Peter Vũ
Trong nghệ thuật có sáng tác, có diễn xuất, có phê bình. Nhận vé mời tham dự một đêm kịch thể nghiệm chuyển thể từ kịch bản "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" của cố tác giả Lưu Quang Vũ và đi xem với tư cách khách mời dĩ nhiên sẽ khác với việc bỏ tiền ra mua vé.
Thường thì với mỗi một đêm diễn, vé mời sẽ dành cho ai? Tất nhiên là người nhà, bạn bè của những người tham gia ekip dàn dựng chương trình, tiếp theo là cánh báo giới, giới phê bình, và dĩ nhiên là những đối tác quan trọng với ekip thực hiện đêm diễn. Với đám đông tức công chúng, tất cả đều phải bỏ ra vài trăm ngàn để có một chỗ ngồi trong nhà hát. Từ trước tới nay, kịch của Lưu Quang Vũ đgngười xem những bất bình mang tính thời sự, những thực tế của cuộc sống hiện tại thời bấy giờ và cho tới ngày hôm nay vẫn giữ nguyên giá trị.
Những kịch bản: "Lời thề thứ chín", "Mùa hạ cuối cùng". "Tôi và chúng ta" vv.. luôn trong một tình trạng sốt vé khi có một đoàn kịch tái dựng và công diễn. Dĩ nhiên sau mỗi một đêm diễn sau đó sẽ là sự phê đi, bình lại của những người trong giới phê bình nghệ thuật. Họ phê, phê từ kịch bản cho tới diễn xuất, bình từng câu thoại cho tới hình thể diễn viên, mổ xẻ tinh vi, chi tiết.
Những kịch bản: "Lời thề thứ chín", "Mùa hạ cuối cùng". "Tôi và chúng ta" vv.. luôn trong một tình trạng sốt vé khi có một đoàn kịch tái dựng và công diễn. Dĩ nhiên sau mỗi một đêm diễn sau đó sẽ là sự phê đi, bình lại của những người trong giới phê bình nghệ thuật. Họ phê, phê từ kịch bản cho tới diễn xuất, bình từng câu thoại cho tới hình thể diễn viên, mổ xẻ tinh vi, chi tiết.
Nhưng có một điều đáng buồn, đó là nghệ thuật đã bị áp đặt những chuẩn mực, như một chiếc lồng bàn úp vào mâm cơm sao cho nếu đủ vừa là hoàn hảo, thừa thì cắt bớt, nhưng không đủ thì thêm cho đủ. Chính vì lý do đó, có lẽ NSND Lan Hương thực sự là một người táo bạo khi chuyển thể một "Hồn Trương Ba" chính kịch sang một Trương Ba hình thể múa may. Sự sáng tạo, và vì nó, không biết sau đêm diễn lần này, đoàn kịch III nhà hát kịch Tuổi Trẻ sẽ nhận được những phản hồi khen chê ra sao, chỉ biết sau một "Tâm Linh Việt", "Kiều", một "Trương Ba", khán giả thấy được sự lạ, cũng như mọi chuẩn mực về nghệ thuật sân khấu cũ kỹ đang dần bị lung lay và thay thế cho những cái đương đại.
Phê bình nghệ thuật thực sự rất khó, và xem chừng chúng ta đang đi phê bình giới phê bình, phê bình những ý kiến đánh giá trước đó hơn là đi phê bình tác phẩm. Có người nói rằng hãy để đánh giá tác phẩm cho công chúng, có người lại có quan điểm, chỉ những nhà đánh giá có tầm nhìn sâu về nghệ thuật mới có những đánh giá, những cái nhìn chuẩn xác về nghệ thuật. Vậy thực sự, nghệ thuật sinh ra là dành cho giới phê bình hay dành cho công chúng.
Thực tế, đông người xem kịch, điện ảnh, ca nhạc, mỹ thuật, văn thơ. Nhưng đó mới chỉ dừng ở mức độ xem, chứ chưa phải là thưởng thức. Con người thường tìm tới những tác phẩm nổi tiếng, những tác phẩm nổi tiếng bởi lẽ sự nổi tiếng của tác phẩm, của tác giả là sự đảm bảo cho người thưởng thức chắc chắn rằng bản thân mình không phí tiền cho một bữa tiệc tinh thần xứng đáng, chứ không phải giá trị nghệ thuật trong tác phẩm lôi kéo khán giả thưởng thức. Lưu Quang Vũ viết kịch bản cho công chúng hay cho giới phê bình, và NSND Lan Hương dàn dựng chương trình lần này cho công chúng hay cho giới phê binh? Nghệ thuật đúng như đánh giá của giới phê bình, nó không dành cho đám đông, nhưng chỉ dành cho những người biết cách thưởng thức nghệ thuật. Như một món ăn dành cho tinh thần, ngon dở không chỉ ở nguyên liệu(ý tưởng), ở khâu chế biến(dàn dượng), mà nếu thưởng thức không đúng cách miếng ăn sẽ thành ra mất ngon. Cũng giống như việc vang đỏ dùng với thịt bò, vang trắng dùng với hản sản và Champagne là dùng để khai vị. Không mấy ai ăn cơm với quýt là thức tráng miệng, nhưng nếu quýt không có thuốc trừ sâu, ăn hai thứ đó với nhau cũng chẳng sao. Khi vào nhà hát nghe nhạc thính phòng, không ai mặc quần bò áo phông vì đơn giản nó phá vỡ đi một không gian chuẩn mực thưởng thức nhạc thính phòng.
Xem kịch của Lưu Quang Vũ, đơn giản dễ xem, và ít hại não bởi những triết lý sâu sắc, vậy kịch của Lưu Quang Vũ có phải là nghệ thuật hay không khi ông viết là đánh vào đám đông công chúng? Ai chẳng có nhu cầu nuôi dưỡng thể xác, và ai chẳng có nhu cầu nuôi dưỡng tinh thần. Kịch của Lưu Quang Vũ giúp đám đông giải tỏa cơn khát tinh thần, nó đơn giản tới mức chẳng đáng bàn luận, vì chẳng có gì để bàn luận. Thế cũng tốt, bởi khi thưởng thức những thức ăn đơn giản, nhưng đủ nuôi dưỡng ta hàng ngày như hạt gạo của Việt Nam, bánh mỳ của phương Tây chẳng phải đó cũng là một giá trị lớn lao hay sao.
Tưởng nhớ và tri ân những đóng góp của Lưu Quang Vũ cho nền nghệ thuật Việt Nam, không quên gửi lời chúc mừng và cám ơn một đêm diễn sáng tạo, độc đáo và lạ lùng của đoàn III Nhà hát kịch tuổi trẻ. Nghệ thuật sinh ra không phải để phê bình, nghệ thuật sinh ra là để thưởng thức cách tuyệt đối những giá trị, dù giản đơn nhưng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
No comments:
Post a Comment