Wednesday, October 16, 2013

Raphael

  Danh hoạ thời đại Phục hưng Italia Raphael Sanzio,(1483-1520) thường gọi là Raphael là một trong những hoạ sĩ vĩ đại. Trong cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của mình, Raphael đã làm nên phong cách hội hoạ và nhân cách có sức hấp dẫn lạ thường. Raphael cùng với Leonardo Da Vinci, Michelangelo, Titian trở thành những đại biểu xuất sắc nhất của mỹ thuật phục hưng Italia.

Raphael sinh năm 1483 tại đô thị Urbino tỉnh Pesaro vùng Manche miền đông Italia. Urbino là trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng Thời gian ở Urbino và Peruga, Raphael từng là học trò của danh hoạ Pietro Perugino (1450 – 1523). Thời kì này, Raphael vẽ nhiều tranh chịu ảnh hưởng của thầy, có thể kể như : Thánh Niccolo (Saint Niccolo da Tolantino Altarpiece 1501. Bảo tang Capodimonte, Naples); Jesus chịu đóng đinh trên thánh giá (The Crucifixion 1502. Phòng tranh quốc gia London); Trao vương miện trinh nữ (Coronation of the Virgin 1503. Vatican); Lễ cưới trinh nữ (Marriage of the Virgin 1504, Phòng tranh Brera, Milan). Năm 1504 Raphael tới Florence – Raphael đã gặp Leonardo da Vinci và Michelangelo đang làm việc ở đây. Raphael đã học tập những nghệ sĩ tài ba đã nổi tiếng này và sáng tạo nên những tác phẩm của riêng mình. Trong thời gian bồn năm ở Florence, Raphael đã vẽ tranh Đức Bà và hài đồng lên ngôi với 5 thánh; Thánh Micheal và con rồng; Chân dung Angelo Doni; Hạ huyệt.

Năm 1508, Raphael được Giáo hoàng Julius II mời tới làm việc tại Rom. Ở đây, ông vẽ những tác phẩm nổi tiếng thế giới như: Tranh luận về lễ ban phước; Trường Athenes. Tranh tôn giáo đặc biệt đẹp như: Đức bà Alba. Kiệt tác Đức bà Sixtine là đỉnh cao và sự tổng kết về tranh Thiên chúa giáo.

Bức tranh Đức bà Sistine cho nhà thờ Saint Sixto của Raphael là bức tranh có bố cục tài tình khéo léo với 6 nhân vật, tạo nên tam giác ổn định bền vững như mong muốn trường tồn của nhà thờ. Đỉnh cao trang nghiêm đường bệ là hình Đức Mẹ Đồng trinh bế Chúa Hài đồng với những nét tâm lý sâu sắc qua từ dáng ngồi đến ánh mắt, như tiên báo một con người sinh ra để làm những việc lớn lao phi thường. Xung quanh gương mặt ngời sáng của Đức Mẹ và Chúa Hài đồng là vầng hào quang kỳ ảo, nếu ta nhìn kỹ sẽ thấy vầng hào quang này soi rõ vô vàn những khuôn mặt đang hướng về Chúa.

Bảy năm cuối đời Raphael làm việc dưới thời Giáo hoàng Leon X. Với hội họa Raphael tiếp tục sáng tạo nhiều tác phẩm đẹp và hoành tráng như: Bà Velata; Đức mẹ ngồi ghế; Đám cháy ở Borgo; Mẻ lưới kì diệu ….

Tài năng và sự uyên bác của ông đã ảnh hưởng to lớn tới giới hoạ sĩ trẻ ở Italia thời bấy giờ, Raphael ra đi ở tuổi 37 trong vinh quang tuyệt đỉnh và sự nuối tiếc vô hạn của giới yêu thích hội họa.
TRƯỜNG ATHENS
Trường Athenes là bức tranh tường khổ lớn được Raphael vẽ tại phòng chữ ký (Stanza della Segnatura) của Giáo hoàng ở Vatican. Tranh được vẽ vào khoảng 1509-1510. Bức tranh như một cuộc hội ngộ của những triết gia trong hai nghìn năm. Trường học Athens” là một trong bốn chủ đề mà Rafael đã chọn để khắc lên tường (ba chủ đề còn lại : Thần học “Disputa”, thơ ca “Parnassus” và luật học “Jurisprudence”). Những nhân vật trong tranh “Trường học Athens” của ông đều đại diện cho cái nôi của sự phát triển văn hóa loài người: Triết học và khoa học. trời. Ông sử dụng lối vẽ chiều sâu để mở rộng không gian bức tường và nghệ thuật phối cảnh để làm nổi bật hình ảnh những nhân vật trung tâm. Bên cạnh đó, ông cũng sử dụng phong cách “giải phẫu học” của Michelangelo để khắc họa đến từng chi tiết vẻ đẹp cơ thể của mỗi nhân vật và nghệ thuật “sáng, tối” của Leonardo de Vinci để làm bừng sáng kiệt tác“. Trường học Athens không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Rafael nổi bật hóa vị trí của mình trong bức tranh, có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho loài người”.


 Phục Hưng là thời mà những giá trị Hi Lạp và La Mã cổ xưa sống dậy, vẻ đẹp con người, tư tưởng cũ được tôn vinh. Hai ông tổ của nghành triết học, thầy trò Plato và Aristotle chễm chệ vào đứng giữa bức tranh như đại diện cho hai trường phái triết học tương phản nhau (Hình 2). Plato với ngón tay phải chỏ lên cao tượng trưng cho Trời, còn Aristote để xấp lòng bàn tay như đối chọi với Trời, hình ảnh tượng trưng cho Đất. Đó là phong cách của hai triết gia, một người theo đuổi lý thuyết siêu hình, còn một người bảo vệ những logic khoa học thực tế. Ở phía bên trái, những người theo hướng của Plato như đang nghiên cứu sự huyền bí của vũ trụ, còn phía bên phải những nhà triết học theo Aristotle đang chăm chú theo dõi những quy luật phát triển tự nhiên của con người Siêu hình và thực tế lồng vào trong cùng một tổng thể bức tranh như để tôn vinh sự cần thiết của cả hai trường phái này. Hai triết gia, một người “ngước” lên Trời, một người “hướng” xuống Đất, cùng nhau đứng dưới mái vòm Athens mở ra bầu trời xanh. Socrates đứng bên trái (gần Plato) đang thuyết giảng luân lý cho học trò (Hình 3). Còn bên phải, Euclid đang thể hiện một minh họa hình học cho những người xung quanh Quả đất tượng trưng cho kiểu triết học khoa học tự nhiên và con người, còn quả cầu Thiên đàng biểu trưng cho thần học, một mối liên hệ mật thiết giữa nghiên cứu bản chất tôn giáo, Chúa Trời với trí tuệ con người. “Trường học Athens” của Rafael miêu tả nền tư tưởng “Hi Lạp cổ đại” tại La Mã thời Phục Hưng (thế kỷ 14,15,16). 

LƯƠNG VĂN HỒNG