Dalai Lama
Tuệ Uyển dịch Việt
New York Times, May 24, 2010
New York, USA - Khi tôi là một thiếu niên ở Tây Tạng, tôi cảm thấy rằng
đạo Phật của chính tôi phải là một tôn giáo tốt nhất - và những tôn giáo
khác là kém hơn làm sao ấy. Bây giờ tôi thấy tôi đã ngây thơ như thế
nào vậy, và nguy hiểm như thế nào mà sự cực đoan thiếu bao dung tôn giáo
thể hiện ngày nay.
Mặc dù sự thiếu bao dung có thể
là xa xưa như chính những tôn giáo, chúng ta vẫn thấy có những dấu hiệu
mạnh mẽ về sự độc hại của nó. Ở Âu châu, có những cuộc tranh luận nghiêm
trọng về việc những người mới nhập cư đeo mạng che mặt hay muốn dựng
lên những tháp cầu nguyện và những chuyện bạo động chống lại những người
di dân Hồi giáo. Những người vô thần cực đoan đưa ra sự lên án bao trùm
những ai duy trì niềm tin tôn giáo. Ở Trung Đông, những ngọn lửa chiến
tranh được thổi lên bởi thù hận của những ai trung thành những tín
ngưỡng khác nhau.
Những
căng thẳng như thế dường như tăng lên khi thế giới trở nên liên hệ với
nhau hơn và những nền văn hóa, con người và tôn giáo trở nên liên hệ hỗ
tương vào nhau hơn bao giờ hết. Áp lực này tạo nên sự thử thách hơn đối
với sự kiên nhẫn bao dung của chúng ta - nó đòi hỏi chúng ta đẩy mạnh
một cách hòa bình sự cùng tồn tại và thông hiểu không bị giới hạn trong
những đường biên giới.
Đương nhiên, mỗi tôn giáo có một ý nghĩa
riêng biệt như bộ phận cốt lõi chân giá trị của nó. Ngay cả thế, tôi
tin rằng có một khả năng chân thành cho sự thông hiểu hỗ tương. Trong
khi duy trì niềm tin đối với truyền thống của mỗi người, chúng ta có thể
tôn trọng, ngưỡng mộ và cảm kích những truyền thống khác.
Một người đã mở mắt cho tôi là sự gặp gỡ
với một tu sĩ dòng Luyện tâm (Trappist) Thomas Merton ở Ấn Độ chỉ trước
khi ông đã chết rất trẻ năm 1968. Merton đã nói với tôi rằng ông có thể
trung thành tuyệt đối với Ki Tô giáo, tuy thế ông đã học hỏi một cách
sâu xa từ những tôn giáo khác như Phật giáo. Điều ấy cũng giống với tôi
như một người Phật tử nhiệt tình học hỏi từ những tôn giáo vĩ đại khác
của thế giới.
Điểm chính trong cuộc thảo luận với
Merton là trọng tâm lòng bi mẫn như thế nào đối với cả Ki Tô giáo và
Phật giáo. Khi đọc về Tân Ước, tôi thấy ngưỡng mộ những hành vi bác ái
của chúa Giê-Su. Những phép lạ của ngài về bánh mì và cá, sự chữa trị
của ngài và sự giảng dạy của ngài tất cả được thúc đẩy bởi khát vọng
giải thoát khổ đau.
Tôi
là một người với niềm tin vững vàng trong năng lực tiếp xúc cá nhân để
vượt qua những sự khác biệt. Vì thế tôi đã từng tổ chức những cuộc đối
thoại với những người với những quan điểm tôn giáo khác. Sự tập trung
trên lòng bi mẫn mà Merton và tôi đã quán chiếu trong hai tôn giáo của
chúng tôi gây ấn tượng cho tôi như một dòng chảy thống nhất mạnh mẽ giữa
tất cả những tôn giáo quan trọng. Và những ngày này chúng ta cần làm rõ
những gì kết hợp chúng ta lại.
Thí dụ lấy trường hợp Do Thái giáo. Lần
đầu tiên tôi đã viếng thăm một đền thờ Do Thái ở Cochin, Ấn Độ, năm
1965, tôi đã từng gặp nhiều giáo sĩ qua nhiều năm. Tôi nhớ một cách sâu
sắc vị giáo sĩ Do Thái ở Hòa Lan, người đã nói với tôi về sự tàn sát
người Do Thái với một cảm xúc mãnh liệt đến nỗi cả hai chúng tôi đều rơi
nước mắt. Và tôi đã từng học về tại sao Talmud[i] (1) và thánh kinh lập
lại chủ đề về bi mẫn, bác ái, như trong một đoạn của Leviticus đã
khuyên nhắc, “Hãy yêu mến hàng xóm của con như chính con.”
Trong nhiều cuộc gặp gỡ của tôi với
những học giả Ấn Độ giáo, tôi cũng đã thấy trọng tâm bi mẫn vô ngã trong
Ấn giáo - thí dụ như đã tuyên bố, trong Bhagavad Gita, mà lời ca ngợi
những ai “vui mừng trong lợi ích của tất cả muôn loài.” Tôi đã rung động
bởi những cung cách mà giá trị này đã được biểu lộ trong đời sống của
những con người vĩ đại như Thánh Gandhi, hay ít được biết hơn như Baba
Amte, người đã thành lập một khu cho người hủi không xa khu cư trú của
người Tây Tạng thuộc tiểu bang Maharashtra ở Ấn Độ. Ở đó ông làm nơi
nuôi dưỡng cũng như cho những người phong hủi có nơi cư trú bằng không
họ sẽ bị lánh xa. Khi tôi nhận giải Nobel Hòa Bình, tôi đã có hiến tặng
cho khu tập trung của ông.
Bi mẫn hay bác ái là quan trọng ngang
hàng trong Hồi giáo - và sự thừa nhận đã trở nên thiết yếu trong những
năm từ sự kiện 11-9, đặc biệt trong sự trả lời cho những ai dán cho Hồi
giáo nhãn hiệu tín ngưỡng vũ trang. Trong dịp kỷ niệm lần đầu tiên sự
kiện 11-9, tôi đã nói tại vương cung Thánh đường Quốc Gia ở thủ đô
Washington, Hoa Kỳ biện luận rằng chúng ta không mù quáng nghe theo sự
tuyên truyền của ai đấy trong những phương tiện truyền thông và để những
hành vi bạo động của một vài cá nhân định danh cho toàn thể một tôn
giáo.
Hãy để tôi nói với quý vị về đạo Hồi mà
tôi biết. Tây Tạng đã từng có một cộng đồng Hồi giáo khoảng 400 năm, mặc
dù sự tiếp xúc phong phú nhất của tôi với Hồi giáo là ở Ấn Độ, nơi có
cộng đồng Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới. Một giáo sĩ Hồi giáo ở
Ladakh, một lần đã nói với tôi rằng một người Hồi giáo chân chính nên
yêu mến và tôn trọng tất cả những tạo vật của thánh Alla. Trong sự hiểu
biết của tôi, Hồi giáo trân trọng bi mẫn-bác ái thiêng liêng như cốt tủy
nguyên lý tâm linh, phản ánh trên ngay chính danh xưng của Thượng đế,
“Bác ái và Nhân từ,” mà điều ấy hầu như xuất hiện khi bắt đầu mỗi chương
của kinh Koran.
Truy
tìm nền tảng chung trong những nền tín ngưỡng có thể giúp chúng ta vượt
lên những sự chia cách không cần thiết tại một thời điểm khi mà hành
động kết hợp là thiết yếu hơn bao giờ hết. Như một chủng loại, chúng ta
phải nắm lấy tính chất duy nhất của nhân loại, như cùng là những con
người, khi chúng ta đối diện với những vấn đề của địa cầu như những
khủng hoảng về nạn dịch, kinh tế và thảm họa sinh thái. Ở mức độ ấy, sự
đáp ứng của chúng ta phải là một hành động duy nhất.
Hòa hiệp trong những tôn giáo quan trọng
đã trở thành một thành tố chủ yếu của sự cùng tồn tại hòa bình trong
thế giới chúng ta. Từ nhận thức này, sự thông hiểu hỗ tương trong những
truyền thống này không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của những người tin
tưởng tôn giáo - nó quan hệ cho lợi ích của toàn thể nhân loại.
1. Sưu tập những bài viết của những giáo
sĩ Do Thái bao gồm tập Mishnah và Gemara, cấu thành căn bản tín ngưỡng
của Do Thái Chính Thống giáo.
2. Đức Đạt lai Lạt ma thứ mười bốn,
Tenzin Gyatso là tác giả của một tác phẩm gần đây nhất, về “Đối với mối
quan hệ cùng tính chất của những tôn giáo: Làm thế nào những tôn giáo
của thế giới có thể đến với nhau.”
Nguyên tác tiếng Anh: “Many Faiths, One Truth” by TENZIN GYATSO, New York Times, May 24, 2010
No comments:
Post a Comment