Tuesday, August 20, 2013

CHIA SẺ THÂN THIỆN




 ( gửi riêng nhà thơ Chân Phương )

 Đọc  : TOẠ  ĐÀM  VỚI  GEORGE STEINER

   Nicolas WEILL ghi chép trong mục Văn Hóa và Ý Tưởng (Culture&Idées) trên nhật báo Le MONDE, ngày thứ Bảy (18-5-2013).

Ta đang chứng kiến sự lui bước của Âu châu như một ý niệm. Ông có thấy lo âu trước sự thoái trào này?
   Đương nhiên, nhưng sự bi quan ở tôi có chừng mực. Bởi lẽ Âu châu như ta nhìn thấy vào năm 2013 này cũng là một phép lạ. Chúng ta ngồi bên nhau trò chuyện giữa Cambridge, sau khi hai trận thế chiến phá nát lục địa; rồi vụ diệt chủng Do Thái; bốn vạn lính Anh quốc đã bỏ mạng vào buổi sáng đầu tiên trong trận Passchendaele năm 1917 ! (...) Ta có quyền nghĩ rằng Âu châu lúc đó đã tiêu vong. Các nền văn minh lớn khác đã tắt lụn, và Paul Valéry từ năm 1919 đã tiên đoán ngày tàn của văn minh chúng ta.

NĐC” Những thảm họa của châu Âu trải qua trong khoảng thơì gian từ 1945 trở về cuối thế kỉ 19 ) chỉ là hậu qua của một hệ thống tư duy vừa sai lệch trầm trọng vừa ngạo mạn đến bệnh hoạn của phương Tây hung hăng đòi khuất phục con người và khuất phục tthế giói tự nhiên, khi mà phương Tây đã không nhận biết được cái bản chất phụ thuộc lẫn nhau của thực tại. Đó cũng là một trong mấy nguyên do dẫn đến có một tư duy, cảm xúc  sai lệch nghiêm trọng về con người và về thế giói.tự nhiên . Paul Valéry từ năm 1919 đưa ra một tiên đoán chỉ đúng được cái hình tướng có thật của thực tại châu âu những năm sau đó chư không tiên đoán được xa hơn . Vì sao ? vì Chuẩn thức tư duy của ông vẫn chỉ là chuẩn thức tư duy phân biệt. ( tư duy đơn giản )Tư duy đó chỉ có thể cập bến nhứng chân lý tương đối, những cái có thật của thực tai chư không phải là cái bản chất tối hậu của thực tại


Dù sao thì cảnh quan  sinh hoạt  của trí tuệ phương Tây  cũng đã chuyển biến  rất  nhiều.
  Chiếm ưu thế hiện nay là các ngành khoa học chứ chẳng phải những bộ môn nhân văn. Khi  đến Princeton (New Jersey-USA), tôi  cư ngụ trong “ngôi nhà” của Einstein; sau đó ở Cambridge (Anh quốc) tôi đã chọn lối sống giữa các bậc vương hầu của khoa học. Các ngành khoa học là mũi véc tơ lớn của tương lai. Cho dù ta thấp kém trong lĩnh vực này, ta cũng như thể được hội nhập vào một ê kíp đang vươn lên, như trên thang điện tự xoay.
   Một trong các nỗi buồn to tát của tôi là  khoảng cách ngày càng lớn giữa sự hiểu biết về khoa học chính xác của kẻ ngoại đạo với chính những người thật sự nắm được tri thức này. Như Galilée từng khẳng định, không những thiên nhiên “ nói bằng ngôn ngữ toán học” mà còn nói bằng toán học cao cấp,và thiên hạ không còn khả năng với tới. Bản thân tôi, tôi chỉ có thể phóng dịch được những gì  giới khoa học khảo sát bằng những ẩn dụ - chốn trú náu cuối cùng của sự dốt nát. (…)

NĐC : Cảnh quan sinh họat cua Phưong Tây đã chuyển biến theo những thành tựu có được rất tuyệt vời đầy bế tắc của trí tuệ khoa học thực nghiệm. Đặc biệt Con đường dất dẵn  tư duy cua Phương Tấy về nhận biệt con người, cơ bản vẫn đang đi vào ngõ cụt vì hướng đi cũ rích sai lầm của nó. Tôi chưa thực sự hiểu được nhà văn GEORGE STEINER cư ngụ như thế nào trong ngôi nhà của Eínstein . ông tạm trú như một ngừoi khách với lòng tin đầy hoang mang ngờ vực ( và có lẽ như vậy ) hay là đã trở thành một thành viên chính thức dâng cả đời sống tinh thân trọn vẹn cho ngôi nhà đó ( đăng kí hộ khẩu chính thức –( nói theo kiêu rngười việt trong nước ). Và Tôi muốn chia sẻ với bạn ( CP ) và với cả GEORGE STEINER ( nếu ông cho phép ) về nỗi buồn to tát mà  ông đang mang vác .Và cũng  xin phép chuyển tới ông một thông điệp ( thư nhất :Đó không phai là một nỗi buồn to tát, mà chỉ là một nôi buồn ích kỉ, nhỏ hẹp. Thư hai nỗi buồn này là một điều kiện cần hay cũng có thể hiểu là một nguyên nhân để cho ông sẽ tiếp nhận một niềm vui lớn.) Nỗi buồn này cũng đồng dạng  nỗi buồn cua Einstein nghi rằng đã đến lúc chuân thức tư duy phân biệt của khoa học  đã mang đến cho loài ngừoi sự hiểu biết đến giói  hạn cuối cùng của nó về con  người và về thê giới tự nhiên . Một niềm vui lớn không thể chia sẻ băng ngôn từ đang hoặc sẽ đến với  nhà văn GEORGE STEINER khi mà điều kiện Đủ ( hay là cái duyên của ông  ) xuất hiện. Tôi xác quyết như vậy.


Có phải khoa học đã lấn lướt nhân tính, thắng luôn chủ nghĩa nhân đạo?
   Có thể. Nhưng đồng thời Heidegger – tên khổng lồ hung tợn ấy – đã có lý khi cho rằng các ngành khoa học rất mực tầm phào (extrêmement triviales). Khoa học chỉ đưa ra những giải đáp. Nhận xét này tuyệt diệu, không tha thứ được và làm rối trí một cách sâu xa, bởi vì nó chính xác khi cho rằng các bước tiến của khoa học không thay đổi được thân phận rốt ráo của chúng ta, cho dù ngành y học đã biến mối quan hệ giữa cái chết với chúng ta một cách triệt để. Hôm nay khi gần đến phút cuối đời, tôi bám víu vào một câu nói đùa … quen thuộc trong các nhóm người yiddish ở Brooklyn, New York: Có một đấng chúa trời hay không? – Có chứ, nhưng đấng ấy chưa sinh ra”. Mấy chữ “pas encore…” ấy trao cho tôi một sức mạnh nội tâm nào đó.

NĐC : tuyệt vời . Tôi đồng ý với Nhận xét của Heidegger .và GEORGE STEINER về khoa học . Nhưng với tôi thì ngành y học đã biến mối quan hệ giữa cái chết với chúng ta một cách gần gũi hơn chứ không thể là một cách triệt để .Tôi ngưỡng mộ nhóm người yiddish ở Brooklyn, New York qua câu nói đùa Có một đấng chúa trời hay không? – Có chứ, nhưng đấng ấy chưa sinh ra”.Tôi hiểu đó không phải là câu nói đùa mà là lờì thì thầm của một trí tuệ siêu nhiên ( tự tính , phật tính ) đưa dắt chúng ta đi dần tới sự nhận biết về chính chúng ta là ai

Trong quyển “Thi ca của Tư tưởng” (Gallimard,2011), ông đã cho thấy là mọi lý thuyết, dù trừu tượng đến đâu, vẫn phụ thuộc vào nhạc điệu và tiết nhịp của nó. Đây có phải là một cách thu hẹp vực sâu chia cách công việc lý thuyết của nhà phê bình với một tác phẩm văn chương?
   Trọn đời tôi vẫn cảm thấy có một vực sâu giữa người sáng tạo với người diễn giải - dù là kẻ tài tình nhất. Lời bình phẩm dù xuất thần nhất cũng là thứ ký sinh (parasitaire) so với điều bí ẩn của sáng tạo. Một bí ẩn chúng ta không tài nào thấu hiểu, cho dù đã đặt mọi kỳ vọng vào các lý giải tâm lý học hay não bộ học. Cái gì đã kích động cái nhíp cò của tuyệt đối (le déclic de l’absolu) ở người nam và người nữ khiến họ sáng tạo nên những nhân vật sinh động hơn chính chúng ta: Phèdre, Falstaff, Hamlet, Bérénice? Và bên cạnh các nhân vật ấy chúng ta chỉ là những bản sao mờ nhạt? Cái gì đã lấy hư cấu làm đầy hiện thực? Cái gì khiến những bức tranh phong cảnh của một đại họa gia trở nên thích mắt và thuyết phục hơn nhiếp ảnh đối với người xem?  ( dù tôi vẫn khâm phục môn nhiếp ảnh). Cái gì khiến cho Claude Lévi-Strauss có lý khi ông nói: “Sự phát minh ra giai điệu, bí ẩn tột cùng của các khoa học nhân văn” ?  (…)

NĐC : Đúng là một nhà văn bậc thầy nói về người sáng tạo và và người diễn giải . Không còn gì phải bàn thêm. Còn cái gì  đã kích động cái nhíp cò của tuyệt đối (le déclic de l’absolu) ấy ư ? Cái đo là sự sáng tạo từ một cấp độ thấp của tâm thức vi tế . Nói một cách thô thiển hơn là từ những hiểu biết và cảm xúc còn rất ít sự sai lệch với cái bản chất tối hâu của hiện thực


(còn tiếp một kỳ)

1 comment:

Unknown said...

Anh Chính,

Tôi vừa dịch xong cả bài tọa đàm. Mời anh đọc và đàm luận tiếp với nhà văn- học giả George Steiner.

CP