Tuesday, October 22, 2013

Thái Giám Trung Hoa


Chẳng phải quan lại, chẳng xông pha chiến trường, cũng chẳng phải hoàng thân quốc thích, nhưng thái giám vẫn là nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Trung Hoa, thậm chí là “dưới một người trên vạn người” như Tể Tướng. Do đó, thân phận của những thái giám luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà nghiên cứu lẫn làm phim ảnh.
 
Tĩnh thân, yêm cát, cung hình, tàm thất, hủ hình hay âm hình đều chỉ quá trình cắt bỏ cơ quan duy trì nòi giống trước khi thành thái giám.
 
166879_181817861848539_6688344_n
 
thaigiam002 (1)
 
Dụng cụ để “tĩnh thân”
 
Thái giám và những điều không tưởng
 
1. Chúng ta thường nghĩ:
 
Làm thái giám là do bất đắc dĩ chứ chẳng ai muốn làm!
 
Nhưng sự thật là:
 
Có rất nhiều lý do để một chàng trai trở thành thái giám.
 
Các cung cấm Trung Hoa có 2 nguồn tuyển thái giám chính :
 
- Những bé trai có khiếm khuyết về cơ quan 3X bẩm sinh sẽ được tuyển vào cung ngay từ khi còn nhỏ để được đào tạo thành thái giám “chuyên nghiệp” khi lớn.
 
- Những tù binh bắt được trong chiến tranh, tội phạm hoặc những người do nước láng giềng cống nạp mỗi năm. Đây cũng được xem là nguồn gốc cho thân phận thái giám tại Trung Hoa.
 
- Một nguồn khác là những cậu bé mồ côi, vô gia cư hoặc có gia đình bị tử tội trong khoảng 9 -10 tuổi sẽ bị quan lại bắt và “tĩnh thân” rồi đem vào cung.
 
- Những chàng trai nghèo muốn kiếm sống bằng con đường vào cung mà không qua khoa cử. Họ sẽ phải trả ít nhát là 6 lượng bạc để được “tĩnh thân” và được học các nguyên tắc trong cung cũng như cách hầu hạ hoàng đế, phi cung.
 
- Thậm chí, những người không hề nghèo khổ cũng muốn được làm thái giám, nhờ “tấm gương” từ những thái giám nổi tiếng như Lý Liên Anh, tâm phúc của Từ Hy Thái Hậu. Người ta đồn đoán rằng Lý Liên Anh giàu có tới mức gia tài của ông ta gấp nhiều lần quốc khố. Nhiều người có con trai khi đó đã tình nguyện bỏ tiền lo lót để con của họ được vào cung làm thái giám với mong muốn làm rạng rỡ dòng họ.
 
hoan-quan-2
 
Thái giám đời nhà Thanh
 
2. Chúng ta thường nghĩ:
 
Làm thái giám sướng lắm, chỉ có nắm tay mấy bà phi cho khỏi té thôi!
 
Nhưng sự thật là:
 
Thái giám, nói trắng ra chỉ là những người hầu, hay theo cách gọi của thời chúng ta là “osin cao cấp” cho hoàng đế, hoàng hậu, thái hậu và những phi tần trong hậu cung. Do đó, ngoài việc nắm tay các bà để cho họ khỏi…té khi đi thì họ cũng sẽ làm nhưng công việc tay chân khác như các cung nữ gồm đốn củi, nấu ăn, lau dọn,… cực khổ cũng chẳng kém cung nữ. Vì thế mà thái giám và cung nữ luôn kết thân với nhau. Họ cũng được xếp thành 48 cấp bậc, có hình phạt và chế độ quản lý riêng biệt. Thông thường thái giám thân cận nhất của nhà vua hoặc thái hậu sẽ là người nắm quyền quản lý cao nhất hệ thống này.
 
644083_436265079754649_35331456_n

3. Chúng ta thường nghĩ: :
 
Thái giám chỉ là người hầu của hoàng gia.
 
Nhưng sự thật là:
 
Tầng lớp thái giám thường xuất thân hèn kém, ít học và theo nguyên tắc là chẳng có quyền hành gì. Tuy nhiên, họ lại là những người luôn kề cận các bậc đế vương, hoàng hậu nên luôn có một thứ quyền lực vô hình. Chẳng hạn nếu muốn vào diện kiến vua thì phải thông qua thái giám, phi tần nào muốn được vua ghé lại cung vào đêm nay cũng phải đút lót cho họ. Vì vậy mà không chỉ có khối tài sản khổng lồ, cả quyền thao túng hậu cung và chính trị cũng nằm trong tay thái giám.
 
Thời nhà Minh còn có cả một cơ quan gọi là “Đông xưởng” do thái giám Ngụy Trung Hiền quản lý, chuyên bí mật giám sát các quan lại trong triều đình, các tướng lĩnh trong quân đội và các học giả có tiếng. Đặc biệt, họ có quyền xử trảm bất kì ai nghi ngờ phạm tội trước khi trình lên vua. Thái giám Lý Liên Anh cuối đời nhà Thanh cũng là người tiêu biểu cho sự lộng quyền của tầng lớp này.
 
1323397660_tran-khon-66
 
giam-dam-dieu-van-3
 
images666901_giam_chung_tu_don Đông Xưởng cũng là cảm hứng của nhiều nhà làm phim
 
Ở mọi triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, khi triều đình thối nát là lực lượng thái giám lại lợi dụng uy thế để làm giàu, trục lợi. Đôi lúc những gia tộc thái giám còn giàu có hơn cả hoàng thân quốc thích. Do đó, rất nhiều chàng trai đã từng mơ ước được “tĩnh thân” để hưởng vinh hoa phú quý.
 
4. Chúng ta thường nghĩ:
 
Ai muốn làm thái giám cũng được.
 
Nhưng sự thật là:
 
Thật ra một chàng trai có quyền lựa chọn việc “tĩnh thân” nhưng có trở thành thái giám không thì…hên xui. Vào thời nhà Minh, những thái giám sau khi “tĩnh thân” phải được kiểm tra và sàng lọc lại bằng cách phải ngồi trên một chiếc ghế đặc biệt có một lỗ nhỏ. Nếu không chịu được trong một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ bị đuổi về nhà cùng với phần cơ thể đã bị cắt bỏ kia.
 
giam-tran-uy-2
 
Dù đã được “tịnh thân” nhưng chưa chắc chàng trai có thể an toàn làm thái giám trong cung
 
5. Chúng ta thường nghĩ:
 
Chỉ cần cắt bỏ “đèn dầu” là thành thái giám.
 
Nhưng sự thật là:
 
Không chỉ “đèn dầu” mà cả “quả bóng” kế bên cũng sẽ bị cắt bỏ bằng con dao nhỏ và được thực hiện bên ngoài cung. Thuốc gây mê chỉ là…tương ớt.
 
Và thật ra có khá nhiều cách để “tĩnh thân”, bao gồm:
- Cắt bỏ toàn bộ cơ quan duy trì nòi giống
- Chỉ cắt bỏ “quả bóng”
- Đè nát “quả bóng”
- Cắt bỏ ống dẫn tinh
 
Sau khi thực hiện một trong cách thức vô cùng đau đớn này, thái giám sẽ lập tức được dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Sau đó, một ống thông hơi nhỏ sẽ được đặt trong niệu đạo và sau ba ngày, nếu có thể tiểu tiện được, nghĩa là chàng trai đó đã trở thành thái giám. Còn nếu không thì đa số đều tử vong.
 
top-21
 
Những thái giám đời nhà Thanh
 
Còn nếu gia đình nào đó nhắm đến chức vụ thái giám cho con mình ngay từ khi còn nhỏ thì sẽ thuê người…bóp nát “quả bóng” của đứa bé mỗi ngày để nó dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên, không cần “tĩnh thân”, đứa bé này cũng mất đi khả năng sinh sản.
 
6. Chúng ta thường nghĩ:
 
Chỉ có nam giới mới làm thái giám được.
 
Nhưng sự thật là:
 
Triều đình Trung Hoa cũng có những nữ thái giám. Họ tĩnh thân các cô gái bằng cách…đạp vào bụng hoặc dùng cây kéo tử cung xuống để mất khả năng sinh con. Những nữ thái giám vẫn làm công việc như các nam thái giám. Tuy nhiên, họ ít được biết đến hơn và sống thầm lặng hơn, đồng nghĩa với việc quyền hành bị giới hạn.
 
218238

7. Chúng ta thường nghĩ:
 
Thái giám chỉ toàn những người nịnh nọt, lộng quyền.
 
Nhưng sự thật là:
 
Thật ra cũng có nhiều viên thái giám có tài và đóng góp không nhỏ vào lịch sử Trung Hoa. Thái Luân, thái giám trông coi tiền bạc trong cung ở thời Hán cũng chính là người phát minh ra giấy của Trung Quốc vào năm 105. Đô đốc Trịnh Hòa, cũng là một thái giám phục vụ trong cung thời nhà Minh, được mệnh danh là nhà thám hiểm và hàng hải vĩ đại nhất của Trung Quốc, đã 7 lần vượt biển tới Tây Nam Á, Đông Phi, châu Úc trước cả Christopher Columbus một thế kỉ. Tạp chí “Life” đã xếp Trịnh Hòa đứng thứ 14 trong số những người quan trọng nhất của thiên niên kỷ thứ 2. Những viên thái giám vào thời nhà Minh là những người Trung Quốc đầu tiên chơi và lan truyền âm nhạc cổ điển phương Tây.
 
trinhhoa01
Trịnh Hòa
 
3eb4cc3e2493c9ec9023b21a0914073a-1
Thái Luân

Thái giám và những con số
 
Hơn 2000 năm: là thời gian các triều đình Trung Hoa bắt đầu sử dụng thái giám, vào khoảng năm 206 trước Công Nguyên.
20.000: là số lượng thái giám sống trong Tử Cấm Thành vào đời nhà Minh. Cho đến khi nhà Thanh sụp đổ, người ta tìm thấy 1.500 viên thái giám cuối cùng trong đó.
 
400/1565: là số chàng trai đã tử vong ngay sau khi được “tĩnh thân” vào thời vua Tuyên Đức, nhà Minh. Người ta cũng ước tính trung bình có ít nhất 20% số người được tĩnh thân đã lìa trần trước khi được thấy mặt hoàng đế.
 
Năm 1996: Thái giám Tôn Diệu Đình, cũng là vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa từ trần, đặt dấu chấm hết cho “đế chế” thái giám của Trung Quốc.
 
11101593-ton
Thái giám Tôn Diệu Đình
 
Cái giá phải trả cho danh xưng “thái giám”?
 
Đầu tiên, chi phí cho việc “tĩnh thân” của thái giám đều phải do gia đình hoặc bản thân người đó chi trả. Tuy nhiên, thường thì những gia đình nguyện đem con trai vào cung làm thái giám đều là do hoàn cảnh bức bách. Do đó, họ phải nợ đao phủ, những người thực hiện cuộc “tĩnh thân” và lãi cao. Nếu con trai họ không thể thành thái giám và tử vong hoặc bị đuổi về, món nợ đó sẽ khiến gia đình phải lao đao.
 
Do thái giám không thể sinh con nên về già, khi gia đình không còn ai, họ phải sống neo đơn và kham khổ do không có người chăm sóc. Một số thái giám giàu có hoặc may mắn thì xin con nuôi hoặc làm ăn. Còn những thái giám nghèo khổ thì ắt hẳn sẽ phải chết già trong cô đơn. Tiểu Đức Trương, một trong hai viên thái giám nổi tiếng vào cuối đời Thanh làm nghề bán hoa quả sống qua ngày cũng phải chết trong nghèo khổ. Vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc là Tôn Diệu Đình từng bị hành hạ trong nghèo đói khi còn trẻ, bị trừng trị trong cách mạng Văn hóa bởi là “nô lệ của hoàng đế”.
 
415318
 
Người Trung Hoa thường có câu: “Chơi với vua như đùa với cọp”. Thái giám là người thân cận nhất của nhà vua thì càng gần “cọp” hơn. Chỉ cần đắc tội hay phật ý hoàng tộc là cũng có thể bị trọng tội. Nếu không, họ cũng phải đối mặt với sự ghen ghét của triều đình. Thái Luân dù có công với nhà Hán nhưng cũng chính triều đình âm mưu gây rắc rối cho ông, dẫn đến việc ông bị bức tử bằng thuốc độc. Điều đó có nghĩa là nếu sống không khéo, thái giám là chức dễ bị…chém đầu nhất.
 
1
 
Tuy được “đóng vai” phản diện nhiều hơn nhưng thái giám Trung Hoa thường được miêu tả trong ba từ hoàn toàn khác là “lo sợ”, “ghen tỵ” và “xem thường”. Không biết có phải do thân phận đặc biệt của họ không mà kết cục của những viên thái giám dù nổi tai tiếng hay tốt tiếng đều không hề tốt đẹp. Thậm chí, mộ phần chỉ còn trơ lại hộp sọ của Lý Liên Anh đã để lại biết bao nhiêu điều bí ẩn.
 
Eunuchs_and_Empress_Cixi
 
Mỗi người đều có một vai trò trong thế giới này. Những mặt trái của thân phận thái giám đều đã được phơi bày. Còn nếu nhìn ở mặt tích cực, tôi nghĩ những thái giám đã chứng minh rằng những người nghèo khổ, ít học như họ cũng có thể làm ra tiền, sống trong vinh hoa phú quý cũng như khiến nhiều người phải phục tùng mình.
 
Và ít nhất họ cũng không sống một cuộc đời im lặng.