Sáng
26/6, tại TP.Hạ Long, Quảng Ninh, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học,
nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Quan điểm của
Đảng về văn học, nghệ thuật và hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật”.
Phát
biểu khai mạc lớp tập huấn, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng
Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhấn mạnh: Nghị quyết
23-NQ\TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học,
nghệ thuật trong tình hình mới” đã khẳng định những thành tựu, đồng thời
chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm trong hoạt động văn học, nghệ thuật
của nước ta trong thời kỳ đất nước tiến hành đổi mới và hội nhập quốc
tế. Nghị quyết đã được các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến
các địa phương triển khai thực hiện được 5 năm. Những nội dung cơ bản
của Nghị quyết 23 đến nay vẫn phát huy giá trị chỉ đạo thời sự trong
công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động văn học, nghệ thuật. Nhìn tổng thể,
một số hạn chế, bất cập mà Nghị quyết 23 chỉ ra vẫn chậm được khắc
phục. Trong sáng tác, biểu diễn, truyền bá các tác phẩm văn học, nghệ
thuật còn không ít những tác phẩm chưa thể hiện rõ tính chất tiên tiến
và bản sắc dân tộc. Số lượng tác phẩm ngày càng nhiều, song còn ít tác
phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật...
PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh phát biểu khai mạc Lớp tập |
Nhằm
phát huy ưu điểm đã có, khắc phục nhanh những yếu kém, bất cập, Hội
đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tiếp tục mở các
lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội
ngũ cán bộ đang tích cực hoạt động trên lĩnh vực này. Từ năm 2009 đến
nay, đã liên tục mở các lớp tập huấn lý luận, phê bình cho đội ngũ cán
bộ đang hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong phạm vi cả
nước; tính tới thời điểm này, đã hoàn thành 9 lớp tập huấn.
Lớp
tập huấn “Quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật và hoạt động phê
bình văn học, nghệ thuật” được mở với mục tiêu nâng cao trình độ, sự
hiểu biết về một số vấn đề cơ bản trong công tác tư tưởng, công tác báo
chí, văn nghệ trong thời kỳ mới; củng cố sự hiểu biết có tính hệ thống
về quan điểm, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và tình hình phê bình
văn học, nghệ thuật ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới hiện nay; trao
đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng thực hành viết bài phê
bình văn học, nghệ thuật.
|
Các học viên sẽ nghe 5 chuyên đề về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. |
Tham
gia lớp tập huấn có các cán bộ chỉ đạo, quản lý, tham mưu của các Ban
Tuyên giáo; các cán bộ quản lý; phóng viên, biên tập viên văn nghệ của
các báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình ở Trung ương, địa
phương. Ngoài ra, còn có một số cán bộ, giáo viên giảng dạy bộ môn văn
học, nghệ thuật, hoặc trực tiếp tham gia viết lý luận, phê bình văn học,
nghệ thuật...
Trong
các ngày từ 26/6 đến 29/6, các học viên sẽ được học 5 chuyên đề: “Đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước về văn hóa, văn nghệ”;
“Nâng cao kỹ năng thực hành trong hoạt động phê bình văn học, nghệ
thuật”; “Đường lối của Đảng với sự đổi mới tư duy lý luận trong văn hóa
văn nghệ đặc biệt từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đến Nghị quyết V
Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam”; “Chống các quan điểm sai trái
trong văn học, nghệ thuật”; “Công tác tư tưởng – văn hóa trong tình
hình mới” ...
Qua
các chuyên đề, mỗi học viên sẽ nắm vững hơn, hiểu biết sâu sắc các quan
điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật nói chung và phê bình văn học,
nghệ thuật nói riêng. Trên cơ sở đó, vận dụng có hiệu quả vào công tác
và hoạt động văn học, nghệ thuật của mình, góp phần tích cực đấu tranh,
phản bác các quan điểm sai trái trong hoạt động văn học, nghệ thuật hiện
nay, làm lành mạnh đời sống văn học, nghệ thuật./. |
No comments:
Post a Comment