C.G. Jung và Duy Thức học Phật giáo
quan điểm về Ý thức và
Vô thức
Khái niệm về tiềm thức được Freud lần đầu tiên đưa ra, ông
cho phân chia tâm thức con người thành 3 thành phần, ý thức, tiền thức và
tiềm thức. Jung là người phát học thuyết liên quan đến tiềm thức của ông, sau
đó ông triển khai thành “cá thể vô ý thức” và “tập thể vô ý thức”.
1.Lĩnh vực dưới ngưỡng ý thức:
Khái niệm về tiềm thức được Freud lần đầu tiên đưa ra, ông
cho phân chia tâm thức con người thành 3 thành phần, ý thức, tiền thức và
tiềm thức. Jung là người phát học thuyết liên quan đến tiềm thức của ông, sau
đó ông triển khai thành “cá thể vô ý thức” và “tập thể vô ý thức”.
Học thuyết của Jung có phần giống với khái niệm vô thức
(tàng thức) trong Duy Thức Học của Phật giáo. Tuy nhiên, những khái niệm của
ông đưa ra chỉ nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý mà không đi sâu vào các
nguyên tắc vận hành cũng như những quy luật chuyển hóa những tâm lý tiêu cực,
giải phóng con người thoát khỏi những lo âu, phiền não một cách hoàn toàn.
Lý thuyết của Jung được cho là lý thuyết thực tại luận,
ông cho rằng huyền bí và tôn giáo đều là sản phẩm của hoạt động tâm lý, chỉ
có "siêu tượng" của Vô ý thức là tồn tại. Trong khi đó, Phật giáo
cho rằng, luân hồi và giải thoát đều là thực tại tánh, giải thoát là mục đích
có thể thực hiện được. "Siêu tượng" và "tự tánh" đều
thuộc phạm trù của giả thuyết, chưa đạt đến mức độ thâm sâu và hoàn thiện,
dùng mục đích thực dụng để trị liệu cho những người có tâm lý bất bình thường
tuy có giá trị nhất định của nó, tuy nhiên, vượt qua giới hạn của "tự
tánh hiện thực" là mục đích khó có thể thực hiện được.
Định nghĩa về Vô thức, Jung cho rằng: những hiện tượng tâm
lý chưa được ý thức đến, những yếu tố đó hoặc từ tâm thức lắng xuống, hoặc
tri giác chúng ta quá yếu không đủ sinh lực, nên chúng ở dưới ngưỡng cửa của
tâm thức. Ông phân tích hiện tượng tâm lý thành 2 bộ phận, một bộ phận tâm thức
chúng ta có thể ý thức được gọi là lĩnh vực của ý thức, lĩnh vực còn lại,
những yếu tố ở dưới ngưỡng cửa của tâm thức gọi là Vô Thức.
Phạm trù Vô thức của Duy thức học Phật giáo là một phạm
trù mang tính đặc thù, giải thích các hiện tượng này không chỉ đơn thuần dựa
trên những hiện tượng tâm lý (thô) mà bao trùm cả một hệ thống của 8 dòng tâm
thức chính, các hạt giống và các tâm lý phụ tương đương.Ở đây, năm thức trước
( thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) thuộc về hoạt động cảm giác( hiện
lượng) do tiếp xúc trược tiếp với ngoại cảnh mà phát sanh, không có tác dụng
phân biệt. Chỉ có thức thứ sáu tức ý thức mới có tác dụng phân biệt, tư duy.
Khái niệm ý thức của Duy Thức học có nhiều loại, ngũ câu ý
thức( cùng với 5 thức trước sanh khởi), độc đầu ý thức (khởi tác dụng phân
biệt, tư duy), mộng trung ý thức và định trung ý thức( trạng thái mộng và
thiền định). Như vậy, khái niệm về ý thức ở đây khác với quan điểm về ý thức
của Jung, 2 loai ý thức sau nếu theo định nghĩa của ông thì nó thuộc về vô
thức.
Ngoài ra, khi quan niệm về Vô thức, Jung cho rằng: Vô thức
là tất cả những hiện tượng tâm lý bị thất lạc trong ký ức, những hiện tượng
tâm lý vi tế mà ý thức không đủ mạnh để biết đến, những hoạt động tâm lý này
là sản phẩm của những hoạt động tâm lý liên tưởng, không tự kiểm soát được,
mộng cũng là sản phẩm của hoạt động liên tưởng này. Bên cạnh đó, những tâm lý
chịu áp lực mạnh, không được bộc phát ra nên bị đè nén, tiềm ẩn bên dưới
ngưỡng của ý thức đều thuộc phàm trù của Vô Thức.
Ở điểm này, những năng lượng tiềm ẩn theo Duy thức học
chính là những hạt giống (seed) chúng được cất chứa trong tàng thức ( A lại
da), khi tiếp xúc với ngoại cảnh, ở điều kiện thuận duyên, dưới sự tác động
của truyền tống thức ( Mạc na) những hạt giống ấy sẽ được hiện hành trên ý
thức. Cũng giống như Jung quan niệm: có những cái ta đã từng biết, nhưng
trong lúc ấy ta quên lãng đi, hoặc là những cái ta thường hay nghĩ đến và
trong lúc đó quên đi tất cả, chúng ta cảm nhận được chúng nhưng không có sự
chú ý, hoặc những cái vô tình cảm nhận...những cái này hiện tại vô tình hình
thành trong tâm chúng ta, và một ngày nào đó nó sẽ xuất hiện trên Ý thức.
Thực ra, những cái ông trình bày trên đều ám chỉ cho ký
ức, những cái ta đã từng biết, nhưng trong lúc ấy ta quên lãng đi là tình huống
tùy theo thời gian khởi tác dụng của ký ức, tình huống này có thể khắc phục,
còn tình huống thứ hai:những cái ta thường hay nghĩ đến và trong khoảng khắc
ấy bổng dưng quên đi, tình huống này rất khó hồi phục của ký ức ( thông qua
thôi miên hoặc những phương pháp đặc thù mới có thể hồi phục). Quan điểm về
ký ức, Duy thức học gọi đó là tâm sở "niệm". Tâm sở niệm hình thành
nên ý thức đồng thời lưu giữ toàn bộ tin tức và hình thành ký ức. Jung đề cập
đến những động tâm lý hình thành trên cơ sở không có sự chủ ý , ở đây Duy
thức học gọi đó là những hạt giống vô ký tánh ( không thiện, không ác) và dĩ
nhiên những năng lượng tâm lý này khi hiện hành nó sẽ hình thành hành động vô
ký.
So với tâm lý mềm yếu, vi tế, không đủ mạnh để cảm quan
chú ý đến của Jung, Duy thức học đưa ra 5 loại: tâm thô (tâm thức và đối
tượng tiếp xúc trong một sát na sinh ra), tâm tìm cầu (muốn hiểu rõ đối tượng
tiến hành quan sát và suy gẫm), tâm quyết định (đối với đối tượng nảy sinh sự
hiểu biết rõ ràng), tâm nhiễm tịnh (cảm nhận thiện ác), tâm đẳng lưu (tâm
nhiễm tịnh liên tục sanh khởi). Tâm lý mềm yếu mà Jung đưa ra chỉ tương ứng
với hai loại tâm đầu, 3 loại tâm sau chỉ thấy xuất hiện trong Duy Thức Học mà
thôi.
2. Vô thức cá thể và vô thức tập thể
Những hiện tượng tâm lý mềm yếu mà Ý thức không thể biết
đến được trình bày ở trên thuộc về vô thức cá thể. Nói về vô thức cá thể ,
Ông cho rằng ký ức thực chất không phải là nội dung chủ yếu của vô thức cá
thể mà nội dung chủ yếu của nó là những dòng cảm xúc phức tạp (emotional coloring)
hay còn gọi là "tình kết". Tình kết là sự tổ hợp liên kết giữa tri,
tình và ý. Có rất nhiều loại tình kết, mỗi loại đều có kết cấu riêng của nó
chính vì vậy tạo nên sự khác biệt với nhau giữa các cá thể. Tình kết thông
thường chỉ về tâm lý chấp trước, như tự ti tình kết, sùng bái tình kết...và
chúng ta được biết đến nhiều nhất là tình kết ái mẫu (Oedipus complex) của
Freud. Tuy nhiên tình kết cũng tạo nên những tâm lý hưng phấn, là nguồn cảm
hứng của những sáng tác nghệ thuật, tạo nên tính đa dạng trong đời sống tinh
thần.
Jung cho rằng Vô thức tập thể thuộc về yếu tố di truyền.
Ví dụ, trong tình huống ta không có động cơ tự chủ, đột nhiên bản năng khiến
thực hiện một hành động nào đó. Ở bề mặt sâu của tâm thức có một hình thức
trực giác cố hữu tức tri giác và sự lĩnh ngộ của siêu tượng. Những yếu tố này
là nhân tố quyết định các quá trình tâm lý. Giống như bản năng hướng con
người thích nghi với phương thức sinh tồn, Siêu Tượng hướng dẫn tri giác và
phương thức lĩnh ngộ của con người hòa nhập với đặc tính của nhân loại. Do
đó, bản năng và siêu tượng hình thành nên Vô thức tập thể.
Ông cho rằng, bản năng mang tính phổ biến và lặp lại, vì
thế nó thuộc về hiện tượng tập thể, không liên quan tới một đặc thù của một
cá nhân nào và siêu hình cũng tương đồng với bản năng về tính chất ấy. Hoạt
động của bản năng thì nằm trong vô thức nhưng tính chất của vô thức không
hoàn toàn thiên về bản năng. Jung cho rằng bản năng thuộc về cơ chế sinh lý
trời phú cho, mang tính di truyền. Và dĩ nhiên bản năng là phương diện của
sinh vật học, do đó lý luận về vô thức tâp thể của Ông chủ yếu là vấn đề siêu
tượng. Có thể nói rằng, nội dung chủ yếu của vô thức cá nhân là tình kết và
nội dung chủ yếu của vô thức tập thể là siêu tượng, hai nhân tố này có quan
hệ rất mật thiết với nhau.
Jung cho rằng vô thức tập thể không phải do kinh nghiệm cá
nhân đạt được mà đó là yếu tố cố định có sẵn, cả loài người đều có, nói cách
khác vô thức tập thể mang tính phổ quát. Duy thức học thì cho rằng mọi chúng
sanh có chung tánh phổ quát đó là phàm phu tánh. Phật giáo quan niệm, chúng
sanh nghiệp lực khác nhau nên tồn tại khác nhau trong tam giới, lục đạo, tứ
sanh. Chúng sanh cộng nghiệp tức tương đồng địa, đạo, sanh thì có cùng tánh
phổ biến, hay gọi là tập thể tánh.
+
tánh tập thể: thể hiện qua tương đồng về sở biến kế thế gian tức thế giới vật
chất, tương đồng về sở thân căn thế gian (tức cơ chế cảm giác) và tương đồng
về nhận thức tình cảm và các tâm lý khác.
-Tương
đồng về sở biến kế thế gian tức là những chủng tử (phiền não chướng và sở tri
chướng) của A lại da thức, dưới sự tác động của Mạc na thứ trở nên hiện hành,
biến ra vật chất thế giới. Tâm thức của mỗi chúng sanh đều tồn tại chủng tử
ấy nên khi biến ra sẽ tương đồng, gọp lại thành cái thế giới sơn hà đại địa. Ở
điểm này Duy thức học có đưa ra một ví dụ, giống như trong một căn phòng có
rất nhiều ngọn đèn được mang vào, ánh sáng của nhiều ngọn đèn tạo thành một
khối, không thể phân biệt ranh giới ánh sáng của ngọn đèn nào.
-Tương
đồng về sở biến thân căn, chúng sanh đồng loại (cùng chung gới, địa, đạo) thì
có thân căn tương đối giống nhau như cơ chế, cơ năng của cảm giác. Chẳng hạn
như thính giác và thị giác của con người trong một điều kiện thích hợp nào đó
mới phát huy tác dụng (cường độ cần thiết cho thị giác có bước sóng là 390mm,
cho thính giác là 16hertz, tối đa cho thị giác là 780mm và thính giác là
20.000hertz...), ở động vật thì mỗi loài có đặc điểm có loài thì mắt tinh, có
loài chạy nhanh, có loài khứu giác nhạy.... những đặc trưng của những bản
năng này cùng chung đồng loại thì giống nhau và tạo nên những đặc trưng tâm
lý giống nhau như người nam luyến ái người nữ và người nữ luyến ái người
nam...
-Tương
đồng về nhận thức tình cảm và các tâm lý khác: Chúng sanh đồng loại thì hình
thành nhận thức, tình cảm và các nội dung tâm lý giống nhau, ở các chúng sanh
không cùng loại thì hình thành nên nhận thức khác nhau. Ví dụ cùng một dòng
sông, con người thấy đó là nước, Ngạ quỷ thấy đó là máu huyết, tôm cá cho đó
là nhà...
Tam
giới chúng sanh tuy ở các cảnh giới khác nhau, tuy nhiên có cùng chung một
đặc tính đó là dục nhiễm, ở những cảnh giới cao hơn dục giới như sắc giới và
vô sắc giới thì dục nhiễm nhẹ và vi tế hơn. Tuy nhiên ở cảnh giới chúng ta
đang hiện hữu thì ái dục là căn bản "ái bất trọng bất sanh ta bà".
Do đó, Đức Phật dạy, chúng sanh ở dục giới, khi lúc nhập bào thai, nếu là
người nữ thì sanh tâm ái nhiễm ngưới cha, nếu là nam thì ái luyến ái người
mẹ. So với quan điểm "ái mẫu tình kết" của Freud thì lý thuyết này
Đức Phật đã đưa ra từ hơn hai nghìn năm trước.
+Siêu Tượng:
Nội dung Vô thức tập thể của Jung chủ yếu đề cập đến Siêu
Tượng. Nội dung của siêu tượng bao gồm: hàm nghĩa siêu tượng, sự khác biệt
giữa siêu tượng và quan niệm siêu tượng, siêu tượng biểu hiện trong Ý thức.
Như đã đề cập ở trên, siêu tượng là một số trực giác mang tính cố hữu có
trước, tức hình thức tri giác và lãnh ngộ. Trong đời sống sinh hoạt, có bao
nhiêu hoàn cảnh khác nhau thì có bấy nhiêu siêu tượng khác nhau. Bất kể khi
nào, chúng ta nhìn thấy tính phổ biến và lập lại của hình thức "lĩnh
ngộ" thì đó là siêu tượng, không kể nó có mang tính chất và đặc trưng
của huyền bí hay không. Nghiên cứu về siêu tượng của ông như siêu tượng về
huyền bí, tôn giáo thậm chí thượng đế, đa số là tiến hành ở góc độ "lĩnh
ngộ". Ở đây, "lĩnh ngộ" thuộc phạm trù của hoạt động tri thức,
là tập hợp những hoạt động tri giác chứ không giống với lĩnh ngộ theo quan
điểm Phật giáo.
Siêu tượng chứa đựng những kinh nghiệm xa xưa có từ thời
tiền sử, những kinh nghiệm tích tụ từ khi con người có mặt trên trái đất.
Siêu tượng này chỉ đạo nhục thể, vượt qua cả siêu ngã, và Ngã lý tưởng.
Trong
Duy thức học, phạm trù của tri giác thể hiện (Embodied consciousness) và tính
có thể hành động (Action possibility) chủ yếu là tâm sở. Thành Duy Thức Luận
cho rằng: "trợ thành tâm sự, đắc tâm sở danh", tức tâm sở giúp đỡ
tâm thức hoàn thành các hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí...). Tâm
sở gồm có 51 gồm biến hành, biệt cảnh, thiện, phiền não, và bất định tâm sở.
Trong đó, biến hành, biệt cảnh và bất định tâm sở thể hiện công năng qua tri,
tình và ý, tác dụng của thiện tâm sở và phiền não tâm sở không những bao hàm
lãnh vực của nhận thức mà còn bao hàm cả hành vi. Jung cho rằng siêu tượng là
thuần hình thức, thực tế Duy thức học cũng bao gồm thuần hình thức, chẳng hạn
tâm sở tham là tập thể tánh, cả nhân loại đều có như tham tiền tài, danh
vọng, sắc dục, thậm chí tham công đức, tham giải thoát...
Tâm
sở thường thì cùng với Ý thức sanh khởi, do vậy những nội dung tâm lý có thể
ý thức đến không thuộc phàm trù Vô thức như Jung nói về siêu tượng. Những tâm
sở cùng với ý thức sanh khởi đều có chủng tử riêng của nó được lưu trử trong
tàng thức. Chủng tử phân thành 2 loại là bản hữu chủng tử và tân huân chủng
tử, bản hữu chủng tử so với siêu tượng có phần giống nhau còn tân huân chủng
tử, tức kết quả hình thành của mỗi lần tâm lý hoạt động huân tập thành, tác
dụng bảo trì kinh nghiệm mới cho hoạt động tâm lý, nên nó là nội dung của ký
ức. Do đó có thể thấy rằng, siêu tượng của Jung có điểm giống và khác với Duy
Thức học. Tâm lý học của Jung, siêu tượng là thành phần của Vô thức tập thể,
trừ khi quan niêm siêu tượng chuyển thành nội dung của Ý thức , ngược lại nó
và ý thức không cùng chung phạm trù, và có nội dung tâm lý khác nhau. Duy
thức học thì hiện hành và chủng tử, tức nội dung trên và dưới ngưỡng của ý
thức không phải là hai phạm trù khác biệt mà đó chỉ là sự khác nhau về hiển
tánh và ẩn tánh mà thôi.
+Tình kết và siêu tượng:
Quan
hệ giữa tình kết và siêu tượng chính là quan hệ giữa Vô thức cá thể và Vô
thức tập thể. Jung cho rằng, Vô thức cá thể chủ yếu là do kinh nghiệm cá nhân
mà hình thành nhưng Vô thức tập thể thì cả nhân loại đều có, khi con người
bắt đầu tiến hóa thì nó đã có, nói cách khác, Vô thức tập thể mang yếu tố di
truyền, còn Vô thức cá nhân mang tính kinh nghiệm. Sự khác nhau của tình kết
và siêu tượng cũng như vậy. "Tình kết của Vô ý thức đem những thuộc tính
quan sát và tình cảm hấp dẫn môi trường xung quanh, bất luận người ta ý thức
đến hay không thì nó vẫn tồn tại. Chúng thuộc về vô thức cá thể mà cũng có
thể thuộc về vô thức tập thể. Còn có những loại tình kết, có thể mọi người
đều có, nhưng nó không phải là vô thức cá thể mà nó thuộc về vô thức tập thể,
ví dụ "tình kết cứu tinh". Cứu tinh tình kết là một hiện tượng của
vô thức tập thể, trong thời đại mê man, thảm hại của nhân loại thì nó tự
nhiên bị kích thích dậy. Do đó, có thể thấy tình kết và siêu tượng có quan hệ
rất mật thiết với nhau.
Trong duy thức học, căn nguyên phân biệt Vô thức cá thể và
Vô thức tập thể chính là biệt nghiệp và cộng nghiệp. Tình kết của Jung so với
khái niệm “tập khí” có phần giống nhau, tuy nhiên, tập khí trong Phật giáo
chỉ về tính cường liệt và đột xuất của đặc trưng tâm lý (đặc trưng của những
tâm lý tiêu cực). Chúng sanh luôn hồi trong sáu nẻo, vì thế mà tập khí cũng
mang tính di truyền. Tức hiện thế chúng ta mang tập khí như thế nào, khi qua
đời sau chúng sẽ được xuất hiện, đây cũng chính là tính biệt nghiệp của mỗi
chúng sanh mà tạo thành. Do đó, Ý thức và Vô thức cá nhân (hiện hành và chủng
tử) đều đến từ biệt nghiệp và biểu hiện chủ yếu qua tập khí. Còn chúng sanh
cộng nghiệp chính là đều mang tính phàm phu, tính dục vọng vậy.
|
Sunday, July 28, 2013
Nguyễn Công Tin
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment