CHÂN PHƯƠNG giới thiệu và tuyển dịch
Hoa Kỳ đang cố gắng tìm giải pháp ngoại giao để gỡ
ngòi thuốc xung đột quân sự giữa nước bạn đồng minh Do Thái và dân tộc Palestin
lâu nay vẫn đấu tranh đòi độc lập. Trước tình hình rối loạn an ninh của Trung Đông
cùng những manh động chi phái Hồi giáo cực đoan, Tel Aviv đang thận trọng tìm các
nước cờ chính trị để tránh họa binh lửa. Và có lẽ nước cờ khôn khéo nhất là ngồi
lại bàn hội nghị với các thủ lãnh Palestin.
*
Thử hình dung một vùng đất bị chiếm đóng, bị cô lập với thế giới bên
ngoài bằng một chính sách phong toả quân sự thường trực, trong đó thường dân là một đám
người bị quản chế và bị tước đoạt cuộc sống bình thường. Những bài thơ cất lên
từ vùng đất ấy hiển nhiên là các tiếng nói phản kháng và chiến đấu. Xin giới thiệu vài
thi sĩ của Palestine hôm nay qua vài bài thơ vừa cho thấy tính đấu tranh chính
trị cao, vừa biểu hiện một thi pháp cụ thể gắn bó với những chi tiết đời thường,
nhưng đều tạo được hiệu quả thẩm mỹ sâu lắng
nhờ những hình tượng mở ra một không gian tư tưởng bất ngờ ở đoạn kết bài thơ.
Các bài thơ dưới đây được
tuyển dịch từ bản dịch tiếng Pháp của Antoine Jockey; Le poème palestinien contemporain, Ed. Le Taillis Pré, Belgique,
2008.
LÔNG GÀ TRÊN NGƯỜI
Najwan
Darwish
Không ai hiểu được như
thế nào mớ chuồng gà lại biến thành
những khách sạn
Và như thế nào tôi lại rơi vào chốn đó để đấu với các chuồng
gà
Và đi tìm những kẻ bị phi cảng bỏ vào cái mồm to hoát của nó
rồi nuốt gọn
Có lẽ tôi đã bị nó nuốt để khiến tôi phải đấu với mớ chuồng
gà
Mang hình dạng những mái nhà, giường ngủ và phòng ốc.
Những cái chuồng bỏ trống trong đó rơi rớt lông vũ với áo quần
Những chuồng gà chẳng ai hiểu được bằng cách nào đã trở thành
những trại lao công và những đoàn tàu không bao giờ ngừng…
bằng cách nào chúng đã
biến thành các khu chiếm đóng
………………….
Những chuồng gà trong đó không thấy một con gà
Nhưng thấy lông của chúng ta.
(Plumes d'humains, t.125)
VẮNG MẶT
Nasser Rabah
Ngồi nơi quán cà phê nhà ga
Trong bộ com lê của gã,
Với số tuổi bốn mươi,
Không thắc mắc,
Chẳng lo âu,
Thiếu giấc ngủ vẫn hộ tống đám hành khách buổi chiều.
Có lẽ gã chú tâm đến các dấu hiệu của thời tiết lạnh
Chuyện trò cùng chiếc cốc rỗng
Lúc lắc đầu như muốn nói “Không” .
Nhưng ngồi điềm nhiên một cách tự tin
Và tàu đến tàu đi đúng hẹn,
Đám hành khách mang vác phiền não như hành lý
Tiếc nuối như tội lỗi
Họ lẫn trốn quãng sáng quá chói
Khi thì chạy về mấy cửa toa tàu,
Lúc lại chạy ra cổng nhà ga .
Còn gã, cứ thế mà ngồi,
Làm dấu với cái ghế bên kia
Góc quán,
Trong bộ com lê,
Với số tuổi bốn mươi.
Gã không tiễn biệt ai,
Cũng chẳng chờ chuyến tàu nào,
Nhưng gã hiểu trúng phóc
Vì sao các nhà ga lại được trang hoàng
Bằng một lô tượng đá.
(Absence t.183)
(Absence t.183)
QUAY VỀ
Mahmoud Abou Hashash
Tôi đã quay bước trở về. Nhớ lại quả táo
Tôi chỉ ăn một nửa. Tôi hoảng kinh vì cái ý nghĩ
Chết còn để lại trái táo hằn dấu răng mình cắn cạp.
Mẹ tôi
Sẽ gào rên không thôi: “ Trái táo
nó chưa ăn xong”. Bà sẽ đưa nửa quả táo kia ra
lắc hoài trước mặt những khách viếng tang
cho đến lúc nó rữa ra trong tay bà.
Trước khi đóng ập cánh cửa lúc trở ra,
Tôi ném nó vào thùng rác.
Bỏ mọi việc lại sau lưng .
Cùng những bài thơ viết được nửa chừng
(Retour t.61)
(Retour t.61)
CÂY
Zakaria
Mohammed
Trên vùng đất gập ghềnh
Một thân cây nghĩ về mưa
Giống nó, một ngày kia tôi cũng dừng
chân trên vùng đất gập ghềnh
Và nghĩ ngợi về các ánh chớp tháng
mười một cùng tiếng sấm
Điều ấy xảy ra
trước khi
những lá thư thất lạc biệt tăm
và ý nghĩa bị bôi xóa
Bây giờ
Nón đội lên đầu
Bầu nước bên hông
Tôi đi qua bên cạnh nó và tự nhủ:
Lại thêm một gốc cây ngu ngốc đứng
chờ mưa
(
Arbre, tr. 181)
BẮC THANG
LÊN MỎM ĐÁ CAO
Jihad Hudayb
Chiến tranh đã đóng lại các cửa nhà;
Người chết vẫn tiếp tục gõ.
Trút hơi thở cuối với họ là những
khao khát
bị mấy tháp canh lường gạt
trong khi trên cát khô trái tim họ
sủa như chó
Chiến tranh đã kết thúc
Nhưng những kẻ bước ra từ các tấm
gương của nó
Lại nhìn thấy chiến tranh
Tiến từng bước lừa bịp về mớ mục
tiêu
Trong gió bụi nổi trôi
(Échelle
vers un rocher élevé, tr. 145)
MI KHÔNG
CÒN QUÁN NHẬU
TRÊN BÃI BIỂN
Yousouf
Abou Loz
Sau khoảng thời gian nào đó,
Sau ba mươi tuổi,
Sau một chuyến đi xa
Sau nửa mùa trăng
Sau hai năm hoặc hai vợ,
Sau hai cốc rượu chẳng cụng với ai
trong ngôi nhà cha mẹ.
Sau một tuổi đời vô nghĩa trải
qua.
Sau mọi thua bại của bọn mình
Sau nỗi thất vọng về đường đời, về
các bài thơ,
Về đám đàn bà kiên cường và mái ấm
ước mơ.
Sau cuộc ra đi của những bạn thân
về định mệnh…
Người thì tuẫn nạn,
Kẻ lập gia đình, đứa thì chìm
trong tội lỗi.
Rồi tay đẹp mã nhất trong cả bọn
Biến mất để một mình tái chiếm Cordoba. *
Sau hòn đá này
Mi không còn quán nhậu trên bãi biển,
Để ngồi viết các bi khúc với tụng
ca
Mi chẳng còn chốn lưu đày nào khác
Ngoài tổ quốc.
(
Tu n’as plus de taverne sur la plage, tr. 83)
No comments:
Post a Comment