Cuộc
họp thứ nhất.
17 -11 - 1980.
Tới
dự có: B.Đ.G, N.N, N.K, N.V.B, T.H, N.Đ.T, C.L.V, C, K, C.H, O, T (T.Huấn),
A.Đ, X.D, Đ.V, H.T.N, G.N, B.C.H, (Viện văn học). T (Tư tưởng), X.V (Tạp chí
Cộng sản), N.T.O, H.M (Q. đội), H.C (Tạp chí Cộng sản), C.H.C (đến muộn).
Anh
K:
Tôi
cũng là một trong những diễn viên chính mấy năm qua. Tôi xin tự phê bình về
những nhược điểm của người sáng tác. Tính chủ quan của anh sáng tác hết sức
quan trọng. Khi tôi sang Hội, tôi đã mang cái tính chủ quan vào công tác tổ
chức, quên cả bối cảnh xã hội, quên cả anh đứng bên (mà mình không có âm mưu gì
đâu!).
Anh sáng tác thì yêu ghét thất thường. Cái đó có tác hại khi mang vào công tác nhân sự. Cái nhận định của mình tiền hậu bất nhất, làm người ta hiểu lầm. Anh sáng tác còn có tính độc đoán. Khen chê theo ý mình, không nghe ai cả, rất nguy! Mà tôi là Trưởng ban sáng tác! Tôi còn có tính tự ái rất kỳ cục, có lúc tự ti, có lúc hay cãi, nổi xung với đồng chí khác. Tôi ít phát huy tính tập thể trong công việc, vì tôi sợ là các anh cho rằng tôi quấy phá. Khi thấy không làm được việc, sợ phiền đến người khác, tôi đã "xê" ra chỗ khác, mong các anh lượng thứ. Tôi biết là tôi chưa làm tròn chức trách.
Anh sáng tác thì yêu ghét thất thường. Cái đó có tác hại khi mang vào công tác nhân sự. Cái nhận định của mình tiền hậu bất nhất, làm người ta hiểu lầm. Anh sáng tác còn có tính độc đoán. Khen chê theo ý mình, không nghe ai cả, rất nguy! Mà tôi là Trưởng ban sáng tác! Tôi còn có tính tự ái rất kỳ cục, có lúc tự ti, có lúc hay cãi, nổi xung với đồng chí khác. Tôi ít phát huy tính tập thể trong công việc, vì tôi sợ là các anh cho rằng tôi quấy phá. Khi thấy không làm được việc, sợ phiền đến người khác, tôi đã "xê" ra chỗ khác, mong các anh lượng thứ. Tôi biết là tôi chưa làm tròn chức trách.
Có
dư luận cho rằng: "Tôi trốn chạy, tôi và anh N trước đây là "bồ bịch" mà nay lại hại
nhau".
Trước hết,
về bản “Đề dẫn”, lúc đầu tôi cũng tán
thành. Nhưng dư luận dai dẳng cho rằng tôi là "co - auteur" chính của cái bản đó. Không phải đâu, mặc
dù tôi thấy lạ, tôi cũng rất thích. Tôi rất khổ tâm vì có dư luận cho rằng đồng
chí N rất trong sáng, bị kích động; còn tôi là một "mauvaiseetoile". Tôi
không nói được vì nói thì sợ bị cho là phản bạn, tôi cứ im thin thít. Đành phải
chuồn thôi. Tôi đi để anh N có thể công tác với tất cả mọi người. Tôi vào Sài
Gòn một thời gian thì nghe có tin anh N làm trưởng ban sáng tác, còn tôi thì đi
sáng tác. Tôi nghe có tin nói anh T.H bảo anh N làm trưởng ban sáng tác luôn,
tôi có ý tự ái. Sau này, tôi cũng cảm thấy không có vai vế gì trong ban giải
thưởng nữa, cho nên tôi muốn rút nhẹ đi.
Cái lề lối
làm việc của ta thiếu tập thể. Tôi ngồi lù lù ở Hà Nội, và tôi cũng chưa bị
cách chức cơ mà! Ngay việc tặng thưởng huân chương cũng chẳng hỏi han ai. Cả
việc cử người đi nước ngoài, anh N cũng chẳng hỏi ai. Anh G.N cũng chẳng biết.
Cái đó không được.
Tôi rất
đồng ý là Đảng đoàn ta nên thu hẹp lại ba người thôi, phải trực tiếp làm việc.
Sau này, đối với những việc quan trọng thì anh N và anh H cũng chưa đủ để quyết
định được. Có lẽ bộ phận thường trực của Đảng đoàn không hay hội ý với nhau.
Lâu nay, ta không làm việc đó. Tôi nghĩ rằng trong Đảng đoàn không có cái thứ
nhất, thứ nhì. Trước đây, anh N, anh G.N và tôi là bộ phận thường trực của
Đảng. Vậy anh N rồi, đến anh G.N, chứ không phải anh T.H, hoặc là ba anh phải
hội ý với nhau. Ta phải tôn trọng cái tập thể đó.
Anh
G.N:
Tôi
có một số suy nghĩ: Tình hình khủng hoảng này ở đâu mà ra? Tư tưởng văn nghệ sĩ
không theo kịp tình hình phát triển. Khủng hoảng, dao động. Sau Tết Mậu Thân, ở
Nam Bộ, đã từng có tình hình khủng hoảng như vậy trong anh em văn nghệ.
Ta
có xu hướng phủ nhận không? Không! Tôi cho rằng không! Đừng lầm cái "phủ nhận" với cái tìm tòi để
vươn lên. Có ai muốn từ chối không nhận đứa con mình đẻ ra không? Nói như H.N.H
là sai quá rồi. Anh em muốn suy nghĩ viết thế nào cho khác, cho mới. Vì vậy, anh
em muốn viết thật hơn, chứ không phải là phủ nhận.
Còn một số bài trên báo Văn nghệ, tôi cho rằng
anh em phát biểu để tiến tới Đại hội nhà văn chứ không phải có mưu đồ đánh ai.
Đánh Đảng ư? Các bài ấy cũng khẳng định chứ? Lẽ ra nên có lời tòa soạn thì kín
hơn.
Về
tâm trạng của nhà văn, hồi trước như con chim bay, nay như con vịt chạy lạch
bạch. Trước chẳng có gì sợ sệt, tôi tự tin lắm, sẵn sàng mang cả cuộc đời dành
cho Đảng. Không lẽ ta chống Đảng, nên chẳng sợ gì! Bây giờ khác, có gì đó làm mình
chìm, không sướng. Khi nói cái gì đó không biết, nói thế đã là nói lời nói của
Đảng chưa? Tình hình quá phức tạp. Nhà văn rất buồn (Q.L lúc đầu ca ngợi hết
mức, nay lại phán là sai). Tôi làm báo hai năm nay, chưa bao giờ thấy cực như
vậy. Bao nhiêu mũi dùi chĩa vào mình. Ai cũng có thể trị mình cả. Vừa qua, có
lẽ vì Đảng nhiều việc quá nên cũng lờ anh em. Lúc này, cần hiểu tâm trạng và đỡ
anh em, để anh em không có ý nghĩ mình tách rời khỏi Đảng.
Dư
luận xã hội lung tung quá! Bài thơ anh T.Ha cũng bảo là phản động. Dư luận xã
hội như thế mà Đảng "chả nói"
thì văn nghệ bị dư luận đánh chết luôn. Nếu Đảng tin thì Đảng bảo vệ chúng tôi.
Về
tổ chức, ý anh T.Hu là ta cố gắng giải phóng từ 50% đến 70% lực lượng sáng tác.
Đảng đoàn nên có chế độ thật nghiêm, cần quy định mấy tháng phải đi và viết.
Anh em bị giữ chân lại nhiều quá.
Nói
vậy, chứ ta không có gì rối lên đâu. Bồi dưỡng về chính trị là rất cơ bản. Nay
ta lơ mơ. Hai là đi vào cuộc sống, ta không làm được tốt. Ta phải kiên quyết tổ
chức "cắm". Anh nhà văn phải nắm được vấn đề hơn một anh cán bộ ở địa
phương. Phải coi đó là kỷ luật của nhà văn. Phải kiểm tra. Ba là lãnh đạo, phải
hiểu anh em, phải sát anh em, gặp gỡ, tâm sự. Bây giờ ta làm mạnh quá thì có
thể mất luôn.
Anh
N.T.O:
Tác
phẩm ta luôn bị phê bình là không hay. Báo cũng thế. Đăng những cái hay, có góc
cạnh thì thường có vấn đề. Cuối cùng phải bằng lòng với cái "lành mạnh" nhưng lại bị chê
dở. Cả truyện ngắn và ký. Tình hình có nhiều hạn chế lắm. Xã hội có nhiều cái
tiêu cực. Viết ngắn còn khó huống chi là viết dài. Xưa còn có đội ngũ tiếp kế.
Gần đây, lớp trẻ ít. Ở bộ đội, anh em có trình độ, có tài năng không ít nhưng
bài viết được có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhà văn bỏ trận địa nhiều, không
chịu cắm vào thực tế, cứ ở Hà Nội, Sài Gòn nên dễ bị dao động bối rối.
Nói là ta
có khuynh hướng phủ định thì nặng quá! Thực ra là anh em tìm lối thoát ra, cũng
có thể có hại, lệch lạc do cái tìm hơi lệch, thiên về hình thức. Ngay cả bản “Đề dẫn”, tôi đọc rất kỹ, thấy đánh giá
thành tựu rất cao. Chỉ đoạn sau nói về nguyên nhân, có thể chưa nói được đủ.
Hôm qua các anh nói hơi nhập cục. Anh A chống anh B. Tôi không đồng ý với anh A
thì chưa phải là tôi đã đồng ý với anh B!
Cái khuyết
điểm chính của ta là bỏ trận địa!
Về tổ
chức, cán bộ ta nên dựa vào tiêu chuẩn. Ta nên định ra tiêu chuẩn (có năng lực
+ đạo đức).
Nhân danh
là một người viết, tôi rất buồn. Anh em ta hẹp hòi. Trung ương thì
rộng rãi. Ta đấu đá nhau lung
tung thành ra nhiều người thành nạn nhân. Ta đi viết, cũng như ta làm tổ chức
nên lo cho nhau, văn nghệ sĩ ta là người có văn hóa mà đấu đá nhau không nên
đâu (tôi nói đây là hoàn toàn tâm sự).
Anh T.H:
Tôi thanh
minh một điểm: Bản “Đề dẫn” của anh N phê bình là do bài đó gây ra, chứ không
phải là tôi chạy đến anh T.H xui bậy.
Năm năm qua, sự
kiện Trung Quốc phản bội là một sự thức tỉnh chúng tôi. Đó là một thời gian dữ dội không quên được. Văn
học cũng vậy. Ta có sáng tác nhưng chưa sướng. Một phần là do tình hình khách
quan. Ta tưởng hòa bình rồi nhưng chiến tranh lại trở lại, bạn trở thành thù.
Nhưng cái khuyết điểm chủ quan của ta, ta phải nhận. Tôi không viết được là do
tôi. Thơ của ta (chống Mỹ, chống Pháp) có rất nhiều bài hay, không nên chỉ đánh
giá một câu "thơ ca cũng khá" như
trong bản “Đề dẫn”.
Về lãnh đạo, cũng có khuyết điểm ảnh hưởng đến sáng tác.
Sự lãnh đạo của Đảng như một ánh sáng rọi đường, ta đi theo. Tôi muốn nói về
cái Đảng đoàn của ta. Đảng đoàn
ta có tính chất mặt trận, nhiều người không làm việc được. Nên giải phóng bớt đi, chỉ dùng người thực sự
làm việc thôi. Về lối làm việc của lãnh đạo Hội, thường trực, đôi lúc chỉ còn
anh N, anh T.Ho, có lúc chỉ còn anh N. Tôi và anh B.H là "thường vụ xã hội". Anh N làm việc thiếu dân chủ lắm. Nên có một ban thường trực, không nên
hai người. Ít nhất phải là ba người.
Bài của H.N.H không tốt vì đánh giá thấp thành tích 35
năm, hàm ý là do lãnh đạo Mao ít. Bài đề dẫn của ta rất sơ lược.
Anh C.H.C:
Một vấn đề đau đầu là trí thức bỏ đi nước ngoài, đặc
biệt là trí thức khoa học kỹ thuật ở miền Nam. Bỏ đi là một điều đau khổ. Nó
nằm trong một đại âm mưu của Mỹ bóc lột hết chất xám của thế giới thứ 3. Trong
mấy năm, nó rút ở Đông Nam Á hàng vạn người. Inđônêxia mất năm nghìn. Rất mừng
là thời Mỹ, Sài Gòn đã có nghị quyết là không được để phung phí tài năng văn
nghệ.
Văn nghệ sĩ ta rất tốt là không đi. Đó là ưu điểm.
Nhưng ta chưa phát huy được. Ta chưa chú trọng thật sự đến việc giáo dục thanh
niên.
Đường lối của Đảng là rất hay, nhưng tại sao ta sáng
tác lại lúng túng? Đảng yêu cầu ta phê phán đi, ai sai, cái gì sai, nói đi! Ta chưa tạo ra được một dư luận xã
hội thuận lợi cho sáng tác. Ta phải gỡ ra cái khâu dư luận.
Về khâu lý luận phê bình, vẫn nhận định chung chung, dậm chân tại chỗ, chưa sâu. Ưu điểm
nhiều nhưng thường là bình luận ở mức nghị quyết của Trung ương bình luận rộng
ra, commenter thêm, chưa phát triển được vấn đề, chưa hướng dẫn được sáng tác,
không nói được sâu sắc mà chỉ mới mở rộng ra được một chút thôi. Có hai thực
tế: một là thực tế của cuộc sống và hai là thực tế của người sáng tác. Các nhà
phê bình chưa hiểu sâu hai thực tế này. Thêm nữa một nhà phê bình phải hiểu rất sâu về triết
học. Phê bình ta chưa
hướng dẫn dư luận được bao nhiêu, hơi mong manh, lại rất sơ sài, nói cho trơn,
không gây chuyện. Anh T nói: cho phép phê bình lý luận có một số sai nhất định,
sai trong khi tìm tòi.
Có
một cái mừng là độc giả của ta tiến nhanh. Một số thanh niên của ta đọc sách
của ta và rất thích đọc sách nước ngoài. Đó là điều có lợi.
Trong
năm năm qua (tuy tôi còn đọc ít), anh em ta vẫn tiếp tục sáng tác, tuy có bối
rối, băn khoăn (về kinh tế, về chính trị...). Không phải do khó khăn khách quan
mà anh em dừng sáng tác. Anh em có những tích lũy ghê gớm trong ba mươi năm
qua. Anh nào làm được, tôi hoan nghênh. Nhưng hiện nay, nếu viết tiêu cực khó
khăn thì không sao. Vấn đề là anh tiếp tục tích lũy rồi sẽ sáng tác, không sợ
mất phương hướng gì cả. Anh cứ viết thời kỳ chống Mỹ đi đã!
Còn
vấn đề nội bộ ta, bao giờ cũng có vấn đề thế hệ. Nhưng không nên đối chọi thế
hệ. Ta không có sự đối chọi này (anh C.L.V chêm: nó đang nứt anh ạ!). Không thể
dành conflit được. Các thế hệ ta nối liền với nhau. Đội ngũ của ta là duy nhất.
Về
tổ chức, tôi đề nghị: có Ban Thường vụ, Ban chấp hành... Đảng đoàn hiện nay 9
người, ta nên để 5 là vừa, 3 hơi ít. Làm thế nào anh em phải đi sáng tác được.
Chọn anh sáng tác không nổi lắm mà có khả năng tổ chức để lo cho anh em. Không
nên đưa cán bộ chính trị "chay"
vào làm. Tôi không nói khác anh T.Hu. Làm gì vẫn phải có xuất bản, in cho anh
em.
Tôi
thấy bên khoa học kỹ thuật rối, chứ không
phải nhà văn rối. Tác phẩm Nguyễn Trãi của ta đối với nước ngoài là
"Coamique", etranghe, marveilleu. C' est Unarevelation!" (bạn
khen ta). Họ nói Việt Nam rất Humain (Nhật Bản thì etroitisme, Ấn Độ thì
tropaystique, Trung Quốc thì họ không nói, Việt Nam thì humain). Tóm lại: phải
giải quyết vấn đề dư luận xã hội và khâu lý luận phê bình, tạo điều kiện cho
người nghệ sĩ làm việc. Ta phải làm cho dư luận sáng tỏ. Phải bàn với Tuyên
huấn về chế độ, chính sách và cách đối xử với văn nghệ sĩ, nhất là ở các thành
phố và các tỉnh.
Anh
N.N:
Vừa
qua, tình hình phức tạp. Một nguyên nhân là do quan niệm về vai trò và vị trí
của văn nghệ trong xã hội có nhiều điều đáng suy nghĩ. Giới văn nghệ bị đánh
giá thấp. Tất nhiên, bản thân giới văn nghệ chưa đóng góp được nhiều đối với
đời sống tinh thần của nhân dân, và còn có những vấn đề về tư cách, phẩm chất.
Nhưng xã hội còn tư tưởng "phong
kiến" rất nặng nề, cho là "xướng
ca vô loài". Văn học tự mình phải xây dựng lấy, mặt khác Đảng phải ủng
hộ văn học. Bản dự thảo về công tác tư tưởng của Ban Tuyên huấn Trung ương đánh
giá những người có nhiều thắc mắc là trí thức, cán bộ về hưu và nhà văn là
không đúng, biểu hiện tư tưởng nói trên.
-
Về bản đề dẫn, tôi chịu trách nhiệm, tôi dự thảo. Không ai làm
"co- auteur" với tôi cả. Tổ chức của Đảng đoàn vừa qua rất khó làm
việc vì nhiều anh ở xa hoặc không công tác ở Hội. Vấn đề huân chương làm rất
gấp, không thể mời trong Nam ra được, chỉ mời các đồng chí ở Hà Nội. Anh B và
anh T.Ha đề nghị tôi, chứ tôi không tự đề nghị. Bây giờ anh T.H lại nói thế,
tôi rất buồn. Bây giờ dư luận lung tung, nói là tôi gạt anh em ra ngoài.
- Về việc cử anh N.K.Đ, anh C.V đi nước ngoài, tôi đều có
xin ý kiến của anh Đ. Tôi thường nói anh G.N cần phải ở báo vì tình hình có
nhiều vấn đề lắm. Anh G.N cũng đi vắng rất nhiều, chỉ còn anh T.H. Tình hình làm
việc vừa qua là như vậy.
Đảng đoàn của ta không có Phó Bí thư, không có
bộ phận thường trực, cơ cấu như vậy rất khó làm việc.
Lúc tôi mới về có đồng chí xúi giục tôi lật
đổ anh T và bày cả biện pháp lật đổ. Tôi không đồng ý
vì đó không phải là ý định của tôi. Sau đó, họ lại quay lại phản bác tôi, đả
kích tôi. Tôi có sai sót thì tôi kiểm điểm và nhận sai. Còn làm việc thì tôi vẫn
làm cho đến khi Đảng đoàn bảo không làm nữa thì thôi.
Anh T.Đ:
Tôi muốn nói lại yêu cầu. Có bốn loại vấn đề:
1- Trong bản thân văn học có vấn đề gì?
2-
Trong giai đoạn mới, Đảng lãnh đạo văn nghệ thế nào? Thí dụ: Cần lập Ban Văn
hóa văn nghệ thì ban làm gì?
3-
Vấn đề chính sách, chế độ nên ra sao? (ví dụ: vấn đề nhà cửa, v.v... như ý anh
T).
4-
Vấn đề lãnh đạo hoạt động trong ngành.
Tôi
đề nghị tập trung vào vấn đề thứ nhất. Còn vấn đề chính sách chế độ, Bộ Văn hóa
sẽ lo. Chúng tôi đang có nhiều "âm
mưu" lắm. Ví dụ: xây dựng nhà sáng tác, tạo điều kiện làm việc cho các
anh. Nhưng vấn đề cấp bách hiện nay là vấn đề đi thực tế.
Loại
vấn đề thứ nhất: chúng tôi thấy rằng trong hoạt động văn nghệ đang có vấn đề,
không phải vấn đề phá phách, chống đối mà vấn đề cần phải vươn lên và vươn lên
như thế nào đây? Tuy nhiên trong vấn đề vươn lên lại có hiện tượng chưa đúng
lắm. Về mặt văn học là ta đã thấy một số khuynh hướng lệch, không ai nói lại và
có xu hướng phát triển. Những khuynh hướng này động đến những vấn đề có tính
chất nguyên tắc: vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa, chân thực hay không chân
thực, chân thực thế nào, vấn đề chức năng của văn nghệ. Có phải chỉ văn học ta
mới làm được chức năng vận động tuyên truyền mà chưa làm được chức năng nghệ
thuật không? Có phải văn nghệ phụ thuộc vào chính trị, nên kém nghệ thuật, kém
chân thực? Tôi thấy Nhà xuất bản Tác phẩm mới mời anh C nói về “Sự thay đổi những tiêu chuẩn đánh giá văn
học ở Liên Xô”. Anh C nói với tôi cái “tít”
ấy do Nhà xuất bản Tác phẩm mới đề ra cho hấp dẫn. Như vậy là có những cái xét
lại, nó tràn lan ra. Đang xuất hiện ra một xu hướng mới, có tìm tòi nhưng đụng
đến những vấn đề nguyên tắc. Nếu không phê phán, uốn nắn, khuynh hướng tất sẽ
phát triển. Hình như các nhà làm bình luận cũng không muốn nói lại, vì sợ bị quy là giáo điều. Ý kiến đúng và sai lẫn lộn.
Bảo những tìm tòi mới là sai cả thì không đúng, nhưng bảo là đúng thì càng không
đúng. Kiểu bài H.N.H, Đảng thấy có nhiều cái sai cần phê phán. Nhưng anh T.Ho
viết một bài không ra phê phán rồi cũng thôi. Còn anh H.N.H thì thanh minh và
có nói nặng lời. Ta cũng chưa có “phán
xử” gì. Đúng là anh em có tìm tòi, muốn có cái mới. Hiện đang có quan điểm
chỉ cần tư tưởng không sai, không cần phải phấn đấu nâng cao tính tư tưởng qua
tác phẩm, chỉ viết cho nghệ thuật là được. Trong điện ảnh tuy có tiến bộ nhưng
cũng chưa chú ý đi sâu vào nội dung, chỉ nặng về bình luận tính nghệ thuật. Đó
cũng là một khuynh hướng động đến vấn đề nguyên tắc: mối tương quan giữa nghệ
thuật và chính trị. Hiện nay khuynh hướng sai chưa phát triển rộng, nhưng đang
phát triển, cần có sự phân tích uốn nắn.
Còn
vấn đề thứ hai, chúng ta đang tìm cách lãnh đạo thế nào để giúp văn học, nghệ
thuật đi đúng đường lối và phát triển thuận lợi. Phải tạo ra không khí hào hứng
sáng tác. Hiện nay, không khí của ta là sợ sệt chứ không hào hứng. Vừa rồi xem
bài tổng kết hai mươi năm văn học của Hung, thấy họ tóm tắt kinh nghiệm lãnh
đạo vào mấy chữ: khoan dung, khuyến khích, nếu cần thì cấm.
Trong
khi vấn đề chung này chưa giải quyết thì lại nảy sinh một số vấn đề cụ thể
khác.
Ta
phải làm thế nào để đường lối văn học của Đảng tác động vào văn học, làm cho nó
phát triển. Hiện nay, anh em viết sợ, chúng tôi duyệt cũng sợ. Có lẽ vì thế mà
không hào hứng. Các loại vấn đề khác (3; 4) chúng ta sẽ bàn sau.
Anh
Đ.V:
Có
người cho là bản đề dẫn có tìm tòi, có người cho nó là phạm vào nghị quyết Đại
hội IV. Không có câu chữ nào viết trên giấy trắng mực đen là phủ nhận thành tựu
văn học. Nhưng bản đề dẫn thực chất bộc lộ xu hướng phủ nhận, cho rằng văn nghệ
ta là Mao - ít. Điều này không thể chấp nhận được.
Trong
vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị, bản đề dẫn cũng bộc lộ một khuynh
hướng không đúng. Nó không bộc lộ trần trụi đâu, nhưng nó đụng đến một số vấn
đề nguyên tắc. Ta nói nó chống đối thì không đúng, nhưng bảo nó tìm tòi thì
cũng không đúng. Vấn đề đánh giá thành tựu trong bản đề dẫn cũng gây tác hại
cho chúng ta.
Bài
anh H.N.H in trước hội nghị đảng viên. Đây là do sự chi phối của Đảng đoàn. Có
thể chỉ do một số đồng chí trong Đảng hay chỉ là do đồng chí Bí thư. Tuy nó nằm
trong một loạt bài dự định đăng trong dịp tiến tới Đại hội nhà văn, nhưng nó
không phải do chủ trương của báo mà là do chủ trương, ý đồ của Đảng đoàn. Đến
khi bài ấy đăng rồi, có ý kiến của Tuyên huấn thì đồng chí N.N phản ứng, do đó
cũng tạo nên phản ứng của H.N.H. Tôi rất ngạc nhiên và bắt đầu thấy ý đồ của
đồng chí N.
Sự
chi phối của Đảng đoàn đối với Báo Văn nghệ rất sâu, thể hiện ở chỗ đồng chí
N.N không muốn cho Ban Biên tập báo chúng tôi gửi lên Tuyên huấn những bài dự
định đăng, trước đây chỉ gửi những bài Đảng đoàn đã thông qua và cho đăng mà
thôi. Cho nên sự chi phối của Đảng đoàn đối với Báo là sâu sắc. Đảng đoàn kiên
trì tuyên truyền ý định của mình. Nó rất sâu chứ không phải ngẫu nhiên. Nó rất
quyết liệt.
Sau
hội nghị Đảng đoàn, tình hình diễn biến cũng là do sự chi phối của Đảng đoàn.
Sau này, đồng chí Bí thư đòi duyệt cả các tin và những cái chú thích. Tôi là
cái ghế giẻ rách ư? Đó là phá hoại sự làm việc của tôi. Báo có vị trí, quyền
hạn, chức năng của nó. Làm thế thì tôi làm thế nào được? Sự kiểm soát, chi phối
của Đảng đoàn là cho đến tận đáy, rất quyết liệt. Anh không tin tôi. Cho đến 21
“tiết mục” (loại bài thơ, truyện ngắn, tiết mục sân khấu…) do cấp trên muốn
biết (ý kiến anh em) thì N cũng có ý kiến ngăn chặn sự phát biểu của anh em.
Thí dụ: anh bênh ngay bài thơ của T.Q. Cho nên Báo đã thực sự đánh giá thảo
luận gì đâu!
Về
vấn đề lãnh đạo mới của Đảng nên ra sao?
Có
sự lãnh đạo từ trên rất cao, trong nhiều giai đoạn, Đảng ta đã làm đúng – Còn
lãnh đạo của Đảng đoàn, chúng tôi mong được nhiều “người hiền” lãnh đạo. Cái vô tư là rất quý. Gần đây đã có mùi
vị của sự “loại trừ” nhau. Anh N
bảo vấn đề gạt anh K không phải, gạt anh G.N cũng không phải, tôi chỉ xin các
anh xét lại – Ban Tuyên huấn Trung ương gần đây cũng nên xét lại. Không thể
chấp nhận được như thế! Tôi sợ những vấn đề này còn kéo dài và gây nhiều di
hại. Tôi chỉ muốn “yên thân”.
Anh
N.Đ.T:
Về
vấn đề chung, có anh T.Đ tôi mới dám nói. Chế độ mới hình thành, Đảng ta chưa
phạm sai lầm nhưng ta phải rút kinh nghiệm Đảng bạn. Tôi quen biết nhiều nhà
văn Liên Xô. Đến lúc thân, họ mới nói thật. Ông Simônốp phải đứng ra khôi phục
cho… đã bị kết án oan. Mở đầu là cái án tự tử của Maiacốpki. Kết thúc bằng cái
án tự tử của Phađêép. Bọn trẻ ta đi học vớ được cái tin đó, bê về nói lung
tung.
Về
ta, có lúc ta học Liên Xô, bắt tất cả các nhà văn học Pôlêvôi. Có lúc ta học
Trung Quốc. Mao còn to hơn Pôlêvôi nhiều. Phải học bỏ mẹ đi ấy chứ! Đến lúc
đường lối ta đã vuợt ra ngoài quỹ đạo Mao rồi, anh em cũng không biết. Một công
tác hết sức hệ trọng bây giờ là vấn đề lý luận. Về lý luận, ta đang có vấn đề
rồi. H.N.H không hiểu hết các vấn đề xã hội đằng sau vấn đề văn học. Anh ta
nhặt nhạnh các thứ lý luận dựa vào vì ít hiểu biết và hiểu biết đúng sai lẫn
lộn. Có bài anh T nói, tôi mới hiểu Mao đánh ta như thế nào, ở đâu, chỗ nào.
Tôi đề nghị các anh nhốt một số chúng tôi lại viết những sự hiểu biết của chúng
tôi và góp với Đảng những ý xây dựng. Độ một tuần, chúng tôi sẽ nói hết.
Tôi
đề nghị Trung ương chấn chỉnh nhanh tổ chức thôi. Không nhất thiết những người
giỏi sáng tác phải ở Ban lãnh đạo. Các anh lãnh đạo nên nắm chắc Tuyên huấn.
Phải có tập thể làm việc. Nhét sáu ông chính ủy trung đoàn ngồi cùng làm chính
trị viên trung đội thì khó lắm.
Anh
C.L.V:
Tôi
nói tiếng nói cuối cùng rồi từ giã Hội Nhà văn. Sáng nay họp không giải quyết
gì hết.
Không
phải là vấn đề tốt về động cơ hay không tốt về động cơ. Tình hình nghiêm trọng
lắm. Nếu quan điểm giống nhau mà không đồng bộ cũng không làm việc được với
nhau.
Tôi
ra ngoài này bị nhiều người chửi bới. Tôi sẽ rời Hội. Cho là về đường lối, Đảng
đoàn đúng đi, nhưng một năm nay cứ cãi nhau dễ là hại lắm. Anh T phải bỏ ra hai
ngày cơ mà. Hôm nay, tôi nói vấn đề rất nôm và bần tiện, không nói chữ.
Có
mấy vấn đề trong hội nghị đảng viên.
- Nặng về quân đội, nhẹ về dân sự.
- Nặng về
miền Bắc, nhẹ về miền Nam.
- Nặng về
trẻ, nhẹ về già.
Bản đề dẫn
vô cùng tai vạ cho Đảng. Trước đây, tôi rất thích và muốn bảo vệ anh N. Tôi đập
V.Đ.P cơ mà! Anh không tin lời nói anh T.Hu nên mới đề nghị anh Sáu T đọc lại
bản đề dẫn. Như anh, anh không dứt khoát.
Anh N
không chấp hành bản Nghị quyết của Đảng đoàn mà còn làm ngược. Anh N làm việc
đó rất thông minh, rất dai dẳng, kiên trì. Có lúc lố bịch, buồn cười. Bản đề
dẫn nếu bị một tay nước ngoài nào vớ được là phiền lắm. Bảo vệ hay phê phán thì
làm gì, đừng cao ngạo! Anh N trí trá kéo dài quá. Nó lù lù và nguy hiểm.
Vấn đề
huân chương, sao anh lại đề nghị anh? Sao anh không thông báo chúng tôi biết?
Việc anh T
đi Liên Xô, sao không đánh điện cho anh T làm trưởng đoàn?
Việc đăng
bài tiểu sử anh ở Lotus? Sao anh không yêu cầu đính chính? Im lặng là chấp
nhận. Ngay vấn đề cử N.K.Đ đi, thật là sai! Đảng đoàn mới lên đã đẻ ra sự rối
ren trong hàng ngũ. Cái quan trọng trong bản đề dẫn là quan điểm triết học, là
quan điểm chính trị, là quan điểm văn nghệ. Cách nhìn như thế là sai, là khác
với Nghị quyết Đại hội và quan điểm của Đảng. Bỏ một số từ đi thì đặt vào xã
hội Sài Gòn, xã hội tư bản cũng được. Anh N yếu về triết học, kém về văn hóa,
không hiểu lịch sử nhân loại nên mới nói như thế. Nói lịch sử nhân loại là lịch
sử khẳng định cá nhân là trật lắm (lịch sử đó là lịch sử đấu tranh giai cấp).
Anh đã tách con người cá thể ra, vẽ ra hội bé, vẽ cá nhân lớn. Nói bước tiến
lên của con người là mâu thuẫn với xã hội, là tha hóa, là không đúng. Trong khi
Đảng yêu cầu làm chủ tập thể thì anh đòi làm chủ cá nhân. Đó là điểm sai về mặt
triết học. Bản đề dẫn mà rơi vào tay một người nước ngoài thì gay go lắm.
Vấn
đề chính trị và văn nghệ anh đặt ngang nhau. Anh tuyệt đối hóa văn nghệ để có
người dẫn đến kết luận: “Tác phẩm hay là nhất! Ngang nhau sao được? Cái này
phải phục tùng cái kia chứ! Trong văn nghệ, anh đề cao chức năng nhận thức mà
không thấy hết vị trí của chức năng giáo dục, đánh giá thấp văn học từ 1970 đến
1975. Anh đánh giá không đúng tình hình lý luận phê bình và thơ, thậm chí phê
phán cả viết người thực, việc thực.
Anh nói nhiều đến con người và con người làm chủ nhưng con
người làm chủ khác con người làm chủ tập thể chứ! Anh nói đến triết học mà
không nói kinh tế xã hội là không mác - xít. Trong khi tình hình như vậy mà anh
không nói gì đến chống xâm lược bành trướng, thực dân mới… Bản đề dẫn đã thoát
ly thực tế cách mạng. Có thể nói phương pháp tư tưởng của anh không mác - xít,
sai lệch, bối rối, dao động. Sai về cả mặt triết học, chính trị, văn nghệ mà
anh cứ gắng mãi. Sự báo động của anh L là đúng và cần thiết. Lúc ấy anh N “lùi” thì còn có thể được, đến nay vẫn “lùi” thì không thể được. Giá trị của
bản đề dẫn không có gì, nhưng nó nguy hại vì nó phỉnh nịnh. Nó hại như một tên
linh mục bề ngoài hiền lành. Anh đòi “giải
phóng”! Giải phóng! Giải phóng…!”. Phải giải phóng và phải biết kiềm chế
nữa chứ! Nếu chỉ bẻ về câu chữ thì cũng đủ chết rồi. Lẽ ra sau những sai lầm
đó, anh phải thôi việc, đi học, đằng này anh còn giữ nhiều chức vụ hơn (bốn,
năm thứ trưởng ban). Thật là lạ.
Quan
điểm của anh H mấp mé bên cái vực nguy hiểm. Anh H chẳng hiểu gì về quy luật văn
học. Bài anh ấy sai như thế mà anh N bảo vệ mãi. Anh tạo điều kiện cho anh H
tuyên truyền bậy bạ, rất có hại cho Đảng. Tới nay mà vẫn không thấy bài ấy trật
thì cũng là lạ. Anh có biết báo “Tia
sáng” nó đưa lên thế nào không? “H.N.H chủ nhiệm Học viện Nguyễn Du”. Lâu
nay anh N rất phiêu lưu, anh làm như thế nguy hiểm cho anh em, cho Đảng và cho
cả bản thân anh. Chúng tôi, một số anh em có mặt ở đây như anh K, anh B.H, anh
A.Đ, anh G đề nghị anh N nên nghỉ để sáng tác.
Có
một dư luận: ông N muốn làm nhanh đại hội để thông qua nhanh danh sách của anh.
Tuyên huấn đã đồng ý đâu? Ở ngoài, người ta còn nói là anh N được anh C.H.M che
chở. Sau này, anh C.H.M làm trưởng ban tổ chức thì anh phất! Dư luận này rất
nguy hiểm! Tôi đề nghị anh N thôi chức Bí thư Đảng đoàn đi. Đó là ý kiến chung
của nhiều người. Anh B.Đ.G, anh A.Đ, anh T.Ha.
Tôi
đề nghị, một trong ba người sau đây làm bí thư: anh H.T.T, anh C.H, anh X.T.
Tôi nói xong, xin rút, họp Đại hội tôi cũng không ra - Tôi sẽ rút hết mọi chức
để viết.
Anh
B.Đ.G:
Tôi
giận anh N vì hôm họp Hội nghị đảng viên, qua anh K, tôi đề nghị mấy lần gặp
anh N để góp ý kiến với Đảng đoàn về bản đề dẫn nhưng anh không cho gặp. Anh
rất kiêu căng.
H.M:
Đi
qua Hội Nhà văn, anh em quân đội không ai muốn vào. Đề nghị lấy ý kiến chung
của Hội nghị đối với Đảng đoàn vì nó không còn uy tín nữa. Nó gây cả tác hại
đối với anh em bên quân đội.
Anh Đ:
Đề nghị anh nào còn ý kiến thì cứ viết gửi cho
chúng tôi, cho Tuyên huấn Trung ương./.
No comments:
Post a Comment