Tiểu sử tác giả
Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, là cựu học sinh Petrus Ký và Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông dạy học, làm báo tại Sài Gòn và mang cấp bậc Thiếu tá trong quân đội miền Nam trước 1975. Sau 1975 ông bị giam gần 13 năm, từ 1993 cùng gia đình sang Hoa Kỳ theo diện cựu tù nhân chính trị.
Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những người nòng cốt của nhóm Sáng Tạo, một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh "Thơ tự do" trên văn đàn miền Nam vào thập niên 60.
Tác phẩm: Thơ tuyển (1995), Thắp tạ (2004).
Nhận xét của Nguyễn Ngọc Tuấn : Thơ Tô là sự kết hợp hoàn chỉnh và đẹp đẽ giữa hai yếu tố mà giới phê bình lý luận văn học tại Việt Nam thường nói đến: tính dân tộc và tính hiện đại. Có thể dễ dàng tìm thấy trong thơ Tô Thùy Yên vô số những dấu vết của truyền thống bên cạnh vô số những điểm cách tân độc đáo: cả hai hài hoà với nhau làm cho thơ ông, ở những bài thành công nhất, có cái hoàn hảo của những tác phẩm cổ điển.
Nhận xét của Thi Vũ: Ngôn ngữ thơ Yên mới và linh diệu. Tiết điệu thơ mạnh và hùng. Người đọc như kẻ trôi bè trên dòng nước xiết. Càng về sau, thơ Yên toàn bích như rừng, như đá núi dựng sững qua khắp dãy mùa trời..
Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, là cựu học sinh Petrus Ký và Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông dạy học, làm báo tại Sài Gòn và mang cấp bậc Thiếu tá trong quân đội miền Nam trước 1975. Sau 1975 ông bị giam gần 13 năm, từ 1993 cùng gia đình sang Hoa Kỳ theo diện cựu tù nhân chính trị.
Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những người nòng cốt của nhóm Sáng Tạo, một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh "Thơ tự do" trên văn đàn miền Nam vào thập niên 60.
Tác phẩm: Thơ tuyển (1995), Thắp tạ (2004).
Nhận xét của Nguyễn Ngọc Tuấn : Thơ Tô là sự kết hợp hoàn chỉnh và đẹp đẽ giữa hai yếu tố mà giới phê bình lý luận văn học tại Việt Nam thường nói đến: tính dân tộc và tính hiện đại. Có thể dễ dàng tìm thấy trong thơ Tô Thùy Yên vô số những dấu vết của truyền thống bên cạnh vô số những điểm cách tân độc đáo: cả hai hài hoà với nhau làm cho thơ ông, ở những bài thành công nhất, có cái hoàn hảo của những tác phẩm cổ điển.
Nhận xét của Thi Vũ: Ngôn ngữ thơ Yên mới và linh diệu. Tiết điệu thơ mạnh và hùng. Người đọc như kẻ trôi bè trên dòng nước xiết. Càng về sau, thơ Yên toàn bích như rừng, như đá núi dựng sững qua khắp dãy mùa trời..
.
Sáng Tạo ra
vào năm 1961, và Tô Thùy Yên có mặt ngay trên Sáng Tạo vào cuối năm 1956, và
đăng thơ liên tục trên tờ tạp chí văn học đó. Tô Thùy Yên là thi sĩ nòng cốt
của Phong trào Thơ Tự Do của miền Nam, và là thi sĩ lớn của Nhóm Sáng Tạo.. Hai
bài thơ có tính tuyên ngôn của anh là bài Tôi Lên Tiếng (số 8) và bài Tôi (số
11).
Tôi Lên Tiếng
Tôi gật
đầu trước mặt ái tình
Như một
loài cỏ ngoan vâng lời gió dạy
Kìa máu
chảy ngoài đường*
Kìa máu
chảy
Tôi ra
giữa công trường cất tiếng kêu oan
Nhân
loại ngây thơ đời đời chịu tội
Sắt đỏ
cày nhăn trán mịn màng
Lúa đầy
đồng người thiếu gạo ăn
Chúng nó
đòi thủ tiêu thi sĩ
Tôi là
thi sĩ tôi yêu
Chúng ta
góp tay đẩy đời đi tròn
Hỡi
những người chỉ dám khóc trong giấc mơ
Tôi đáp
lời bình minh tuổi trẻ
Ðược
nhìn mặt trời sung sướng thay...
(Tô
Thùy Yên, Sáng Tạo số 8, 5.1957 *Thi sĩ có ghi chú một câu thơ
của
Pablo Neruda nhân nhắc đến “máu chảy ngoài đường.”)
Tôi
Tôi là
Tô Thùy Yên là thi sĩ
là người
chép sử tương lai
Vốn học
hành dang dở nên ra đứng bờ cuộc đời
ngó
xuống hư vô ...
Có sống
ngoài chiến khu nên rồi bỏ Việt Minh
Ðến ngợi
ca cuộc đời xứ sở anh em ái tình thịnh trị
Và chỉ
cất lời ngợi ca cho kẻ sành điệu muốn nghe.
(TTY,
Sáng Tạo số 11 - tháng 8, 1957)
Nhận xét của Nguyễn Hưng Quốc:Thơ Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, là dòng thơ của cái tôi
ý thức với những ám ảnh khắc khoải mang đầy tính siêu hình.
Tiêu biểu nhất cho cái tôi ý thức ấy có lẽ là
thơ của Tô Thuỳ Yên.
Thơ Tô Thuỳ Yên là sự kết hợp hoàn chỉnh và đẹp
đẽ giữa hai yếu tố tính dân tộc và tính hiện đại: cả hai hài hoà với nhau
làm cho thơ ông, ở những bài thành công nhất, có cái hoàn hảo của những tác
phẩm cổ điển.
Tô Thuỳ Yên, theo tôi, trước hết là một nhà thơ
trí thức.
Hình ảnh của Tô Thuỳ Yên hiện ra trong thơ
bao giờ cũng là hình ảnh một người đầy ưu tư, đầy khắc khoải. Có thể nói thơ Tô
Thuỳ Yên là một chuỗi đối thoại lặng lẽ và triền miên giữa ông và lịch sử, giữa
ông và thiên nhiên.
Ta gắng về sâu lòng quá vãng
Truy tầm mê mỏi lý sơ nguyên
Hỡi ơi, dọc dọc thây câm cứng
Mắt trợn tròn chưa dứt ngạc nhiên...
Ta lại trồi lên dương thế rộn
Ngày ngày ra bãi vắng vời trông
Bóng chim, tăm cá, cành trôi giạt...
Bất luận điều chi giữa mịt mùng
(Mòn gót chân sương nắng tháng năm)
Truy tầm mê mỏi lý sơ nguyên
Hỡi ơi, dọc dọc thây câm cứng
Mắt trợn tròn chưa dứt ngạc nhiên...
Ta lại trồi lên dương thế rộn
Ngày ngày ra bãi vắng vời trông
Bóng chim, tăm cá, cành trôi giạt...
Bất luận điều chi giữa mịt mùng
(Mòn gót chân sương nắng tháng năm)
Bộ Biên Tập Sáng Tạo có Tô Thùy Yên, Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thái Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Trần Thanh Hiệp. hơn nửa htế kỷ trước, trong một cuộc thảo luận về Thơ, Tô Thùy Yên xác định: “Thơ biến cái thật thành không thật... Bất cứ nhà thơ nào cũng sử dụng và đồng thời chối nhận ngôn ngữ. Sự mới mẻ độc đáo trong thơ trái với các bộ môn khác trong văn chương là không nằm trong đề tài
Tô Thùy Yên còn là một trường hợp đặc biệt trong Văn học Miền Nam: mặc dù có thơ đăng báo trước tuổi hai mươi nhưng anh chưa có thi phẩm, hay bất cứ một cuốn sách nào, được xuất bản trước 1975, tuy vậy, anh được coi là một tác giả, một nhà thơ quan trọng của Văn chương Miền Nam. (Anh là người Nam duy nhất trong Nhóm Sáng Tạo.)..
Tập thơ của anh được in ở Hoa Kỳ có tên Thơ Tuyển, dày tới 224 trang. Trong tập này có những bài tuyệt tác: Chiều Trên Phá Tam Giang, Ta Về, Hành Trường Sa.
Chiều Trên Phá Tam Giang
|
Nhớ bất tận.
Giờ này thương xá sắp đóng cửa.
Người lao công quét dọn hành lang.
Những tủ kính tối om.
Giờ này thành phố chợt bùng lên
Để rồi tắt nghỉ sớm.
(Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêm.
Sài Gòn không còn buổi tối nữa.)
Giờ này có thể trời đang nắng.
Em rời thư viện đi rong chơi
Dưới đôi vòm cây ủ yên tỉnh
Viền dòng trời ngọc thạch len trôi.
Nghĩ tới ngày thi tương lai thúc hối,
Căn phòng cao ốc vàng võ ánh đèn,
Quyển sách mở sâu đêm.
Nghĩ tới người mẹ đăm chiêu, đứa em quái quỉ.
Nghĩ tới đủ thứ chuyện tầm thường
Mà cô gái nào cũng nghĩ tới.
Rồi nghĩ tới anh, nghĩ tới anh
Một cách tự nhiên và khốn khổ.
Giờ này có thể trời đang mưa.
Em đi nép hàng hiên sướt mướt,
Nhìn bong bóng nước chạy trên hè
Như những đóa hoa nở gấp rút.
Rồi có thể em vào một quán nước quen
Nơi chúng ta thường hẹn gặp,
Buông tâm trí bập bềnh trên những đợt lao xao
Giữa những đám ghế bàn quạnh quẽ.
Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh,
Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi
Như dòng lệ nào bất giác rơi tuôn.
Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
Của chiến tranh mà em không biết rõ.
Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
Một điều em sợ phải nghĩ tới.
Giờ này thành phố chợt bùng lên.
Chiều trên phá Tam Giang
Anh sực nhớ em
Nhớ bất tận.
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
Rực chiếu bao nhiêu giấc mộng đua đòi
Như những mặt trời con thật dễ thương
Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi,
Mỗi sáng trưa chiều tối đêm khuya.
Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi,
Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích
Trong nước trời lãng đãng nghìn trùng,
Không nghe thấy cả tiếng mình độc thoại.
Anh yêu, yêu nuối tuổi hai mươi,
Thấy trong lòng đời nở thật lẻ loi
Một cành mai nhị độ.
Thấy tình yêu như vận hội tàn đời
Để xé mình khỏi ác mộng
Mà người đàn ông mê tưởng suốt thanh xuân.
Ôi tình yêu, bằng chứng huy hoàng của thất bại !
***
Trường Sa hành
Trường Sa ! Trường Sa! Đảo chếnh
choáng
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề Lính thú mươi người lạ sóng nước Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi Khiến cả lòng ta cững rách tưa Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỉ Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh Lên xác thân người mãi đứng yên Bốn trăm hải lý nhớ không tới Ta khóc cười như tự bạo hành Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ? Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi Đám cây bật gốc chờ tan xác Có hối ra đời chẳng chọn nơi ? Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng Những cụm rong óng ả bập bềnh Như những tầng buồn lay động mãi Dưới hồn ta tịch mịch long lanh Mặt trời chiều rã rưng rưng biển Vầng khói chim đen thảng thốt quần Kinh động đất trời như cháy đảo... Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân Ta ngồi bên đống lửa man rợ Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi Nghe cây dừ ngất gió trùng điệp Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi Chú em hãy hát, hát thật lớn Những điệu vui, bất kể điệu nào Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ Cho mái đầu ta chớ cúi sâu Ai hét trong lòng ta mỗi lúc Như người bị bức tử canh khuya Xé toang từng mảng đời tê điếng Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê Ta nói với từng tinh tú một Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng Bãi lân tinh thức âm u sáng Ta thấy đầu ta cững sáng trưng Đất liền, ta gọi, nghe ta không ? Đập hoảng vô biên, tín hiệu trùng Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc Con chim động giấc gào cô đơn Ngàỵ Ngày trắng chói chang như giữa Ánh sáng vang lừng điệu múa điên Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên Ôi! Lữ cây gầy ven bãi sụp Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã Hay đến ngày bờ tái tạo xanh Sa hô mọc tủa thêm cành nhánh Những nỗi niềm kia cững mãn khai Thời gian kết đá mốc u tịch Ta lấy làm bia tưởng niệm Người. TÔ THÙY YÊN (8-1974) |
Tô Thùy Yên - Thơ anh trổi bật, lóng lánh kim cương, sắc cạnh va chạm, chữ nghĩa như lân tinh nhấp nháy trong đêm giông bão khiến thế giới bên kia có thể tưởng là tín hiệu từ trần thế, hay phía sau cả trần thế, gửi cho họ. Có lẽ họ nghĩ đúng, Tô Thùy Yên thi sĩ đã gửi những tín hiệu ấy từ hơn nửa thế kỷ rồi, và rất nhiều người ở hải ngoại không nhận được. Người trần gian có thể ở xa trái đất hơn là những kẻ ở hành tinh khác. (VL-1.2013)
No comments:
Post a Comment