi
Một thời tim khô mắt tròn mắt dẹt
Dở thói côn đồ vu vạ anh hùng
Bôi đen lịch sử, đổi tráo tuổi tên…
Toan đánh hạ tướng uy danh lừng lẫy”
Báo chí với những nhận định ưu ái nhưng khó tránh tranh cãi ấy ngày một nhiều hơn trên các trang mạng xã hội hay trang blog nổi tiếng. Ban đầu còn ít, càng gần ngày quốc táng sự tranh cãi gay gắt càng nhiều hơn nhất là hiện tượng được gọi là “nhẫn” nơi vị tướng lừng danh này.
Giữ gìn sự đoàn kết cho đại cuộc
Câu chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị cô lập và hãm hại qua hai vụ án được nhiều người biết đến rất mù mờ trước đây được nhà báo Huy Đức hé bức màn “Vụ án xét lại chống đảng” và “Năm Châu – Sáu Sứ” chi tiết hơn khiến nhiều người nổi giận. Vừa thương vừa trách. Người ta không thể hiểu được tại sao ông im lặng chịu đựng những năm tháng lao lý và cả những cái chết oan khuất của các đồng chí dưới quyền nhưng vẫn không lên tiếng minh oan cho họ.Trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ Có Kế hoạch, người ta không tin vào chữ “nhẫn” mà đại tướng từng xác định. Sự im lặng kéo dài được hiểu là “cam chịu”, một trạng thái rất gần với “hạ mình”, nhịn nhục. Vài người còn lớn tiếng gom vào một tính từ “nhục”.
Những hạt sạn ấy làm rất nhiều người cảm thấy bất an. Cả hai bên, viên sạn “vụ án xét lại chống đảng” và chức vụ “nhục là chính” làm người ta thương và trách ông. Lý tính và cảm tính không thể đồng hành, cả hai vẫn mạnh ai nấy giữ tình cảm ẩn chút xót xa đối với vị tướng đã một thời oanh liệt.
Một trong những comment rất kiềm chế xuất hiện trước tiên sau khi đại tướng mất là của nhà báo Đoan Trang. Trên trang blog cá nhân của mình cô viết:
“Ông đã chọn cách im lặng, không phải vì ông hèn, mà vì ông là trí thức, và vì ông thấy cần phải giữ gìn sự đoàn kết cho đại cuộc” – một người thân của ông có lần nói với tôi như thế.
Tôi không có ý kiến. Vì tôi không ủng hộ lối tư duy “nhẫn nhịn, im lặng trước cái xấu, vì đại cuộc”. Nhưng tôi lại cũng nghĩ,nếu Võ Nguyên Giáp lên tiếng mạnh mẽ từ những năm ấy, ông chắc sẽ không tránh khỏi số phận của Trung tướng Trần Độ sau này.”
Không nhẹ nhàng như Đoan Trang, nhà báo Phạm Thành cũng là một chiến binh Điện Biên Phủ, có những giòng chữ cay đắng hơn, tuy nhiên trong cái cay đắng ấy người ta nghe được mùi mặn của máu và nước mắt:
“Đại tướng ra đi, người lính năm xưa của Đại tướng thấy mừng hơn là buồn. Cứ tưởng tượng đến các tướng lĩnh dưới trướng Đại tướng, mấy triệu binh sĩ trong đội quân của Đại tướng, ở dưới âm phủ đợi Đại tướng đã lâu, nay quân, tướng được gặp mặt nhau, “tay bắt mặt mừng”, nói nói cười cười, tâm tâm tư tư… thì Đại tướng như trở về Đại gia đình binh sĩ, chỉ có vui chứ làm gì có buồn?
Vui, nhưng Đại tướng đừng quên, có lúc Đại tướng làm Trưởng ban Dân số, lo sinh, lo đẻ đúng kế hoạch cho dân nước mình nữa đấy.
Chúc cho Đại tướng, dù ở đâu cũng là nhà quân sự tài ba, đánh nhau giỏi; nhà kiến trúc lỗi lạc, chăm lo cho dân nước mình sinh đẻ đúng kế hoạch.
Âm phủ như thế là vẹn cả đôi đường. Có tướng tài, có người làm lính cho Đại tướng cầm quân đi đánh nhau, lo gì cách mạng xã nghĩa của nước mình không tiến lên đến thế giới đại đồng, lo gì nhân dân không ngưỡng mộ, lo gì thế giới không ngợi khen?
Người lính năm xưa của Đại tướng chỉ lưu ý với Đại tướng một điều, Đại tưởng chớ đem chữ “Nhẫn” ra dạy cho sĩ quan và binh lính để hưởng sự yên ổn, thái bình. Đại tướng mà dạy như thế chẳng ai chịu đi lính, chẳng ai chịu hy sinh cho Đại tướng nữa đâu. Như thế Đại tướng lấy đâu quân lính, lấy đâu ra “nhất tướng công thành vạn cốt khô” để Đại tướng làm Đại tướng, làm Tổng Tư lệnh? Như thế sự nghiệp chấn hưng Chủ nghĩa xã hội dưới âm phủ của Đại tướng sẽ không thành.”
Cả triệu người chung một niềm mất mát
Hình như cái chết của danh tướng Võ Nguyên Giáp không đủ sức lay động trái tim của người Sài Gòn vì cái tên của ông không làm cho số lớn người dân miền Nam hãnh diện. Nhiều người biết đến Điện Biên Phủ như một chiến thắng chung của cả nước và Võ Nguyên Giáp nằm trong lòng họ chỉ là cái tên của một vị tướng tài không hơn không kém. Một phần do chính quyền miền Nam không khuếch tán chiến thắng của miền Bắc, một phần khác người dân chưa quen với cung cách tôn sùng lãnh tụ mà Hà Nội vẫn dùng ngay cả sau khi Sài Gòn giải phóng. Giòng chảy lịch sử bị chặn lại từ vĩ tuyến 17 khiến Sài Gòn hững hờ với Điện Biên, hay nói đúng hơn hờ hững với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông không chiếm lĩnh quả tim dân chúng miền Nam trọn vẹn cũng là điều dễ hiểu. Nhưng với bản tính cởi mở, người miền Nam có thể rơi nước mắt khi hay tin một người như ông vừa chết tại Hà Nội. Hai chữ đồng bào hình như gắn bó với phương Nam hơn hai vùng còn lại.Nguyễn Ngọc Tư có cái nhìn theo góc của ngữ nghĩa này.
“Mà ông tướng đó cũng không phải ruột thịt, hay họ hàng xa, hay láng giềng ở cạnh nhà. Ông giỏi thì khỏi nói, cái đó cả thế giới chịu rồi, “nhưng tụi mình đâu phải thương chỉ mỗi chuyện đó”, bạn quệt cùi tay chùi nước mắt, nói “nghĩ tới ông như là nghĩ tới ông nội mình, không hề có cảm giác xa xôi vĩ đại”. Bàn bên mấy anh đòi nợ mướn cũng thôi chửi thề một con nợ khó nhằn, một anh buột miệng “nhìn ổng hiền như con cọp ăn chay”. Màn hình đông chừng mười lăm giây nụ cười hồn hậu của ông tướng. Tự biết trong lòng người dân, hình ảnh ấy còn đọng lại rất lâu.