Nguyễn Lương Ngọc |
Nguyễn Lương Ngọc (1958-2001) là người để lại nhiều
ấn tượng mạnh trong giới văn nghệ Hà Nội. Người ta thường nhắc tới ông
với chuyến đi bộ xuyên Việt mà ông cùng nhà văn Hoà Vang thực hiện, tới
những cuộc tranh luận nảy lửa trong các buổi họp mặt bạn bè, song trên
hết, Nguyễn Lương Ngọc được các bạn văn nghệ nhớ đến như một nhà thơ có
cá tính mạnh mẽ và là một người dấn thân quyết liệt cho đổi mới thi ca.
Sau khi anh mất, bạn bè đã tìm kiếm và cho in Tuyển tập Nguyễn Lương Ngọc - Thơ và Người (Nxb Hội Nhà văn, 2006). Tuyển tập gồm 117 bài thơ, chia làm 4 phần. Phần 1 gồm 21 bài, lấy từ tập Từ nước (1990); Phần 2 gồm 25 bài, lấy từ tập Ngày sinh lại (1991); Phần 3 gồm 43 bài, lấy từ tập Lời trong lời
(1994) và Phần 4 gồm 28 bài, lấy từ sổ tay của vợ nhà thơ, lần đầu tiên
được xuất bản. Bên cạnh phần thơ, tuyển tập còn có 6 bài "bình luận
nghệ thuật" (chữ dùng của Nxb Hội Nhà văn) của Nguyễn Lương Ngọc và
nhiều bài viết của các bạn văn nghệ.
Tuổi trẻ
Cùng ngày, mái tóc em xuất hiện, lá cờ đen
thức tuổi trẻ tôi, màu xanh phía sau trở nên ngờ nghệch
Thành thật, tự tin, nó hút tôi theo. Không thắc mắc, không đòi lý giải. Và đôi mắt, gương mặt, dáng hình. Ùa ra từ mái tóc độc ác, dịu hiền. Chẳng còn lạ gì, tất cả đều có thể, được quy định chặt chẽ, đầy đột biến.
Sớm mai, vải gối trắng hằn đôi sợi đen bí ẩn
Em chúm môi thổi bay.
Tìm gặp
Sau đường bay gắng gỏi không cùng
Anh đậu trên cành tầm xuân xanh biếc
Anh tới khi nào, tôi không được biết
Bí mật chuyến bay cánh giấu đi rồi
Còn lại màng tơ đẫm nắng
Và dòng kiến ngược xuôi
Sức bao nhiêu ở cuối cuộc đời
Đủ chống những con kiến đói
Trong giống chuồn chuồn, anh còn trẻ thôi
Hay đã ngả chiều mệt mỏi
Anh không thể cất mình lên nổi
Hay chọn đây làm chỗ gửi thân
Đàn kiến đến khi anh vừa khuất
Hay đang mơ chao lượn giữa trời
Tôi đã rón rén từng bước, nín thở
Mong giữ được một cơ thể biết bay
Nhưng chỉ gặp chút nỗi niềm ngọn gió
Mát mát đầu ngón tay.
Những cúc
Những cúc cúc đã nở
vàng vàng năm ngày rồi
chúng sẽ còn nở nữa
cả khi không còn ai
Đấy sắp xuân năm ngoái
mưa phùn thanh nữ mơ
ánh vàng thu
nhẹ tà áo
thiếu phụ lướt qua
Những cúc đã nở
vàng, năm ngày ư!
Đồng hồ vĩnh cửu
1.
Thắp đèn, bật quạt, vén màn, ngồi viết. Tôi thấy một sân khấu, mình vừa là tác giả, diễn viên diễn cương, vừa là người xem, vừa là chính tác phẩm và cuộc đời đang sinh ra nó. Cánh màn gió lất phất, nó đã lất phất, đang lất phất và sẽ lất phất, nói thế nào cũng đúng, cũng chính xác, vậy bỏ thì đi, nó lất phất.
* Trên tường, trước mặt, có cái đồng hồ ba kim cứ giật giật chạy. Không rời mắt khỏi nó được, liền nhấc xuống, thì ra phía sau là một cửa sổ tròn. Sao lại tròn, không kính, không chớp, không gờ, then. Cửa sổ nhìn ra bể đêm hun hút trong trẻo. Mấy ngôi sao đang tắm, đang bơi, bao nhiêu đom đóm trong đám sao ấy?
Cũng không rời mắt được, một đứa trẻ giữa bể đang kêu cứu, sao nó giống mình thế, không nghe rõ tiếng kêu, muốn ra cứu mà không được. Cái đồng hồ đã nhấc xuống, không treo lên nữa, cửa đã mở cho thấy cửa. Ta không đóng lại nữa.
2.
Cái đồng hồ ba kim, kim giây là con, kim phút là bố, kim giờ là ông. Thế nào nhỉ, kim giờ là con, kim phút là bố, kim giây là ông!
Hai lần rồi, kim phút là bố. Bố là con của ông.
Vậy là cũng trong kim phút, kim giây và kim giờ thêm một lần sống
Cái đồng hồ đã nhấc xuống, đứa trẻ kia là thế nào, với mình.
* Đấy, kêu cứu chán, giờ nó lại bơi, nghịch nước, làm như bể là một cái chậu. Nó toe toét cười.
Bố trẻ ơi, ông nhóc ơi!
Giờ nó ngồi, trang trọng, nghiêm nghị nhìn mình, nhìn xuyên qua mình. Bao nhiêu uy vũ ở một đứa trẻ.
Có cái gì đằng sau. Quay lại, lại một cửa sổ y như thế ngay chỗ mình tựa lưng. Nó vẫn đấy, lại toe toét cười, phô cái lợi hồng hồng. À, đã đôi mầm răng sữa.
Người ta trưởng thành làm sao nếu không có răng.
Đôi mầm răng sữa như hai cái mộng hoa.
Quê tôi ở làng Tòng Thái, huyện Ba Vì - chân núi Tản Viên có cái đầm, dân gọi đầm Long.
Đầm thiêng lắm, đồn truyền nhiều giải.
Đầm ấy sinh sông Tích, tôi tắm từ bé đến giờ.
Vốn đầm nhiều sen, mỗi mùa nở một cách. Là nói thế.
3.
Hoa sen nở không lựa chọn. Giữa đầm, hoa nở. Ven bờ, hoa nở, hái về nhà cắm vào lọ, hoa nở, và mang bày giữa người thích mặc cả, hoa vẫn nở.
Là hoa thì nở, dẫu biết nở là chết.
Khi hoa mãn khai, đẹp trọn vẹn, cũng là lúc cái chết hiển lộ, hay huyền lộ cũng vậy.
Thế gọi là sinh nở
Mẹ dạy, người ta là hoa đất
Đấy là câu vô thuỷ vô chung của các bài ca, các thi phẩm. Không đâu vắng nó cả.
Tôi thỉnh một tiếng chuông, kêu một tiếng chuông.
Bên chùa, sư nữ thở dài, người tính dậy tụng, lần tràng hạt, nghĩ thế nào lại thôi.
Nàng nằm, đầu nhớ tóc lênh láng quanh gối. Tóc là gì?
Đôi vú nàng nhớ đôi môi của đứa con, đôi môi của người tình. Người yêu nàng, nàng yêu người.
Sao chẳng bên nhau. Không. Đột ngột nàng thét lên: Anh!
Tự nhiên những ngón tay măng búp của nàng, đã bao ngày của chàng, âu yếm đôi vú mình.
Tên chữ là đôi nhũ hoa.
Một con mèo thò đầu qua cửa rồi lững thững bỏ đi. Nó trèo lên đầu hồi trai phòng, ngồi im phăng phắc.
Mẹ dạy, người ta là hoa đất.
Mèo dạy tôi cách rơi, và đứng lên, một bông sen nở. Ở Trung Hoa cổ, người ta xem mắt mèo đoán giờ.
Xa em, anh thường khi nhờ mắt em mà đi đứng.
Viết cho mình
Ai bắt anh chăm chút cái chết ngày mai
từ gói kẹo cho con hôm nay.
Con gái tôi
nó tiếc không có sống mũi cao của bố
nó tự hào cổ tay thanh giống mẹ
Con gái ơi!
Về thanh thản trong giấc ngủ
sau cơn mơ sợ hãi
quờ chân tìm mẹ
rồi chân mình lại tựa chân mình
Hình dung nụ cười con gái
tôi không còn ái ngại
Hôn lên đôi môi hồng của thần chết
và nghe nàng dấm dứt khóc
ta chẳng đến được nhau
trên môi anh còn giọt nước mắt của trẻ.
Nguyễn Lương Ngọc
thức tuổi trẻ tôi, màu xanh phía sau trở nên ngờ nghệch
Thành thật, tự tin, nó hút tôi theo. Không thắc mắc, không đòi lý giải. Và đôi mắt, gương mặt, dáng hình. Ùa ra từ mái tóc độc ác, dịu hiền. Chẳng còn lạ gì, tất cả đều có thể, được quy định chặt chẽ, đầy đột biến.
Sớm mai, vải gối trắng hằn đôi sợi đen bí ẩn
Em chúm môi thổi bay.
Tìm gặp
Sau đường bay gắng gỏi không cùng
Anh đậu trên cành tầm xuân xanh biếc
Anh tới khi nào, tôi không được biết
Bí mật chuyến bay cánh giấu đi rồi
Còn lại màng tơ đẫm nắng
Và dòng kiến ngược xuôi
Sức bao nhiêu ở cuối cuộc đời
Đủ chống những con kiến đói
Trong giống chuồn chuồn, anh còn trẻ thôi
Hay đã ngả chiều mệt mỏi
Anh không thể cất mình lên nổi
Hay chọn đây làm chỗ gửi thân
Đàn kiến đến khi anh vừa khuất
Hay đang mơ chao lượn giữa trời
Tôi đã rón rén từng bước, nín thở
Mong giữ được một cơ thể biết bay
Nhưng chỉ gặp chút nỗi niềm ngọn gió
Mát mát đầu ngón tay.
Những cúc
Những cúc cúc đã nở
vàng vàng năm ngày rồi
chúng sẽ còn nở nữa
cả khi không còn ai
Đấy sắp xuân năm ngoái
mưa phùn thanh nữ mơ
ánh vàng thu
nhẹ tà áo
thiếu phụ lướt qua
Những cúc đã nở
vàng, năm ngày ư!
Đồng hồ vĩnh cửu
1.
Thắp đèn, bật quạt, vén màn, ngồi viết. Tôi thấy một sân khấu, mình vừa là tác giả, diễn viên diễn cương, vừa là người xem, vừa là chính tác phẩm và cuộc đời đang sinh ra nó. Cánh màn gió lất phất, nó đã lất phất, đang lất phất và sẽ lất phất, nói thế nào cũng đúng, cũng chính xác, vậy bỏ thì đi, nó lất phất.
* Trên tường, trước mặt, có cái đồng hồ ba kim cứ giật giật chạy. Không rời mắt khỏi nó được, liền nhấc xuống, thì ra phía sau là một cửa sổ tròn. Sao lại tròn, không kính, không chớp, không gờ, then. Cửa sổ nhìn ra bể đêm hun hút trong trẻo. Mấy ngôi sao đang tắm, đang bơi, bao nhiêu đom đóm trong đám sao ấy?
Cũng không rời mắt được, một đứa trẻ giữa bể đang kêu cứu, sao nó giống mình thế, không nghe rõ tiếng kêu, muốn ra cứu mà không được. Cái đồng hồ đã nhấc xuống, không treo lên nữa, cửa đã mở cho thấy cửa. Ta không đóng lại nữa.
2.
Cái đồng hồ ba kim, kim giây là con, kim phút là bố, kim giờ là ông. Thế nào nhỉ, kim giờ là con, kim phút là bố, kim giây là ông!
Hai lần rồi, kim phút là bố. Bố là con của ông.
Vậy là cũng trong kim phút, kim giây và kim giờ thêm một lần sống
Cái đồng hồ đã nhấc xuống, đứa trẻ kia là thế nào, với mình.
* Đấy, kêu cứu chán, giờ nó lại bơi, nghịch nước, làm như bể là một cái chậu. Nó toe toét cười.
Bố trẻ ơi, ông nhóc ơi!
Giờ nó ngồi, trang trọng, nghiêm nghị nhìn mình, nhìn xuyên qua mình. Bao nhiêu uy vũ ở một đứa trẻ.
Có cái gì đằng sau. Quay lại, lại một cửa sổ y như thế ngay chỗ mình tựa lưng. Nó vẫn đấy, lại toe toét cười, phô cái lợi hồng hồng. À, đã đôi mầm răng sữa.
Người ta trưởng thành làm sao nếu không có răng.
Đôi mầm răng sữa như hai cái mộng hoa.
Quê tôi ở làng Tòng Thái, huyện Ba Vì - chân núi Tản Viên có cái đầm, dân gọi đầm Long.
Đầm thiêng lắm, đồn truyền nhiều giải.
Đầm ấy sinh sông Tích, tôi tắm từ bé đến giờ.
Vốn đầm nhiều sen, mỗi mùa nở một cách. Là nói thế.
3.
Hoa sen nở không lựa chọn. Giữa đầm, hoa nở. Ven bờ, hoa nở, hái về nhà cắm vào lọ, hoa nở, và mang bày giữa người thích mặc cả, hoa vẫn nở.
Là hoa thì nở, dẫu biết nở là chết.
Khi hoa mãn khai, đẹp trọn vẹn, cũng là lúc cái chết hiển lộ, hay huyền lộ cũng vậy.
Thế gọi là sinh nở
Mẹ dạy, người ta là hoa đất
Đấy là câu vô thuỷ vô chung của các bài ca, các thi phẩm. Không đâu vắng nó cả.
Tôi thỉnh một tiếng chuông, kêu một tiếng chuông.
Bên chùa, sư nữ thở dài, người tính dậy tụng, lần tràng hạt, nghĩ thế nào lại thôi.
Nàng nằm, đầu nhớ tóc lênh láng quanh gối. Tóc là gì?
Đôi vú nàng nhớ đôi môi của đứa con, đôi môi của người tình. Người yêu nàng, nàng yêu người.
Sao chẳng bên nhau. Không. Đột ngột nàng thét lên: Anh!
Tự nhiên những ngón tay măng búp của nàng, đã bao ngày của chàng, âu yếm đôi vú mình.
Tên chữ là đôi nhũ hoa.
Một con mèo thò đầu qua cửa rồi lững thững bỏ đi. Nó trèo lên đầu hồi trai phòng, ngồi im phăng phắc.
Mẹ dạy, người ta là hoa đất.
Mèo dạy tôi cách rơi, và đứng lên, một bông sen nở. Ở Trung Hoa cổ, người ta xem mắt mèo đoán giờ.
Xa em, anh thường khi nhờ mắt em mà đi đứng.
Viết cho mình
Ai bắt anh chăm chút cái chết ngày mai
từ gói kẹo cho con hôm nay.
Con gái tôi
nó tiếc không có sống mũi cao của bố
nó tự hào cổ tay thanh giống mẹ
Con gái ơi!
Về thanh thản trong giấc ngủ
sau cơn mơ sợ hãi
quờ chân tìm mẹ
rồi chân mình lại tựa chân mình
Hình dung nụ cười con gái
tôi không còn ái ngại
Hôn lên đôi môi hồng của thần chết
và nghe nàng dấm dứt khóc
ta chẳng đến được nhau
trên môi anh còn giọt nước mắt của trẻ.
Thỉnh cầu
Anh sáng của tuyết kiên nhẫn ẩn trên những
tháp cổ lấp lánh nơi chiếc cong một thanh nữ
Chăm đưa vào tay tôi
Trong ngọn lửa rừng rực hút người xoay múa,
một vòng tròn phập phồng mồ hôi ròng ròng và
tiếng hát khản nghẹt vang xa trên nền cồng minh tuyết ơi
ánh sáng cao thượng của em không lẻ loi
không lẻ loi hàm răng đương ngọc
nụ cười vang tiếng của nước mắt
Đừng để ai một mình
Em bên lửa, lửa bên em
Cả hai cùng phóng lên lời thỉnh cầu
của mùa xuân vĩnh hằng trong ngực
sự sống hát lời lửa nước
và chiếc cong tròn là lõi của lòng người
cuồn cuộn
cũng là lõi, núm chiêng, đầu vú, sữa từ đất tràn trề
Đừng quên, đừng quên
ánh sáng kiêu hãnh của tuyết không thể hiểu lầm
không thể phai mầm
Và dòng tinh lực bài ca vào sinh quản đất đai
tươi đẹp, mỡ màng
ôi, dòng tinh lực nào chẳng kêu
vang ánh sáng của tuyết
bí mật ngời ngời vằng vặc những cổ tháp,
Cơm mới
Trong nếp gianh Ba Na già làng tung gieo
những hạt cốm mới
và từ bàn tay một cành cổ thụ cốm ùa ngập
miệng từng người
chảy tràn trên tóc từng người
những đứa con của biển, của rừng, của núi, của sông quây quần
trong nếp gianh Ba Na
trong những ché rượu cần
trong thoang thoảng Blơng-khơng(*) văng vẳng
gỗ là nhạc, tay là nhạc, mây là nhạc
cơm mới là nhạc
nhạc của người của đất
hãy cho ta lòng biết ơn
hãy cho ta thành nước
reo trong veo những mầm mạ đẫy đà
Người ơi, Giàng ơi
hãy cho con lòng biết ơn
cho con được gieo trồng mùa màng
ở đất đai của người ân tình của Giàng.
Tiếng yêu
Bình Định của tôi, hoa sen
Quy Nhơn của tôi, trứng cá
vương triều và con trẻ
sóng Quy Hòa chằm bặp nghe trăng
Hàng dương liễu đen đen
Tượng những danh nhân bàng bạc
Bình Định của tôi, mộ một người anh thi nhân,
mộ một người em tình nhân, mai người có chờ tôi
trong tiếng nước
ấy là bờ đến, bến đi
Một bông lan vẫn thơm sắc lạnh xưa
Đường Đập Đá lanh canh vó ngựa
Ba đứa trẻ thiếu cha, mẹ vạc trong yêu con
mà hay gắt
đánh con rồi ôm con ngựa chật
một bông lan vẫn thơm sắc cô linh
Những bông sen trắng đỏ những mùa lên
lặm lụi tìm đường tới người qua bùn khô
đánh thức hương nước ngủ
tháp mộ tiếng thần linh
với mặt trời nhìn nhau ấp ủ
chuông khuya lẫn tiếng lợn hộc và trống điểm binh
My Lăng đâu Tràng Thi đâu ống quyển và gươm roi,
rậm rịch chân voi, mặt nạ và phấn son thoa những
tổ yến mỏng manh
lời lời máu huyết
Người anh mù ngồi thiền thấy quanh mình sáng rực
Diễu qua đôi tròng ký ức của ngày mai.
Bình Định của tôi Quy Nhơn của tôi
ánh tuyết ấm tôi mang mối tình đầu thơ dại
mong hái cho nhau và ăn trong lòng tay
ngọt ngọt diu diu trứng cá
hay là em hay là tôi chả rõ
Ta là ai sóng mặn nói sao
hãy nghe, hãy lắng, hãy uống và im lặng
nhìn trái dừa trên cao kia
người ta gọi vầng trăng
anh, ơi anh
thổ trong đêm trắng xanh
bao nhiêu là tinh vân
xa xa, bóng lướt gần gần
Ôi, tình mẹ hiền