Wednesday, October 16, 2013

Trí với chả thức


Võ Tấn Phong

Cái chết của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm nhiều người Việt Nam trong nước thương tiếc là có thể hiểu được. Người dân vốn bị nhồi sọ một chiều, lại sống trong một xã hội băng hoại thiếu vắng anh hùng, thì một huyền thoại có thể làm xoa dịu đi những nhọc nhằn trước mắt. Nhưng đám trí thức cánh tả hái ngoại, được sống trong tự do, được giáo dục để suy nghĩ độc lập, đã trải qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, lại sùng bái quá đáng tướng Giáp. Thật không thể hiểu nổi!


Ở đây tôi lấy ví dụ ở hai trang được nhiều người biết nhất là viet-studies.info và diendan.org. Ta có thể hiểu được sự mê tín không phải chỉ ở những kết nối, mà còn ở phần bình luận, và cả ở những bài không được kết nối.

Ví dụ trang viet-studies.info của giáo sư Trần Hữu Dũng, phần nối kết với bài trên CNN, ông bình luận:
Đó là thế hệ của Bác Hồ, Tướng Giáp. (Thế hệ của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng... rồi sẽ được gọi là thế hệ gì?)

Cứ như “thế hệ của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng” không phải là thế hệ tiếp nối của “thế hệ của Bác Hồ, Tướng Giáp”. Và nếu không có những thành công ngày xưa của “Bác Hồ, Tướng Giáp” thì làm gì có những “Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng” ngày hôm nay?

Những bài viết trên trang diendan.org toàn ca ngợi về tài cầm quân, thương lính của Võ Nguyên Giáp. Họ bào chữa cho những thương vong khủng khiếp trong cuộc chiến của tướng Giáp nào là do các cố vấn Trung Quốc, nào là do sai lầm của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Cứ thế, họ tha hồ ca ngợi ông Hồ và ông Giáp khi Đảng Cộng Sản giành thắng lợi vang dội. Và đổ thừa các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đõ Mười, Nguyễn Tấn Dũng khi Đảng Cộng Sản đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Và dĩ nhiên, trong sự mê tín sùng bái đó, họ sẵn sàng gian lận không kết nối, hoặc cố tình bỏ qua những trích dẫn có hại cho danh tiếng của Võ Nguyên Giáp. Hãy thử trích dẫn vài đoạn trong các trang nổi tiếng nhất thế giới về cái chết của tướng Giáp đã cố tình không được trích dẫn.



But his critics said that his victories had been rooted in a profligate disregard for the lives of his soldiers. Gen. William C. Westmoreland, who commanded American forces in Vietnam from 1964 until 1968, said, “Any American commander who took the same vast losses as General Giap would not have lasted three weeks.”
(Nhưng có những người chỉ trích rằng thắng lợi của ông dựa trên sự phung phí bừa bãi sinh mạng bộ đội của ông. Tướng William C. Westmoreland, tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam từ 1969 đến 1968, đã nói rằng: “Bất kỳ viên tư lệnh nào của Mỹ để thương vong nhiều như Tướng Giáp sẽ bay chức trong ba tuần”.)


General Giap had studied the military teachings of Mao Zedong, who wrote that political indoctrination, terrorism and sustained guerrilla warfare were prerequisites for a successful revolution. Using this strategy, General Giap defeated the French Army’s elite and its Foreign Legion at Dien Bien Phu in May 1954, forcing France from Indochina and earning the grudging admiration of the French.
(Tướng Giáp đã nghiên cứu những tác phẩm quân sự của Mao Trạch Đông, nói rằng sự tuyên truyền về chính trị, khủng bố, và chiến tranh du kích trường kỳ là những điều kiện quyết định để cách mạng thành công. Dùng chiến lược này, Tướng Giáp đã đánh bại đội quân tinh nhuệ và quân Lê-Dương của Quân Đội Pháp ở Điện Biên Phủ vào tháng Năm 1954, buộc Pháp phải bỏ Đông Dương và đạt được sự kính trọng bất đắc dĩ của người Pháp).

Hanoi’s casualty estimates are unreliable, so the cost of General Giap’s victories will probably never be known. About 94,000 French troops died in the war to keep Vietnam, and the struggle for independence killed, by conservative estimates, about 300,000 Vietnamese fighters. In the American war, about 2.5 million North and South Vietnamese died out of a total population of 32 million. America lost about 58,000 service members. “Every minute, hundreds of thousands of people die on this earth,” General Giap is said to have remarked after the war with France. “The life or death of a hundred, a thousand, tens of thousands of human beings, even our compatriots, means little.”
(Số thương vong của Hà Nội thì không đáng tin cậy, vì thế cái giá phải trả cho những thắng lợi của Tướng Giáp có thể sẽ không bao giờ biết được. Khoảng 94 ngàn lính Pháp đã bỏ mạng để giữ Việt Nam, trong khi cuộc đấu tranh giành độc lập, theo những ước tính thận trọng, đã giết chết vào khoảng 300 ngàn người lính Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, vào khoảng 2,5 triệu người cả Bắc và Nam Việt Nam đã chết trong tổng dân số 32 triệu. Nước Mỹ mất khoảng 58 ngàn người. Tướng Giáp đã nói cuộc chiến chống Pháp. “Mỗi phút, hàng trăm ngàn người chết trên thế giới. Sống hay chết đối với hàng trăm, hàng ngàn, hay hàng vạn nhân mạng, ngay cả của đồng bào chúng tôi, thì có sao đâu”.)

Poorly armed and trained, the Viet Minh made little headway until after 1949, when Mao had taken control in Beijing. China began sending advisers and supplies to help the Vietnamese. For the first time Giap had access to heavy weapons but his first direct confrontation with the French forces was a 1950 battle in the Red River Delta that proved disastrous for the Vietnamese, who lost some 20,000 men…
(Với vũ khí nghèo nàn và huấn luyện ít ỏi, Việt Minh không đạt được thắng lợi nào cho đến tận năm 1949, khi Mao chiếm được Bắc Kinh. Trung Quốc bắt đầu gởi cố vấn và trang bị đến giúp Việt Nam. Đó là lấn đầu tiên Tướng Giáp có trong tay những vũ khí hạng nặng, nhưng cuộc đối đầu trực tiếp đầu tiên của ông với quân Pháp trong trận đánh ở đồng bằng sông Hồng năm 1950, đã kết thúc thảm hại với 20 ngàn thương vong cho bên Việt Nam…)

Công bằng mà nói, không thể chối cãi rằng Tướng Giáp là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử thế giới, và đạt được sự nể trọng của nhiều đối thủ của ông. Nhưng công sức của ông cuối cùng đã tạo ra một đội quân được dùng để áp đặt và kéo dài một thể chế toàn trị lên toàn Việt Nam. Đó là chưa kể đội quân đó còn được dùng để thực hiện cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo, và trấn áp các cuộc nổi dậy của nông dân (như cuộc khởi nghĩa của nông dân Quỳnh Lưu năm 1956, hay Tiên Lãng gần đây).

Và thật chán cho các vị “trí thức” cánh tả hải ngoại không dám nhìn thẳng vào sự thật, vẫn còn lờ mờ mê tín sùng bái Tướng Giáp như thế, và thiếu lương thiện trong các trích dẫn, nhằm hướng dư luận một chiều có lợi cho hào quang của Tuớng Giáp. Trí với chả thức!