Saturday, August 31, 2013

6 phát hiện khảo cổ .

Công trình Gobekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ
 
Quang cảnh địa điểm khai quật Gobekli TepeQuang cảnh địa điểm khai quật Gobekli Tepe
Göbekli Tepe là một ngôi đền trên đỉnh của một mỏm núi thuộc một dãy núi phía đông bắc thị trấn Şanlıurfa, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Địa điểm này hiện đang được các nhà khảo cổ học ĐứcThổ Nhĩ Kỳ khai quật, rất có thể nơi đây đã được những người săn bắn-hái lượm dựng lên vào 9000 năm trước Công Nguyên.
 
Cấu trúc nơi đây là các công trình đá khối hình tròn. Tường được làm bằng đá khô chưa thao tác và gồm nhiều cột đá vôi nguyên khối hình chữ T cao tới 3 mét. Göbekli Tepe được coi là khám phá khảo cổ có tầm quan trọng lớn nhất bởi nó đã thay đổi cơ bản sự hiểu biết của chúng ta về một giai đoạn mang tính quyết định trong sự phát triển của xã hội loài người.
Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca, Peru
Ảnh vệ tinh của cao nguyên NazcaẢnh vệ tinh của cao nguyên Nazca
Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca tạo nên một "vườn hình học" tại sa mạc Nazca, một sa mạc khô cằn rộng 53 dặm giữa hai thị trấn Nazca và Palpa ở Pampas de Jumana (một khu vực bằng phẳng miền nam Peru). Những hình vẽ tại cao nguyên Nazca được chia thành 2 loại là những hình mô phỏng sinh học và những nét chạm hình học. Những hình mô phỏng sinh học là những hình ảnh được vẽ mô phỏng loài vật hoặc cây cối, có đến 70 hình thuộc loại này. Hình vẽ mô phỏng sinh học lớn nhất rộng 660 foot (Tương đương 201m). Trong những hình vẽ này có hình ảnh về loài nhện, chim, cây cối, hoa và cả hình ảnh của con người. Những nét chạm hình học bao gốm những đường thẳng, những hình xoắn ốc, tam giác, hình thang…
 
Chúng được tạo nên trong suốt thời kỳ nền văn hóa Nazca tại khu vực này, giữa năm 200 trước Công nguyên tới năm 600. Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca được chụp ảnh lần đầu tiên khi máy bay thương mại bay qua sa mạc Peru trong thập niên 1920. Các hành khách nói rằng họ thấy "những dải đất nguyên thuỷ" trên mặt đất phía dưới. Khi sỏi đá được quét đi, chúng phản xạ ánh sáng bên dưới, bằng cách này, những đường kẻ có thể nhìn thấy rõ hơn. Bãi đá cổ Stonehenge, Anh
Hình chụp bãi đá cổ Stonehenge ở AnhHình chụp bãi đá cổ Stonehenge ở Anh
Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng gần Amesbury ở Anh, thuộc hạt Wiltshire, 13 km về phía bắc Salisbury. Công trình này nằm trên một vùng đất hình tròn đường kính 140 m và có những cột đá dựng đứng thành 4 vòng tròn đồng tâm dạng cột. Mỗi cột đá cao khoảng 4m, rộng khoảng 2m, dày khoảng 1m, nặng khoảng 25 tấn. Trong đó 2 cột đá nặng nhất khoảng 50 tấn.
 
Trên một số cột đá còn có những tảng đá xếp ngang như xà nhà, tạo thành cổng vòm lớn. Có thể nói đây là một trong những địa điểm tiền sử nổi tiếng thế giới. Các nhà khảo cổ cho rằng các cột đá này được dựng lên từ khoảng 2500-2000 trước Công nguyên dù các vòng đất xung quanh được xây dựng sớm hơn, khoảng 3100 năm trước Công nguyên. Vào năm 1986 khu vực này và khu vực xung quanh đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp ở Ai Cập là những kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tạiKim tự tháp ở Ai Cập là những kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập. Có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập tính đến năm 2008. Hầu hết chúng đều đóng vai trò là lăng mộ cho các vị vua Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc. Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía tây bắc Memphis.
 
Trong số đó, Kim tự tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước Công nguyên ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người. Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cairo. Một số kim tự tháp Giza được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất từng được xây. Kim tự tháp Khufu tại Giza là kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại
Cỗ máy Antikythera, Hy Lạp
Ảnh cỗ máy AntikytheraẢnh cỗ máy Antikythera
Antikythera được coi là máy tính analog đầu tiên trên thế giới được chế tạo từ năm 80 trước Công nguyên. Nó được nhà khảo cổ học Valerios Stais vô tình tìm thấy vào ngày 17/5/1902 và nằm ở độ sâu 42 mét tại đảo Antikythera, Hy Lạp. Thiết bị này tương đối nhỏ, kích thước 33x17x9 cm, được làm bằng đồng, tráng canxi và có thể được trang bị khung gỗ. Khi được tìm thấy, Antikythera trông không khác gì một đống phế thải mà người ngoài hành tinh vô tình bỏ lại trái đất.
 
Áp dụng các hệ thống chụp X quang 3 chiều với độ phân giải cao, các chuyên gia có thể giải mã những chữ khắc trên đó và thiết lập lại những chức năng của bánh răng bằng đồng trên hệ thống này. Phát hiện gần đây của các chuyên gia đã khẳng định Antikythera có nhiệm vụ theo dõi chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Ngoài ra, nó còn xây dựng được lịch theo chu kỳ 4 năm của Olympiad, tiền thân của đại hội Olympic ngày nay.
Lục địa Atlantis, Hy Lạp
Ảnh vệ tinh của quần đảo Santorini. Nơi này thường được cho là địa điểm của Atlantis.Ảnh vệ tinh của quần đảo Santorini. Nơi này thường được cho là địa điểm của Atlantis.
Thủ đô của Atlantis thực sự là một kỳ quan kiến trúc và công trình xây dựng kỳ vĩ bao gồm những bức tường thành và kênh đào hình tròn đồng tâm. Ở trung tâm thành phố là một quả đồi lớn, trên đỉnh đồi là nơi đặt đền thờ Poseidon. Bên trong đền chính là bức tượng Thần biển bằng vàng đang cưỡi ngựa thần sáu cánh.
 
Vào khoảng 9.000 năm trước thời của nhà triết học Plato, sau khi vương quốc Atlantis suy tàn, các vị thần quyết định phá huỷ lục địa này bằng một trận động đất khủng khiếp với những cơn sóng thần nhấn chìm toàn bộ những công trình và nền văn minh Atlantis xuống đáy biển. Có thể nói lục địa Atlantis của Plato chính là nền văn minh Đông Nam Á cổ xưa đã bị chìm ngập dưới đáy biển khi nước biển dâng do băng tan trong kỷ băng hà cuối cùng.
 
Phan Hạnh
Theo Live Science

No comments: