Ông Nhà văn Đỗ Chu
Mở đầu thập kỷ 1960, thập kỷ của “sóng Duyên Hải, gió Đại Phong, trống Bắc Lý , cờ Ba Nhất”
, thập kỷ “hồ hởi”,”phấn khởi”, sắn tay xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
toàn miền Bắc, ông trùm thơ cách mạng Tố Hữu khoái trá hạ bút :
Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng
……
Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng
……
Đời trẻ lại. Tất cả đều cách mạng!
Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng”
Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng”
Thi sĩ Chế Lan Viên cũng cao giọng hùa theo :
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
….
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn…
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn…
“ Lạc quan
cách mạng” đến thế là hết cỡ . Các văn sĩ tất nhiên không chịu kém cũng
múa bút , căng ngực, hít hơi thổi cho những con chữ bay bổng chín tầng
mây.
Trong dàn kèn đồng khí thế “nuốt Ngưu đẩu” đó, bỗng xuất hiện một tiếng sáo véo von góp vào dàn tụng ca. Đó là nhà văn Đỗ Chu , xuất hiện năm 1962 với những truyện ngắn “Ao làng”, “Thung lũng cò”, “Hương cỏ mật”, “Mùa cá bột” …
khác lối viết của các bậc đàn anh Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu…bằng sự
tươi tắn, mới lạ trong những chi tiết gần gũi đời sống như “mùi bùn”,
“mùi đất”,”mùi cỏ” quê anh và lập tức được báo chí tôn vinh là một tiếng
nói tươi tắn, mới lạ kể lại những ước ao, khát vọng, cách sống của thế
hệ mình!
Thử đọc lại trích đoạn “Hương cỏ mật” mở đầu sự nghiệp Đỗ Chu :
“Sau làng
em có trái núi Voi, núi Voi đối với tụi nhỏ chúng em như người bạn lớn
tuổi hiền từ. Voi cho chúng em bao nhiêu thứ: những cụm cỏ mật khô thơm
ngào ngạt, những viên đá cuội trắng nõn, tối tối mang đập vào nhau, lửa toé
ra, một thứ lửa có mùi thơm như mùi mật ong cháy. “Vòi Voi” là một bãi
cỏ tươi tốt quanh năm, đất ở đây mềm như đất ruộng màu, ngày xưa có chỗ
chân trâu ngập móng. Chúng em thường lên đó chăn trâu. Trong các bạn
cùng xóm, em thân nhất với Phương. Chính cái Phương đã bảo em cách làm
cho cỏ mật còn xanh hết mùi hắc. Chỉ cần buộc túm những cụm cỏ xanh ấy
lại, đem phơi nắng rồi hong gió, cỏ héo vàng đi, toả hương thơm dìu dịu (...) “
“Hương
cỏ mật” được tôn vinh là áng văn chương đẹp, mê hoặc người đọc nhiều
thế hệ. Tuy nhiên, các 8x,9x ngày nay mà viết lách dễ dãi thế thì khó
lòng lọt được vào mắt bạn đọc, nói gì tới chuyện trở thành mẫu mực văn
chương. Mới đây nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết trên Dân Luận ngày 8-9-2011 :
“Đỗ Chu
mê “Bông hồng vàng”, “Lẵng quả thông” của Pautopxki (do Vũ Thư Hiên
dịch đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước). Giọng văn đầy chất thơ,
lãng mạn và tươi mát như suối nguồn, như ánh trăng của nhà văn Nga này
mê hoặc Đỗ Chu và các nhà văn trẻ thời đó. Đỗ Chu đã viết
các truyện đầu tay như “Phù sa”, “Hương cỏ mật”, “Thung lũng cò” …khá
hấp dẫn như một ông Pautopxki con con…Nay cái thời ấy xa rồi, thưở ban
đầu ấy xa rồi, lối viết lãng mạn kiểu Pautopxki qua rồi, nhường hiện
thực dữ dội cho những cây bút dữ dội. …”
Mặc dầu vậy tác phẩm của Đỗ Chu vẫn xuất hiện và vẫn được ca ngợi , khen thưởng đều đều. Năm
1963 giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội
,2001 giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật , 2002 giải thưởng Hội
Nhà văn Việt Nam,2004 Giải thưởng ASEAN , 2011được đề cử Giải
thưởng Hồ Chí Minh . Chẳng những “ cha thiên hạ “ về giải thưởng, Đỗ Chu
còn là một thứ…” già làng ” ở Hội nhà văn.
Nguyên
ở Hội nhà văn có một nơi gọi là “vạn đại dung thân” cho các cán bộ viết
văn ( từ của Nguyễn Khải) – đó chính là…”Tổ sáng tác”. Một nhà văn khi
được chọn về đây thì coi như được Đảng nuôi cả đời, bao cấp cả đời, kể
cả bao cấp tư tưởng, khỏi lo bon chen, đấu đá , khỏi lo giành giật tem
phiếu, con cá lá rau như người ngoài đời. Từ rất sớm Đỗ Chu được chọn về “tổ sáng tác”, 35 năm liền cho tới khi hưu như một nhà báo đã viết :” Thế là ông về Hội Nhà văn, không làm gì khác, ngoài ăn rồi cứ ngồi viết văn.
Và thế rồi đã 35 năm qua người ta quen có một Đỗ Chu ở Hội, quen đến
mức thật khó hình dung ở cơ quan Hội lại không có Đỗ Chu ra ra vào vào,
không nắm một chức vụ cụ thể, nhưng thật quan trọng. Quan trọng đến mức,
có người đã nói, không có Đỗ Chu thì cơ quan Hội Nhà văn sẽ giông giống
một Bộ, một Tổng cục nào đó.”
Tuy
không giữ chức vụ gì nhưng quan chức trong các cơ quan cấp 1, cấp 2
cũng đều nể sợ “già làng”, có chân giò, xỏ lợn, mâm xôi gì chia chác bất
kỳ lớn nhỏ cũng không được quên . Thời mồ ma nhà văn Trần Hoài Dương,
có lần anh kể với tôi :”Danh sách BCH Hội nhà văn Khoá 6 lẽ ra không có tên nhà thơ Y Phương . Thế rồi Ban trù bị đại hội đang họp thì Đỗ Chu
ở đâu bổ tới lớn tiếng :” Các anh đã nghe ý kiến đồng chí Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh vừa gọi tới chưa ? Đồng chí hỏi Ban chấp hành Hội nhà văn khoá này có đại biểu dân tộc không ?” Mọi người xanh mắt, Hữu Thỉnh lập tức bổ sung ngay Y Phương vào Ban chấp hành”.
Chuyện thực hư chẳng biết sao nhưng qua đó thấy cái uy “già làng” của Đỗ Chu đối với quan chức Hội Nhà văn là có thực.
Được Đảng nuôi suốt đời , trách gì Đỗ Chu chẳng hết lòng với Đảng, có lần ông nửa đùa nửa thật với bạn bè :
“ Tớ
là một nhà văn nên tớ rất thích câu thơ Việt Phương: “Cuộc đời yêu như
vợ của ta ơi”. Cuộc đời thì rộng lớn lắm. Cuộc đời thì trong đó có đảng.
Nên tớ yêu đảng như yêu vợ. …Tớ coi đảng là vợ. Đảng bẩn thì tớ mua xà
phòng cho đảng tắm. Mua nước hoa cho đảng thơm. Đảng nói thì không được
cãi. Đảng bảo ăn là ăn. Đảng bảo uống là uống. Đảng bảo nằm là nằm.
Đảng bảo lên giường là lên giường. Đảng bảo ra đường là ra đường. Đừng
có mà léng phéng. ….Cho nên tớ cũng không thể rời hội nhà Văn được. Tớ
thề sẽ sống mãi với hội nhà Văn để tận tâm tận lực viết văn ca ngợi vợ.
“Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi”. Việt Phương vẫn làm thơ chung chung
quá. Cứ như tớ, tớ sẽ viết thế này: “Đảng thương yêu ấy vợ của ta ơi”.
Tuy nhiên chứng kiến các đàn anh như Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải…trước khi nhắm mắt cũng có đôi lời “phản tỉnh”, Đỗ Chu khi về hưu cũng có “tâm sự” với Văn Chinh :
“
Không biết nên phải hiểu từ lúc nào mà chúng ta đã bước từ chủ nghĩa
dân tộc vào CNXH, rồi từ lúc nào từ Dân chủ Cộng hoà thành XHCN? Vì đâu
mà có rất nhiều khái niệm hết sức hệ trọng bỗng nhiên bị đánh tráo. Bên
dưới lòng yêu nước liệu còn có những gì đang nhân danh nó và đang được
nó nguỵ trang?
Nhìn
lại, không biết tại làm sao khi chúng ta học những cái tồi tệ của thiên
hạ thì dễ thế, mà đến khi cần học những cái tốt đẹp thì khó quá. Rồi
lại không biết bởi đâu mà khi người ta không ra gì, khi người ta mù mịt
đảo điên thì người ta sẵn sàng kết anh em với mình, còn tới khi người ta
tỉnh táo ra một chút là y như rằng người ta có ý khinh rẻ mình thì
phải…”
Tất nhiên lời tâm sự của Đỗ Chu cũng chỉ là xa xôi , bóng gió, nhưng liệu có phải sau khi về hưu ông đã bắt đầu nghĩ…khác như “thời thượng” hiện nay.
Nhà thơ Xuân Sách dường như cũng không mấy “ngưỡng mộ” Đỗ Chu nên làm thơ chân dung có ý mỉa mai :
Đám cháy ở sau lưng
Đám cháy ở trước mặt
Than ôi mày chạy đâu
Dưới vòm trời quen thuộc
Đốt bao nhiêu cỏ mật
Không bay mùi thơm tho
Càng hun càng đỏ mắt
Quay về thung lũng cò
----
Ghi chú: ông nhà văn này vừa nhận thêm giải thưởng HCM kèm theo số tiền 300.00.000 VNĐ
----
Ghi chú: ông nhà văn này vừa nhận thêm giải thưởng HCM kèm theo số tiền 300.00.000 VNĐ
No comments:
Post a Comment