Xuân nhất định không chịu nghe tháng Ba
dỗ dành quay trở lại: gió vẫn buốt, chân
trời xanh nhợt nhạt, những hạt băng
nhỏ xíu chui vào da thịt rét căm căm…
Làm gì với cảm giác tê dại này?
Thơ thẩn giở thơ văn Ăn Mày
Văn Chương tìm hơi
thở ấm…
Tìm ra Chân Phương thân thuộc - lãng tử
giới thiệu một bài thơ của Diễm Châu
tặng chàng giữa thập niên 80 xáo trộn dải
đất S.
Tôi đọc. Buốt giá. Bởi cảm giác cay
đắng và đau đớn.
Chết rồi- Lãng tử ơi! sao xúc cảm này quen thuộc quá?
Tôi lặng lẽ mở dần từng bài thơ
của Diễm Châu. Đọc chậm rãi.
Cảm giác tức ngực, nghẹn thở, không
nghe thấy tiếng động gì bên tai, không chú ý
đến bất kỳ cái gì xung quanh nữa.
Chỉ trở lại với chính mình- cảm giác
chính mình duy nhất. Và những cảnh tượng
hiện thực hiển hiện trong liên tưởng suy
tư…
Thi sĩ ơi! Diễm Châu! anh
đã làm gì với những chữ cái tiếng Việt? Sao
chữ lại có trọng lượng nặng đến
thế, miêu tả sửng sốt ngày hôm qua của
đất Việt, một giai đoạn sống hãi hùng
chưa thể xếp vào ngôi quá khứ đã
được nhận thức đầy đủ.
Đây là giấc ác mộng chiến tranh,
nơi, con người là
những vành khăn tang trắng đẫm nước
mắt, rớt bên huyệt và thì thào cùng gió:
VN, ta thù ghét mi nhưng vẫn không quên những con
đường của mi
trong buổi chiều
nắng tàn lúc hàng dừa xõa tóc
VN, trong bước lưu đày ta
nhớ hàng phượng rợp bóng
ta nhớ sân
trường tiếng ve kêu ran và cơn mưa ngã phiêu phiêu
cơn mưa bay à à trên
đường đẩy xuống lòng cống rãnh
những mảnh đời
dang dở những mối tình vô vọng những
ước mơ mọn hèn
VN, ta thù ghét mi khi mi thả lũ con
rừng rú xuống đồng bằng
ta thù ghét mi khi mi xua
đuổi những nạn nhân hiền hòa ra biển
VN, sao mi đẩy ra xa những xác
người giạt về quanh quẩn bên mi?
VN, mi có nghe tiếng thét kinh hoàng đêm
đêm?
VN, ta đã gặp lại người ta
yêu trong một đêm giông bão
trên con thuyền không
người, người ta yêu tóc rũ
người ta yêu quỳ
xuống ôm lấy ta, vuốt tóc
người ta yêu giọt
nước mắt long lanh
người ta yêu đôi cánh tay
gầy guộc
người ta yêu trần
truồng như một loài thú
VN, chính người ta yêu đã khép
mắt cho ta chứ không phải mi
Trong phút chốc
những cuốn phim thế giới cứ thuyết minh
đi thuyết minh lại về chiến tranh Vietnam
bỗng hiện về trong óc: những con đường
quốc lộ hoảng loạn dòng người rách rưới , những súng, đạn, xe
nhớn nhác tháo chạy…
quê hương, quê hương - những chiều, những sáng, những đêm đã từng có thật.
những sự thật không được
báo trước trong giấc
mộng chuyển dời của đất nước con
rồng cháu tiên:
VN, những ngày ở thành phố HCM ta là
một con chó
ta chạy trên
những đường rày cong queo bên những toa tàu
đổ
ta làm kế hoạch
lớn cho mi bằng cách lượm nước mắt khô
và gói ghém những nỗi niềm thương nhớ
VN, bạn bè ta thất tán tứ
phương
đứa bị thủ tiêu
trên đường Cửa Thuận
đứa bặt tin từ
Vĩnh Phú, Sơn La
đứa ngồi giảng
đạo ở Hỏa Lò Hà Nội
đứa tuốt tranh ngoài Phú
Giáo – Đồng Xoài
đứa ngược Buôn
Hồ đứa xuôi Thái Mỹ
đứa tiếp tục
đạp xe vào thành phố buổi sáng
đứa chơi vơi một cõi mù
sương..
VN, ta đã cõng một đảng viên già
bị phản bội sau khi đánh ngã y bằng đế
Gò Đen
Ta tiếc thương cho một kẻ
khùng điên suốt ngày mơ ước một anh
Đặng Tiểu Bình
VN, ta còn ở Rạch Giá xác một
người bạn khác
VN, mẹ cha ta không còn mồ mả
lũ anh em ta bây giờ
xất bất xang bang
lũ cháu ta lúc này
đạp xích-lô ghiền ma túy và chết cho Heng Xomrin
VN, hơn 100 tên đồ tể của
mi ngồi cãi lộn với nhau về chế độ bao
cấp
Trong lúc người ta yêu bỏ xác ngoài
biển khơi
VN, mi thật là khốn nạn khi sinh ra
ta đồng thời với bọn người ngựa
những tên bán Chúa phản
thầy hạng cú diều độc địa
VN, ta không còn ai
để thở than những buổi tối buồn
VN, những ngày cúp điện những
đêm xét hộ khẩu mi ở đâu?
mi còn nhớ dòng sông
với những con đò buôn người chi chit như lá
tre?
mi còn nhớ khu
vườn khoảng khoát sau vương cung thánh
đường Sài-gòn nơi những thằng hề
phương bắc công khai làm tình với gái đĩ
miền nam?
VN, mi còn chiếu phim con heo cho thủy
thủ Liên Sô ở kho 5?
bọn lính tàu bay
nước ngoài ở khách sạn Độc Lập Tự
Do của mi mỗi ngày dội nước dơ mấy
lần xuống đám học trò trẻ nít?
VN, mỗi ngày mi nướng bao nhiêu
mạng người?
VN, mi làm cách mạng sao dám nói dối?
VN, mồ cha những thằng công an khu
vực của mi
VN, mỗi ngày mi tra tấn bao nhiêu
người vô tội ở Phan Đăng Lưu,
Đại Lợi?
VN, chừng nào mi mở khách sạn Hilton
để bỏ tù thế giới?
sao mi đào thêm mãi
những con kinh nước mắt làm cạn nguồn
sống của nông dân?
VN, mi đã cướp của ta 8 năm
trời đẹp nhất
mi đã cắm vào
sọ ta cái chùa Một Cột của mi với bọn lãnh
đạo ngồi trên
VN, ta xuất huyết từng giờ và
mi vẫn thản nhiên ngồi vỗ béo lũ rệp
mi phủ báo Nhân Dân lên
những mưu mô thâm hiểm của mi
mi phất cờ
Giải Phóng trên mỗi đồng tiền công trái
những đồng tiền
thắt họng những đồng tiền siết máu
mi giết những
cụ già ám hại trẻ thơ và chia rẽ những
người tình trong trắng
(Việt nam, Tổ
quốc và Em)
Tôi trân trân nhớ tới những trang sách
viết về châu Âu sau chiến tranh thế giới: có ký
ức nào dám bịa đặt và bịa đặt nổi
những nỗi đau?
không phải nỗi đau tàn
phá của bom đạn mà là nỗi kinh hoàng trước
những khoảnh khắc nhân
tính bị hủy diệt. Bằng những hiện
thực trơ trụi và điên đảo không thể nào
tin nổi, chỉ để người đời sau rút
ra những bài học tiêu
hủy chất người đẫm máu của lịch
sử mà thôi, bởi trong thực tế, con người
bất lực trước cái ác.
Ôi con người! từ bao
giờ những khát máu bản năng thuần chuyển
thành phút buông tay bất lực trước nhân tính suy
đồi?
Thêm bao nhiêu giọt nước mắt và những
vành tang cho loạn lạc chiến tranh? Để những
âm thầm thế hệ gạt nước mắt đau
xót mai ngày, khi đọc lại trang sử ấu thơ
của mình…
Tôi nhớ đến những trang sách châu Âu
viết về những xã hội người thời
hậu chiến : khuôn mặt giãy giụa ác độc
cuối cùng của chiến tranh ở quốc gia nào
cũng thế, hậu quả sau cùng của chiến tranh
người dân ở đất nước nào cũng lãnh
đủ như thế. Đấy là lòng hận, sự
trả thù, nỗi cuồng tín mê muội và hân hoan của
bạo lực khi không đồng hóa nổi thế
giới con người với những lực
lượng đen tối nhất luôn lẩn quất trong
chính tâm linh con người.
Ai hiểu ra điều này, người đó
buồn và đau đớn.
Đấy là khi thi sĩ đào huyệt chôn
nỗi đau riêng tư bằng ngọn bút.
Đọc thơ Diễm Châu, ta muốn khóc:
Em yêu dấu
những lá thư chồng
chất
không người
nhận
mỗi ngày anh vẽ
một con tem
mang hình một
người bạn
những người bạn
không còn nữa
mỗi ngày anh trút hơi
thở lên trang giấy
hơi thở đóng
băng
mỗi ngày anh nắn nót
từng dòng chữ
dòng chữ hóa đá
anh đằm mình trong
bụm cỏ
gặm nhấm ngày qua
như một cọng rác
anh lau mặt bằng
tình thương mòn mỏi
gạt những sợi tóc bạc
dần..
mỗi ngày
tia nắng đầu
tiên nhỏ một giọt lệ
anh lại viết
một tờ thư.
9. 1984( Mỗi ngày)
muốn khóc không vì
nỗi bất lực hay sự tủi thân nào mà bởi lý
do cực kỳ đơn giản: ta quá buồn! đời
quá buồn!
Chân Phương
đã vượt lên nỗi
buồn này bằng giọng cười ngạo nghễ.
Tôi tưởng nhìn thấy lãng tử mến yêu của tôi
đốt thuốc lập lòe bên Diễm Châu trầm ngâm
lặng lẽ. Thời gian đau đã biến những
thi sĩ của thời đại thành chứng nhân lịch sử
bắt buộc:
hãy cám ơn người họa sĩ
thiên tài đã bôi đen giấc mơ anh
hãy cám ơn
người đàn bà có đuôi mắt hình mũi tên đã
biến anh thành thi sĩ
từng ngày
từng ngày những giọt cường toan
khắc lên mình
chúng ta những hình thù quái dị
khi cuộc tình
bùng cháy giữa bình minh
(GỬI PHƯƠNG SINH- Diễm Châu)
Nếu Chân
Phương đã biến thành khói thuốc len lỏi qua
các vách ngục tù của bóng tối bay lên trời xanh, thì
Diễm Châu không thể rời bỏ được
trần gian ngạt ngột, bởi Diễm Châu đã
biến thành những giọt mồ hôi chua chát rỏ
thấm xuống đất đen.
Thơ Diễm Châu là sự quánh
đọng của những khoảnh khắc trầm ngâm
nhìn thấu suốt sự vật. Bởi vậy ngôn
từ thơ Diễm Châu nặng trĩu- như chất
liệu đã tinh ròng thành vàng của thời gian sống
được thử thách trong một đời
người- bởi vậy hồn vía ta bị thu hút
mặc nhiên, khi đọc những bài thơ rứt gan
ruột của Diễm Châu.
Diễm Châu rỏ máu
tim khi rung chuyển
cơn khóc đau câm nín:
TỰ
DO
nhớ Thế Nguyên
Khi người nghệ sĩ bản
địa múa ballet trên chiếc xe cọc cạch
kẻ thiên tài từ paris
về giương ống kính
thâu hình một bóng ma
ôi tự do
mi đã cho anh
trương chi đỏ những đồng francs yêu
nước
mi đoàn kết
những chuyến bay việt kiều đầy ắp
những món hàng thâu lợi
gấp trăm
mi đã cho bạn bè
ta mùi vị mật ong
ảo tưởng thiên
đường hé mở
buổi chiều carnaval mi
đeo mặt nạ
cột vào lưng ta
chiếc pháo thăng thiên
từ chin tầng trời
cao ngất
ta ngó nghiêng như cánh
diều ác độc
nhìn quê hương quay
theo vòng bánh xe
người nghệ sĩ múa ballet
đầu cúi
xuống trái tim – nấm
mộ
ôi tự do
mi cười như
một con rối.
Tiếng
Việt của Diễm Châu như kẻ vật lộn
với nỗi đau và vẻ đẹp của những
điệp khúc thời gian bị thử thách - thứ
tiếng Việt lộn nhào trong từng tế bào tinh
tế thưởng thức những niềm vui đang
mất đi:
NGƯỜI LÀM VƯỜN VÀ
BÔNG HOA
Tôi, người làm vườn và bông hoa
Không đơn chiếc trong nhà tù thế giới...
O. E. MANDELSTAM
Khi chuyến xe buýt uể oải cuốn
đi sợi cuối cùng của gió
ta chỉ còn một
không gian thủy tinh
ở đấy nắng
chảy xuống thành luồng như đổ lửa
và lá cỏ vươn
dài như những lưỡi gươm xanh
buổi sáng đàn quạ
kêu vang như lệnh vỡ
ta bước ra
vườn em còn mặc áo già lam
trưa về ta ngồi sau
song cửa
ai đã thay màu rực
rỡ cho em?
ở chốn địa
đàng ta không phải người tù duy nhất
trót đưa chân nên
quanh quẩn với người
ta lục tìm trái tim
với nỗi sầu chất ngất
kết cho đời một tràng
chuỗi tinh khôi..
những lá cỏ cao dần
theo con nắng
những lá cỏ phủ kín
mình hoa
ta chỉ còn một
vạt màu của biển
và kỷ niệm
một khoảnh khắc tình ta.
11. 7. 1984
Sao lại có một
bài thơ đẹp đến đớn đau như
thế:
buổi sáng đàn quạ
kêu vang như lệnh vỡ
ta bước ra
vườn em còn mặc áo già lam
trưa về ta ngồi sau
song cửa
ai đã thay màu rực
rỡ cho em?
Chỉ một kẻ
tuyệt vọng yêu cuộc đời này mới có thể
hiểu vực thẳm của chia ly:
những lá cỏ cao dần
theo con nắng
những lá cỏ phủ kín
mình hoa
ta chỉ còn một
vạt màu của biển
và kỷ niệm
một khoảnh khắc tình ta.
Buồn quá, Diễm
Châu ơi, kẻ xa quê day dứt!
Nhiều khi tôi
trầm ngâm suy nghĩ, đọc rất nhiều thơ
văn, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm
xúc mà vẫn không thể nào tự
đặt mình vào tâm sự của những người
Việt xứ Nam. Bởi tôi là dân Bắc- và cuộc
chiến của tôi là cuộc chiến của dân Bắc.
Đấy cũng là
một thao thức đau không chia xẻ nổi với nhau
của quê hương tôi trong thời đại này. Con
người chỉ còn đọng lại sự tỉnh
táo, niềm xúc cảm sâu thẳm cùng sự bất lực
chấp nhận- những gì đã diễn ra trong biển
nước mắt chịu đựng giữa những
kẻ cùng giống nòi.
Dường như
tiếng thở dài của các thi sĩ phương Nam trên
đất Việt đậm đặc màu sắc và phong
phú tâm trạng hơn các thi sĩ Bắc? hay
chỉ là cảm tính đánh giá của tôi khi đọc
thơ Diễm Châu và Chân Phương?
nhưng rõ ràng tôi yêu mến những
vần thơ đầy màu sắc – như thể chân
trời chỉ đẹp khác lạ khi cầu vồng
bảy sắc hiện ra như thế:
CHO TÔI UỐNG
Hãy cho tôi uống, tôi không khát
ÁLVARO DE CAMPOS
Dưới đáy chiếc ly có một
vòng tròn
vòng đáy của
chiếc ly
vòng vàng
óng ánh
bên trên là những mùa
giông bão
những bắp thịt
của sóng
dòng cuồng lưu
bên trên nữa là
những cành rong
môi san hô
nắng mới pha màu hổ
phách
chiếc giường lông
chim ảo ảnh
khát vọng sủi
tăm
bên trên nữa là
mặt hồ thầm lặng
những vườn nho soi
bóng êm đềm
mắt biếc nằm trên
tay
ôi vòng mắt chim khuyên
chiếc nhẫn của con gi sừng..
hãy cho tôi uống...
Có một nét gì đó
mênh mang trong những màu sắc suy tư kiểu
phương Nam này- có lẽ đấy là dấu ấn pha
tạp các nền văn hóa của những con người
quen tự do?
Tôi cho rằng mình
đọc thơ Diễm Châu quá ít, chưa đủ
để khám phá sắc màu thi
sĩ toàn diện của anh. Thậm
chí tôi còn chưa có điều kiện đọc mảng
thơ dịch đồ sộ của Diễm Châu, trong
đó chắc chắn chứa những mảnh thiên tài
lấp lánh của một người dịch biết sáng
tác.
Nhưng từ những gì đã đọc
được của
Diễm Châu trên trang web Ăn Mày Văn Chương đủ để ta tự
nhủ:
Diễm Châu là một trong những
nhà thơ Việt đặc biệt, rất cần
đọc ngày hôm nay.
Nguyễn Hồng
Nhung
No comments:
Post a Comment