Wednesday, July 24, 2013

Derek Walcott


Nhà thơ, nhà soạn kịch Anh Derek Walcott sinh ra tại một hòn đảo Saint Lucia trong một gia đình nhà giáo, hậu duệ của những người nô lệ; học Đại học tổng hợp West Indies; 18 tuổi viết 25 bài thơ nhưng thực sự nổi tiếng với tập thơ Đêm xanh (1962). Thơ của D.Walcott chủ yếu được viết bằng tiếng Anh, đôi khi mang sắc thái ngôn ngữ địa phương. Ngoài thơ, ông còn sáng tác kịch, trong đó phải kể đến vở Lễ tưởng niệm và vở kịch câm (1980). Năm 1959, ông thanfh lập nhà hát Trinidad và dàn dựng các vở kịch thời trẻ của ông. D.Walcott đi du lịch rất nhiều nước nhưng các tác phẩm của ông mang nặng các yếu tố của xã hội Jamaica với sự du nhập văn hoá từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu. Trong nhiều năm ông sống ở Trinidad, dạy văn học và cách viết văn ở Đại học Boston. Ông từ chối danh hiệu công dân Anh quốc và nhập quốc tịch Saint Lucia. Năm 1992, Derek Walcott được trao giải Nobel cho những sáng tác mang phong cách đặc sắc, giàu cảm xúc và nhạc tính được khơi nguồn từ nền văn hoá Caribe của quê hương ông và những di sản trong quá khứ thuộc địa của nó. Kinh nghiệm sống tại một thuộc địa của Anh đã có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời và sáng tác của ông. Nhà thơ Mỹ gốc Nga Brodsky đã viết về quê hương xứ sở của ông như sau: “ Colombo đã tìm ra nó, người Anh đã chiếm nó làm thuộc địa và Derek Walcott làm cho nó trở thành bất tử.” D. Walcott là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thơ ca thế kỉ XX.

Tác phẩm chính:

- Tuyển tập thơ ( Selected Poems, 1964), thơ.- Cuộc đời khác ( Another Life, 1973), thơ.- Nho biển ( Sea grapes, 1978), thơ.- Giữa mùa hè ( Midsummer,1984), thơ.- Giấc mơ trên đồi khỉ và những vở kịch khác ( Dream on monkey mountain and other plays, 1970), kịch.- Chúc thư Arkansas ( The Arkansas testament, 1987), thơ.- Omeros ( Omeros 1990), thơ.- Odyssey ( The Odyssey, 1993), kịch.

Tình yêu sau một tình yêu

Rồi sẽ đến một ngày
Khi nhìn vào gương
Với chính mình, em cười mỉm.
Rồi sẽ đến một ngày
Con tim em hồi hộp
Khi nghe tiếng bàn chân em bước
Bên ngưỡng cửa nhà em.
Thì em hãy mời vào nhà chính bản thân mình
Thết rượu vang, bánh mì và trả lại con tim
Và hãy nhận về cho mình – một người quen xa lạ
Người ấy với em chung thủy
Yêu em suốt cả cuộc đời
Người ấy vì em mà mệt mỏi rã rời.
Em hãy cất khỏi chiếc bàn chân dung của những kẻ xa vời
Những bức thư tình, những bài thơ tuyệt vọng…
Rồi ngồi xuống bên bàn. Mở tiệc mừng long trọng
Mừng cho bản thân mình. Mừng cho cuộc đời em.


DEREK  WALCOTT

Tân Thế Giới

Sau câu chuyện về vườn Địa Đàng
còn điều gì bất ngờ chăng?

Có chứ, sự hoảng kinh của Adam
khi bắt gặp lần đầu hạt mồ hôi tươm rịn.

Từ đó thịt da phải được tẩm ướp muối
để cảm nhận lưỡi dao thời tiết,
nỗi sợ hãi và mùa màng,
niềm vui gian nan nhưng ít ra
cũng thuộc về chàng.

Con rắn thì sao? Nó đâu chịu nằm
trên chạc cây chờ ngày rã mục.
Vốn mến chuộng tính cần lao,
không khi nào con rắn rời bỏ Adam.

Cả hai sẽ cùng ngắm lá bạc óng ánh
khoác áo cho thân cây tống quán
rồi tháng mười vàng úa rừng sồi,
tất cả hóa thành của tiền, tài sản.

Khi Adam bị đày sang Tân Địa Đàng,
trong lòng chiếc bè hồng thủy
rắn cũng cuộn tròn đi theo cho có bạn,
số mệnh đã sắp đặt như thế.

Adam nảy ra sáng kiến: đánh đổi Địa Đàng
lấy phần lời chia đôi với rắn.
Như thế cả hai làm ra Tân Thế Giới.
Và hoàn tất công trình tốt, amen.

No comments: