Friday, July 19, 2013

Những bức áp-phích "kinh điển"

(Dân trí) - Áp- phích thường chỉ có sứ mệnh tuyên truyền. Nhưng những bức áp-phích dưới đây vượt xa hơn sứ mệnh của mình để trở nên nổi tiếng...

Đây là bức áp-phích nổi tiếng trong lịch sử nước Anh, được sử dụng trong thời kỳ Thế chiến I (1914-1918).
Những bức áp-phích kinh điển
Hình ảnh gương mặt đại nguyên soái Kitchener (1850-1916) nghiêm nghị xuất hiện phía trên dòng chữ “Your Country Needs YOU” (Đất nước của anh cần anh) được coi là một trong những bức áp-phích “kinh điển” nhất, có hiệu quả kêu gọi cao nhất trong lịch sử các tấm áp-phích từng được sử dụng tại Anh.
Những bức áp-phích kinh điển
Nước Mỹ cũng có một bức áp-phích nổi tiếng có ý tưởng giống với bức áp-phích “kinh điển” của nước Anh. Bức áp-phích này xuất hiện từ năm 1917-1918, mỗi khi nước Mỹ cần kêu gọi thanh niên nhập ngũ, họ đều dùng tới hình ảnh “Bác Sam” - một nhân vật tưởng tượng, một biểu tượng của nền văn hóa Mỹ. Slogan của “Bác Sam” là “Tôi cần cậu phục vụ cho quân đội Mỹ. Hãy tới trạm tuyển quân gần nhất”.
Giống như bức áp-phích khắc họa chân dung đại nguyên soái Kitchener của Anh hay “Bác Sam” của Mỹ, các bức áp-phích đều có một mục đích tối hậu là đưa được thông điệp cần truyền tải đến với người dân một cách mạnh mẽ và thuyết phục nhất, nhiều khi yếu tố nghệ thuật trở thành thứ yếu.
Vậy mỹ thuật được sử dụng trong công tác tuyên truyền, vận động liệu có bao giờ được coi là một dòng nghệ thuật chính thống?
Câu trả lời là có bởi thực tế công tác tuyên truyền, vận động đã tồn tại từ hàng thiên niên kỷ nay. Những tác phẩm nghệ thuật cổ đại mà con người hiện đại ngày nay rất ngưỡng mộ, coi đó là đỉnh cao của mỹ thuật, kiến trúc hoặc tạo hình thực tế cũng chỉ là một hình thái khác của sự vận động, tuyên truyền mà các triều đại, đế chế cổ xưa sử dụng để cai trị và gây ảnh hưởng đối với người dân.
Chẳng hạn như bức điêu khắc bằng đá cẩm thạch ở đền Parthenon ngợi ca tinh thần chiến đấu của người dân thành cổ Athen, Hy Lạp đã đời đời dũng mãnh chiến đấu, chống lại mọi kẻ thù xâm chiếm lãnh thổ.
Những bức áp-phích kinh điển
Ở thời kỳ mà sách vở vẫn còn khan hiếm, chỉ những trí thức, học giả hoặc giới thượng lưu mới có thể động tới những cuốn sách thì thành trì, đền đài, lăng tẩm… là những pho sách công cộng đồ sộ nhất, truyền tải biết bao thông điệp đến với toàn thể dân chúng.
Từ những bức điêu khắc được chạm khắc trên đền đài như thế này, tinh thần yêu quê hương, yêu tự do và lòng tự hào dân tộc của người dân thành cổ Athen đã được cổ vũ. Đó là hình ảnh chiến đấu của lớp lớp thế hệ đi trước còn được lưu lại tới hàng trăm, hàng nghìn năm sau để làm gương cho những thế hệ đi sau nhìn vào và noi theo.
Những tác phẩm như thế này rõ ràng mang ý nghĩa tuyên truyền nhất định, được nhà cầm quyền gửi gắm vào những công trình kiến trúc, những tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ... Đối với chúng ta hôm nay, đó là những tác phẩm nghệ thuật nhưng xét về bản chất, các tác phẩm đó từng được tạo ra cũng không ngoài mục đích phục vụ cho hoạt động tuyên truyền.
Một ví dụ khác là chiếc mặt nạ bằng vàng ròng của nhà vua Ai Cập Tutankhamun (1341-1323 tr.CN). Chiếc mặt nạ này được tạo ra để lưu lại hình ảnh chân dung nhà vua ngay sau khi qua đời. Nó có ý nghĩa tương tự như một bức di ảnh để con cháu đời sau giữ gìn, thờ phụng. Chiếc mặt nạ đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp bí ẩn Ai Cập, tượng trưng cho sự giàu sang của một đế chế và là đỉnh cao tinh tế của nghệ thuật cổ đại Ai Cập.
Những bức áp-phích kinh điển
Tuy vậy, chiếc mặt nạ có vẻ đẹp đáng kinh ngạc này thực tế lại là một tác phẩm “bịt mắt” dân chúng bởi thực tế, nhà vua Tutankhamun là một thanh niên yếu đuối, bệnh tật từ nhỏ, không nắm thực quyền, lên ngôi vua từ khi 9 tuổi và qua đời ở tuổi 18. Chiếc mặt nạ uy nghi, mang vẻ đẹp tựa một vị thần của nhà vua được khắc họa phần nhiều dựa trên trí tưởng tượng, óc sáng tạo và bàn tay tài hoa của người thợ chế tác.
Như vậy, vẻ uy nghi, đẹp đẽ trên chiếc mặt nạ của nhà vua Tutankhamun xét về bản chất cũng là một hành động mang tính chất tuyên truyền của nhà cầm quyền, để dân chúng Ai Cập đời đời nhìn vào đều phải ngưỡng mộ vẻ đẹp của vị pha-ra-ông này.
Một tác phẩm nghệ thuật khác cũng có từ thời cổ đại chính là cây cột Trajan ở Rome, Ý. Được xây dựng vào năm 113, cây cột đá này tưởng nhớ tới những chiến công mà Hoàng đế Trajan (53-117) đã làm nên để bảo vệ non sông bờ cõi.
Những bức áp-phích kinh điển
Được xây dựng nên từ 29 khối đá cẩm thạch với tổng trọng lượng vào khoảng 77 tấn, trên cột đá có tới 2.500 hình vẽ và ký tự. Trong đó, hình ảnh nhà vua Trajan xuất hiện 59 lần, có thể coi đây là một cuốn sách thống kê chi tiết và đầy đủ những hoạt động và thành tựu trong cuộc đời của nhà vua.
Cây cột này là một biểu tượng đẹp cho sức mạnh của nhà vua Trojan, của đế chế và quân đội La Mã. Rõ ràng, nó là một sản phẩm điêu khắc tinh tế được sinh ra từ mục đích tuyên truyền.
Cho tới thế kỷ 20, thuật ngữ “tuyên truyền, vận động” mới thực sự ra đời, người ta coi đây là giai đoạn hoàng kim của các bức pa-nô, áp-phích tuyên truyền - vận động bởi lúc này nhân loại phải chứng kiến nhiều biến cố lớn như Thế chiến I, Thế chiến II, Chiến tranh lạnh… Lúc này, mỹ thuật trở thành một vũ khí tuyên truyền sắc bén và hiệu quả của chính quyền các nước.
Những bức áp-phích kinh điểnMột bức áp-phích của Liên bang Xô-viết kêu gọi thanh niên lên đường nhập ngũ với khẩu hiệu “Đất Mẹ đang gọi ta!”
Kể từ đây, người ta bắt đầu phân định rạch ròi giữa nghệ thuật chính thống và nghệ thuật tuyên truyền, trong đó, nghệ thuật tuyên truyền có phần yếu thế hơn do hàm lượng mỹ thuật không cao như nhiều tác phẩm nghệ thuật chính thống khác.
Thực tế, có rất ít nghệ sĩ chỉ đơn thuần sáng tạo để thể hiện cái Tôi cá nhân. Thường các tác phẩm nghệ thuật dù muốn hay không, dù vô ý hay cố ý đều sẽ phản ánh không khí và xu thế của thời đại, nó phản ánh một cách nhẹ nhàng những chính sách của nhà cầm quyền và những đòi hòi của xã hội.
Những bức áp-phích kinh điểnTrong thời chiến, việc giữ kín bí mật là rất quan trọng. Trên đây là hai bức áp-phích của Xô-viết với thông điệp rất giống với câu thơ quen thuộc của quân dân Việt Nam thời chiến: “Ở đây tai vách mạch rừng. Những điều bí mật xin đừng nói ra”.
 
Pi Uy
T

No comments: