Đất nước đứng lên – Tây Nguyên
ngày ấy…
“ Mấy lần “ Đất nước đứng lên “…
Đứng lâu phải mỏi
cho nên phải nằm…”
Giới
cầm bút trong nước ít ai không biết “ Đất nước
đứng lên” là tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Ngọc, còn các sinh viên khoa
văn Đại học Sư phạm không ai là không biết truyện ngắn “ Trao kiếm” cũng của
nhà văn này bởi lẽ nó đã được đưa vào
giáo trình giảng dậy.
“
Trao kiếm” viết vào những năm đầu thập kỷ 50 vào lúc cuộc kháng chiến chống
Pháp đang loang rộng.“ Cụ Cư, 58 tuổi, nghèo xơ xác, chân lại có tật ở một thôn
đất cát…” . Vì nhà nghèo, cụ được coi là nòng cốt cách mạng, nhà cụ được
chọn để du kích dùng làm nơi “thảo luận tổ” trong khoá học “ du kích gương
mẫu của Tỉnh mở”. Từ lúc đó, “cụ ngồi nép một bên phản nghe anh em thảo luận”,
rồi mải mê quá, lúc đầu cụ còn ngồi một góc phản, lần lần anh em thảo luận hăng
quá, cụ rút một chân lên, rồi rút cả hai chân lên ngồi nghe…”. Cứ như thế,
cụ tự biến thành học viên và cũng giơ
tay “Tui xin có ý kiến”. Cụ kể rằng năm 1949 giặc đổ bộ lên Tam Quam, cụ nằm
dưới hầm nhìn thấy “ 4,5 thằng đi qua, xí lô xí là lia bừa cả súng , giựt
nhau một miếng dừa mà ăn…giành nhau trã
cá…ngủ bỏ cả súng …tui xin ý kiến là giặc sở hở lắm…”.
Lính
Tây mà giựt nhau cả một miếng dừa, tranh nhau ăn trã cá thì không hiểu “khẩu
phần lê dương” của nước Cộng Hoà Pháp thằng nào ăn mất, các vị du kích chẳng
cần đánh đấm, cứ ho một cái là địch bỏ chạy, khỏi cần tiến lên chính quy hiện
đại. Từ đó cụ Cư biến thành học viên của khoá đào tạo “ du kích gương mẫu” ,
lên lớp cho tất cả mọi người :” Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, nghèo
giàu gì cũng kháng chiến cả, chỉ có số ít nhà giàu chưa giác ngộ …” làm anh em du kích cứ há cả mồm ra nghe.
Nắm vững sách lược “đoàn kết toàn dân “vậy, không khéo ông cụ Cư là bác Hồ cải
trang chăng ? Nhưng mà không, hàng ngày
cụ vẫn đi cuốc đất, luộc khoai, bưng nước cho anh em, chỉ có buổi tối cụ mới
tham gia “có ý kiến”. Thế rồi hôm kết thúc lớp học, thật bất ngờ, cụ vào buồng
lấy ra một thanh kiếm trao cho một anh du kích :
”
Ai ? Ai nói không có kiếm giết Tây ?…Cây kiếm này, lần trước nó vô đổ bộ Chợ
Cát, sau tôi mới sắm đây. Tôi giữ rất kỹ, thường ngày lau chùi luôn, định chờ
địch đổ bộ lên đây lần thứ hai, chặt đứt đầu nó…”.
Cụ
Cư trao kiếm cho du kích còn căn dặn :
”
Tôi nghèo chớ giàu thì mua cho anh khẩu súng. Anh cứ về, nếu địch lên anh
chặt đầu nó cho tôi. Nếu thắng tôi sẽ thưởng anh, nếu đánh không được tôi cũng
xuống coi tại sao anh đánh không được ?”.
Ông
lão nhà quê mà ghê chưa , thật đúng là nhân dân ta rất anh hùng ? Nhà nghèo
toàn ăn khoai, ngủ đất chẳng hiểu cụ già
lấy tiền đâu ra mà sắm hẳn một cây kiếm để chặt đầu Tây?
Trong
chuyện cổ nước ta, có một anh bốc phét rằng :” tôi nhìn thấy một con trâu
khổng lồ, liếm một cái hết ba sào mạ…” làm người nghe phải kêu lên :” Không
nhẽ lại có thế ?”. Đọc truyện ngắn “Trao kiếm”
nghe nhà văn Nguyên Ngọc tả
lính Tây, cụ lão nông bỏ tiền mua kiếm, người ta cũng phải tự hỏi :” Không
nhẽ lại có thế ?”
Trong
kho tàng văn học cách mạng chống Pháp của Việt Nam, như Giáo sư Phong Lê nhìn
lại, “tới “Đất nước đứng lên “ của Nguyên Ngọc thì bức tranh kháng chiến mới
thực sự được mở rộng trong một cảnh quan vừa có chuyện vừa có người, có quê
hương và đất nước, có gắn nối giữa chất trữ tình và sử thi, có hài hoà giữa chủ
thể và khách thể…”. Vậy là trong văn học kháng chiến chống Pháp, tiểu thuyết
“ Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc đứng đầu sổ. Cuốn truyện viết về Tây
Nguyên thời chống Pháp, thời đất nước đang đứng lên, còn bây giờ “đứng lâu phải
mỏi cho nên phải nằm” như hồi tháng Tư vừa rồi hàng ngàn người Ba Na, Ê Đê…”đứng
lên” đập phá trụ sở Uỷ ban xã, phường… thì hiển nhiên hoàn toàn không có ngay
cả trong tưởng tượng của nhà văn Nguyên Ngọc.
Thời
đó, ở làng Kông Hoa gần An Khê có anh chàng Núp cùng đám thanh niên trong buôn
nghe già làng bok Sung kể chuyện. Bok kể rằng ngày trước có một ông tên là “ Tú
người to lớn, râu lưa thưa, con mắt ướt mà ngó thẳng , trên khố giắt một cái
gươm dài. Đất nước mình không có ai có cái gươm đó. Gươm ông Tú không phải gươm
thường , đó là một cái gươm giàng , đem
ra đánh Pháp, Pháp thua chạy hết. Nhưng có một bữa , trời mưa to gió lớn sấm
sét…nước sông Ba lên to, chút nữa ngập hết làng. Ông Tú đem gươm ra múa, đánh
mưa gió cứu dân…” Thế rồi ông Tú cao hứng, múa gươm vung mạng, chẳng may
lưỡi gươm bị văng ra rơi xuống sống,
trôi tuột về xuôi, lọt vào tay người kinh. Từ đó “người Kinh giữ cái lưỡi,
người Thượng giữ cái cán, hai người ở xa nhau , Pháp tới không có cái gì
đánh nên phải thua…Bởi vậy muốn đánh Pháp phải đi tìm người Kinh , chắp lại cái
gươm mới đánh thắng…”
Bài
học về đoàn kết Kinh với Thượng như vậy kể cũng ghê, nhưng với đám thanh niên
trong buôn nghe xong xem ra lại phản tác dụng vì thằng Pháp là ma là Giàng ,
không có gươm của Giàng đánh sao được nó ?
“ Không khí nhà rông trở nên ồn ào. Người nói Pháp như hòn đá, như cái cây, nó là Giàng.
Trên trời nó đi cũng được , dưới nước nó đi cũng được , đánh trúng nó , nó
không chảy máu…Ngày trước bok Klăng đánh, nó đem máy bay tới bay trên làng, bok
Klăng lấy ná bắn trúng máy bay, cũng không thấy chảy máu, cũng không thấy
chết…” . Mang tên mà bắn trúng máy bay thì đúng là “thần diệu” hơn cảùsúng
trường hạ máy bay Mỹ sau này. “ Không nhẽ lại có thế ?”
Nghe
chuyện anh chàng Núp tức trong bụng lắm, có thiệt thằng Pháp bắn không chảy máu
không ? Phải đi “điều nghiên” coi sao. Anh bèn nói dối mẹ xuống thị trấn An Khê
mua muối, nhưng chính là để “Tao đi coi mày cho kỹ, mai mốt phải đánh mày
chảy máu mới được…”. Thế rồi đi mấy ngày
mới tới An Khê, không thấy ông nhà
văn kể Núp làm những chuyện gì, chỉ thấy anh về kể với mẹ :” Con đi coi Pháp
cho biết, bữa sau đánh Pháp. Con coi nó kỹ rồi, cái súng nó, cái xe nó, cái tàu
bay nó giỏi thật, nhưng con người nó cũng giống con người mình thôi, không phải
ông trời. mai mốt con bắn thử xem có chảy máu không ?”
Hoá
ra chàng Núp mới chỉ xuống phố …đứng coi
coi súng ống ,tàu bay, tàu bò thôi, người ngợm Tây ra sao cũng chưa biết, vẫn
còn phải chờ coi bắn nó có chảy máu không ?
Vậy thì nhà văn bắt nhân vật lặn lội từ trên núi cao xuống mãi tận nơi “ ngó lên thấy ông trời đất rộng, núi bốn
phía thấp xuống” để làm gì ? Nắm tình
hình địch tơ lơ mơ như vậy mà về buôn vẫn hạ quyết tâm tiêu diệt Pháp.
Thế
rồi một hôm “Buổi sáng đi rẫy, bỗng nghe tiếng súng nổ. Thôi, khổ rồi. Pháp
đánh tới rồi. Súng nổ xa. Súng nổ gần. Súng nổ nhỏ, rồi súng nổ to..Không còn
kịp dọn cái nhà, không kịp bắt con heo, con trâu, không kịp lấy cái áo, cái
khố…”. Thế là tất cả buôn chạy dạt lên rừng. Mẹ Núp già nua, yếu đuối vẫn
phải cõng em Núp trên lưng, giao cho Núp cõng gùi gạo. Ở gia đình người Thượng,
gùi gạo nặng phải trên 50 kí lô, là thực phẩm sống còn, là sinh mạng của cả gia
đình. Người con trai trụ cột trong nhà như Núp, khi có biến lẽ ra phải cõng em,
gùi gạo, dắt mẹ chạy lên rừng. Nhưng không, anh ta mang gùi gạo…gửi hàng xóm
cõng đi, làm “ mẹ ra tới đầu làng, quay lại không thấy Núp đâu , vừa kêu vừa
khóc :
“ Ới Núp ơi,
Núp ơi…”
Núp chạy đến :
“ Mẹ đi đi, con gởi gùi gạo cho Xíp mang vô núi
trước rồi. Con không đi đâu, con ở lại đánh Pháp thử đã. Mẹ đi trước, đánh Pháp
chảy máu rồi con đi theo sau…”
Than
ôi, giữa cảnh nhà cháy, người chết, súng ống nổ ầm ầm, thật tội nghiệp cho bà
mẹ Núp, có con trai lớn lại bỏ em nhỏ, bỏ mẹ già, bỏ cả miếng ăn của cả nhà để ở lại đánh Pháp. Người anh hùng
bất hiếu hay là nhà văn cố tình quên không nhắc tới ? Có thằng con cột trụ
trong nhà, lúc biến lại xử sự như thế, nhưng người mẹ vẫn không oán trách,
vẫn lo cho nó :
“
“ Ố ố…một mình con đánh nó không được đâu…”
Vậy
nhưng ông con vẫn bướng bỉnh vẫn như bị “ma ám “ :
“
Được mẹ ạ. Con đánh thử trước, lũ làng bắt chước sau…”
Bà
mẹ nhìn Núp. Bà biết rằng “ cái
miệng người già không nói được thanh
niên đâu. ..”. Thế là bà đành chùi nước
mắt đi theo lũ làng để con ở lại. Chẳng biết cái anh chàng Núp này căm thù giặc Pháp
tới đâu, trong tay chỉ có mỗi cái ná, mà
dám một mình ở lại đối chọi với cả đại đội lính Pháp có đầy đủ cả súng ống,
mọoc-chi-ê…
“Chẳng
nhẽ lại có thế ?”
Dường
như đãng trí , mau quên là cố tật của mấy ông nhà văn lớn. Mới vài trang trước,
Nguyên Ngọc kể Núp xuống An Khê gặp cách mạng ““ Đi một ngày, ở một đêm,
về một ngày….”, trang sau Nguyên Ngọc đã
lại cho Núp lang thang cả ban ngày giữa phố An Khê sạch bóng quân thù :
“ người nào cũng đổ về chật ních. Núp chỉ thấy toàn đầu tóc đen lố nhố và cờ
đỏ . Người kinh cũng đông, người Thượng cũng đông, lần đầu tiên Núp thấy người
kinh, người Thượng đi chung với nhau, nắm tay nhau , ào ào như nước sông Ba
chảy qua thác, người nào cũng nói, nghe không hiểu gì cả, nhưng vui lắm, thích
lắm…”
Ngày
hội cách mạng trong con mắt Núp chỉ có nhiêu đó, riêng bok Hồ thì …chưa có gì
.”Núp cứ nghĩ mãi : bok Hồ là người thế nào ? Sao bok Hồ giỏi thế ?”. Rồi ông nhà văn cho chàng Núp ví von :” Bữa nay nhờ có bok Hồ mới biết đất nước
mình rộng quá ( rõ khổ, chàng mới về tới phố An Khê thôi, đã đi được tới đâu) có nhiều con suối quá , nhiều
con suối nhỏ, được bok Hồ khơi dòng cho, bây giờ đã chảy chung lại thành con
suối lớn, càng ngày càng lớn.Pháp có như một trăm hòn đá lớn giữa dòng sông
cũng cứ chảy qua hết…”. Hình ảnh rất hay, rất đẹp, chỉ tiếc ông nhà văn
quên mất rằng suối nhỏ nào rồi cũng chảy vào suối lớn rồi suối lớn nào cũng
phải chảy vào sông mà chẳng cần tới…bok Hồ khơi dòng. Từ một anh dân tộc Ba Na đầu óc hoang sơ, lo lắng ngớ ngẩn” sợ
bắn thằng Pháp không chảy máu” bỗng chốc chỉ sau một đêm gặp cách mạng, trí
tuệ đã được khai sáng có ngay khả năng trừu tượng hoá, ví von “trước kia
làng Núp chống Pháp như dòng suối chảy giữa rừng, nay nhờ bok Hồ khơi dòng…”
thì quả thực “ có nhẽ đâu lại thế?”.
Vậy
“ bok Hồ là người thế nào? Sao bok Hồ giỏi thế ?
Anh
chàng Núp nghĩ mãi không ra, sau rồi nhớ tới câu chuyện già làng kể chuyện ông
Tú , anh đắc ý :” Chắc bok Hồ cũng như
ông Tú vậy …”. Oâng Tú theo già làng là người “to lớn, râu lưa thưa…”thì
đúng là bok Hồ rồi. “Khi giặc Pháp tới, ông Tú đem gươm ra đánh Pháp, Pháp
thua chạy hết cả…”thì lại càng giống bok Hồ. Nhưng khi mưa gió sấm sét, ông
Tú lại mang gươm ra múa, “múa mạnh quá, rớt mất cái lưỡi gươm xuống sông Ba,
trong tay chỉ còn cái cán, còn cái lưỡi trôi về dưới xuôi, người Kinh lấy được…” thì lại không
được phép giống bok Hồ. Bởi lẽ bok Hồ bao giờ cũng sáng suốt, cẩn thận
không khi nào bốc đồng múa gươm mạnh đến văng cả lưỡi xuống sông. Mà nếu có lỡ
tay, nhất định bok Hồ sẽ đi tìm bằng được lưỡi gươm trả về cho người Ba Na chứ
chẳng bao giờ chịu để lọt vào tay người kinh. Aáy là chưa kể không biết lưỡi
gươm nặng vầy có trôi được theo sông vượt cả trăm kilômét thác ghềnh để về tới
tận dưới xuôi không, hay là vẫn còn mắc dưới đáy sông trên núi. Tuy nhiên đó
không phải lỗi của anh chàng Núp, chẳng qua tại nhà văn quên mất tinh thần
trách nhiệm cao cả của bok Hồ cũng như quên mất thanh gươm bằng sắt chứ không
phải bằng gỗ để có thể nổi lềnh bềnh trên sông đó thôi.
Sau
cùng chàng Núp và dân làng Kông Hoa cũng được gặp bok Hồ, nhưng không phải…”
người thiệt , chỉ thấy người trên tờ giấy…”. Đó là vật thể vật chất duy nhất mà
cách mạng mang tới cho người dân Ba Na. Vậy mà ông nhà văn cũng để cho lũ làng
“tưng bừng chào đón như chào đón mặt trời…”.Cái chỗ này cũng là lỗi của ông nhà
văn, bởi lẽ dân Ba Na đang đói gạo, đói muối đến thế, cách mạng tiếc gì không
gửi kèm vài chục ký lô theo ảnh bok Hồ làm quà cho dân hồ hởi phấn khởi mà cứ
để cán bộ tay không trèo lên bản như thế ?
Đã không cho dân được ký lúa, lại hứa lèo “bộ đội bok Hồ sắp lên” làm
dân mỏi mắt “đợi mãi, đợi ,mãi vẫn không thấy bộ đội đâu cả. Đê cán bộ cũng
không thấy nữa”.
Thế
rồi cũng tới lúc bộ đội về làng thật , nhưng không phải đoàn quân chiến thắng
mang quả thực về cho lũ làng mà là toán người “có khiêng người trúng đạn
…Gặp lúc lúa chưa chín không có chi ăn cả. Núp đem cho bộ đội một rổ bắp. Lũ
làng bắt chước đem cho rất nhiều. Bộ đội không ai biết nói tiếng Ba Na. Chỉ
chào rồi đi ngay…”. Chưa giúp được dân cái gì mà đã nhiễu dân đang túng đói
thế này, bác Hồ mà biết tất các chú bộ đội phải kỷ luật. Buồn cười nhất là ông
nhà văn tả tình quân dân “ có bộ đội bị trúng đạn phải khiêng. Người đó không
nói được, nhưng không khóc.Chỉ có các bà mẹ Kông Hoa khóc, sợ người đó đau…”.
Hi hi, chồng chảø phải, con trai thì không, thấy người lạ hoắc , lần đầu tiên
khiêng qua làng mà các mẹ lại…khóc được mới tài.
Pháp
chiếm An Khê và các vùng xung quanh. Cán bộ cũng trốn mất hút luôn. Dân Kông
Hoa lại “chờ hết một mùa lúa nữa mới có đê cán bộ của bok Hồ lên”. Anh
cán bộ người kinh tên Cầm này cũng tay không lên bản và…kể chuyện bok Hồ :” Bok
Hồ chống Pháp từ khi còn nhỏ, cũng bị Pháp bỏ tù. Sau trốn ra được , đi khắp
đất nước bày đất nước đứng lên chống Pháp, chống Nhật…”. Í trời, chỗ này
ông nhà văn quên cả tiểu sử Hồ Chủ tịch. Chẳng lẽ hồi đó Pháp bỏ tù bác ở…ngõ
Compoint, thủ đô Paris
bắt làm nghề thợ ảnh ? Rồi lại từ đó trốn ra bày cho dân “chống Pháp, chống
Nhật”. “Đất nước đứng lên” là tiểu thuyết lớn nhất thời chống Pháp, lầm lẫn lớn
thế mà bao năm Ban Nghiên cứu lịch sử
Đảng không phát hiện ra để cải chính thì thật đúng là “cơm chúa múa tối ngày”.
Từ
ngày có cán bộ Cầm ở bản, tinh thần chống Pháp của lũ làng lên cao hẳn, cao
nhất phải kể đến…bà mẹ của Núp. Một hôm Núp dẫn bộ đội đi đánh đồn Pháp, chạy
về khoe mẹ :
“Mẹ
ơi, Pháp chết mười lăm đứa…”
Thế
là Mẹ Núp, giận luôn trong hai ngày ? Vì sao thế ? Nghe tin Pháp chết phải vui
mừng chớ sao lại giận Núp ? Sau này Mẹ mới giải thích :
“Mày
thương Pháp lắm sao? Mẹ có hỏi mày Pháp chết mấy đâu . Chết mấy đứa kệ Pháp,
nó chết hết cũng được…Sao bộ đội chết mấy người mày không nói, mày thương Pháp
hơn bộ đội rồi…”
Oái
trời, Mẹ thương bộ đội thì Mẹ chỉ cần hỏi :” Thế ta chết mấy người ?” là…xong.
Eùp uổng Mẹ giận con những…hai ngày liền làm gì cho rắc rối cuộc đời ? Chắc ông
nhà văn muốn xây dựng tính cách nhân vật cho “phong phú và đa dạng” đây mà. Chỉ
tiếc, cảm hứng ca ngợi người dân tộc quá đà gây nên những cái “lỗi chính tả”
như thế nhan nhản trong truyện làm người đọc cứ ngờ ngợ :” có nhẽ đâu thế?”
.
Anh
cán bộ Cầm và bộ đội ở bản ít ngày rồi lại rút đi, để Kông Hoa lại rơi vào thảm
cảnh. “Nắng như cầm lửa đổ xuống. Dưới suối nước trốn gần hết, dân phải dỡ
từng hòn đá ra mới tìm được nước.Rẫy muốn cháy. Cây lúa thấp lè tè, hột cứng
ít, lép nhiều…”.
Kinh
hoàng hơn cả là cái đói ….muối.
“
Con nít khóc kêu mẹ :” Mẹ ơi, mẹ ơi, cho con cái mặn…”. Nước da người nào
cũng tái lét , bủng rẹt. Hai ông già không có muối ăn, thở không nổi, rồi
chết…”
Trong
cơn hoạn nạn, ông Chủ tịch Pok
Pa và chỉ huy Núp muốn cứu dân
thì chỉ việc cho phép lũ làng xuống phố An Khê làm thuê lấy tiền mua muối, đong
gạo là vượt qua được mọi chuyện. Nhưng không, Núp khăng khăng ngăn không cho về
:” Không được đâu.. Về càng chết…Thà chết thôi..”. Aáy đấy, mới nho nhoe lên
làm lãnh đạo, anh hùng Núp đã coi mạng
người như cỏ rác ? Viết tới đây chắc ông nhà văn cũng cảm thấy cái lý do “ không
cho dân xuống phố An Khê mua muối” là không được…chính đáng lắm, ông bèn cho
mấy người trốn xuống núi và vài hôm sau họ trở về khóc to :
“ Pháp lấy dao cắt lỗ mũi, cắt lỗ tai, chặt tay,
chết hết bốn người rồi, ba người sợ quá trốn về đây…”
Oâi
chao ôi, Pháp nào mà ngu quá, bỏ công bỏ sức ra vận động người Thượng về với
mình ; khi dân trở về lẽ ra phải mở rộng cửa mà đón vào, tặng gạo muối chớ ai
lại đi cắt tai, xẻo mũi , chặt chân … thì thực là chuyện chỉ có trong…tưởng
tượng của ông nhà văn. Bịa ra cái lý do “ đầy thuyết phục “ ấy rồi, từ nay tác
giả tha hồ “nhốt “ dân Ba Na trên làng Kông Hoa để “xây căn cứ địa” chống Pháp
bất chấp nạn đói đủ thứ. Tuy nhiên, sức chịu đựng của con người xem ra cũng còn
có giới hạn, khi chỉ huy Núp kêu gọi mọi người bỏ làng lên núi cao lập làng mới
để chống Pháp cho chắc ăn bị bà con phản đối :
“Không
có muối ăn làm sao ? Chân Núp thanh niên khoẻ, Núp leo núi được. Chân tôi
không có muối, không biết leo núi đâu.. Ở đây không đi đâu cả. Đấy con nít đấy,
đem nó lên núi, chết trên đó, chôn trên đó à…”.
Phản
đối thì phản đối, nhưng Núp nhớ lời anh Cầm dậy :” Mình phải đứng dậy cầm
giáo mác, cung tên đánh lại Pháp mới lấy lại đất nước được…”. Bởi vậy dân
đói cơm đói muối, con nít chết…mặc kệ, cứ phải là “lấy lại đất nước cái đã”,
Núp quyết định cứ chuyển hết làng lên núi bất chấp “ bốn phía tiếng con nít đòi
muối khóc ồn ào, tiếng bà già ông già chửi người xui bậy , tiếng thanh niên
phản đối Núp nói to. Giải tán hết. Mỗi người đi một ngả…”
Lúc
này mới thấy cái bản tính sắt đá, kiên quyết mục tiêu cách mạng dẫu hy sinh
tính mạng của dân cũng cứ mặc kệ mà đê cán bộ Cầm gieo vào tâm hồn anh thanh
niên người Thượng nay đã sớm đơm hoa kết trái, bám chắc vào cái đầu vốn nguyên
sơ trong trẻo như nước suối đầu nguồn của anh ta. Thế là anh quyết không chịu
nhân nhượng dân làng mà đi từng nhà vận động :
“
Aên tro tranh thay muối khổ lắm. Tôi cũng biết khổ. Nhưng ăn tro tranh khổ
một đời mình thôi. Còn ăn muối của Pháp khổ hết đời mình, đời con mình khổ nữa
, đời cháu mình khổ nữa…”
Kỳ
lạ thay , cái triết lý “ sống cho tương lai”, “sống là để sửa soạn sống cho mai
sau ” – cốt lõi của nhân sinh quan cộng sản chẳng hiểu đã thấm sâu vào anh
thanh niên Thượng này từ bao giờ mà anh “vận dụng” xuất sắc đến như vậy ?
Ngay khi cán bộ còn chưa mang “ cái ánh
sáng của Đảng “ tới cho lũ làng, chẳng hiểu sao, anh chàng Núp đã đứng lên kêu
gọi vanh vách :”Đánh đếân khi hơn Pháp,
hết Pháp ở đất nước mình mới thôi. Đánh đời mình chưa xong, thì đánh đến đời
con, đời cháu mình nữa…”. Oâi chao, cán bộ cao cấp cỡ Uỷ viên Trung ương
Đảng ra lời kêu gọi toàn dân trường kỳ kháng chiến chắc cũng chỉ
hùng hồn bằng anh thanh niên người Thượng này. Với tinh thần đó, quyết không
chịu sống trong vùng tạm chiếm, Núp kéo luôn cả bản Kông Hoa chạy tuốt lên núi
cao lập làng “tự do” thiếu gạo, ăn tro thay muối, khoác vỏ cây thay quần áo,
thiếu cả rìu dựa bằng sắt phải thay bằng đá để chặt cây, phá rừng dựng nhà làm
rẫy.
Có
ai chặt được cây lớn bằng đá không ? Có đấy, ông nhà văn kể :
”
Đêm nay Núp phải ngả cho được cây này . Núp lại ôm hòn đá, lấy sức bửa vào gốc cây, hai cái, ba cái …làm mãi, làm
mãi không nghỉ . Cho đến khi con gà thức giấc kêu ò ó o. Núp leo lên ngọn cây ,
cột một sợi dây rừng rồi ra sức kéo. Cây gẫy răng rắc, đổ ào xuống…”.
Ngày
nay nếu trở lại Tây Nguyên, ông Nguyên Ngọc thử treo giải thưởng trăm triệu
đồng cho anh thanh niên nào khoẻ nhất làng dùng hòn đá trong có một đêm mà
chặt được cây lớn “gẫy răng rắc” thì mới thật là
không…bốc phét.
Suốt
ba năm 90 con người làng Kông Hoa sống trong khổ cực vậy để làm gì ?
Xin
thưa rằng chỉ là để…”…chờ bộ đội Bok Hồ, chờ anh Cầm, dài không biết bao nhiêu.Hòn đá dưới suối Đất Hoa trước kia
nhọn, bây giờ nước đã mài tròn cả đầu nó rồi. Chín mươi người vẫn lầm lì đi
theo Núp”.
Sống
cả ngàn ngày như trong thời đại đồ đá vậy mà không mong ăn no, không cầu mặc ấm
mà lại chỉ “mong mãi lưỡi gươm ông Tú, mong mãi người Kinh, người của Bok Hồ lên” thì lũ làng Kông Hoa quả thực là mắc bệnh tâm
thần cả rồi. Aáy thế nhưng chờ đợi trong khổ cực, mỏi mòn vậy mà cách mạng
cũng vẫn chưa chịu lên cho, sau cùng anh chàng Núp đành phải tự mình đi tới
rừng Ba Lang tìm gặp cán bộ chứ còn biết chờ tới bao giờ ?
Không
thấy tác giả kể cuộc gặp gỡ ấy ra sao, chỉ thấy Núp “đi gặp người Kinh “ về khoe với cả làng :
”
Ô…người kinh này tốt lắm. Con mắt hiền lành đen
lắm. Ít nói…Cái áo màu đen, thường
thôi, không đẹp đâu. Đi dép làm bằng bánh xe lấy được của Pháp…”.
Cũng giống như
lần trước đi gặp cách mạng về, Núp chẳng mang
được nắm gạo,
hạt muối nào về, lại vẫn chỉ những câu chuyện về bok Hồ.
“Thế
bok Hồ ở đâu ?”- lũ làng hỏi.
Núp nhìn quanh ,
suy nghĩ, rồi đứng dậy đi ra cửa quay về phía ông sao giống cái bánh lái của
người Kinh , đưa tay chỉ vào đêm tối mờ mịt:
“ Bok Hồ ở phía
này…”
Tất cả đều ra
cửa nhìn. Oâng sao bảy cái nhấp nhánh và rất sáng.
“ Bok Hồ ở phía
này”
“ Phía này có một ông sao quanh năm không bao giờ thay
đổi chỗ ở. Sáu ông sao lớn chạy quanh ông sao đó…”
Oâng
sao đó chính là bok Hồ “ không bao giờ lặn nữa trong lòng đồng bào Kông Hoa.” Ghê chưa, một phát hiện thiên văn học
vĩ đại, “ông sao 7 cái “ thì đúng là “đại hùng tinh rồi”, nhưng tìm đâu ra
“một ông sao quanh năm không đổi chỗ” và lại có những “sáu ông sao lớn chạy quanh”
để tượng trưng cho bok Hồ ? Lỗi kiến
thức này không thuộc anh thanh niên người Thượng mà chính do tác giả đã nhét
vào đầu anh ta. Vả lại, hình ảnh “ngôi sao dẫn đường” chỉ dành nói về Đảng thôi
, còn nói về bác thì phải dùng hình ảnh “cha già dân tộc” kìa, vậy mới đúng là
kiểu nói chính thống.
Nói
chuyện bok Hồ xong rồi, tất nhiên phải nói tới chuyện…Đảng. Chuyện này “trừu
tượng” chứ không cụ thể như chuyện bok Hồ, làm sao nhét được vào đầu anh thanh
niên “bán khai” đây ? Cái sự “giác ngộ về Đảng “ cho người dân tộc này xem ra
khó quá, nên tác giả đành lờ đi cái quá trình mà chỉ trình bầy cái kết quả.
Anh
cán bộ Thế nói :
“
Người mình đánh Pháp cứ thua mãi, thua
mãi. Cho đến khi có Đảng chỉ huy mới thắng được tới bây giờ. Đánh Pháp ngày
nay là do Đảng chỉ cho đấy…”
“ Ô…thế Đảng là Bok Hồ phải không ?”
“ Bok Hồ cũng là người Đảng đấy. Nhưng còn nhiều
người Đảng khác…Ai người nghèo khổ , căm thù Pháp, căm thù người bóc lột , làm
ăn tốt…người đó là người Đảng…”
Chỉ
có thế thôi, anh chàng Núp đã “giác ngộ Đảng “ rồi .
“ Suốt đêm đó Núp không ngủ. Chung quanh thấy toàn
sao là sao…”.
Vậy
là “mặt trời chân lý” đã “chói qua tim”
anh người Thượng, thức trắng đêm là phải rồi, thật chẳng bù cho mấy anh trí
thức, học đi học lại mãi mấy kỳ chỉnh huấn mà vẫn tơ lơ mơ chưa hiểu Đảng là
gì.
Thế
rồi sau “ gần bốn năm sương mặn của núi Chư Lây đã làm đen sạm hết chín
mươi khuôn mặt lũ làng. Gần bốn năm nay
, chưa một ngày nào chín mươi người đó được ăn đủ no, đủ mặn. Thịt trong người
teo lại. Má hóp xuống…”, sau cùng anh Thế, người của Đảng cũng đã trèo lên
bản mang theo…9 cái rìu rựa để tặng lũ
làng. Oâi chao ôi, quà của bok Hồ chỉ có bấy nhiêu thôi, mà già làng đã “õ múa
tay, trợn tròn hai con mắt” :
“
Bok Hồ gửi anh Thế mang lên cho bốn cái rựa, năm cái rìu …ô cái nào cũng mới
tinh cả, sáng như là ông trăng, như thế cũng bằng cho người Kông Hoa…mấy cái
?Hai cái à…cũng chưa phải đâu…ba bốn năm sáu bảy…một trăm cái tay đấy…hà hà
hà…”
Anh
chàng Núp cũng cầm cả 9 cái rìu rựa đưa lên cao mà rằng :
“ Bây giờ có anh Thế mang rìu rựa của người kinh,
của bok Hồ gửi cho mình đây, mình càng làm rẫy giỏi nữa , ăn no nữa, nhất định
thằng Pháp phải chết trước mình…”
Chỉ
mất có 4 con dao và 5 cái rìu mà đã lôi kéo được cả làng người Thượng đi theo
cách mạng, đánh Pháp đến cùng thì “công tác vận đồng quần chúng trong các dân
tộc ít người” quả thực là quá…dễ dàng. Viết như thế, người Pháp đọc được chắc
phải tiếc hùi hụi vì đã bỏ ra biết bao tiền của cho các sắc tộc Tây Nguyên mà
vẫn bị họ căm thù, đánh cho tơi tả thì là sao ? Ở đây ông nhà văn không muốn
vạch ra cái “bí kíp” của cách mạng đó, chắc là sợ người Pháp học được dùng nó
lôi kéo lại người Thượng thì rầy rà hay là trong thực tế chuyện giác ngộ
Đảng cho anh thanh niên dân tộc không
diễn ra xuôi xẻ như ông nhà văn tưởng tượng khiến ông phải làm qua loa chiếu lệ
vậy thôi.
Cảm
hứng ca ngợi quá đà tình cảm “Kinh-Thượng” cũng đã đưa ngòi bút Nguyên Ngọc
diễn tả một thằng bé người Thượng lưu luyến anh cán bộ người Kinh chỉ về huyện
họp có dăm ngày đến mức…lố bịch :
“Bữa
nay anh Thế về huyện. Nó ngồi trông mãi . Tay
nó cầm sợi dây có cột nhiều gút. Anh Thế
hẹn đi về huyện năm ngày thì trở lên. Mỗi ngày thằng Ngứt thắt một gút trên sợi
dây . Sáng nay ngủ dậy , nó đem ra đếm , thấy đã đủ năm gút, nó ra ngồi chờ
mãi, sao anh Thế không thấy lên ? Nó ngồi trên ngưỡng cửa , ai hỏi gì cũng
không nói, chị Liêu đi ra rẫy cũng không đi theo, con mắt cứ ngó chăm chăm phía
suối Đất Hoa…”
Oâi
chao, cái thứ nhớ nhung “bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa như ngồi đống rơm “ thế này là thứ tình cảm trai gái đang
yêu, ông nhà văn nỡ lòng nào nhồi nhét cho một thằng con nít người Thượng
đang tuổi ham chơi ?
Cứ phải chịu đựng một thứ cảm hứng “ca ngợi quá
đà” như thế, người đọc phải kiên nhẫn lắm mới theo được Nguyên Ngọc dẫn dắt câu
chuyện anh chàng Núp đi vận động các làng xung quanh : Đê ta, Đê ô, Đê mô, Đê
lanh, Kông giàng…đi theo cái làng Kông hoa của anh đứng dậy đánh Pháp. Rồi Núp
vào Đảng, Núp thành cán bộ xã, cán bộ huyện, thành Chiến sĩ thi đua, thành Anh
hùng Quân đội…và đi ra Bắc tập kết để tiếp tục đánh Mỹ- Diệm và được gặp bok
Hồ.
Anh
chàng Núp và mọi nhân vật trong “ Đất nước đứng lên” được vẽ bằng toàn một mầu hồng đỏ chói không mảy may gợn một
chút bụi trần của con người phàm tục. Đó toàn là những con người “ nghe theo người Kinh” cam chịu đóng
đanh trên cây thập giá của chiến tranh với nỗi ham muốn tột bực chỉ là đánh
Pháp . Nguyên Ngọc đã nhào nặn tuốt luốt những con người Thượng nhỏ bé, đầu óc
giản đơn , chất phác , sống hoà hợp với thiên nhiên thành những kẻ say máu,
chém giết bằng những vũ khí dã man như tên độc, chông đất, chông trời…và đưa họ
vào bảng phong thần thành những thánh nhân của cách mạng.
Tại
sao vậy ? Đó là vì :
“Tháng
8-1955, tôi được triệu tập về trại sáng tác về Anh hùng Quân đội , ở đây tôi được phân công viết về đồng chí
Núp. Tôi viết “Đất nước đứng lên “trong
dịp ấy, trong sách đó , tôi gửi tất cả những mong ước ca ngợi những người anh
hùng Tây Nguyên mà từ trước đến nay tôi chưa thực hiện được qua mấy lần thất bại…”
(
Nguyên Ngọc – Thư gửi ngày 9-11-1960 cho Tổ văn học hiện đại Trường đại học
Tổng hợp Hà Nội)
Vậy
là đã rõ, “Đất nước đứng lên” được viết trong “trại sáng tác về anh hùng quân
đội, chỉ nhằm ca ngợi những người anh hùng chứ không nhằm phản ánh hiện thực
các sắc tộc Tây Nguyên trong những năm
chiến tranh của thập kỷ 1950. Và bởi mục
tiêu rõ ràng và rành mạch như vậy nên bức tranh mà Nguyên Ngọc dựng lên trong
suốt hơn 200 trang giấy còn lâu lắm mới tiếp cận tới những sự thực dữ dội của
đời sống người Thượng trên cao nguyên.
Và
như vậy, suy cho cùng, “Đất nước đứng lên “ cũng chỉ thuộc loại sách “Người tốt
việc tốt” dùng để giáo dục chính trị tư tưởng trong một thời kỳ lịch sử đã qua.
No comments:
Post a Comment