CHUYỆN LÀNG ĐÀ
Làng Đà há
há lắm chuyện lạ nhưng tuyền chỉ xoay quanh sự giao cấu linh tinh. Kể nghe chơi.
Làng Đà được
phong làng văn hóa, biển hiệu đóng từ cổng làng cho đến từng hộ
bên trong. Chả là làng Đà được tiếng làm ăn giỏi, giai thời bốc vác
phương xa,
gái thời chạy chợ aka bán lồn. Giai cứ nứt mắt là rủ nhau đi làm thuê,
gái cũng thế, rủ nhau đi mần phò. Thế nên làng Đà giờ sót lại chỉ tuyền
tráng niên mất sức và các thanh nữ góa chồng hoặc sắp hết hơi. Chơi vơi
phết.
Âý nhưng làng Đà hẵng sót lại một vỹ nhân, tên Buồi Bống nhưng người
ta ít gọi bằng tên đó mà gọi bằng cái tên rất Tầu nhuốm mầu địt bọp là
Tây Môn Khánh. Tôi thì cứ Buồi Bống mà gọi, bởi tên này có tích từ bé.
Chả là hùi nhỏ, chả hiểu hay mân dái hay kiến kềnh kiến càng cắn mà chim
cò sưng vù, búng nhẹ là chảy nước, dân gian hay gọi là bịnh đầu bống,
bôi gì cũng không khỏi nên phải chữa mẹo. Chữa mẹo là gì. Biết đâu đấy
nhưng tôi thấy người ta kê chim lên thớt, ngắt một cọng rơm vàng ép song
song, vung dao chặt bằng...là khỏi. Chả hiểu kẻ chặt run tay hay Buồi
Bống cựa quạy mà rơm đi đằng rơm, đầu đi đằng đầu. Là đầu cặc ấy, phăng
teo lộn phèo mất phân nửa, hố hố.
Thời thổ tả, người ta vứt đầu rùa vịt ăn, phần còn lại rịt ba bánh
thuốc lào mới thôi đổ máu. Rồi cứ thuốc lào, vải màn mà băng cũng khỏi
và nom có phần khí thế hơn xưa bởi cái sẹo lồi trông bồi hồi ra phết. Ý
tôi là tuy có ngắn nhưng mà lại to khà khà. Thật là một con chim vửa to
béo lại vửa dị hình.
Nhẽ có cố tật nên Buồi Bống chả đi làm ăn đâu, chỉ ở nhà chăn đàn vịt
gốc, tháng dăm trăm trứng rải những mối quen. Hay như thuở thanh niên
cũng thoát được cái nghĩa vụ quân sự. Tôi thì cứ ước giá có đi, giải ngũ
lươn lẹo một tẹo có khi lại được cái sổ thương binh loại đặc biệt chứ
chả đùa. Năm nay Buồi Bống chẵn bốn sọi, xét mọi nhẽ của tráng niên sót
lại hắn ngon cơm hơn tất thảy, mỗi tội chả vợ con. Nhẽ do ngượng ngùng
về khuyết tật, nhẽ do có tích, có sự nên gái làng không đứa nào dám tơ
hào.
Nhưng từ đận nước nhà mở cửa, giai làng Đà kéo nhau làm ăn xa, gái
làng Đà cũng nhân sự mở cửa của nước nhà mà cửa mình cũng toang ra thông
thống thì Buồi Bống lên ngôi. Giai quanh năm biền biệt, gái bốn mùa mất
tăm. Làng Đà đêm chỉ tuyền tiếng khóc hờ, ru vọng. Những khi ấy, Buồi
Bống tay xách đèn pin, vai vắt ba lỗ, chân dận tổ ong, bộ hạ lủng lẳng
treo quả quần chun không xịp, lần mò từng nhà mà đạp mái. Ban đầu người
ta cón ú ớ, sau thì u ơ và cuối cùng thì...phớ lớ. Nhẽ vì thế nên làng
Đà gọi là Tây Môn Khánh chăng.
Suy cho cũng thì Buồi Bống thuộc diện đạo đức. Một mình hắn chăm cả
đàn mái của một làng. Không đạo đức sao được khi có những ả trên cả năm
mươi gạ hắn ban phát tí hương hoa và hắn luôn vui vẻ chả nề hà công xá.
Nhưng sau thấy nhẽ tốn sức nên cũng thu bớt cái đạo đức lại nên đặt ra
cái quy tắc U50, nghĩa là dưới 50. Đôi khi hắn muốn hạ thêm nhưng thương
người ta quá nên đành thạch sùng tắc lưỡi mà cắc bụp cho ra nỗi hào
hoa, phu trượng.
Hôm rồi về làng Đà, đưa một đứa em xa bị ngã nước về quê chôn cất.
Thằng này trẻ lắm, mới băm ba, đi trông điền trang thái ấp cho một ông
nhớn mà lộn cổ xuống ao tắc tử. Đám xá thê lương hết sức. Động cái lòng
nên tôi ở lại và thức cả đêm. Não nề hơn khi thấy con vợ nó cứ ôm thằng
cu con mà nấc lên ngằn ngặt. Tôi cũng trải qua nhiều cuộc tang gia nên
xót xa lắm. Càng xót xa hơn khi thằng em chết vì ngã nước mà lúc đi chôn
giời lại mưa gió dập dồn. Đất cát cứ đắp đến đâu lại trôi đến đấy nên
phải lấy bạt mà che đậy lại. Cái lạnh lẽo của tang ma và mưa gió làm tôi
sốt xình xịch. Nhưng tôi cố công ở lại cho trọn cái cái nghĩa tình.
Bữa chiều cúng luôn ba ngày, uống vài ly đối hiếu là tôi xây xẩm mặt
mày, loạng quạng như ngan bị quăng búa. Người ta cảm cái công tôi mà xúm
vào kẻ dầu người cao. Tiếng ai đó bảo đưa tôi đi nằm nơi khuất gió. Tôi
nghe rõ tiếng dạ ran con vợ đứa em nức nở. Rồi tay nó dìu nách tôi, dẫn
vào buồng. Tôi lật đật đu theo.
Trong bóng tối lờ mờ nơi buồng ngủ tôi dận giày trúng một vật gì tròn
như củ su hào, hoặc quả dừa xiêm ngay sát mép giường. Một tiếng á thất
kinh vang lên trong không gian u tịch nhưng cũng rất đỗi ồn ào bát nháo
của bữa cơm cúng ba ngày. Rồi tiếng con vợ đứa em không còn nấc mà cất
lên rành rọt, anh giẫm lên đầu anh Buồi Bống rồi.
Đèo mẹ.