LUẬN
VĂN THẠC SĨ “VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ…” – KỲ 1: NỔI LOẠN LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG TẠO?
(Thanh
tra)- Đọc luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở
Miệng từ góc nhìn văn hóa” (từ đây gọi tắt là VTKBL) của tác giả Đỗ Thị Thoan
(Nhã Thuyên) do PGS.TS Nguyễn Thị Bình, Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội
hướng dẫn, tôi toát mồ hôi, nổi da gà. Chẳng lẽ, “nổi loạn là điều kiện sáng
tạo” văn chương?
VTKBL thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam,
mang mã số 602234, được bảo vệ tại Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vào
năm 2010 với điểm 10 tuyệt đối của Hội đồng Chấm luận văn. Đây là một luận văn
bàn về văn chương ngoài luồng (mà họ tự gọi là thơ nghĩa địa, thơ dơ, thơ rác…)
của nhóm tác giả có tên gọi là “Mở Miệng”.
Xin không bàn về những vấn đề học thuật với
những triết thuyết, những luận điểm luận cứ, những viện dẫn Đông Tây kim cổ.
Không bàn luôn cả những lý giải, hóa giải rất là hầm bà lằng, mà chỉ xin điểm
qua những nội dung ô trọc, phi văn hóa và những kiến giải phi nhân tính và rất
nổi loạn của luận văn này.
Trước hết, người thực hiện và người hướng dẫn
luận văn này là 2 cô giáo. Thế mà họ nhắc tới và lặp lại rất nhiều lần các bộ
phận sinh dục nữ, sinh dục nam và các động thái sinh dục (thứ mà bất cứ người
tử tế nào thoạt nghe tới cũng đỏ mặt tía tai vì xấu hổ và tự trọng) cứ “tự
nhiên như ruồi”. Tự độc thoại và tự hài lòng với độc thoại của chính bản thân
mình.
Bài thơ “Vô địch” chỉ có 14 câu mà có tới 4 từ
chỉ cơ quan sinh dục nam và nữ và 2 từ chỉ quan hệ tình dục giữa nam và nữ. Bài
“Tình tính tinh” cũng có những từ bậy không kém mà chúng tôi không thể trích
dẫn ra đây. Trước khi trích dẫn 2 bài thơ nêu trên, tác giả
luận văn đã giới thiệu: Bùi Chát có hẳn một tập thơ theo “ý niệm” chửi bới lộn
cái… (chữ tục, chúng tôi xin lược đi - MT)… bỏ đi và những bài thơ chửi rửa
(bới lộn). Nếu vượt qua được sự thách thức từ nhan đề tập thơ, người đọc có thể
tiếp xúc với một kho từ vựng phong phú, sống động của đời sống của những kẻ
dưới đáy, của cái thường nhật của cái tục đã bị áp chế bởi văn minh. Bùi Chát
cùng ý hướng với với Nguyễn Quốc Chánh khi khai thác cường độ mãnh liệt của
ngôn ngữ bình dân, tiếu lâm, phát huy “… tính” (chữ tục, chúng tôi xin lược đi
- MT).
Còn đây, xin bạn đọc gắng bình tâm, kiên nhẫn
đọc trọn vẹn một bài thơ có tên là Đường Kách Mệnh để thêm một lần nữa thấy rõ
sự phản loạn của thứ văn chương… nghĩa địa này: “Con đường nối những con
đường/Dẫn tới các nhà thương/Ngồi một mình/Em nói như mưa/Thì tại sao chúng ta
không lên giường/Để đào những cái mương/Giữ mãi lời thề xưa”.
Sau những trích dẫn ấy, tác giả luận văn đã
bình luận thế này: “Quan niệm về ngôn ngữ của họ, khi dùng một cách công khai
và vô tội (vạ) các từ chỉ bộ phận sinh dục, hành vi tính giao như… (chữ tục,
chúng tôi xin lược đi - MT) là nỗ lực, theo họ, trả lại sự bình đẳng cho từ
ngữ. Lập luận này, ít nhất, đã có một sức hấp dẫn mạnh mẽ ở tính chất lật đổ
của nó.
Để làm
sáng tỏ nội dung và bản chất những vấn đề mà nội dung luận văn “Vị trí của kẻ
bên lề…” đề cập, chúng tôi đã đề nghị được làm việc với Ban Giám hiệu Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng không được. Vì vậy, phóng viên đành phải có cuộc
trao đổi với nhà phê bình Văn học Chu Giang, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Văn
học.
+ Thưa ông, cô giáo Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) trích dẫn việc nói ngọng (cuần nót - quần lót, đâm ja - đâm ra, ni hôn - ly hôn…) vừa như trẻ con nói ngọng, vừa như là thứ ngôn ngữ lai căng trong thơ ngoài luồng của nhóm tác giả Mở Miệng và coi đó là yếu tố tiếu lâm, cách tân, cách mạng nghệ thuật Việt Nam đương đại. Theo ông, nên hiểu luận điểm này thế nào?
+ Thưa ông, cô giáo Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) trích dẫn việc nói ngọng (cuần nót - quần lót, đâm ja - đâm ra, ni hôn - ly hôn…) vừa như trẻ con nói ngọng, vừa như là thứ ngôn ngữ lai căng trong thơ ngoài luồng của nhóm tác giả Mở Miệng và coi đó là yếu tố tiếu lâm, cách tân, cách mạng nghệ thuật Việt Nam đương đại. Theo ông, nên hiểu luận điểm này thế nào?
Những từ, chữ ngọng nghịu mà đưa vào thơ và
coi đó là cách tân, cách mạng thì là chưa hiểu gì về cách tân cách mạng nghệ
thuật. Và như thế là rất thiếu văn hóa. Đó chính là thứ “lại giống” trở về thời
con nít thuở còn chưa biết… chùi!
Từ dùng trong đời sống khác với từ ngữ trong
văn học nghệ thuật. Văn chương phải tinh lọc. Làm sao nói thật giản dị mà người
ta hiểu thật sâu sắc. Đó mới là cái khó của văn chương.
Còn nói ngọng nghịu tục tĩu như ngôn ngữ của
nhóm Mở Miệng là rất kém văn hóa. Người ta giễu cợt vào một lúc nào đó trong
một hoàn cảnh cụ thể nào đó, để mà vui, mà cười, mà vượt qua những khó khăn thử
thách nhất thời nào đó. Ví như hò kéo gỗ, hò chèo đò ở Thanh Hóa là rất tục.
Người ta hò tục là để tập trung sức lực, là để nỗ lực vượt qua khó khăn thử
thách. Nhưng, một khi đã ngọng nghịu tục tĩu trong văn chương thì nó sẽ trở
thành chuyện… chả còn gì để bàn.
+ Thưa ông, tác giả luận văn còn cho rằng,
nhóm tác giả ngoài luồng, ngoài lề đã mang lại sự công bằng ngôn ngữ cho các từ
chỉ bộ phận sinh dục nam, nữ và các hoạt động tính dục của nó (xuất hiện
rất dày đặc trong thơ và cả trong luận văn bàn về thơ) và cho đó là… sáng tạo.
Ông đánh giá thế nào về luận cứ, quan điểm gọi là “sáng tạo” này?
- Qua lời phân tích của tác giả luận văn về
nhóm Mở Miệng “mang lại sự công bằng ngôn ngữ cho các từ chỉ bộ phận sinh dục
nam, nữ và các hoạt động tính dục của nó và coi đó là sáng tạo” theo tôi cũng
chứng tỏ là người này chưa hiểu gì về văn hóa cả!
Về cái quan điểm tục tĩu này, tôi không muốn
bình luận gì cả mà chỉ kể câu chuyện ngắn: Có một bộ tộc ở Châu Phi, lạc hậu
đến mức không biết đến quần áo và không che đậy gì cả. Riêng đàn ông ra đường
phải có một cái bao bằng ống cây để đựng… của quý. Khi đi hỏi vợ, người đàn ông
phải mang theo mấy cái bao như thế để làm… của hồi môn. Nếu không thế thì sẽ
quần hôn loạn dâm ngay. Cuộc đời loạn luân thì văn chương bình yên làm sao
được.
Ở nhóm ngoài lề, ngoài luồng và cô giáo Thoan
thì ngược lại. Cuộc đời đang yên bình văn minh thì họ đã “cầm đèn chạy trước
loài cầm thú”, âm mưu kích dục “loạn dâm” trong văn chương nghĩa địa rồi! Thế
là đã quá rõ văn hóa của họ là thứ văn hóa nào trong mặt bằng văn hóa văn minh
của xã hội ta hiện nay.
+ Ngoài luận văn này, tác giả còn có một vài
tiểu luận kêu gọi mang tính hô hào, lật đổ, ông có bình luận gì không?
- Tôi nghi ngờ không biết những người này có
phải đang toan tính dùng văn chương làm chính trị? Nhưng, làm chính trị đâu có
dễ như làm mấy câu thơ rác của họ. Họ làm gì chả ai cấm được họ, kể cả pháp luật
một khi họ đã liều, đã nổi điên, nổi đóa (thì họ đòi tự do kia mà). Song, đương
nhiên họ sẽ phải lãnh chịu sự tương tác từ đối tượng mà họ tác động vào.
+ Xin ông bình luận câu tuyên ngôn sau chót
của luận văn “Vị trí của kẻ bên lề…”: Như thế nổi loạn là điều kiện sáng tạo?
- Tôi không dám bình luận gì, chỉ xin phép
được hỏi lại họ thôi. Chứ “thần đồng” Trần Đăng Khoa có nổi loạn không mà đã
sáng tạo ra cả một “Góc sân và khoảng trời” làm mê mẩn bao nhiêu thế hệ bạn đọc
trẻ? Cụ Nguyễn Khuyến có phải nổi loạn với ai đâu (trong bối cảnh một cổ hai
tròng khốn đốn ấy) và cũng có cần đến một từ một chữ tục nào đâu mà vẫn sáng
tạo ra cả chùm thơ 3 bài vịnh Thu bất hủ thế! Nào, có cần nổi loạn chi đâu mà
phải tuyên bố “nổi loạn là điều kiện sáng tạo”!
+ Xin cảm ơn ông!
Minh Tâm (Thực hiện)
Tại Hội
nghị Lý luận Phê bình Văn học toàn quốc lần thứ III của Hội Nhà văn Việt Nam
diễn ra tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, mới đây cũng có nhiều ý kiến bàn luận về chủ đề
“giải thiêng”.
Có thể nói, Hội nghị Lý luận Phê bình Văn học
Tam Đảo lần thứ III là một hội nghị rất thành công, đại biểu đến dự rất đông đủ
khắp cả Bắc Trung Nam. Rất nhiều thế hệ, từ những người ngoài 80 tuổi như GS
Nguyễn Văn Nam, GS Nguyễn Đức Mạnh, GS Phùng Văn Tửu, GS Phong Lê, GS Phương
Lựu, GS Đặng Anh Đào… đến lớp trẻ trên dưới 30 như Phan Tuấn Anh, Trần Thiện
Khanh, Đoàn Ánh Dương… đều có mặt.
Không khí buổi sáng và đầu buổi chiều hôm khai
mạc hơi trầm lắng, vì chủ yếu là đọc tham luận. Các tham luận đưa ra rất nhiều
vấn đề nhưng nói theo cách của nhà văn Nguyễn Văn Dân - Chủ tịch Hội đồng Văn
học dịch, thì “Chu Giang đã cho nổ một quả bom tấn chứ không phải bom tạ khi
ông tung ra (chỉ trong vòng 3 phút) vấn đề “giải thiêng” Hồ Chí Minh và kích
động phản loạn của luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của
nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của tác giả Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên).
Sau phát biểu của Chu Giang, hội nghị sôi động
hẳn lên. Mọi người xúm lại xin tài liệu và địa chỉ liên lạc của Chu Giang. Nhà
phê bình Phạm Xuân Nguyên phản biện: “Vì nhóm Mở Miệng không được nói ở chỗ
chính thức, nên người ta phải tìm đến tiếng nói ở bên lề”.
Nhà thơ Phạm Đức nói: “Luận văn của Đỗ Thị
Thoan là vấn đề nhỏ, lẽ ra không nên đưa ra hội nghị nhưng giải quyết hậu quả
của nó lại là chuyện cực lớn”.
GS Nguyễn Văn Long và GS Trần Mạnh Tiến (đều ở
Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thanh minh rằng: “Luận văn của Đỗ Thị
Thoan là của Tổ Văn học Việt Nam, chứ không phải là của cả Khoa Ngữ văn”.
GS Phùng Văn Tửu bắt tay diễn giả và nói: Phát
biểu của anh rất hay.
GS Đặng Anh Đào đã đến trò chuyện chia sẻ với
Chu Giang rất nhiều cho địa chỉ và hẹn gặp lại.
PGS. TS Phan Trọng Thưởng, Thường trực Hội
đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện
Văn học, qua điện đàm với Chu Giang hôm 6/6/2013 đánh giá: “Đây là một luận văn
trá hình mang nội dung chính trị phản động”.
GS Phong Lê ủng hộ nhà phê bình Chu Giang bằng
phát biểu rất ngay thẳng và hùng hồn: Ở Việt Nam, các danh nhân Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Hồ Chí Minh là những giá trị thiêng liêng bất khả xâm phạm, không
thể “giải thiêng”.
Kết luận hội nghị, nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch
Hội Nhà văn Việt Nam, chủ tọa hội nghị đã dẫn lời của Mác “đạo đức là một tất
yếu lịch sử” để đi tới khẳng định: “Những cái phi đạo đức, phản đạo đức dứt
khoát sẽ bị lên án và đào thải”.
Nhà phê bình Chu Giang cho biết: “Sau phát
biểu của GS Phong Lê, và đặc biệt là sau tổng kết hội nghị của nhà văn Hữu
Thỉnh, tôi rất phấn chấn và tin tưởng. Nếu chúng ta đi theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, thống nhất cùng bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện theo những lời dạy
của Hồ Chí Minh, thì đoàn kết được cả dân tộc, đoàn kết được cả giới văn nghệ.
Vì tư tưởng của Hồ Chí Minh là đoàn kết hết sức rộng rãi, chỉ có một mục đích
duy nhất là ích nước lợi dân”.
Minh Tâm
Nguồn: Báo Thanh tra
Một
“góc nhìn” phản văn hóa và phi chính trị
QĐND - Gần đây, dư luận bàn tán khá nhiều về những quan điểm gây
“sốc” của một luận văn thạc sĩ văn học, tán dương sự nổi loạn của một nhóm thơ
“cách tân” nhen nhóm cách nay hơn chục năm và hiện nay đang leo lét. Tại Hội
nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đầu
tháng 6-2013 vừa qua ở Tam Đảo, đã có nhiều ý kiến phê phán khá gay gắt đối với
bản luận văn này. Nhà nghiên cứu-phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu gọi đây là
“một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối”. Giáo sư Phong Lê hai lần
lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý
thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn. Có
người kêu lên: “Liệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (nơi tổ chức thực hiện bản
luận văn) có giải thiêng lịch sử được không?”. Có người nói rằng: “Đây là một
luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động…”.
Đó
chính là bản luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thoan, mang tên: Vị trí của kẻ
bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa, thuộc chuyên ngành
Văn học Việt Nam, mã số 602234. Bản luận văn được Hội đồng chấm luận văn của
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chấm điểm và hiện được lưu trữ tại thư viện
trường này.
Tác
giả bản luận văn xác nhận: Đối tượng của luận văn là Thực hành thơ của Mở
Miệng, với vấn đề then chốt là tra vấn về vị thế bên lề như một điểm tham chiếu
để bình luận về những cách tân và tính cách mạng trong tư tưởng và nghệ thuật
của họ… Và: Các tác phẩm được khảo sát là những tập thơ cá nhân và nhóm của các
thành viên Mở Miệng, cùng những người đồng chí hướng (tr.16).
Chữ
“bên lề” của Đỗ Thị Thoan xuất phát từ lý luận về Giải trung tâm của Derrida,
theo đó họ quan niệm rằng trong một văn bản có quan hệ giữa phần chữ viết và
phần lề xung quanh, mà phần chữ viết là trung tâm còn phần lề là ngoại vi. Bên
lề là để ghi chú, giải thích, hiệu đính… và đó là cái khác với cái trung tâm.
Từ đó, sinh ra lý luận “Mỹ học của Cái Khác”. Tác giả Đỗ Thị Thoan là một trong
những người coi hiện tượng nhóm Mở Miệng là Cái Khác của dòng văn học chính
thống, được mệnh danh là thơ phản kháng, thơ Bên Lề và tập trung nghiên cứu Cái
Khác, cái Bên Lề của nhóm này.
Mở
Miệng là nhóm gì và gồm những ai? Chính bản luận văn nêu trên cho biết: Tháng
6-2002, tập Mở Miệng gồm 4 tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Đợi và Nguyễn Quán
được xuất bản-Nhóm Mở Miệng chính thức hình thành. Tập thơ in photo số lượng
ít, chuyền tay bạn bè trong Sài Gòn và một số tập khác sau đợt kiểm tra đã bị
thu hồi và tiêu hủy. Vì sao các “tác phẩm” in photo của nhóm này bị thu hồi
tiêu hủy? Bởi cái mà họ gọi là thơ, như chính họ thừa nhận, là thơ dơ, thơ rác
rưởi, thơ nghĩa địa… ngôn ngữ thơ thô tục bẩn thỉu, nghệ thuật thơ bế tắc lập
dị. Đặc biệt, họ đã dùng thủ pháp giễu nhại để vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ… nhằm
hạ bệ các thần tượng, giải thiêng lãnh tụ và các danh nhân, bôi bẩn các giá trị
lịch sử-văn hóa của dân tộc, xúc phạm tình cảm của hàng triệu đồng bào ta đối
với Bác Hồ kính yêu. Chính vì vậy mà nó đã không tồn tại được lâu trong đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta, như chính tác giả bản luận văn đã viết:
Mở Miệng từ chỗ gây náo loạn, đã trở nên im ắng dần trong những năm gần đây. Lẽ
ra, Mở Miệng có thể trở thành một cú hích để xới lật nhiều vấn đề về thơ đương
đại cả lý thuyết lẫn thực hành và trên thực tế đã châm ngòi cho một số cuộc
tranh luận quan trọng như về thanh-tục trong thơ, về thủ pháp giễu nhại… Nhưng
các cuộc tranh luận đều diễn ra trên mạng và không chứng tỏ nhiều ảnh hưởng với
sự chuyển động của thơ Việt trong nước (tr.9).
Một
sự “nổi loạn, cách tân” đã thất bại, đã bị cuộc sống chối bỏ và trên thực tế đã
gần như cáo chung, thế mà tác giả Đỗ Thị Thoan, một cán bộ giảng dạy đại học sư
phạm, lại bới lên để khảo sát và hết lời tán dương, cổ xúy: Việc Nguyễn Huy
Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc
Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai như những kẻ mua vui nhàn rỗi cho
quần chúng bằng thơ tiếu lâm… Không chỉ nói chuyện “cứt đái”, thơ của nhóm Mở
Miệng còn hào hứng miêu tả những bộ phận sinh dục của đàn ông và đàn bà, những
hành vi làm tình, hành lạc… bằng những từ ngữ thô tục, trần trụi nhất mà một
người bình thường không thể nhắc lại được, dù là để phê phán. Những từ tục tĩu
bẩn thỉu ấy được sắp đặt lổn nhổn bên nhau, được phát ra một cách lảm nhảm vô
lối: Tôi ném nước bọt lên tường/ Tôi yêu những người đàn bà đang là chuột dưới
cống/ Tôi thấy em mặc quần lót mười nghìn ba cái mua ở vỉa hè mỗi khi chủ nhật…
Tôi hành hạ tôi ba bữa/ Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến tranh/ Tôi nam
mô vị chúa trời/ Tôi đánh răng vào buổi trưa/ Tôi đâm ra/ Tôi cải tạo âm hộ… Ấy
thế mà Đỗ Thị Thoan ca ngợi: Những thi phẩm này (đúng là phải gọi bằng từ “thi
phẩm”) đều sạch, đẹp và giàu năng lượng cảm xúc…(tr.64). Và: Thái độ dám hủy bỏ
thi tính của mình để đổi lấy một hành vi mới, tạo ra một ý niệm mới về việc làm
thơ là một thách thức với ý thức mỹ học cũ (tr.84) v.v..
Từ
việc đồng lõa, bênh vực và “tôn vinh” thứ thơ bệnh hoạn, tắc tị như trên, tác
giả đã bộc lộ thái độ chính trị của mình thông qua việc ca ngợi những nhà
văn “phản kháng” như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương… để rồi xuyên tạc và kích
động: Nhưng giai đoạn khủng hoảng, phẩm tính phản kháng vốn tiềm tàng trong lòng
các xã hội chuyên chế sẽ trỗi dậy. Đây là giai đoạn thích hợp cho nổi loạn, cho
phá phách, cho thái độ vô trật tự, vô chính phủ… Và: Nhân văn Giai phẩm trước
hết là một phong trào dân chủ… Mở Miệng cũng bắt đầu bằng một phản ứng CHỐNG
một thứ quyền lực “vô hình” trong sự thiết lập sân chơi thơ trẻ của các sĩ phu
Bắc Hà và họ tạo thành một nhóm chơi (trò) chơi thơ với sự thống nhất về bản
sắc, ý hướng, dù thực hành cá nhân mỗi người lại khác nhau. Phản ứng của những
người tin tưởng vào Cách mạng của quá khứ (tức nhóm Nhân văn Giai phẩm) cũng
hoàn toàn khác với phản ứng có tính chất phá bỏ, giễu nhại, thiếu nghiêm trang
của Mở Miệng (tr. 32).
Sau
khi thừa nhận “nhu cầu cách mạng” để thực hiện “nhu cầu cách tân” về nghệ thuật
của nhóm Mở Miệng, thừa nhận họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ
hơn là xây dựng (tr.31), tác giả Đỗ Thị Thoan không hề giấu giếm đối tượng
“cách mạng” và “lật đổ” không chỉ là những khái niệm của văn chương học thuật
mà là thể chế chính trị. Bởi tác giả cho rằng: Cơn hưng phấn của thời Đổi Mới
nhanh chóng biến thành nỗi hụt hẫng vì sự thắt chặt lại của chính sách, với Đại
hội Đảng VII năm 1991 (tr. 26). Tác giả còn tố cáo Đảng và Nhà nước ta bóp
nghẹt tự do sáng tạo: Và bởi sự thống nhất trong một xã hội không chấp nhận đa nguyên
về ý thức hệ và tư tưởng, Cái Khác là cái cần bị loại trừ, bị chèn ép… (tr.
37). Đến đây, tác giả đã công khai biểu thị thái độ đồng tình với tư tưởng
chống Cộng của các phần tử chống đối Đảng và chế độ XHCN, mà Mở Miệng chỉ là
một nhóm nhỏ, trong đó: Tập Bài thơ một vần của Bùi Chát, mặc dù là thơ tự do,
nhưng tính chất một vần nằm ở từ khóa Cộng Sản. Bùi Chát lật đổ các slogan xã
hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ... (tr. 71). Và tác
giả Đỗ Thị Thoan kết luận: Mở Miệng, ở các thực hành thơ, đã là biểu hiện
của sự giải phóng, trong nỗ lực giải phóng của nghệ thuật Việt Nam đương đại.
Trong sự so sánh với truyền thống thơ của Việt Nam, Mở Miệng là một sự chối bỏ
quyết liệt, dù tôi không muốn nhìn nhận họ như một sự đại diện cho thế hệ,
nhưng họ đã lên tiếng đòi phá nốt những thành trì kiên cố của sự chuyên chế,
khi niềm tin vào chế độ và sự tự do đang có đã tan rã… (tr. 104).
Rõ
ràng “đây là một bản luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động”. Nó
trá hình ở chỗ mượn cụm từ “góc nhìn văn hóa” để khảo sát một hiện tượng văn
học, nhưng thực chất để tung hô, cổ xúy cho một “thực hành thơ bên lề” có tư
tưởng chống đối cái trung tâm, cái chính thống, chống lại định hướng, chống lại
thiên chức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân của văn học và nhà văn. Tán
thưởng quan điểm “nổi loạn là điều kiện của sáng tạo”, xuýt xoa tấm tắc khen
“thơ rác, thơ dơ”, thơ tục tằn bẩn thỉu… thì “góc nhìn văn hóa” ấy là văn hóa
gì? Nó phản động ở chỗ chuyển từ ý thức phản biện khoa học sang ý thức phê phán
để chống đối, nổi loạn, lật đổ. Trong khi toàn Đảng và toàn dân ta đang ra sức
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì nó tìm cách giải thiêng
hình tượng Bác Hồ, mang những bài viết, lời phát biểu và những bài thơ của
Người ra để chế tác và giễu nhại… Đây là biểu hiện hết sức trắng trợn của những
người tự nhận là “cách tân, đổi mới” nhưng thực chất là mượn văn nghệ để làm
ngọn cờ chính trị hòng lật đổ chế độ, thay đổi thể chế.
Và
đặc biệt, sự trá hình, sự phản động chính trị trong trường hợp này là hết sức
nghiêm trọng và nguy hiểm, vì đây không phải là những tài liệu, bài viết phát
tán trôi nổi trên internet để các cư dân mạng có thể tiếp nhận ở những mức độ
khác nhau, mà đây lại là một luận văn thạc sĩ cao học, được làm và bảo vệ trong
một cơ sở giáo dục-đào tạo bậc đại học của Nhà nước, nên nó có tính pháp quy.
Theo đó, nó sẽ được lưu trữ trong thư viện quốc gia, làm tài liệu chính thức
cho các đối tượng nghiên cứu, tham khảo. Tác giả luận văn lại là người giảng
dạy văn học cho sinh viên sư phạm, nghĩa là những tư tưởng của tác giả sẽ được
tiếp nhận và sẽ được truyền lại cho nhiều thế hệ trẻ nữa.
Như
vậy, người viết bản luận văn cổ xúy cho thứ văn chương "lật đổ" này
có quyền và tư cách được đứng trên bục giảng đại học nữa hay không? Cái gọi là
bản luận văn này có xứng đáng được đối xử như một công trình khoa học hay
không? Và những người tham gia hướng dẫn, chấm điểm, cấp bằng… cho tác giả và
bản luận văn này liệu có vô can trước những quan điểm sai trái, phản động, nguy
hiểm như đã trình bày trên đây?
Được
biết, sau khi bị dư luận lên tiếng và được cơ quan chức năng chấn chỉnh, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội và Khoa Văn của nhà trường đã họp “rút kinh nghiệm”. Tuy
nhiên, trên thực tế chưa ai bị xử lý bất kỳ hình thức kỷ luật gì. Thậm chí có
người còn phát biểu trên một số diễn đàn chính thống rằng phê phán bản luận văn
như vậy là kiểu “chụp mũ, quy kết” đã lỗi thời. Đặc biệt, thạc sĩ Đỗ Thị Thoan
vẫn tiếp tục lên lớp cho sinh viên và dưới bút danh Nhã Thuyên, cô vừa phát tán
một tập tiểu luận mang tên “Những tiếng nói ngầm” trên một số trang mạng ở nước
ngoài, trong đó có những trang mạng chống Cộng nổi tiếng nhiều năm nay. Trong
tập tiểu luận này, Nhã Thuyên công khai tán dương, ủng hộ dòng thơ “ngầm” chủ
trương chống đối, lật đổ chế độ cộng sản; xuyên tạc lịch sử dân tộc; chống lại
“sự thống trị dai dẳng của tư tưởng Hồ Chí Minh”…
Trước
những biến động phức tạp của đời sống chính trị-xã hội trong thời đại bùng nổ
thông tin và toàn cầu hóa hiện nay, không ít người đã tỏ ra “nhạy bén” một cách
xu thời, cơ hội; hoặc là hữu khuynh, mất phương hướng. Tình trạng dao động, mất
phương hướng, bị cuốn theo những ảnh hưởng xấu độc là rất đáng lo ngại. Đáng lo
ngại hơn là tình trạng ấy lại diễn ra ở một số người trong một số cơ quan văn
hóa-giáo dục có uy tín. Bởi vậy, vấn đề cần giải quyết lúc này không chỉ là
hình thức và biện pháp xử lý đối với một bản luận văn và tác giả của nó. Rất
mong lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận đúng bản chất của vấn đề,
nghiêm túc và cầu thị lắng nghe dư luận, chấp hành chỉ đạo của cấp trên để giải
quyết vụ việc một cách thỏa đáng, lấy lại uy tín của một “cỗ máy cái trong nền
giáo dục quốc gia” hơn nửa thế kỷ qua!
TUYÊN HÓA
***
Nhân
danh nghiên cứu để ca ngợi thứ "thơ" rác rưởi
( ND )Hơn mười năm trước, trên internet xuất hiện loại sản phẩm được gọi
là "thơ" của một số người mà sau khi công bố, đã lập tức được định
danh là "thơ rác, thơ dơ".
Rồi cùng với thời gian, được vài ba cây bút là người Việt ở nước ngoài
cổ vũ, mấy người viết này không dừng lại ở thứ ngôn từ tục tĩu mà đã đi xa hơn,
bằng việc sử dụng sản phẩm của họ để công kích một số giá trị cao quý của dân
tộc, công kích chế độ xã hội. Và đáng tiếc, tại một trường đại học, thứ
"thơ" chủ yếu trôi nổi trên internet ấy lại có người nghiên cứu, ca
ngợi, và có thể đã được truyền bá trên giảng đường?
Cuối tháng 12-2011, Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội (L’Espace) ra thông
cáo báo chí về việc tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề: "Những tiếng nói
ngầm: thơ Việt Nam hậu đổi mới" - thảo luận về một xu hướng vận động trong
thơ Việt Nam đương đại, trong đó khẳng định: "Buổi thảo luận là một nỗ lực
đưa ra những kiến giải về xu hướng vận động của văn chương "ngầm"
trong bối cảnh nghệ thuật phi chính thống Việt Nam, một xu hướng đã nổi lên và
phát triển như một đối trọng văn hóa đáng kể với văn chương dòng chính trong sự
thoái trào của làn sóng Ðổi mới và bối cảnh toàn cầu hóa, từ khoảng những năm
90 của thế kỷ trước đến nay... Nhã Thuyên sẽ trình bày một phần kết quả nghiên
cứu trong dự án cá nhân Những tiếng nói ngầm trong thơ Việt Nam hậu đổi mới,
trong đó nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc hiểu bối cảnh hình thành, phát
triển, sự tiếp nối/đứt đoạn của thơ Việt Nam đương đại với truyền thống, quá
trình bên lề hóa như một nỗ lực khẳng định những tiếng nói khác trong văn
chương, với sự đề cập sâu hơn ở các hiện tượng thơ như nhóm Mở miệng và các nhà
thơ bên lề khác". Sau đó, dù cuộc tọa đàm không tiến hành thì theo Nhã
Thuyên, tạp chí Tia sáng và Không gian sáng tạo Trung Nguyên đã cho chị
"cơ hội để công bố một phần kết quả nghiên cứu của mình trong buổi thuyết
trình thay thế Một góc thơ Việt Nam đương đại vào ngày 23-6-2012".
Từ sự kiện này, một câu hỏi đặt ra là: Công trình nghiên cứu của Nhã Thuyên
có giá trị tới mức nào để L’Espace tổ chức tọa đàm? Câu hỏi này có lẽ chỉ người
liên quan mới có thể trả lời. Còn đọc Những tiếng nói ngầm của Nhã Thuyên công
bố trên một trang mạng của người Việt ở nước ngoài và so sánh với Luận văn thạc
sĩ khoa học Ngữ văn (bản hiện lưu tại Thư viện Ðại học Sư phạm Hà Nội có số
V-LA1/4784 - Luận văn) của Ðỗ Thị Thoan - tức Nhã Thuyên, do PGS, TS Nguyễn Thị
Bình hướng dẫn, bảo vệ năm 2010 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, với đề tài
Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa sẽ
thấy mối khăng khít giữa hai văn bản, nếu không nói Những tiếng nói ngầm thoát
thai, mở rộng từ Luận văn. Vì thế, một câu hỏi khác lại được đặt ra: Thơ của
nhóm Mở miệng có giá trị như thế nào để Trường đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện
một luận văn thạc sĩ và bảo vệ thành công 10/10; và từ góc nhìn văn hóa, Ðỗ Thị
Thoan cùng người hướng dẫn đã đánh giá ra sao về các sản phẩm của Mở miệng?
Giữa những năm 90 của thế kỷ trước, một vài trang mạng ở nước ngoài công bố
sản phẩm của một số người viết ở trong nước tụ tập trong nhóm tự đặt tên là Mở
miệng. Thời kỳ đầu, mấy người này chủ yếu lấy thơ của tác giả khác rồi sửa
sang, thêm thắt để biến thành của mình. Như từ bài thơ Thời hoa đỏ của Thanh
Tùng, Bùi Chát đã chế tác thành Thời hoa đỏ lè với các câu như: "Dưới màu
hoa như lửa cháy khát khao nhậu - Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng
vẻ..." và có người gán cho công việc đó cái nhãn hiệu mỹ miều là
"giễu nhại"! Dần dà, mấy người trong Mở miệng bắt đầu công bố các văn
bản chứa đầy thứ ngôn từ tục tĩu mà dẫn lại ở đây sẽ là xúc phạm văn hóa, xúc
phạm thơ ca, và chắc chắn cả những người ca ngợi cũng không thể đọc cho con cái
họ nghe. Và rồi, Mở miệng không dừng lại ở sự tục tĩu, họ đã dùng
"thơ" để công khai bày tỏ thái độ chống đối, phỉ báng một số giá trị
cao quý của văn hóa dân tộc. Sự xuất hiện của thứ "thơ" bẩn thỉu này
sớm bị phê phán, như đầu năm 2006 báo Công an TP Hồ Chí Minh đăng bài Nhóm
"Mở miệng" với thứ rác rưởi được gọi là thơ của Trúc Linh. Về
"thơ" của một số người, trong đó có nhóm Mở miệng, nhà thơ Triệu Lam
Châu khẳng định: "Tâm hồn chân chính của mỗi bạn đọc yêu thơ cần phải tăng
cường sự miễn dịch đối với những loại thơ như vậy hoặc tương tự như thế!".
Có thể coi đánh giá của Hoàng Lan trên một website của người Việt ở nước ngoài
là phù hợp sản phẩm đó: "Cảm giác chung khi tiếp cận những bài thơ trên là
một cảm giác không thoải mái chút nào, không "thơ" chút nào. Người
đọc bị cuốn vào một thế giới xô bồ, bực bội, bế tắc, đạp đổ và văng tục vào tất
cả... đọc những bài thơ trên đây, người đọc bị choáng trong một thế giới mà ở
đó ý thức văn hóa, ý thức về cái đẹp, ý thức về những quan hệ nghĩa tình gia
đình, cộng đồng, dân tộc không còn nữa, mà nhường chỗ cho cái tôi cực đoan ít
nhiều đã bị tha hóa... đọc những bài thơ ấy người đọc bình thường sẽ bỏ đi. Vì
trong khi đối thoại với nhà thơ, họ luôn bị nhà thơ văng tục vào mặt (...),
luôn phải hứng chịu những bực bội, những đập phá, những hành vi thiếu văn hóa
của nhân vật trong thơ. Ðiều đáng thương là không biết nhà thơ bực bội vì cái
gì, muốn văng tục vào cái gì, muốn đạp đổ vào cái gì"!
Song Ðỗ Thị Thoan và người hướng dẫn lại coi sản phẩm của Mở miệng:
"hấp dẫn cộng đồng nghệ thuật và giới trí thức trong/ngoài nước, như biểu
hiện của nỗ lực trên hai phương diện của nghệ sĩ: đổi mới nghệ thuật và đòi hỏi
tự do ngôn luận" (Luận văn, tr.4). Trong Luận văn, sau khi phân tích rối
rắm về "dòng chính" và "dòng ngầm" rốt cuộc, Nhã Thuyên
cùng người hướng dẫn muốn hướng tới sự "thừa nhận chính thức" với sản
phẩm của Mở miệng. Vì với họ: "Dưới áp lực chính trị, truyền thông dòng
chính nhìn dòng văn chương này với con mắt kiêng dè, xa lánh, vì "không
chính thống". Cơ quan an ninh văn hóa Việt Nam vẫn tìm cách kiểm soát và
ngăn chặn sự phát triển này" (Luận văn, tr.4)! Như vậy, theo Ðỗ Thị Thoan
và PGS, TS Nguyễn Thị Bình, sản phẩm của Mở miệng là "sự phát triển"
của thơ Việt Nam? Chọn góc nhìn văn hóa để tiếp cận cũng tức là phải sử dụng
các giá trị có tính văn hóa để định tính đối tượng, vì thế chẳng lẽ họ lại coi
sự tục tĩu, tính phản văn hóa trong sản phẩm của Mở miệng là sự phát triển? Nếu
thật sự hiểu biết về văn hóa và về tính văn hóa trong các sản phẩm do con người
sáng tạo, họ sẽ tự thấy, không cần tới "áp lực chính trị", và càng
không cần tới "cơ quan an ninh văn hóa", không có bất kỳ cơ quan
truyền thông nào lại muốn đăng tải "thơ rác, thơ dơ" của Mở miệng.
Công bố loại sản phẩm đó là tự đặt vào thế đối lập với quan niệm, thị hiếu lành
mạnh của công chúng. Do đó, trong tiểu mục Những khoảng trống (Luận văn, tr.14)
việc đặt ra câu hỏi: "nghiên cứu, phê bình liệu có thể tiếp cận như một sự
chia sẻ và tương tác mạnh mẽ với các hiện tượng đương đại nếu bản thân nó mang
đầy định kiến?" là cố tình đổ lỗi cho nghiên cứu và phê bình. Và dù không
có định kiến, với sản phẩm của Mở miệng, người đọc - bằng các tiêu chí văn hóa
của họ, vẫn có thể phê phán và tự thanh lọc khỏi bộ nhớ. Xét đến cùng, vay mượn
quan niệm về "dòng chính", "dòng ngầm" trong cấu trúc văn
hóa chỉ là phương cách tạo dựng ra một "giả lý thuyết" nhằm biện hộ
cho mục đích mà Ðỗ Thị Thoan và người hướng dẫn muốn hướng tới. Cho nên, cũng
chỉ là ngụy biện khi tác giả Luận văn viết: "Cách ứng xử với hiện tượng
văn học dưới các góc nhìn và cách tiếp cận thuần văn học, chỉ tập trung vào văn
bản sẽ trở nên thiếu chính xác khi văn chương hiện nay đang nỗ lực tham dự vào
một bối cảnh rộng hơn, khi nó là biểu hiện của một cấu trúc xã hội - văn hóa
đang biến động"!
Huy động tổng lực các đánh giá và ý kiến cổ vũ Mở miệng đã công bố
trên internet, Ðỗ Thị Thoan cố gắng "trường quy hóa" trong bản Luận
văn để được mặc nhiên thừa nhận, từ đó sẽ biến "ngoại vi" thành
"trung tâm", biến "dòng ngầm" thành "dòng chính",
biến "phi chính thống" thành "chính thống", biến "phản
văn hóa" thành "văn hóa"? Ðặt ra câu hỏi này là có lý do, bởi
Luận văn này dành hẳn trang 16 chỉ để cật vấn tại sao cái dòng "văn
chương" mà chị gọi là "bên lề" ấy lại không được "giải mã
đúng lúc, không được thừa nhận, chứ chưa nói đến sự thấu hiểu". Vậy Luận
văn đã "giải mã, thấu hiểu" như thế nào? Trong khuôn khổ một bài báo,
không thể đưa ra đầy đủ dẫn dụ, chỉ có thể kết luận Ðỗ Thị Thoan cố gắng chứng
minh Mở miệng ra đời là một tất yếu, là "một nhóm văn hóa chứ không phải
một phong trào là điều kiện địa - văn hóa". Bằng việc phân tích một cách
rất tư biện về quan hệ trung tâm - ngoại vi, chính thống - phi chính thống, phụ
lưu - chính lưu, đặc biệt là tương quan giữa văn chương với quyền lực chính
trị, tác giả đã không chỉ hướng tới "giải trung tâm", "giải
thiêng" để biện hộ cho Mở miệng, mà còn đưa ra một số giả vấn đề, mà việc
phân biệt bắc - nam trong văn chương là một thí dụ. Và phải nói rằng với quan
niệm: "Quan hệ lề/trung tâm trong lĩnh vực văn chương ở Việt Nam, cũng
thường được cụ thể hóa ở một cặp đôi khác là cặp Hà Nội - Sài Gòn (không phải
thành phố Hồ Chí Minh theo tên trên bản đồ địa lý, một cái tên mới, một cái tên
muốn xóa sạch cả lịch sử và quá khứ của những yêu mến lẫn đau thương vào danh
từ của người chiến thắng của một giai đoạn lịch sử)..." (Luận văn, tr.38),
chị như người đứng ngoài đất nước này và lặp lại y xì giọng điệu của những
người chống cộng.
Tại Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà văn Việt
Nam tổ chức mới đây, sau khi có nhà nghiên cứu lên tiếng phê phán Luận văn của
Ðỗ Thị Thoan, một đại biểu đến từ Ðại học Sư phạm Hà Nội biện hộ đó là nghiên
cứu cá nhân, là quyền của nhà nghiên cứu. Ðiều này không sai, nhưng thử hỏi:
Nghiên cứu để biến "thơ rác, thơ dơ" thành giá trị văn hóa thì liệu
có phù hợp với phẩm cách nhân văn của nhà nghiên cứu hay không? Tại sao các nhà
nghiên cứu ở trường này không tự mình tiến hành mà lại đặt nó "lên
vai" học trò, lẽ nào đó là thủ pháp "mượn tay học trò" để không
phải chịu trách nhiệm? Việc đào tạo, đăng ký và thông qua đề cương, phân công
người hướng dẫn, bảo vệ, và đánh giá luận văn cao học là một quy trình nghiêm
ngặt. Học viên không thể tự đi đến đích cuối cùng nếu không nhận được sự nhất
trí của cả quy trình. Vì thế, vấn đề đặt ra là: Với những nội dung như vậy tại
sao Luận văn của học viên Ðỗ Thị Thoan lại có thể được nhất trí 10/10, phải
chăng các cá nhân liên quan tới Luận văn đều không e dè với các ngôn từ tục tĩu
mà Ðỗ Thị Thoan dẫn lại trong Luận văn? Chẳng lẽ họ không thấy Luận văn rất
thiếu tính khoa học, mà gần như là tập hợp của một số bài báo? Chẳng lẽ họ cũng
coi Mở miệng là một "huyền thoại" khi đồng tình với điều tác giả Luận
văn viết: "Cùng với sự nổi tiếng của Mở miệng, Nxb Giấy vụn đã trở thành
một huyền thoại: Nxb ngoài luồng, huyền thoại về La Hán Phòng nơi hội tụ các
anh em giang hồ, huyền thoại về sự thăm dò của an ninh, huyền thoại của những
kẻ sẵn sàng "đái vào Chúa"... Những huyền thoại xây dựng hình ảnh Mở
miệng: lạ, phá phách, phá hỏng tiếng Việt, phản kháng về chính trị, chống đối
chính quyền. Họ là kết hợp của cách tân và phản kháng" (Luận văn, tr.57)!?
Tóm lại, dẫu thế nào cũng không thể nhân danh khoa học để biện hộ cho việc làm
ra các sản phẩm "phản văn hóa". Và đáng quan ngại là căn cứ vào
chương trình giảng dạy bộ môn văn học Việt Nam ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội,
liệu ai có thể bảo đảm rằng, "kết quả nghiên cứu" của Ths Ðỗ Thị
Thoan và PGS, TS Nguyễn Thị Bình về Mở miệng đã không được truyền bá trên giảng
đường, chí ít là cho sinh viên ngành văn học?
CẨM KHÊ
No comments:
Post a Comment