Friday, July 5, 2013

Danh họa Michelangelo từng sống chung với người chết

Michelangelo từng bị chính quyền thành phố Florence căm ghét tới mức muốn lấy mạng của ông. Để thoát khỏi tình cảnh hiểm nghèo, Michelangelo buộc phải chui xuống hầm mộ sống trong 3 tháng để bảo toàn tính mạng.

Năm 1527, thành phố Florence xảy ra nhiều cuộc chính biến, các thế lực đối chọi nhau nhằm tranh giành quyền lực và địa vị thống trị. Tình hình diễn ra hết sức phức tạp và hỗn loạn. Những nhà cầm quyền độc đoán, ưa đàn áp không mấy thiện cảm với người nghệ sĩ yêu sự tự do, bình đẳng và bác ái - Michelangelo.
Một bức chân dung của Michelangelo được thực hiện bởi Jacopo del Conte vào năm 1540.Một bức chân dung của Michelangelo được thực hiện bởi Jacopo del Conte vào năm 1540.
Cảm thấy sự an toàn của mình bị đe dọa, vào giữa thập niên 1530, Michelangelo quyết định rời khỏi Florence đi lánh nạn. Trong suốt thời kỳ lẩn trốn khỏi sự truy quét của chính quyền thành phố Florence, tung tích của Michelangelo hoàn toàn nằm trong vòng bí mật.
Trong suốt nhiều thế kỷ sau, các nhà sử gia vẫn đặt câu hỏi: Trong thời kỳ lẩn trốn đó, Michelangelo đã ở đâu?
Quả thực, Michelangelo chưa từng đi khỏi thành phố Florence, trong suốt 3 tháng, ông đã lẩn trốn dưới tầng hầm của nhà nguyện St. Lorenzo. Trốn trong một căn phòng nhỏ xíu, buồn tẻ, suốt 3 tháng liền, Michelangelo chấp nhận bị chôn chân để tạm thời lánh xa khỏi những nhà cầm quyền đang tức giận và căm ghét ông tới mức muốn tìm diệt ông.
Chẳng biết làm gì trong căn hầm bí bách, Michelangelo đã vẽ lên khắp các mặt tường. Giờ đây, những bức vẽ đó đã bị nấm mốc tấn công do căn phòng quá ẩm thấp. Chúng đã bị xuống cấp nghiêm trọng và cần phải được các nhà nghiên cứu ra tay hành động kịp thời trước khi các nét vẽ mờ nhạt cuối cùng cũng bay đi mất.
Một bức chân dung của Michelangelo được thực hiện bởi Jacopo del Conte vào năm 1540.

Một bức chân dung của Michelangelo được thực hiện bởi Jacopo del Conte vào năm 1540.
Ban đầu, các bức tường trong căn phòng nhỏ này lưu giữ khoảng 50 bức phác họa của Michelangelo. Tuy vậy, qua thời gian, nhiều bức phác họa đã hoàn toàn biến mất do một số bức tường quá ẩm, mục, đã bị người ta sơn lại, làm mất nhiều bức vẽ.
Một bức chân dung của Michelangelo được thực hiện bởi Jacopo del Conte vào năm 1540.
Căn phòng bí mật nằm phía dưới tầng hầm của nhà nguyện St. Lorenzo, nơi chôn cất thi hài của những người có vai vế trong tộc họ Midici. Michelangelo đã lẩn trốn ở đây trong 3 tháng.

Căn hầm này lần đầu được phát hiện bởi một người đàn ông có tên Paolo dal Poggetto hồi năm 1975, theo những gì mà người đàn ông này còn nhớ, khi đó căn hầm có cả những bức tự họa, những bức phác họa Chúa và các nhân vật có hình thể tuyệt đẹp.
Tuy vậy, khi đó người ta không tìm hiểu kỹ chủ nhân của những bức phác họa là ai và vẫn tiến hành các hoạt động tu sửa. Các bức phác họa vì vậy đã bị “ngược đãi” bởi những hoạt động như xây dựng, sơn quét, những cơn mưa lớn gây ngập úng…
Đó là chưa kể tới việc hàng ngàn người trong suốt nhiều thế kỷ qua đã lui tới căn phòng này, hơi thở của họ cũng là một tác nhân không nhỏ làm ảnh hưởng tới các bức phác họa lâu đời này. Căn phòng không hề có hệ thống thông gió nên các luồng hơi đều khó thoát ra ngoài.
Giờ đây, sau khi những bức phác họa đã được các nhà nghiên cứu khẳng định là của Michelangelo, người ta quyết định đưa tất cả hài cốt được chôn cất dưới tầng hầm đi chỗ khác nhằm làm giảm mức độ ô nhiễm của không khí, những mong làm chậm quá trình biến mất của các bức phác họa trên tường.

Một bức chân dung của Michelangelo được thực hiện bởi Jacopo del Conte vào năm 1540.

Một bức chân dung của Michelangelo được thực hiện bởi Jacopo del Conte vào năm 1540.
Nhiều học giả đã đặt câu hỏi về tính chân thực của thông tin này, liệu đây có thực sự là những bức phác họa của Michenlangelo. Tuy vậy, với tình trạng hiện tại, khi các bức phác họa đang bị đe dọa nghiêm trọng, người ta cần hạn chế số người xuống hầm. Có lẽ trong tương lai gần, khi tình hình đã được cải thiện, việc mở cửa cho khách tham quan sẽ được tiến hành.
Sử sách có ghi lại rằng Michelangelo ban đầu rất được lòng dòng họ Medici - dòng họ nắm quyền cai trị thành Florence. Thậm chí, họ đã giao cho Michelangelo nhiệm vụ thiết kế nhà nguyện của dòng họ Medici để dành làm nơi chôn cất của gia đình.
Mối quan hệ tốt đẹp giữa Michelangelo và các nhà cầm quyền trong dòng họ Medici bắt đầu trở nên xấu đi khi Michelangelo nhận lời làm người thiết kế công sự cho phe cộng hòa - những người đang lên kế hoạch lật đổ sự thống trị của dòng họ Medici ở Florence.

Bản thiết kế công sự do chính tay Michelangelo thực hiện cho phe cộng hòa.Bản thiết kế công sự do chính tay Michelangelo thực hiện cho phe cộng hòa.
Chính hành động này đã khiến Michelangelo gặp nguy hiểm, ông có thể đã bị mất mạng nếu không kịp thời lẩn trốn khỏi sự truy quét của nhà Medici. Sau này, người ta mới biết rằng trong suốt thời kỳ lẩn trốn, ông không đi đâu xa mà ở ngay chính trong thành Florence, trốn dưới một căn hầm nhỏ xíu do ông thiết kế, một nơi chốn bí mật nằm phía dưới hầm mộ của nhà nguyện St. Lorenzo - nhà nguyện của dòng họ Medici.
Phía trên căn hầm bí mật này là nơi đặt những bộ hài cốt của người chết, điều này khiến Michelangelo tưởng như mình cũng đang bị chôn vùi. Để quên đi nỗi sợ hãi khi ẩn náu ở một nơi đầy tử khí, Michelangelo đã vẽ lên khắp các mặt tường của căn phòng.
Lệnh truy nã mà nhà Medici tuyên bố đối với Michelangelo sau đó đã bị Giáo hoàng Clement VII xóa bỏ. Giáo hoàng Clement VII là một thành viên có vai vế và quyền lực, xuất thân từ dòng họ Medici, vì vậy quyết định của ông khiến các thành viên trong dòng họ đều phải tuân theo.
Một bức chân dung của Giáo hoàng Clement VII do Sebastiano del Piombo thực hiện vào năm 1531.
Một bức chân dung của Giáo hoàng Clement VII do Sebastiano del Piombo thực hiện vào năm 1531.
Nhờ đó, Michelangelo đã thoát khỏi cảnh sống chung với người chết và được thấy lại mặt trời sau 3 tháng ẩn náu dưới hầm mộ. Sau đó, chính giáo hoàng Clement VII đã yêu cầu Michelangelo tiếp tục công việc thiết kế cho nhà nguyện St. Lorenzo.
Ban đầu, Michelangelo tuân theo nhưng sau này, ông đã rời khỏi thành phố Florence vào năm 1534 và bỏ dở công trình.
Pi Uy

No comments: