Friday, August 16, 2013

Nguyễn Đình Chính



          Ảo giác  2008


                        Tiểu thuyết


              Phần 2 của Online balô


                             01-   2008.

                                    9   
  
      Một xe tải đất thó đổ vào góc vườn. Một bệ gỗ . Một mảnh vải rách rộng thùng thình. Dao. Búa.. Hai ngày hùng hục vật nhau với đất. Thịt da là đất. Xương cốt là dây thép. Một hình hài đất thó không đầu chân cẳng lem nhem loằng ngoằng  đang lừ đừ trồi lên ( cũng có thể là ngoi lên) ở giữa sân.

      Mi(zê) ngủ một giấc đẫy. Một giấc mơ lạ lùng. Không hoa hồng. Không rơi hun hút xuống vực . Không bay vọt lên trời. Cũng không mơ thấy thằng cháu 8x nghoẹo đầu nghoẹo cổ đọc thơ. Mi(zê) nằm mơ thấy có hai ngưòi lạ đảy cổng đi vào trong vườn. Một ông già râu tóc bạc phơ . Một ông trẻ trạc ngoài hai mươi tuổi. Sương khói lờ mờ. Không nom rõ mặt. Gã  (mi zê) định chạy ra hỏi nhưng không thể nào nhấc nổi chân nổi tay. Định há mồm ra hỏi nhưng quai hàm cứng đờ. Trời đột ngột đổ mưa. Hái người khách lạ không thèm chạy vào nhà mà vẫn cứ thản nhiên đứng dưới mưa. Mưa như trút nước mà cả hai vẫn không hề ướt. Thế mới lạ chứ. Đã thế thỉnh thoảng cả hai người lại ưỡn rốn phình bụng nhẩy lên cao uốn éo bay lượn như hai quả bóng bay.

       Chớp sáng loà. Có tiếng rao rất to : Nồi thủng vung méo chậu tôn rỉ bàn là hỏng sát vụn giấy vụn mua …a a  đây. Hai cánh cổng sát bật tung. Một cô gái. Quần áo vớ vẩn. Tóc tém màu hạt Dẻ ,mũi thảng .Răng rất đều , gánh đôi sọt chạy ừa vào khu vườn. Mi ( zê) ngờ ngợ . Gã tự đấm vào đầu ba đấm mà vẫn không thể nhớ ra tên cô gái là gì và gã đã gập cô gái này ở đâu. Cô gái reo lên : 

   “ Mới xa  mấy ngày mà Rền cơm đã mọc lên khắp nơi rồi trời ơi sướng quá.”
  “  Lại có cả Mã đề, rau Lang, Nhọ nồi, Xương xông, lá Lốt…cơ man là nhiều.”
  “  Nhót. Nhót chín đỏ trên giàn. Nhót chín rụng đầy gốc. Phí ơi là phí “
   “ Ðã lâu lắm rồi mới có trận mưa dữ dội thế này. Thật là hoành tráng “

   “ Ha ha . Lại đụng hàng rồi hả.   Zịt mẹ anh dừ.(già )
   “ Từ bé em vẫn thích cứ trần truồng chạy chơi trò đuổi bắt rồng rắn lên mây với bọn con trai trong cơn mưa rào”

  Cô gái bay vèo qua đầu mi(zê) rồi biến mất. Ông già cười xàng xặc chọc ba toong vào mũi ông trẻ.
    Chớp lại lóe lên.  Sét nổ. Tối tăm trời đất. Hai bóng người tan biến trong mưa.
                   **


                  10
              
    . Nồi thủng  vung méo chậu tôn rit bếp là hỏng sát vun đồng thanh giấy vụn mua …a… a…  đây “.
     Mi(z ê) choàng tỉnh. Một đống nước dãi đùn ra ở mép. Vẫn tiếng rao : Nồi thủng vung méo chậu tôn rỉ bàn là hỏng sắt vụn giấy vụn … mua  nào .
   Ngoài sân nắng chói mắt. Mưa rào rào. Trưa Trung du vừa mưa vừa nắng. Có ai đang đập cổng ầm ầm.. Mi (zê) lao ra cổng. Một giống cái (đàn bà ) ..cũng không hẳn là nạ giòng. mà  cũng  không hẳn con gái .Ủng nhựa Trung quốc. Quần áo bộ đội rằn ri vẫn bầy bán thừa mứa ở chợ. Mũ cối.  Khẩu trang kéo tới tận mắt. Xe đạp đàn ông dóng ngang không phanh không chuông không gác đờ bu. Bánh sau buộc 2 cái bu . Không . Hai cái  xọt dây thép B40 to tướng thì đúng hơn. Dọng thị  lanh lảnh như dọng con gái mới lớn”  
.“ Nồi thủng  vung méo chậu tôn rit bếp là hỏng sát vun đồng thanh giấy vụn mua …a… a…  nào”
 “ Cái gì “
 “Ông ạ”
“Cô hỏi ai”
“ Cháu đồng nát”
“Tôi biêt rồi “
“ông có gì bán không ạ”
“Không “
” ông cho cháu vào vườn nhặt mấy thanh sắt rỉ “
“Sát rỉ “
“Vâng ạ”
“Cô cứ vào”
“Cám ơn ông “
   Như một cơn gió, thiếu phụ phóng vào vườn. Đột ngột mưa tạnh. Gió rào rào rung cây. Nắng rực lên. Mi(zê) đi quanh quẩn trong nhà rồi leo lê nhà sàn nắm ườn ra chiếu. Cố nhớ lại giấc mơ . Không nhớ được.Vớ một quyển sách cũ nát đã mất bìa. Những dòng chữ nhẩy múa…

  “ Nếu em muốn hạnh phúc và tâm hồn an nghỉ thì em hãy tin. Nếu em muốn suốt đời theo đuổi chân ký thì em hãy đi tìm….
 
“ Sự lười biếng chỉ làm cho ta giống một đồ vật”…

“ con người không chịu  nhập vào đám đông là kẻ từ chối khoan dung với chính mình”
…”

  “ Góc vườn có một cái nồi thủng lăn lóc lẫn với sắt vụn và cả đống báo cũ đây này”. “
  “ Ở kia chiếc búa long cán. Rẻ rách chất đống. Lưỡi cuốc mẻ. Và cả lưỡi cưa. Bốn lưỡi cưa và ba lưỡi liềm rỉ queo lẫn trong cỏ dại tiêu điều.”
  “ Rền cơm mọc lên khắp vườn. Trời ơi sướng quá.”
.

                  **



   …           10
  Đã có những buổi sáng không thể nào hiẻu được
  Cũng có những buổi tối không thể nào hiẻu được.
  Đêm. Trời không trăng sao. Loạng choạng. Nhờ nhờ. Muỗi kinh khủng . Khu vườn ngập chìm trong tiếng côn trùng than khóc não nề ( hay là ca hát hớn hở inh ỏi ). Không thể rạch ròi.Trong căn phòng đóng chặt cửa .Tối đen. Có một con bướm ma khổng lồ đang bay lượn. Ướt át. Rũ rượi. Con bướm ma xã đôi cánh nhơn nhớt phủ trùm lên khắp nguời mi(zê). Ngạt thở. Hai mắt mở thật to. Nhưng  không nhìn thấy gì cả. Chỉ ngửi thấy mùi mồ hôi ngái ngái không pha tạp dù chỉ một chút xíu mùi công nghệ hoá chất nước hoa. Thứ mùi đó ngửi là nghĩ tới mùi đất khô ải. Nghĩ tới mùi trăm ngàn loài hoa cỏ không tên xiên xiên vưon lên xanh biếc sau những trận mưa kinh hoàng thối đất thối trời. Đó là thứ mùi lương thiện  chỉ có thể toả ra từ một thể xác khoẻ mạnh đã vẫn quen lao dộng vất vả.Và đó cũng là thứ mùi thuàn khiết chỉ có thể toả ra từ một tâm hồn giản dị, sạch sẽ và hơi ngu tối.
   Bàn tay của mi(zê)nhẹ nhàng lướt trên đôi vú nục nạc. Lướt trên đôi vai chắc nịch. Lướt trên làn da bụng căng cứng. Lướt trên háng nóng hổi mịn màng . Lướt trên cặp đùi săn chắc .Và dừng lại ở đôi môi như hoa nở .
  “Ông ơi có phải chúng ta đang làm những chuyện xấu xa “
  “ Cũng có thể “
  “ Chăc là ông khinh cháu lắm”
  “ Tại sao…khinh”   
  “ Mẹ cháu mà biết cháu đang ngủ  với ông thì mẹ cháu giết”
  “ Mẹ em nằm liệt giường thì làm gì được”
  “ Cháu nói dối ông đấy.Thật ra thì bố cháu chết vì bị xặc thuốc”
  “  Nghiện”
  “ Vâng”
 “ Ta hỏi cháu nhé. Một câu thôi.Nhưng phải trả lòi thực”
  “ Vâng”
  “ Tại cháu lại ngủ với ta”
  “ Eo ôi”
  “ Trả lòi đi”
  “ Không biết”
  “ Thật chứ”
  “ Thật”
  “ Cũng không khó hiểu. Đôi khi người ta cũng chẳng thể hiểu được  tại sao mình lại làm một việc như thế. Tôi bật đèn lên nhé”
  “ Cháu ngượng lắm”
 “ Tôi muốn hút thuốc.”
  “ Vâng ạ”
  Đèn bật lên. Cô Tấm biến mất. Chỉ còn một đống chăn ngọ nguậy . Phì phò.thở  . Phập phồng thở.
 “ Năm nay lên mấy rồi”
 “ Hi hi… hỏi như hỏi trẻ con”
 “ Bao nhiêu cái lá vàng rơi rồi “
 “ Hai mươi mốt tuổi ”
  “ Học tới lớp mấy thì bỏ học”
  “ Học tới lớp mười một thì bỏ. Đi đồng nát ba năm. Năm nay cháu lại ghi tên học lớp mười một ở trung tâm giáo dục thường xuyên của thị xã.”
  “ Rất được”
  “ Nhưng học phí đắt lắm chẳng biết có theo được mãi không “.
  “ Tôi sẽ ủng hộ em tiền học phí “
  “ Tiền triệu đấy.”
  “  Không thành vấn đề
  “ Một tuần cháu chỉ phải đến đây ngủ với ông một lần thôi nhé  “
 “ Tại sao lại như vậy”
 “ Có đi có lại mà .
 “ Cháu nghĩ ta đòi cháu bán dâm ư”
  “ Thật lòng ông không nghĩ  cháu làm gái chứ”
  “ Loang quăng quá . Kẻ hao gầy tư cách lại được quyền khinh bỉ người ứ thừa tư cách hay sao. Lộn ngược.Vớ vẩn.
  “Ông nói gì thê:”
 ” Chẳng nói gì cả . Em ngủ đi. Tôi đọc sách’
  Em thò đầu ra khỏi chăn ngước đôi mắt đen láy nhìn mi(zê).
  “ Ông cứ ở đây một mình mãi thế này à
 ” Hỏi làm gì”
 “ Ai nấu cơm cho ông ăn”
  “ Tôi ăn mì trũ “
  “ Ông ăn chay trường ”
  “ Không”
  “ Bac gái cũng cho ông ở một mình thế này ”
  “ Thoải mái”
  “ Lạ nhỉ “
  “ Tại sao bac gái lại không ghen nhỉ “
  “ Cô bé này lắm chuyện quá. Ngủ đi.
  “ Cháu  đun nước cho ông uống nhé”
  “ Ối dào. Ngủ đi. Chui vào chăn ngủ đi”
   “ Vâng . thì ngủ”
    Cái đâu chui tụt vào chăn. Sâu bọ ngoài vườn vẫn cứ rống lên than khóc inh ỏi não nề ( than khóc não nề hay là ca hát hớn hỏ ) .Chịu. Không thể phân biệt được. Ngọn đèn soi vào trang sách. Chưa kịp đọc thì đôi mắt đen láy ló lại ra khỏi tấm chăn ấm.
  “ Cháu không thể ngủ được.”
  “ Ngủ đi”
 “  Nhất định ông nghĩ cháu là gái bán hoa”
 “ Bậy quá”
  “ cháu không tin”
  “ Ô hay . Cô bé này hay nhỉ.”
  “ Chẳng hiểu tại sao cháu lại lên giường với ông .
  “  Dễ hiểu “
  “ Không thể hiểu được”
 “  Vậy thì ta đọc cho cháu nghe cái này vậy

Tinh thần tự do là tinh thần đặc biệt độc đáo. Trong khi số đông chỉ làm nên tinh thần  nô lệ. Sô đông nầy chiu khuất phục mọi ảnh hưỡng xã hội, nô lệ vào thời đại, hoàn cảnh ,  Thái độ tinh thần của bọn chúng dựa vao thói quen của chúng chứ không dựa vào sự chọn lựa tự do. Tinh thần tự do phải thoát khỏi mọi ảnh hưởng của xã hội,của chế độ, của …của …
   Cái số đông đó cần phải cảm thấy rõ cuộc đời nô lẹ ẩn nấp sau các thứ tiên tài,danh vọng cùng những công việc riêng tư. Tinh thần tự do chỉ nghe theo ý thức của riêng mình khi ý thức đó bảo: Hãy chính là mình hơn nữa. Hảy trở nên chính nhà ngươi..Tinh thần đó vượt lên mọi chật hẹp, nhỏ nhen, riêng lẻ.
   Quả quyết nhìn ngắm kĩ lưỡng bằng hai mắt mở thật to, thật rộng, tinh thần tự do sẽ  thực hành được kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống của mình và những cuộc phiên lưu tò mò đến phạm tội ,tìm kiếm đến độc ác dữ dằn. Chúng ta là chính các kinh nghiệm. Cuộc đời riêng tư của anh em chính là  khí cụ của sự hiểu biết các sai lầm, tội lỗi, ảo ảnh, đau khổ,yêu thương, hy vọng. Mọi kinh nghiệm đó sẽ cho phép hiểu rõ các giai đoạn của con người về phía trước.
  Tinh thần tự do lơ lửng bay trên tất cả mọi sự như đôi cánh tư do của chim bằng.Nó lăn xuyên qua cuộc đời như cục tuyết suy tưởng. Đạt đến tinh thần này, nó sẽ là người lữ hành khoan khoái với cảnh vật thị thành cũng như nỗi cô đơn riêng tư của mình.
  Nhưng người lũ hành nọ sẽ không ngộ nhận. Họ phải biết bóng tối cũng cần như ánh sáng biểu hiện xác thực trần gian. Họ sẽ không phủ nhận bóng tối của mọi vật thể dâng lên ánh sáng chói chang của mặt tròi khoa học rủ xuống sau chúng.
   Quyết tâm nhận ra bóng tói và ánh sáng, tinh thần tự do sẽ phê bình tất cả lý tưởng cựu truyền, tất cả cac thành kiến, tất cả các niềm tin, nó cũng sẵn sàng xé toạc cái gì lôi cuốn nó.
   Ngươi có tinh thần tự do sống khiêm tốn, bằng lòng với với một việc làm nho nhỏ, một lợi tức vừa đủ, như vậy mọi sáo trộn kinh tế hay đời sống chính trị cũng không thể phá huỷ đời sống tinh thần của họ được, một đời sống hiến dâng hoàn toàn cho hiểu biết
.Trong đời sống và suy tư của người tự do, ta tìm thấy một nhân cách tinh lọc và kín đáo.

                             **
 ( còn tiếp )
                           

                          

No comments: