CUỘC THI “LỜI TỎ TÌNH ĐẦU TIÊN” – KHƠI DÒNG CHẢY CHO THƠ
Posted on 19.07.2013 by nguyentrongtao
Danh
sách giải thưởng được bí mật đến phút chót. Hồi hộp từ khai mạc đến kết
thúc. Lễ trao giải cuộc thi thơ đầu tiên trên Facebook lần 1-2013 với
chủ đề “Lời tỏ tình đầu tiên” đã diễn ra sáng 18-7-2013 tại khách sạn Continental (Quận 1, TP .HCM) trong không khí tưng bừng, sôi nổi chưa từng có của làng thơ suốt hàng thập kỷ qua, làm ấm lòng người yêu thơ.
CÁC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI:
- Giải Nhất: Sâm Cầm với 2 bài thơ “Sài Gòn Sài Gòn” và “Nấc cụt”
(cúp+ hiện vật là một chiếc máy chụp hình + 7 triệu tiền mặt). – Giải Nhì: Hoàng Anh Tuấn với bài thơ “Mùa phơi váy”
(cúp + hiện vật + 5 triệu tiền mặt). – Giải Ba: Phạm Trang với chùm thơ: “Nắng thu”, “Gió và em”
(cúp + hiện vật + 3 triệu tiền mặt).
(cúp+ hiện vật là một chiếc máy chụp hình + 7 triệu tiền mặt). – Giải Nhì: Hoàng Anh Tuấn với bài thơ “Mùa phơi váy”
(cúp + hiện vật + 5 triệu tiền mặt). – Giải Ba: Phạm Trang với chùm thơ: “Nắng thu”, “Gió và em”
(cúp + hiện vật + 3 triệu tiền mặt).
15 giải Khuyến khích (cúp + 1 cuốn Truyện Kiều + 1 triệu tiền mặt/giải):
Lò Cao Nhum, Trần Vinh Khâm, Hoàng
Khoa Nguyên, Nguyên Chương, Lê Thị Thu Thảo, Thanh Trúc, Đào Thị Nô En,
Lee TP, Nguyễn Trắc Thanh Văn, Huyền Trân, Phúc Ngọc, Phạm Như Lương,
Bùi Thanh Tuấn, Tiểu Quyên, Nguyễn Anh Tuấn.
Ngoài ra ban tổ chức còn trao 1 giải cho Hàn Vũ Phong (khuyết tật).
1 giải bài thơ nhận đuọc nhiều Like nhất với hơn 4.600 like cho tác giả NhiNhiNhoNho.
1 giải cho thí sinh cao tuổi nhất Phạm Như Lương (sinh năm 1937): 1 triệu + cúp.
VÀI CẢM NGHĨ VỀ CUỘC THI THƠ TRÊN FACEBOOK
Trần Mạnh Hảo
Theo báo mạng Thơ Trẻ : “Tổng kết trao giải Cuộc thi thơ trên Facebook chủ đề “Lời tỏ tình đầu tiên”
“Sáng nay, 18/7/2013 tại khách sạn
Continental (Quận 1, TP .HCM), đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi thơ đầu
tiên trên Facebook chủ để: “Lời tỏ tình đầu tiên” theo sáng kiến độc đáo
của ông Phạm Thanh Long – một người yêu thơ.
Cuộc thi này do ông Phạm Thanh Long
đề xuất ý tưởng kiêm nhà tổ chức và nhà tài trợ. Mọi chi phí tổ chức đều
do cá nhân ông Phạm Thanh Long lo liệu, không hề nhận bất cứ tài trợ
nào khác. BTC nhận thấy hiện người yêu thơ và làm thơ rất nhiều, song ít
có nơi để họ thể hiện mình và trình làng tác phẩm, do vậy cuộc thi ra
đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó của nhiều người dù diễn ra chỉ trong một
tháng.
Ban giám khảo gồm các nhà thơ uy tín: Hồng Thanh Quang, Văn Lê, Lê Minh Quốc, Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Phong Việt.”
Theo báo mạng “Thể thao Văn hóa” :
“Trạng nguyên thơ facebook (kèm hiện vật và tiền thưởng khoảng 20 triệu đồng) thuộc về tác giả Sâm Cầm với hai bài thơ: Sài Gòn Sài Gòn, Nấc cụt; giải Nhì (khoảng 15 triệu đồng) – Hoàng Anh Tuấn: Mùa phơi váy; giải Ba (khoảng 10 triệu đồng) – Phạm Trang: Nắng thu; Gió và em; Không thể và có thể; và
15 giải Khuyến khích. BTC cũng trao giải Bài thơ được nhiều người yêu
thích nhất với hơn “4.600 like” cho tác giả Nhi Nhi Nhô Nhô và giải Thí
sinh cao tuổi nhất cho tác giả Phạm Như Lương.”
SÀI GÒN, SÀI GÒN
Thơ Sâm Cầm
Sài Gòn là những buổi sang đầy gió
Dẫu ngọn gió ko ướt
Em vẫn nghĩ về anh
Như đóa hoa nghĩ về một mùa đông
Rồi hân hoan bung cánh
Sài Gòn là những ban trưa nắng sánh
Em nhìn tán cây lòa xòa, hấp háy mặt đường
Và nghĩ về anh
Như chiếc lá nghĩ về một vạt cỏ
Lấp ló vài chiếc dép xinh
Sài Gòn là những chiều mưa xập xình
Có thể là cơn mưa ngân ngấn hay ào ạt đến, rầm rập đi
Nhưng ý nghĩ của em lại vòng vèo hơn một mê cung
Mải miết về anh như dấu ba chấm(…)
Chờ kí tự
Em định dạng Sài Gòn cho riêng em
Dù nắng, dù mưa, hay vô khối ngày ẩm ương anh đều có mặt
Tất nhiên, những buổi đêm anh biến mất
Sài Gòn sẽ cuống cuồng tìm anh…
Trong giấc mơ em
NẤC CỤT
Thơ Sâm Cầm
Em ngồi nín thở
Em uống nước rồi
Cơn nấc lì lợm
Anh ơi anh ơi
Em ngồi bẻ bút
Ráp chữ làm thơ
Đêm cũng bơ phờ
Theo từng cơn nấc
Cái gối dửng dưng
Cái chăn buồn bực
Cái chữ đành hanh
Cơn nấc lanh chanh
Cơn ngủ đoạn đành
Bỏ em đi mất
Nó hờn em thật
Anh ơi anh ơi
Em chạy hụt hơi
Nói trăm từ nhớ
Cơn nấc mắc cỡ
Nó trốn đi rồi
Hóa ra nấc đứng nấc ngồi
Vì em đang nợ đôi lời nhớ nhung
Sâm Cầm
MÙA PHƠI VÁY
Thơ Hoàng Anh Tuấn
Qua giêng hai rẽ sang mùa phơi váy
Khi màu khèn đã phai nhạt hội xuân
Bên cọn nước tay em vò vạt nắng
Váy vén cao suối lượn bắp nõn ngần
Đầu vách nứa anh gọi lời thương mến
Khẽ thôi anh, nả trở giấc tan sương
Bắt đền đấy, xà cạp em lấm cỏ
Cái đêm tình thức trắng giữa lều nương
Vai lù cở em địu mùa xuống chợ
Bước xuân đi khó cản cuốn như mê
Mùi thắng cố,rượu ngô, và phân ngựa
Mồ hôi anh níu váy chẳng cho về
Váy hoa nở trên bờ rào vẫy gió
Lũ bướm non hau háu mắt khát thèm
Đám trai bản muốn hóa thành lũ bướm
Bay lạc vào miền thổ cẩm trong em
Chúng đâu biết anh đã thành con bướm
Của riêng em giữ nhịp váy đong đưa
Em chẻ củi, se lanh hay cõng nước
Nhớ canh chừng cất váy kẻo trời mưa
Anh xuống huyện theo bạn bè làm thợ
Nợ áo cơm ít có dịp thăm nhà
Chiều nay tắt đường rừng qua bản Phố
Váy em kìa, phơi trước cửa người ta?
Hoàng Anh Tuấn
Chỉ cần đọc qua hai bài thơ đạt giải
nhất mà báo “Thể thao Văn hóa” gọi là trạng nguyên thơ và bài thơ giải
nhì trên, chúng tôi rất buồn vì chất lượng thơ được giải cuộc thi thơ
trên Facebook do một vị thương gia yêu thơ đứng ra tổ chức và mời các
nhà thơ nổi tiếng kể trên chấm giải phải nói là quá kém.
Thơ muốn được giải phải là thơ hay; nhưng thơ không hay, thơ nhạt nhẽo, cũ kỹ như ba bài thơ trên sao lại được giải ?
Chúng tôi xin chứng minh.
Bài : “Sài Gòn, Sài gòn” của Sâm Cầm
không có tứ, tác giả chỉ kể lể : Sài Gòn là cái này, Sài Gòn là cái
khác…một cách rất dễ dãi. Cứ viết như vậy, có thể viết đến mai cũng
không kể hết Sài Gòn là…hàng tỉ tỉ chi tiết đời sống…Bài thơ này cũng
không có câu thơ hay; nó toàn là những câu nói tầm thường năng xuống
dòng. Bài thơ do vậy không hề có cảm xúc, không có ý tưởng chứ chưa nói
đến tư tưởng…Một bài thơ như thế này mà các ông gọi là hay, là trạng
nguyên thơ thì than ôi, không còn trời đất gì nữa ?
Bài “Nấc cụt” của Sâm Cầm cũng chỉ thấy nấc là nấc, không có tứ, không có câu thơ hay, cứ viết dễ dãi như thế này :
Em ngồi nín thở
Em uống nước rồi
Cơn nấc lì lợm
Anh ơi anh ơi
Em ngồi bẻ bút
Ráp chữ làm thơ
Đêm cũng bơ phờ
Theo từng cơn nấc
Viết như thế này, người ta gọi là nói
có vần, kiểu như tấu mà thôi. Xin đọc câu kết của bài này, rất mari
sến, cũ ơi là cũ, sáo ơi là sáo :
Hóa ra nấc đứng nấc ngồi
Vì em đang nợ đôi lời nhớ nhung
Chao ôi dòng thơ lưu bút mang tên NHỚ
NHUNG này đã kết thúc trước cả thời Thơ Mới ( 1930-1945), sao hôm nay
các ông lục lại mang ra cho giải nhất và còn gọi là trạng nguyên thơ ?
Nhớ nhung ơi, trạng nguyên ơi, ta xin chào mi, vì mi rất sến !
Bài “ Mùa phơi váy” của Hoàng Anh
Tuấn” gợi ta nhớ đến tên tập truyện của nữ văn sĩ Võ Thị Hảo : “ Ngồi
hong váy ướt”. Bài thơ này đỡ dở hơn hai bài thơ trên của trạng nguyên
thơ. Tuy nhiên, bài thơ chưa vượt qua sự kể lể tầm thường, rằng anh đi
qua rẫy, qua suối thấy em giặt váy, rồi phơi váy hoa làm bướm non khát
thèm. Rằng anh muốn làm con bướm lượn mãi theo váy em. Nhưng hôm nay,
váy em phơi trên cửa nhà người ta, tức em đã lấy chồng. Bài thơ chưa có
câu thơ hay; nó cũng không có tầm khái quát gì về tình yêu đôi lứa. Đây
là bài thơ làng nhàng, không hay…
Qua cuộc thi này, chúng tôi thấy rất
lo về tương lai không chỉ của nền thơ mà cả tương lai của lớp trẻ, hơn
nữa là tương lai đất nước. Nhà thơ Xuân Diệu từng tuyên bố con đường thơ
của ông :
“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao” (Những đêm hành quân)
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu;
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao” (Những đêm hành quân)
Trong các cuộc thi thơ trước đây,
cũng như cuộc thi thơ trên Facebook này, hình như lớp trẻ của chúng ta (
qua thơ) đã tách hoàn toàn mình ra khỏi đất nước và dân tộc, không hề
quan tâm đến vận mệnh sống còn của Tổ Quốc nhân dân. Thơ kiểu này, phải
chăng là đang thực hiện ý đồ của ai đó, muốn tách lớp trẻ ra khỏi vận
mệnh của Tổ Quốc Việt Nam đang bị lâm nguy, dân tộc đang có cơ mất nước
về tay giặc Phương Bắc ? Tất cả các bài thơ được giải của cuộc thi này
không thấy đâu hình ảnh quê hương giống nòi đang bị giặc ngoai xâm cướp
đất, cướp biển, giặc nội xâm cướp đất dân oan , xã hội bất công vô cùng,
người dân sống đói khổ, vật giá leo thang, người ăn mày ăn xin quá
nhiều, người lũ lượt đi làm thuê khắp thế giới, người dân phải sống
trong bầu không khí thiếu tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do được yêu
nước mình…
Than ôi, khi thơ và người không còn
gắn với nước với dân, không còn gắn với giống nòi tiên tổ, không còn gắn
với sự tồn vong của Tổ Quốc, thơ ấy, tuổi trẻ ấy còn xứng đáng được
hãnh diện chăng, huống hồ là một thứ thơ làng nhàng, ngõ cụt, dở và sến
đến phát ngấy như loài thơ trên ?
Sài Gòn ngày 20 – 7- 2013
Trần Mạnh Hảo
Tháng Bảy 20, 2013 lúc 1:37 chiều | Trần Mạnh Hảo nói quá đúng:
Thơ đoạt giải quá dở, nhạt nhẽo, không hề le lói chút hồn thơ mà chỉ dông dài bằng câu từ vớ vẩn, có cũng được, không có không sao. Những vấn đề đời sống đất nước hầu như trượt khỏi đầu óc của các ông bà ăn chơi nấc cụt váy viếc, ngay cả nỗi nhớ nềm thương cũng không ra hồn, cũ kỹ, mòn sáo.
Thơ đã bế tắc.
Đời sống đã không còn ý nghĩa.
Còn lại một trò diễn bẽ bàng!
Tháng Bảy 20, 2013 lúc 1:45 chiều | Trách sao được bác Hảo ơi, cũng một giuộc với kiểu thơ nước hến nước cống của các đại ca ca được HNV phong tướng:
“Bác Năm Trì dân Quảng Ngãi”
Cõng Thanh Thảo đi lĩnh giải
“Đêm lênh láng bác ngồi gãi háng”
Thanh Thảo nhìn sáng láng
“Tôi mơ cứt ngập nhà anh”
Váy viếc bướm biếc lanh chanh
Người ta có coi thơ ra gì đâu, rảnh diễn trò mèo chuột vậy mà!
Đất nước bao giờ nhục thế này chăng?
Tháng Bảy 20, 2013 lúc 1:49 chiều | Rước các Giáo sư Tiến sĩ như Mai Bá Ấn, Chu Văn Sơn, Hồ Thế Hà, Hoàng Quang Thuận…về tổ chức hội thảo thơ facebook nữa là thành công trọn vẹn
Tháng Bảy 20, 2013 lúc 2:00 chiều | Ban giám khảo nào thì chất lượng thơ ấy!
Tháng Bảy 20, 2013 lúc 2:14 chiều | Tôi nghĩ rằng, không phải không có thơ hay mà do BTC chưa phát hiện được những bài thơ hay mà thôi. Những bài thơ được giải chưa hãn đã là những bài thơ hay nhất.
Tháng Bảy 20, 2013 lúc 3:36 chiều | Không thấy nhà phê bình Trần Mạnh Hảo nói chi về cuộc thi thơ của đồng bằng Sông Cửu Long lần 5 vừa rồi hè?
Tháng Bảy 20, 2013 lúc 4:54 chiều | Chuyện thi cử không chỉ ở cuộc thi thơ này mà nó còn quá quen thuộc ở tất cả những cuộc thi ở các lĩnh vực khác…Nên tôi không lấy làm lạ.
Riêng cuộc thi này thì riêng tôi sau khi đọc được mấy bài gọi là THƠ này tôi cảm thấy rất nhục nếu mình là người nhận giải vì ngoài cái số tiền kèm theo các tác giả ấy chẳng được gì hơn là sự phơi bày cái dở hơi kém cỏi của mình ra trước bàn dân thiên hạ
Nhục cho cái gọi là THƠ ấy quá.
Tháng Bảy 20, 2013 lúc 11:35 chiều | Anh Trần Mạnh Hảo nói đúng quá. Đọc mấy bài thơ trên, tôi chả thấy hay ở đâu mà BGK cho được giải, lại còn dùng từ” trạng nguyên” nữa mới kinh chứ! Thơ với thẩn! Chán!
Tháng Bảy 21, 2013 lúc 3:30 sáng | Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Trần Mạnh Hảo về chất lượng sến sẩm và cũ rích của mấy bài thơ được giải nhưng có phần hơi lấn cấn với phần cuối trong bài viết của anh. Theo tôi đây là cuộc thi thơ mang tên “Lời tỏ tình đầu tiên”, nên “hình ảnh quê hương giống nòi đang bị giặc ngoai xâm cướp đất, cướp biển, giặc nội xâm cướp đất dân oan , xã hội bất công vô cùng, người dân sống đói khổ, vật giá leo thang, người ăn mày ăn xin quá nhiều, người lũ lượt đi làm thuê khắp thế giới, người dân phải sống trong bầu không khí thiếu tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do được yêu nước mình…” mà anh nhắc tới, nếu cứ buộc phải cho vào, e rằng hơi khiên cưỡng. Đúng thơ phải gắn với đời, nhưng cuộc đời thì muôn màu muôn vẻ, đâu có phải cứ gọi ra bất công, thống khổ mới là đời? tôi có nhớ, một tác giả người Nga có nói đại ý rằng, tình yêu những thứ nhỏ nhặt xung quanh, yêu trời xanh, mây trắng sẽ nhen nhóm thành tình yêu Tổ Quốc, theo tôi, đấy mới là ý nghĩa nhân văn của cuộc thi này, hãy xem những người trẻ “tỏ tình đầu tiên” với nhau như thế nào, và nếu ấy là lời tỏ tình thanh khiết, tinh khôi và thành thực, chúng ta có lẽ cũng sẽ không phải lo lắng quá vì những những con người có trái tim biết yêu thực sự có lẽ cũng nhất định hành động theo trái tim mình khi Tổ quốc lâm nguy. Tôi thực sự phản đối và chán ngán với việc sáng tác thơ theo phong trào, theo tả thực, sáng tác thơ mà cứ phải nhét vào những từ ngữ đao to búa lớn, những vấn đề vận mệnh sinh tồn để thỏa cái mục đích “có ý nghĩa”. Và cũng đúng như bạn nào nhận xét ở trên về cuộc thi. Thơ với thẩn. Chán.
Tháng Bảy 21, 2013 lúc 5:28 sáng | […] cuộc thi thơ lần đầu tiên trên Facebook (Văn chương +). – Trần Mạnh Hảo: VÀI CẢM NGHĨ VỀ CUỘC THI THƠ TRÊN FACEBOOK (Bà Đầm […]
Tháng Bảy 21, 2013 lúc 6:19 sáng | …
Chiều em ngồi hong váy,
Sài gòn, Sài gòn, đẫm nước.
Nấc cụt, em hong váy.
…
Tổng kết ba bài thơ Trạng nguyên và phó trạng nguyên :v