nhà văn Hoàng yến |
CON CHIM CHỈ ĐƯỢC HÓT TRONG ĐÊM
Đứng trước linh cữu nhà văn Hoàng Yến trong đám tang ông,tôi chợt nhớ câu nói của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mấy năm trước :
“ Nhà văn phải nói lên sự thật…”
Nhưng sự thật luôn luôn là “con chó bị đuổi ra khỏi nhà" (W. Shakespeare),
là thứ tối kỵ trong xã hội “bày cừu”, là hàng quốc cấm trong xứ sở
“toàn trị”, là nguy hiểm chết người khi đức vua cởi truồng, trí nông
công thương đều nức nở tung hô, ca ngợi y phục hoàng thượng qúa đẹp, thì
lại có một anh cả gan kêu lên :” vua cởi truồng”.
Tất nhiên anh chàng đó phải “ăn đòn hội chợ” của đám “bốc thơm vua” và phải chịu đòn trừng phạt nặng nề của chính đức vua..
Nhà
văn Hoàng Yến là một trong rất ít người to gan dám kêu to lên “vua cởi
truồng” đó. Còn nhớ những năm đầu Đảng và Chính phủ về tiếp quản Hànội,
các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình, các giáo sư…xúm vào khen thơ Tố
Hữu , xài ngôn từ như xài bạc giả. Nào là hồn thơ dân tộc, nào là nhịp
đập trái tim của Đảng, nào là “hay hơn thơ Nguyễn Du”…Vậy mà nhà văn
Hoàng Yến cả gan viết bài chê thơ Tố Hữu…”bé” vì “chất sống chưa thật sâu sắc nên ý thơ nhiều đoạn còn giả tạo và công thức…”
Vào tháng 4 năm 1955 dám viết như vậy ngay trên báo Nhân Dân thì có khác gì Hoàng Yến kêu lên :” vua cởi truồng”.
Khi
hạ bút viết bài “ĐỌC THƠ “VIỆT BẮC “CỦA TỐ HỮU “ đăng 3 kỳ liền trên
báo Nhân Dân quả thực nhà văn Hoàng Yến đã ký án tử cho chính ông.
Trước hết phân tích bài “Phá đường”, Hoàng Yến vạch rõ :
“
Cách đây không lâu tôi nhớ có đọc một bài của người anh em miêu tả cảnh
đắp đường . Nội dung bố cục cũng giống na ná như bài “Phá đường”. Tuy
cách nói có khác nhau nhưng ý tình cũng vẫn là “nhà em con bế con bồng,
em cũng theo chồng đi đắp đường quan” cũng “hì hà, hì hục, lục cục lào
cào “, cũng thi đua phấn khởi “ Anh tài thì em cũng tài. Đường dài ta
lấp sức dai ngại gì …”
Ối
chết, viết thế này khác nào tố cáo Tố Hữu ăn cắp thơ người khác ? To
gan hơn, Hoàng Yến dám chê thơ Tố Hữu không bằng thơ “nghiệp dư” của một
du kích Nam bộ :
“ Một câu thơ phá đường khác của một du kích Nam Bộ nói lên tình cảm ấy một cách gọn ghẽ, trọn vẹn và tài tình hơn :
“ Con đường số bảy của tau
Nó đi theo giặc tau đào nó đây…”
Tiếp đến Hoàng Yến chê “ Nhưng bài “Lên Tây Bắc” đã làm ta hơi thất vọng. Thi sĩ còn cách xa người chiến sĩ…”
Ái
chà, Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng, là người vẫy cờ trên mặt trận văn
hóa văn nghệ của Đảng mà dám chê “ còn cách xa người chiến sĩ” thì “bố
mày đây” chịu sao nổi ? Đã vậy Hoàng Yến còn kết tội Tố Hữu :
“
Thi sĩ không gợi được một trong trăm nghìn phần cái thực tế gian khổ và
sức chịu đựng phi thường của người chiến sĩ trên chiến trường rừng
núi…”
Như
vậy có nghĩa Tố Hữu chỉ ngồi salon bốc phét “chưa từng xuống tận chiến
trường rừng núi để đồng cam cộng khổ với chiến sĩ…”. Như vậy từ chê
“thơ” , Hoàng Yến đã mon men tới chỗ “chê con người” Tố Hữu. Mãi gần nửa
thế kỷ sau Hoàng Yến mới có anh nhà thơ dám viết Tố Hữu chưa lên Điện
Biên bao giờ vậy mà vẫn cứ ông ổng làm thơ coi như ta đang trên đồi A1
vậy.
Đi xa hơn nữa, Hoàng Yến đúc kết :
“Cũng
vì vậy những câu thơ miêu tả những chiến công lịch sử ở Điện Biên tuy
đôi đoạn thơ có vẻ mạnh, khí thơ có vẻ hùng nhưng người đọc nhất là
những đồng chí đã dự mặt trận Điện Biên , thấy chưa thỏa mãn và còn thấy
là giả tạo…”
Ối
chết chê thơ Tố Hữu “công thức” thì còn chịu được chứ lại chê “giả tạo”
thì đồng chí Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tuyên huấn trung ương
Đảng chịu làm sao nổi. Quy tội chết cho Hoàng Yến còn là nhẹ. Tuy nhiên
để thêm cớ quy tội , phải đợi đến vài tháng sau khi tập thơ “ Tình người soi dặm đường”
của Hoàng Yến NXB Hội nhà văn mới là “dấu chấm hết” cho sự nghiệp văn
chương hiểu theo nghĩa “chính thống” của nhà văn Hoàng Yến.
Tập thơ ra đời, lập tức đám phê bình “cung đình” xúm vào đánh đòn hội chợ về tội…đa cảm (!), thiếu “tính chiến đấu” :
“ Đường đi mặt trận
Nước đồng gợn trăng
Gió tre hoa bóng
Gợi tình chiếu chăn…”
( Đường đi mặt trận)
“Chiều cuối năm chưa xuống
Sương xuống nhiều hơn mưa
Bứt lá bỏ dòng suối
Thả xuân về dưới kia…”
( Bứt lá bỏ dòng suối)
Thế
là đủ chứng lý để thành…án được rồi. Nhà văn Hoàng Yến phải đi cải tạo
tại Văn Lĩnh ( Phú Thọ) 3 năm liền. Sau khi mãn hạn lại bị liệt vào loại
cấm bút tức là viết không được in, hoặc nếu có in thì phải ký tên khác ,
không được ký tên Hoàng Yến.
Vậy
tức là không cấm “đẻ” - sao cấm được, viết trong bóng tối, viết đầu bờ
đầu bụi, sao mà cấm -, nhưng mà cấm cho “khai sinh”, cấm con “chào đời”.
Phân
biệt quái gở “đẻ” và “chào đời” chắc chỉ có ở cái xứ “đỉnh cao nhân
loại”. Từ năm 1960 đến mãi 1975, giải phóng miền Nam, kẻ thù “Mỹ-ngụy”
đã quá nhiều, thôi thì tha cho “kẻ thù nội bộ” , thế là từ đó Hoàng Yến
mới được phép công bố tác phẩm với tên chính của mình.
Suốt
15 năm cấm bút, Hoàng Yến như con chim chỉ được hót trong bóng tối đã
lặng lẽ viết, lặng lẽ cất bản thảo vào ngăn kéo hoặc có được in thì cũng
với bút danh khác : Thạch Tiên, Hoàng Lan Châu, Hoàng Đức Anh. Như
“chim bị tên sợ cành cây cong”, Hoàng Yiến đành rời bỏ những đề tài
đương đại, những chuyện thời thế dễ “đụng chạm”, dễ “nhạy cảm” chuyển
sang viết chuyên về đề tài…”lịch sử”.
Nhà văn Huy Phương nhận xét về tiểu thuyết lịch sử “ Chân mây khép mở“:
“…Nó
làm tôi thích thú trước hết là vì cái phong cách thể hiện của một kiểu
tiểu thuyết lịch sử chỉ có thể là của Hoàng Yến, vừa có cái điêu luyện
của một cây bút đã được thử thách qua các đòi hỏi nghiêm ngặt của thể
văn kịch bản vừa có sức truyền cảm của một cảm hứng thơ phóng khoáng mà
chín chắn…”
Vậy nhưng “sự thù hằn nghiệt ngã” trong bóng tối “ vẫn chưa tha cho Hoàng Yến. Vở kịch “ Hình và bóng”
của ông chỉ mới diễn ở Hải Phòng được vài buổi đã có lệnh cấm .Nhưng
đòn thù chết người ấy vẫn không đốn ngã được Hoàng Yến, ông vẫn can đảm
“tọa thị thẳng thắn” trên đất nước và vẫn viết tiếp nhiều vở diễn giá
trị khác trong dó nổi bật là “Thanh gươm cô đô đốc” được mời sang công diễn ở Paris.
Nhà
văn Hoàng Yến đã vĩnh biệt thế gian tràn đầy ghẻ lạnh này , thật không
ngờ bạn bè tới chia tay ông với những vòng hoa chật cứng một góc chùa
Vĩnh Nghiêm cần hẳn một chiếc xe tải chở đi công viên Vĩnh Hằng mới hết.
Điều đó phải chăng đúng như ông đã dự cảm trong bài thơ “Mây của đất” viết từ năm 1985 :
“ Hãy chôn tôi dưới hoa
Vì hoa là mây của đất
Và ông trời xanh nhìn về trần gian
Cũng bàng hoàng lác mắt
Tưởng thi thể tôi nằm giữa đám mây ngũ sắc
Dưới trần cũng có mây trời…”
Nhà văn Hiền Phương, ái nữ của nhà văn Hoàng Yến kể lại sau khi ông vừa mất, chị chỉ vào dò phong lan mới mua :
“ Hoa đẹp thế này sao ba không về ngắm hoa…”
Lạ
thay bỗng dưng có một làn gió thổi quay cành phong lan hướng về chỗ
Hiền Phương. Phải chẳng anh linh nhà văn Hoàng Yến vẫn còn hiện diện đâu
đó.
Nhà
văn bị cấm bút vào loại ngặt nghèo nhất Việt Nam đã rời bỏ thế gian
này. Lạ thay nếu ta vào Google đánh cụm từ “ nhà văn Hoàng Yến” sẽ không
ra một kết quả nào, toàn người mẫu, ca sĩ…, trong hồ sơ Nhân Văn Giai
phẩm của các phê bình gia hải ngoại (đặc biệt bà Thụy Khuê - RFI) cũng
tuyệt nhiên không nhắc tới tên Hoàng Yến mà chỉ xoay quanh Trần Đân, Lê
Đạt , Hoàng Cầm …chắc họ còn muốn có VISA trở về VN.
Hiện
tượng “cấm bút” ở VN ngày nay vẫn còn , tuy nhiên chỉ cấm không được
xuất bản tại các cơ quan báo chí , xuất bản Nhà nước thôi , còn các
trang văn học nhan nhản trên mạng, nhà văn “cấm bút” đẻ xong vẫn có thể
cho đứa con chào đời tại bất kỳ trang nào :” tiền vệ, hợp lưu, da
mầu.vân vân và vân vân…”.
Interrnet
ra đời là một mối đại hiểm nguy cho các “ông vua cởi truồng”. Ôi, giả
sử nhà thơ Tố Hữu sống tới ngày nay để làm thơ về đề tài “ truyền thông
liên mạng toàn cầu “ thì vui biết bao !
28-2-2012
TRÊN NGÃ BA MÂY
HOÀNG YẾN
1
Tên em
chiều nhớ
hành hương .
tiếng dế đồng sương
Tên em
một thiên đường đã mất
một thiên đường chưa mở ngỏ
một thiên đường xa
cha ông để lại
di truyền anh qua kí ức bào thai
qua vùng sáng trên trang sách nát
qua thân xác trần truồng
những giấc mơ trôi dạt
đêm đêm tấp bến Ngân hà
Tên em
thói đời quen gọi
một bản tình ca
2
Từ xa nghe tiếng em hát
ngời em là dòng nhạc
nụ cười chở đầy đôi mắt to
vạt áo em bay như một điệu hò
anh gặp em ngỡ ngàng .
như bước xuống sân ga
một thành phố lạ
giữa đêm mưa .
anh nói với em
bằng âm thanh
chưa nặn thành từ ngữ
chưa thành tín hiệu
của dối trá lọc lừa
và em
giữa đất đồi nắng lửa
nụ cười-hoa-sen toả sáng chung quanh .
đặt thiên nhiên vào ngự trị trong anh .
3.
Tình yêu
ai chọn được trong ngời tình
phần nào yêu thương . .
phần nào ghét bỏ
bóng thử lửa hoàng hôn
chứa trong ánh bình minh
Trong tim em .
có vàng của mặt trời
than của đêm đen .
song giữa hai vùng đệm
có mặt trăng đến ở
mẹ sinh ra anh
một trái tim trần
không gì chống đỡ . .
anh nương vào mặt-trăng-em . .
như cây tầm gửi
uống sương
Trên mỗi chặng hành hương . .
em là bóng-trăng-đường .
làm dịu vết thơng của lửa .
4-
Anh khát khao em ~ ~ '
như khát khao sự thật
anh tin vào lời
cái không đáng tin nhất
sự thật là những ngày vui
đã héo hon
cạn mòn .
anh còn níu giữ
trong lúc em đã ra đi
mở mắt anh nào thấy gì
nhắm mắt anh nhìn ra tất cả
nhầm lẫn đầu tiên phải trả giá
nụ cười-hoa-sen toả sáng trên môi
giữa đất đồi nắng lửa
ngỡ nó là của riêng anh
hoá ra nó chẳng cười với ai cả
ấm áp bên ngoài
bên trong lạnh giá
một nụ-cười-tượng-đá.
5-
Anh yêu em và em yêu người khác '
ông sao đổi ngôi
nụ hôn đổi môi
câu chuyện tình thường .
sao người anh cào cấu đói yêu thương
gặp trăm con suối cũng không đã khát
anh lang thang
một mình
mênh mông sóng cát
không gặp
hay đã gặp em
trên hành tinh hoang mạc.
ôi! Sao anh không biết .
đập vỡ
những ngày vui
để dành từng mảnh vụn .
mặt trời
khảm sáng những ngày tăm tối
chỉ thương cho thơ không biết đường nói dối
mỗi độ gió thu cởi áo cây bàng
những câu thơ
buồn quá
xé rào
sáng ra
xác thơ buồn .
rụng trắng góc trang .
đem sầu tình
treo mình trên cành gạo .
(cây gạo nào không có ma)
cứ một mùa hoa
đốt lên một hoả ngục
6-
Ngày trời
là hòn đá
ném xuống trần gian ~ .
đập tan dần ảo mộng
ngẩng đầu lên
anh quát mặt trăng .
- Hỡi con đĩ già
lộng lẫy?
giăng tơ trăng lừa ta vào bẫy
nhốt ta trong ảo vọng vĩnh hằng.
anh thôi soi mặt vào tấm gơng trăng
bỗng thấy hiện lên một khuôn mặt khác
hoá ra mình là thằng ngời hèn nhát
nhờ tình yêu
đẽo đá kê cao
nhờ tình yêu
khêu một ngọn đèn
để đợc thấy bóng mình
thành ông khổng lồ trên vách
song lại để .
cái nghèo
cướp đi chiếc áo cuối cùng
chưaa kịp rách
nhìn nhau em thường trách '
anh không mặc vừa
tấm áo gấm công danh
không tìm tiếng tăm
trong họng súng chiến tranh
buộc lòng tay anh cầm súng '
(ôi? giá loài người biết đánh nhau
bằng bông súng
trên ao làng)
Cứ ngỡ mọi thứ ấy
thuộc về dĩ vãng .
biết đâu .
em người con gái cách mạng
em vẫn mơ võng đào
trong một xứ
thích làm quan .
7-
Anh sống với thơ
thơ chẳng nuôi sống được ai
anh mải sống với tương lai
những giấc mơ vĩ đại
để hiện tại trôi tuột khỏi tay
ngày dài đói rách
đêm dài bụng không
có gì trong lưng bán sạch
bắt đầu từng cuốn sách ra đi
anh bán máu
nếu cần cả mạng sống
nhưng anh không bán hi vọng
dù hi vọng đã ra nghĩa trang
Thế hệ trẻ
không-chịu-nghèo
sẽ tới
Chân trời đẩy ra xa
nhân phẩm có thịt da
nắng thơm mùi áo mới.
8-
Quá khứ
giấc mơ buồn
năm tháng
hòn đá tảng
của nỗi sợ vô hình
những dòng tro
trên lá thư tình .
những vũng lầy nước mắt .
song cha ông ta hằng mong
mọi việc đều có hậu
đem câu chuyện tình
lọc máu xấu
gọi về những mặt trời vui .
những chiếc đèn lồng
đêm tân hôn
như thoát khỏi bùn đen
cánh sen tinh khiết -
anh thoát khỏi quyền uy
của quá khứ đau thơng .
mặc quá khứ muốn làm nhà tiểu thuyết
đừng để cho quá khứ cản đường
9-
Chúng mình không của hồi môn
tài sản anh chỉ một tâm hồn
một tri thức thiếu máu
như hoa đu đủ đực ~
một trái tim yêu
trong sóng đất rì rầm
phập phồng náo nức
chúng mình hẹn nhau
trên ngã ba mây
kí ức .
đi trong nắng gọi mưa .
máu mặt trời trong ngực '
như trái cây
chín mọng
đam mê
trong vườn quê .
nhiệt đới .
trong chờ đợi" '
và
không chờ đợi
anh lại gặp em
một cảm nhận mới
Cả người anh
tan
trong hoa lá yêu thương
trên đầu anh
thơ
cháy hàng thiên
nh tràng pháo tết
Tình yêu
tái sinh
trong cái chết.
No comments:
Post a Comment