Vị thầy
người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không
có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử sống cùng bà
trong những năm gần đây. Tôi, năm mươi
sáu tuổi, nhưng lại là đệ tử mới nhất của bà, mà lại là nam đệ
tử.
Tôi ở với một nhóm nhỏ đệ tử người Tây phương chỉ mới được mười năm nay, trong khi người nữ đệ tử trẻ tuổi nhất cũng đã có mười lăm năm theo học với bà. Do vị thế ưu tiên của việc “sống lâu lên lão làng” trong tăng đoàn nhỏ bé của chúng tôi, mà các vị nữ đệ tử trẻ này tha hồ chế ngạo cái đầu không tóc, và việc gia nhập tăng chúng muộn màng của tôi. Tôi không màng điều đó chút nào, vì từ những ngày đầu, tôi đã rất hạnh phúc được thân cận “roshi” của tôi, với lòng tin tưởng rằng sự gần gủi, tiếp xúc hằng ngày với bà có thể giúp tôi đi đến ngưỡng cửa tiếp cận tâm linh, nơi mà bản thể thực sự của tôi cuối cùng sẽ được tõa sáng.
Tôi ở với một nhóm nhỏ đệ tử người Tây phương chỉ mới được mười năm nay, trong khi người nữ đệ tử trẻ tuổi nhất cũng đã có mười lăm năm theo học với bà. Do vị thế ưu tiên của việc “sống lâu lên lão làng” trong tăng đoàn nhỏ bé của chúng tôi, mà các vị nữ đệ tử trẻ này tha hồ chế ngạo cái đầu không tóc, và việc gia nhập tăng chúng muộn màng của tôi. Tôi không màng điều đó chút nào, vì từ những ngày đầu, tôi đã rất hạnh phúc được thân cận “roshi” của tôi, với lòng tin tưởng rằng sự gần gủi, tiếp xúc hằng ngày với bà có thể giúp tôi đi đến ngưỡng cửa tiếp cận tâm linh, nơi mà bản thể thực sự của tôi cuối cùng sẽ được tõa sáng.
Từ khi
bà ra đi, đôi khi tôi cảm thấy như nghe được tiếng nói của bà trong
tôi, cắt ngang dòng tư tưởng của tôi khi chúng sắp dẫn dắt tôi đi quá
xa hay trở nên suy đoán quá cặn kẻ.
Dường như đó là tiếng nói của bà, nói những điều khiến tôi
phải ngạc nhiên, nhưng cũng có thể là tôi nhầm lẫn. Roshi
của tôi, bà đích thực hiện hữu, và tôi ‘chiêm ngưỡng’ bà như hầu
hết mọi người đệ tử thuần thành đối với vị thầy khả kính của
mình. Vì thế ‘tiếng nói’, có thể
là tiếng nói ‘của bà’ được chuyển qua tôi trở thành một trong những
tiếng nói ‘của tôi’.
Tuy
nhiên, cảm giác về sự có mặt của bà nơi đây, về một sự hiện hữu
bằng xương bằng thịt rõ ràng, cô động đang dần phai nhạt một cách
không thể cưỡng lại được. Khi nỗi
đau của tôi dần qua đi, tôi dần đánh mất thầy. Mỗi ngày, tôi chiêm
nghiệm tâm trạng của mình trước sự mất mát, trống vắng khi chúng
dần mất đi cường độ, nét sắc bén.
Roshi của tôi mờ nhạt dần,
và dường như tôi cũng tan biến theo bà, đánh mất bản thân, đánh mất
mọi tư duy. Tôi phải dựa vào đâu,
trong thời gian đau khổ tột cùng này, trên vũng nước tối tăm này? Tôi phải hướng về đâu để tìm lại dấu
vết Phật tánh của mình? Tôi phải
làm gì bây giờ? Đây là những câu
hỏi đớn đau mà người đệ tử phải đối mặt khi đánh mất thầy mình? Khi vị thầy còn hiện tiền, bạn luôn có
phương hướng: chỉ cần quanh quẩn cạnh người. Nhưng thầy tôi đã ra đi,
trong khi tôi vẫn phải đi tới. Tôi
đành làm hồn ma bóng vía bám theo thầy.
“Roshi ơi, hãy trở về với tôi”,
tôi gào khóc.
Tôi biết
đó là cái bẫy. Không phải sự than
khóc, mà là ước muốn tạo ra một thực tại theo ý mình, để nối lại các
mối duyên nghiệp. Tôi khám phá ra
rằng trong những ngày này chỉ có ba thứ có thể giúp tôi lưu tâm đến
những gì xảy ra quanh tôi: nỗi đau, bốn nữ đệ tử kia và thế giới sống
động quanh tôi. Dĩ nhiên cái đau là
nỗi mất mát, là cái đau dằn xé tự nhiên hay một nỗi buồn âm ỉ vận
hành theo quy luật, thời gian, và không gian của riêng nó. Tôi để nó tuôn trào, trôi lăn theo
nó. Quán sát nó. Đôi khi chuyển mình theo nó, đôi khi bất
động trên gối thiền nhìn nó. Tôi
chiêm nghiệm nỗi muộn phiền của mình: nó bộc lộ với tôi, từng chút
một, trong từng tiếng than vãn, trạng thái và mức độ của sự mất
mát của tôi. Sự mất mát này như dồn
ép thêm vào cảm giác đánh mất bản thân, vì cái chết của roshi đã lấy mất của tôi chỗ dựa
cũ, mục đích, phương hướng chân chánh.
Nỗi buồn đau cũng khiến tôi trở nên lặng lẽ. Tôi thấy dường như mình không còn
thở. Tôi trở nên là giây phút trước
khi sự chờ đợi bắt đầu. Tôi dừng
lại và dường như đông giá. Lúc ấy,
có thể một điều tầm thường gì đó xảy ra, và đem tôi trở về thực
tại: một tia sáng xuyên qua cành lá dưới cơn gió bất chợt, một chú
mèo ngơ ngác bước vào phòng, một cánh cửa đóng mạnh tay (cửa bị
kẹt, và lý ra tôi phải sửa lại, nhưng không thể là lúc này). Tôi chỉ biết một điều: tôi đã bước
xuống một dòng nước, mà không thể bước ngược về quá khứ. Tôi đang trôi xuôi theo dòng nước.
Tôi vẫn
còn thấy kết nối với bốn người đệ tử của roshi, những người có lẽ còn lạc lõng hơn tôi. Chúng tôi cố gắng đùm bọc lẫn
nhau. Nếu họ không nghĩ thì tôi
nghĩ mình là “vị roshi ghẻ” của
họ. Và nhiệm vụ của tôi là: “Có
mặt ở đó”. Điều đó dễ thôi: Tôi
chỉ loanh quanh, làm bổn phận, trao đổi đôi điều. Tôi không phải là vị roshi tâm linh của họ, nhưng tôi có thể nấu ăn, trả các
khoản nợ, và bảo đảm là tiền cúng dường không bị ăn chặn. Hằng đêm, tôi lo khóa các cửa nẻo. Dễ thôi.
Như một người cha.
Nhưng roshi là một bà mẹ, đã sử dụng
những phương tiện thiện xảo, khác biệt để sách tấn từng người chúng
tôi. Một cách kiên nhẫn, không thúc
ép quá thường xuyên hay quá khắt khe.
Mở rộng tâm từ bi đối đãi với chúng sanh vô minh, các vị Phật
sơ sinh, các vị bồ tát hay tranh cãi, và những giống quỷ đói vô
vọng. Đầy lòng dũng cảm, vì phải
có dũng cảm mới tạo ra được các vị phật. Giờ tôi đang khốn khổ với bốn vị đệ
tử trẻ (dầu tuổi hạ họ hơn tôi và roshi
đã huấn luyện họ sống tự lập, dường như bà biết rằng bà sẽ không
thể ở với họ lâu). Người thì trầm
cảm, hoang mang. Kẻ thì hay khóc. Hai người còn lại thì không chia sẻ gì
với tôi về vị thầy, người bạn kính yêu của chúng tôi. Tôi không biết làm một roshi cho họ, để bảo bọc họ như
một người mẹ –trong khi vị roshi
của chúng tôi thì không có người truyền thừa để chúng tôi có thể
nương tựa. Hai vị đệ tử lớn tuổi
nhất đã tự bỏ đi –với mục đích tìm kiếm ai đó khác làm thầy.
Roshi của chúng tôi thích làm vườn
và nấu ăn. Buổi sáng bà dành cho
việc làm vườn tược, buổi chiều thì nấu ăn. Để có thu nhập cho chùa, tôi làm việc
bên ngoài bốn hay năm ngày một tuần.
Nhưng roshi của chúng tôi,
theo truyền thống, chỉ ở trong chùa, làm Phật sự, và tiếp tục tu
tập hoàn thiện bản thân theo cách riêng của mình. Trong khi tôi làm việc ở bên ngoài đến
tận chiều tối, thì bà huấn luyện các đệ tử khác nấu buổi ăn chiều
theo phong cách Phật giáo, trước tiên là tập trung vào lời dạy và
cách thức, sau đó tiến tới thái độ tâm linh được tìm thấy trong
những lời hướng dẫn của Dogen đối với người đầu bếp trong thiền
viện, cốt yếu là, “Hãy để hết tâm trí vào công việc diệu kỳ
này!” Tôi nghĩ là hai nữ đệ tử
lớn tuổi đã thọ lãnh ân sủng cuối cùng của roshi, được bà ấn chứng là ‘những đầu bếp giỏi”. Tôi hơi ganh tỵ với việc họ được xác
nhận là những người xứng đáng.
Dầu Roshi cũng đã cố gắng
an ủi tôi bằng cách nói, “Ngươi rất khéo tay, giỏi văn, vân vân”, nhưng
tôi biết là tôi chưa hoàn tất hay hoàn thiện bất cứ điều gì, nói chi
đến cái ngã của tôi.
Có thể
cách nấu ăn của bà là do ảnh hưởng của việc bà đã được huấn luyện
trong trà đạo, nhưng phong cách đó cũng thể hiện trong mọi thứ khác
trong cuộc sống của bà. Có thể
tinh thần trà đạo đã lấn áp mọi thứ hoặc là bà đã đạt đến mức
độ vượt thoát khỏi mọi hình thái của trà đạo và các nghệ thuật
khác. Tôi nghĩ điều thứ hai có lẽ
đúng hơn: hành động của bà dường như phát xuất từ suối nguồn trong
trẻo của cảm hứng tự nhiên, và từ chính nguồn Thiền, trong gần như
tất cả mọi việc. Thần thái thiền
và những bài học thiền nhẹ nhàng của bà hiển lộ qua hành động, hơn
là lời nói. Nếu tôi có thể tóm
tắt những lời dạy của bà, thì chúng chủ yếu nằm trong ba nguyên tắc
dành cho bà và cho chúng tôi. Nguyên
tắc thứ nhất, trên tất cả, bà nhắc nhở chúng tôi “cố gắng chánh
niệm”. Tỉnh giác và chánh niệm
trong từng phút giây. Ở mỗi thời
điểm chỉ chú tâm vào một việc. Nguyên tắc thứ hai, “Khi đã quyết định
làm điều gì thì hãy cố làm hết sức mình”. Lời dạy này không nhằm khuyến khích ta
tranh hơn thua với người, mà là để ta tự tu sửa, hoàn thiện khả năng
của mình.
Nguyên
tắc thứ ba và là cuối cùng của bà là, “sống thật, sống hòa hợp
với bản thân”. Chúng tôi có thể
nhận thấy được ‘bản tánh tự nhiên’ và sự tự tại của bà dưới nhiều
hình thức. Bà thích mặc y phục
thoải mái. Bà rất thích tiếp xúc
với trẻ con, chơi đùa với chúng, tặng cho chúng những món quà đặc
biệt mà bà luôn có sẵn như là các vỏ ốc biển hay đồ chơi xếp bằng
giấy.
Bà đã
định cư ở Mỹ rất sớm, từ những năm 1966, do thích sống ở nơi này,
vì Nhật Bản khó dung chứa những phụ nữ giống như bà. Nghe nói là Roshi của chúng tôi, không chịu đảnh lễ, chưa từng thế phát
và chưa từng khẳng định bà thuộc hệ phái nào. Bà chẳng tin vào những điều này cũng
như chẳng tin nơi cấp bằng. Với sự
phán đoán ít khi nào sai lầm về ai, bà không coi trọng cấp bằng, vì
bà có thể thấy rõ bản chất thật và cái ngã giả tạo của chúng
tôi.
Roshi của chúng tôi, luôn tụ họp
chúng tôi lại lúc 6 giờ để dùng bữa chiều. Không ai được bỏ
bữa hay trễ bữa. Bữa ăn bao gồm những món ngon (lại thêm
một điều khác biệt nữa với truyền thống của các tự viện) và
nhẹ
nhàng chú tâm chánh niệm vào những gì mình đang làm để có
thể làm
đúng một cách tự nhiên. “Chỉ
ăn”. Trò chuyện ở bàn ăn không bị
cấm, nhưng cũng không được khuyến khích.
Các đệ tử còn vụng về (kể cả tôi vào những ngày không may
mắn) đôi khi không kiềm chế được sự thôi thúc phải than phiền
hay tán
đủ thứ chuyện kiểu: “Ai đoán
chuyện gì xảy ra hôm nay nào?” Roshi sẽ không ngăn cấm điều này,
nhưng ít đáp ứng hay chỉ lặng thinh ăn.
Đôi khi bà hỏi lại, “Thức ăn có vừa miệng không?” để kéo sự
chú tâm của chúng tôi về việc đang làm.
Một khi chúng tôi đã chú tâm trở lại, thì thỉnh thoảng bà lại
khéo chỉ cho chúng tôi thế nào là ‘ăn uống đúng cách”. Nhiều điều chúng tôi học được ngay trong
cách ăn uống của bà. Ngày qua
ngày, hàng ngàn bài học đã được diễn ra trước mắt chúng tôi: với
chủ tâm, một cách lặng lẽ (chúng tôi dùng đũa, nên không ồn ào như
muỗng nĩa bao giờ), êm đềm, đều đều.
Theo tôi nhận
xét, bà hoàn toàn chánh niệm ở bàn ăn, thưởng thức các món ăn với
sự trân trọng, chăm chú (mà) tôi chưa từng thấy ở nơi nào khác. Tuy
nhiên, bà cũng không bỏ sót bất cứ hành vi gì của chúng tôi. Sự hoàn toàn tỉnh thức này là một
điều cực kỳ huyền bí đối với tôi.
Sau nhiều năm hành thiền, tôi cũng có khả năng tập trung vào
một đối tượng với chút gì đó ổn định, nhưng không thể đồng thời có
được trạng thái cởi mở, uyển chuyển, bao quát như thế. Dĩ nhiên, bà cũng biết sự thiếu sót
này của tôi, và tôi nghĩ là do sự thiếu ‘tỉnh thức rốt ráo’ đó mà
tôi là đệ tử duy nhất bị cho là chưa sẵn sàng để học nấu ăn với Roshi.
Trái lại, bà chăm chú vào thói quen ăn uống của tôi, coi đó là
phạm trù để bà dựa vào đó giảng giải cho tôi về giáo Pháp, về sự
tỉnh thức, về chân lý.
Một
buổi chiều kia, trong trạng thái hưng phấn, tôi vừa ăn, vừa uống vội
vã, vừa nói về một điều gì đó, tôi cũng không nhớ, vừa không ngớt
gắp thức ăn đầy trong chén. Những
hành động này thật khó chấp nhận đối với roshi của chúng tôi, người thường cho phép chúng tôi trò
chuyện chút đỉnh, tự bới cơm thêm, hay ngay cả tranh luận, nhốn nháo
đôi chút trong khi ăn. Khi tôi với tay
phải đang cầm đũa qua bàn ăn đến chỗ tô đựng bông cải xanh, tay trái
thì cầm ly nước giơ lên định uống.
Hai tay đang ở hai tư thế cầm nắm khác nhau như vậy mà tôi dừng
lại để nói điều gì đó với một người đệ tử khác, thì “Chát!”- Roshi
quật đũa vào tay phải của tôi, và la, “Đừng làm thế!” Tôi chết lặng vì bà chưa bao giờ la tôi
như thế. Tôi có cảm giác như mình
vừa rơi xuống hố, một cái hố thẳm băng giá còn hơn nước đá. Các cơ khớp tôi đông cứng lại vì
sợ. Tôi không nói được lời nào để
biện giải cho mình. Chú bé trong
tôi dường như đang muốn đứng dậy để ngoan cố phản đối sự sửa sai của
bà mẹ –nhưng chỉ hoài công. Đây
không phải là mẹ tôi, mà là vị thầy khôn ngoan và từ bi của tôi –đang
bắt tôi tại trận trong một thứ tội không tên, trước mắt cả thế giới.
Roshi
khiến tôi chết lặng: Tôi không nói được lời nào, cái đánh của bà đã
làm đông cứng cả thân và tâm tôi.
Nhận ra được tâm trạng của tôi, bà không nỡ hành hạ tâm tôi, nên
dịu giọng nói: “Mỗi lúc chỉ làm một việc. Đừng vừa gắp thức ăn, vừa uống, và
nói cùng một lúc”.
Bao bài
học tuôn ra từ những lời khuyên tầm thường đó. “Đừng có dùng đũa với qua bàn ăn để
gắp mấy miếng bông cải như thế.
Trước hết, đem dĩa bông cải lại gần mình, rồi mới dùng đũa
gắp. Phải chú tâm vào những việc
mình làm! Đừng phân tâm vào quá
nhiều thứ, vì ta sẽ không làm tốt chúng, hóa ra coi thường
chúng”. Rồi bà ‘trình diễn’ cách
làm thế nào để làm những điều này đúng, nhanh chóng, nhẹ nhàng,
cẩn trọng và chính xác.
Tôi nín
thở, quán sát bà, khi bà vừa chấm dứt những cử động chỉ vừa đủ
và những lời khuyên răn, tôi cảm thấy ngập tràn xấu hổ. Choáng váng. Trong nỗi tủi nhục lớn lao có một góc,
một góc nhỏ, của sự trân tráo. Từ
góc nhỏ đó tôi có thể nhận ra mình thật may mắn có được một vị
thầy như thế, dầu hơi thở tôi nghẹn lại trong cơn giông bão của sự
hối hận, tiếc nuối. “Tôi biết ông
có thể làm tốt hơn thế mà”, bà nói khi quay qua một vị nữ đệ tử khác
và đổi đề tài câu chuyện.
Hồi
tưởng lại bữa ăn đó, cái đánh, bài học, sự xấu hổ, tôi muốn
phủi
tay, bất cần và nói, “Đó chỉ là cách hành xử của người
Nhật”. Nhưng không làm được. Rõ ràng nhìn lại lúc đó, tôi
thấy
mình còn con đường dài phải đi: tôi còn chưa làm chủ bản thân
–sự
chú tâm còn mơ hồ, sự thể hiện cẩu thả, và tâm tham vẫn còn
tràn đầy.
Diệu Liên Lý Thu Linh
No comments:
Post a Comment