Saturday, October 26, 2013

Kẻ đi tìm cái tuyệt đối

NIKOS KAZANTZAKIS

 I hope for nothing. I fear nothing. I am free’*(N. Kazantzakis)

VÕ CÔNG LIÊM 

Phải chăng đây là tư duy của con người muốn khám phá sự thật tuyệt đối giữa cuộc đời hay đây là vấn đề đi tìm sự sống và chết ? Chân lý cuộc đời nó bao trùm trong một vũ trụ bí ẩn; đó là bí ẩn tuyệt đối giữa Thượng đế với con người, một đối diện hiện hữu, đối diện với hoài nghi và đi tới chối từ hay vì ám ảnh giữa ảo và thực. Đó là câu hỏi đưa ra hằng thế kỷ qua. Phản kháng nội tại của Kazantzakis là động lực thúc đẩy đi tìm đấng tuyệt đối. Nhưng; quên rằng Thượng đế đã chết không còn hiện diện để cứu rỗi con người ra khỏi bể khổ. Tại sao? Bởi; ’thiên điạ vô tư’ là cố định, không còn đứng ra để chứng nhân thiện và ác (good and evil) cho con người, một quay lưng hoàn toàn, một im lặng vô biên như từ nan; con người hiện diện với vũ trụ là cấu thành và kết tụ bởi bản chất thiên nhiên như sự đã qui định.

Trong lờì mở đầu tập ’Cám Dỗ Lần Cuối/ The Last Temptation’ ông nói:’Trong tôi là cả bóng tối bao trùm qua cái lực ở cõi âm linh của Qủi Sứ, con người kể cả tiền nhân; trong tôi quá nhiều lực hào quang tỏa sáng, con người kể cả tiền nhân, Thượng đế toàn năng – và linh hồn tôi là đấu trường nơi đây có hai đội quân thường đụng độ và như đã gặp gở’. Within me are the dark immemorial forces of the Evil One, human and pre-human; within me too are the luminous forces human and pre-human, of God –and my soul is the arena where these two armies have clashed and met. Đó là khát vọng của con người đối diện với hư vô đưa tới đau khổ tuyệt vọng gây ra từ niềm tin, làm băng hoại không ngừng, đấu tranh với vô tính giữa tinh thần và thể xác. Vị trí con người lâm vào hoàn cảnh bi thương. Kazantzakis cho đây là bí mật của Thượng đế (Christ) là không đơn giản hóa sự bí ẩn đó như tín điều của lòng tin giữa thế gian nầy. Chính vì vậy đấu tranh triền miên giữa Thượng đế và con người làm tan vỡ niềm tin phấn chấn trong con người là cả một trường kỳ để hóa giải đâu là sự thật và đâu là hư vô. Giữa một vũ trụ biến hóa vô thường làm đảo lộn tư duy.
Toàn bộ tác phẩm của Nikos Kazantzakis là nói lên kinh nghiệm bản thân, một hành trình đi và sống để tìm thấy trọn vẹn cuộc đời như một đấu tranh triền miên giữa tinh thần và thể xác. Ngoài những đấu tranh dữ dội của Kazantzakis, ngoài khả năng hòa giải những đối kháng và liên kết tất cả những dữ kiện để đưa vào tư duy riêng mình; tất cả thành quả đó được mô tả một cách rõ ràng, chính xác và thông đạt đầy đủ hình ảnh rộng lớn qua kinh nghiệm sống của con người. Vì vậy Kazantzakis đối diện thường xuyên trước những tình huống qua bao dặm trường của kẻ đi tìm chân lý thực hư.
Đứng trên lãnh vực nghệ thuật của Kazantzakis được coi là một ghi nhận, dù có nhiều điểm đáng chú ý nhưng vẫn chưa thoát khỏi những phạm trù văn chương, lý luận và những thay đổi khác trong cuộc đời đang sống. Ông là một con người thông minh, mẫn cán có một học vị cao –theo đuổi nhiều tác giả có những luận thuyết như Nietzsche, Bergson, tìm hiểu văn học Nga, theo chân Phật giáo, một nhà biên soạn, chuyển ngữ từ những danh nhân khác như Homer, Dante và Goethe –Cùng thời gian đó ông đã nhận biết đôi điều và hết lòng thương yêu những con người thiếu may mắn ít học và từ đó; qua những hoạt động khác ông bước vào một điạ vị cao trong xã hội…Dẫu có du hành khắp nơi trên điạ cầu nầy, một hành trình không ngừng nghỉ và tìm kiếm, đào đục tận gốc kiếp lầm than, lưu đày của con người ngay trên quê hương của ông. Kazantzakis không thoát khỏi những bức xúc nội tại, không tin ở chính mình kể cả Thượng đế mà dòng dõi ông vốn đã tôn thờ hằng cửu; nhưng trong thảm họa làm người là một đấu tranh không ngừng, ở thời tuổi nhỏ bản thân ông đã tiếp cận bầu khí quyển hoàn toàn đối kháng đến với những gì mà ông lớn dần theo thời gian. Ở đây là những phát hiện ở buổi thiếu thời của Kazantzakis là cả một sự chịu đựng kiên trì giữa những nhu cầu cần có để triệt thoái sự khổ hạnh, một tìm kiếm dai dẳng ở người cha của mình, đấng thật sự cứu chuộc thế gian – cho một ý nghĩa hiện hữu của ông và của chúng ta.(to search untiringly for his true father, his true saviour –for the meaning of his and our, existence) Con đường lặn lội tìm kiếm bất luận nơi đâu, từ hang cùng, ngõ cụt, những tu viện hẻo lánh hay những đền đài xa xuôi; để về sau ông rơi vào một tâm thần chao động: Nietzsche dành cho Phật, Phật dành cho Lenin, Lenin dành cho Odysseus… để rồi quay về với Thánh giáo (Christ) như đã một lần tôn thờ hằng cửu. Một chạm trán, đương đầu với đời như Jesus Christ. Nhờ vào sự thu hút mãnh liệt đó Kazantzakis như bị cám dỗ để lao vào con đường phản kháng giữa nội tại và ngoại tại, để tìm thấy chân lý tự do. Bởi vậy cho nên ông chịu ảnh hưởng nặng của những cuộc cách mạng ở quần đảo Điạ Trung Hải Hy Lạp (Cretan). Đến năm 1917 là động lực đẩy Kas. vào hai con đường: Cách mạng Nga và hiệp hội hầm mỏ Peloponnesian; đặc biệt con người đầy nhiệt tình của phong trào George Zorbas; đó là kinh nghiệm sống và thấy để về sau dựng nên ‘Zorba Hy Lạp’ (Zorba the Greek.1946). Mở đầu cho những tiền đề trong tác phẩm là cả một đối kháng của con người ‘Zorba Kazantzakis’ giữa tinh thần và thể xác, giữa hành động và cám dỗ. Niềm tin đó như nở hoa, bừng lên trong ông ở tuổi hai mươi, một tuổi trẻ hào hùng, năng động cho tới những dặm đường cuối cùng ông vẫn tìm kiếm đích thực ý nghĩa của cứu rỗi. Kazantzakis phản bội ở chính mình, chối bỏ những triết thuyết trong ông đã một thời đam mê tìm kiếm chân lý; ông quét ra khỏi những tư duy của Nietzsche, Plato, Bergson –ông đánh mất tất cả những nguyên cớ để trở về với bản thể; chiến đấu không sợ hãi, không nuôi một hy vọng nào hơn và chẳng còn sinh khí: sức mạnh cuộc đời có thể là điều để chế ngự vấn đề mà thôi –the life force which can conquer matter. Nói cho đúng nghĩa tinh thần phản kháng trong con người của Kazantzakis chúng ta cần phải đào khoét tận cùng tâm linh của con người đối diện với Thượng đế, Kas. trở về là nhận thức, là khước từ tất cả đã xẩy ra, những mối liên hệ giao tình giữa văn nhân và người yêu, bởi; Ki-Tô-Giáo đã đưa vào Kas. ý niệm của khổ đau, trong đau khổ gieo rắc có Qủy Sứ dự phần ở cuộc đời. Nhưng ông vẫn tin duy nhất: nguyên lý cốt tủy của Thượng đế là tình yêu –Dieu en tant que principe d’amour. Nhưng liệu Thượng đế có khoan hòa để vừa lòng nhân loại? đó là cái bất-khả-tư-duy trong con người của Kas. Vẫn hoài nghi, vẫn có một cái gì không tương nhượng mà Thượng đế dành cho con người, bởi; công lý bất công và tồn tại đôi phần –Pourquoi? Parce qu’ellle est injuste. Cho nên chi Kazantzakis trở thành một thứ phản kháng siêu hình đó là cơn dấy động của con ngưới đứng trước với hư vô để nói lên thân phận đau khổ, một thân phận cần được cứu rỗi hơn là thượng đế cứu rỗi. Cái siêu hình là ở chỗ đó, mà; Kas. phải lần mò tìm kiếm, một đoạn trường tân thanh vì trót làm thân phận con người mà cả hai dạng thức đó phải nhận –pour l’un et l’autre. Từ đó tinh thần phản kháng trong Kazantzakis tự quyết đoán lấy mình, mọi hiện hữu siêu nhiên ít nhiều chứa chấp mâu thuẩn(?) Tuy nhiên; Kas. lấy cái sự bừng lên là một đòi hỏi tuyệt đối; nhưng Kas. không nhận ra được hư vô và huyền nhiệm vì thế chân lý rơi dần vào hố thẳm (không chừng hố thẳm của tội lỗi!) Để rồi cuối cùng Kas. quay đầu qui cố hương trong Odysseus. Cái sự cớ đó chính Kas. đã thốt lên trong mở đầu:’Cám Dỗ Lần Cuối’ cuộc dấy động đã dàn binh bố trận có quân đội chém giết đôi bên, tâm như của Kas. là lính chiến của mặt trận dự phóng giữa Thượng-đế và Con-ngưởi. Một cuộc cách mạng tinh thần và thể xác, cách mạng một nội tại bức xúc. Những Nietzsche, Heidegger, Marx-Engels, Lenin, những gì của văn nhân lừng danh Âu châu không đẩy lùi được tư duy phản kháng siêu hình. Nhưng rồi những dạng thức của phản kháng siêu hình hay phản kháng nội tại của Kas. vẫn ngấm ngầm, sôi sục không thể cứu chuộc mà nằm một cõi xa xôi, mơ hồ. Đó là những gì bí ẩn của Thượng đế, một cái gì im lặng vô biên, những gì vô hạn hữu dù con người muốn khám phá để đi vào hư vô. Không riêng Kazantzakis; Hy Lạp là đất phát tiết của phản kháng siêu hình, cả một kho tàng thần thoại vẫn chưa tìm ra chân lý tuyệt đối. Cho nên chi Hy Lạp đa đoan, Kazantzakis đa đoan là thế! Hy Lạp đã hụp lặn trong sỏi đá, của sương mù. Như đã có lần cho Kas là kẻ nằm trong ‘Vườn Đá Tảng’ nhưng thật ra ông đang hành trình trên dặm mòn của đá tảng thì đúng hơn –stony trail. Chính cái ao ước nầy A. Camus cho là nỗi tuyệt vọng không rời –désespoir! Ý của Camus nói rẳng chân lý tuyệt đối mà Kazantzakis đi tìm là vô vọng trong tư duy của Thánh linh, ngay cả Christ cũng phải im lặng; cái đó là tuyệt đối như-nhiên. Nietzsche cũng mượn lời của Zarathustra mà thốt lên rằng: Trước Thượng đế thì có, nhưng nay Thượng đế đã chết, chết hẳn hoi vì loài người không bình đẳng, không tương nhượng, một đổ vỡ trầm trọng đích thực. Vì những câu nói chân truyền của Nietzsche đã làm cho tư duy của Kas trở nên đốn mạt, Kazantzakis tự cho mình là kẻ vô luân và sửa sai bằng một thứ ngôn ngữ tế nhị hơn, ông đã giải thích từng ‘con chữ’ trong tác phẩm như một chạy chửa dành cho niềm tin ‘sau cùng của cám dỗ’. Ngôn ngữ và cách dụng văn của Kazantzakis đã biến thể để đi vào thế giới của biểu tượng hơn là hiện sinh, Kas. đối diện với thượng đế là khách thể và hư vô là biểu tượng, cho nên tri thức bấy giờ của ông là một hiện hữu trực tiếp hướng đến một đối tượng; lấy Zorbas ngoài đời để hư cấu trong truyện là dạng thức giữa ảo và thực trong con người thực của Kazantzakis. Vốn mơ hồ nhưng thực thể và phong phú của tha thể đi qua vai trò chủ thể; cái đó thuộc nhận biết của tri thức. Kazantzakis hạ bút xuống ‘Cám Dỗ Cuối Cùng’ không phải một lòng nhìn nhận Thượng đế chịu khổ nhục; giữa hữu thể và tha thể có một đồng tình bí ẩn ngấm ngầm, Kazantzakis đau đớn đường tình, thì ngay trong Christ cũng đau đớn đường tình (The Last Temptation). Nói theo triết học hiện tượng thì đó là thế giới duy nghiệm, bởi; bên cạnh cuộc đời của Christ vẫn thấp thoáng bóng phụ nữ ngay cả khi lâm chung trên thập tự giá, chính sự cớ đó là một khám phá của Kazantzakis. Tuy nhiên trên thực tế không có phép nhị nguyên tính mà nó hoàn toàn phân cách giữa chủ thể và tha thể. Sở dĩ như thế vì Kas. nuôi dưỡng một tâm thức phản kháng bởi nghi ngờ sinh ra dục tính và đi tìm đấng tuyệt đối giữa siêu hình và hư vô. Và; Kazantzakis rơi vào vũng tối của quên lãng mà thường khi bắt gặp nơi tính nghệ sĩ của ông; tiềm lực của ngôn ngữ qua nhiều biến thể một cách tùy nghi thích ứng.
Trong những lần biện hộ cho giới bình dân, Kazantzakis cảm thấy như bao che linh hồn cho những người đồng cảm để chống lại cái ý thức về hình ảnh (ảo hóa) của một thứ thông thái rởm, cho dù có quan trọng chăng nữa –In championing the demotic, Kazantzakis felt he was defending the soul of the common people against the unimaginativeness of pedantic intellectual, and even more important. Kazantzakis đã tấn công mãnh liệt trên văn chương không những chỉ dành cho sự trau chuốt nhưng đây là một biện hộ của quần chúng nhưng quần chúng đòi hỏi ông phải bước ra khỏi những từ ngữ tối nghĩa. Cũng vì thế mà ảnh hưởng đôi phần trong tác phẩm của ông (Kazantzakis là ứng viên hụt giải văn chương Nobel vì thiếu một phiếu đề cử vào năm 1952) Trong trường hợp nầy Kas.không chịu thối lui trước lời đề nghị của quần chúng hay tại ngã mạn vì đứng sau một lá phiếu Nobel? vì; yếu tố tối thượng không lãnh hội sâu xa ý siêu thoát của Kazantzakis mà đành bỏ cuộc ởm ờ ? nhưng cũng lấy đó mà cứu cánh cho những tác phẩm về sau và cứ thế mà luân lưu giữa chối từ và thừa nhận, giữa hư vô và siêu hình thì sự hoài nghi vẫn còn lùng kiếm…để chống lại những lý thuyết giáo điều bao che. Sở dĩ như vậy; Kazantzakis mạnh dạn nói lên sự thật mà những gì giáo hội bao che. Ông đứng trên cương vị của khách thể để nhìn hữu thể là hiện hữu. Như-nhiên không thối lui, Kazantzakis cũng không chịu thối lui. Hư vô im lặng để vũ trụ vận hành, còn Kas. tiếp tục lùng kiếm, tiếp tục viết để nói lên tiếng nói thổn thức, dù bao lần công kích, đả phá kịch kiệt và xem như lăng nhục kể cả Thánh thể; qua những tác phẩm trước và sau của ông: ở tuổi 65 ông dốc toàn lực , trong vòng hai tháng hoàn thành tác phẩm ‘Christ Tái Đóng Đinh/Christ Recrucified’ viết trọn những phong tục, tập quán của con người Hy Lạp nhìn Christ. Với 9 năm , ông để lại 8 tập khác nhau; gồm có ‘Freedom and Death/Tự Do và Chết’ ‘The Last Temptation/ Cám Dỗ Cuối Cùng’ “Report To Greco/ Tường Trình Đến Greco’ ‘The Fratricides/Kẻ Phạm Tội’ ‘The God’s Pauper/ Kẻ Nghèo của Thượng đế’ ‘Zobra The Greek/Zobra Hy Lạp’ và ‘England: A Travel Journal/Anh quốc: Thời sự Du lịch’. Đáng chú ý nhất là hai tác phẩm để đời của Nikos Kazantzakis: ‘Cám Dỗ Cuối Cùng’ và ‘ Zorba Hy Lạp’. Ông đã lãng mạn hóa cuộc đời của những người nông dân nhà quê, những người thiếu may mắn,với lòng ngợi ca tốt và xấu của những anh hùng dân tộc Hy Lạp. Ông thổi vào tác phẩm ‘Cám Dỗ Cuối Cùng’ một ngọn lửa truy tầm, soi sáng những gì trong đó, bởi; chính đây là thời của Kazantzakis một bày tỏ của tìm kiếm mà trong ba mươi năm qua ông đã mài công tìm kiếm chân lý tuyệt đối, nhưng vẫn phủ nhận, đến khi thừa nhận là lúc ông hoàn toàn đánh mất cứu cánh. Và; những gì ông học hỏi từ học thuyết Nietzsche là một cố gắng không cùng cho tự do để tìm thấy tự do không sợ hãi, nhưng rồi cũng không mang lại một hy vọng nào khác hơn. Đến khi hoàn tất ‘Cám Dỗ Cuối Cùng’là lúc Kazantzakis nhìn thấy Jesus là một siêu nhân, một lực lôi cuốn ông và đưa tới thành quả vinh quang trên tất cả mọi thứ trong đời; bởi lòng trung tín của ông đem lại mãnh lực cuộc đời trở nên hợp lý trong ông và biến đổi một tinh thần tươi sáng. Nhưng ở đây khiá cạnh mang lại thành quả thật sự, một vinh quang như một con người tự do ra khỏi cảnh tù đày. Từ đó; đối với Kazantzakis chủ nghĩa tự do không đòi hỏi sự đền ơn cho đấu tranh, nhưng đạt được một kết quả mỹ mãn lấy ra từ phấn đấu. Ấy là phép lạ tối thượng mà Jesus bền gan, kềm chế lý trí đứng trước cám dỗ của qủi sứ. Đó là tâm như thánh giáo vượt qua những lôi cuốn kỳ diệu; dẫu có thua cuộc nhưng không sờn lòng. Và; duy nhất cách đó thì có thể đi tới quyết định tối hậu mới không chấp nhận sự cám dỗ cuối cùng.
Kazantzakis thấy Jesus giống như thấy Odysseus; một hứa hẹn trong cuộc chiến đầy căm go, một mô thức của con người theo đuổi tự do. Giờ đây Nikos Kazantzakis không còn là kẻ khám phá mà chính dặm trường của ông đã tìm thấy đâu là ‘good and evil’đó là con đường giải phóng cho những tâm hồn cô quạnh, cho những con người nghèo nàn thôn dã kém may mắn, giải phóng luôn thể xác và tinh thần để nâng lên giá trị tuyệt đối. Những tác phẩm của Kazantzakis hầu hết là đối kháng để đi tới chối bỏ nhưng là gì đi nữa Kas. vẫn là con người nhạy cảm đối diện vói một nội tại rối loạn như thời chúng ta đang sống. Ông muốn làm sống lại một Thượng đế có thật hơn là một thứ giáo điều bao che. Dẫu có lên án khai trừ ông dưới hình thức nào của giáo hội. Ngày nay Hy Lạp coi Nikos Kazantzakis là anh hùng dân tộc và vẫn ngợi ca là con chiên ngoan đạo. Thượng đế của ông là ý niệm của thiên hùng ca, một nguyên thủy cho tất cả - His Christ is an epic conception,wholly original ./.

(ca.ab cuối 7/2013)
____________________

* ‘Tôi hy vọng chẳng có gi xẩy ra. Tôi chẳng sợ gì. Tôi là một tự do’ (N. Kazantzakis).

NIKOS KAZANTZAKIS (1883-1957) sanh ở Harakleion. Miền Crete (Hy Lạp).Con của một thương nhân lúa gạo. 1902 đến 1906 học Luật ở Đ/h Athens. Bắt đầu đi du lịch 1907 qua nhiều nước Âu và Á. Bốn lần viếng thăm Nga. Tu học Phật giáo ở Vienna. Ông là nhà văn, nhà báo, kịch tác gia và phóng viên du lịch. Chết vì chứng bạch huyết cầu trong máu ; sau ít ngày trở về từ Trung Quốc và Nhật Bổn. Ông được tiến cử tranh giải văn chương thế giới Nobel.(1951). Ông viết trên dưới 10 tác phẩm. Trong đó có 2 tác phẩm nổi tiếng thế giới, (Zorba Hy Lạp và Cám Dỗ Cuối Cùng) truyện đã dựng thành phim ảnh và trên sân khấu kịch nghệ.

SÁCH ĐỌC :

The Last Temptation by Nikos Kazantzakis. Tran.by P.A. Bien. Faber and Faber. London. Boston 1991.
Zorba The Greek by Nikos Kazantzakis . Tran. by Carl Wildman. Faber and Faber. London.Boston 2008.