Sư Matthieu và Diễn viên Richard Gere:
Hai người, một tu sĩ và một
ngôi sao điện ảnh: hai lối sống hoàn toàn khác nhau, vì vậy bạn nghĩ là
họ có hai con đường đi đến hạnh phúc rất khác nhau. Nhưng diễn viên
Richard Gere và nhà khoa học đồng thời là tu sĩ người Pháp Matthieu
Ricard (Tác fgiả cuốn sách Bàn về hạnh phúc) lại có cùng
chung một sự gắn bó mật thiết với đạo Phật và cả hai đồng ý rằng hạnh
phúc không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện.
Họ đã có một buổi nói
chuyện thú vị và sâu sắc về bản chất thật sự của hạnh phúc ở New York.
Richard Gere:
Trước hết xin Thầy cho biết xuất phát điểm của Thầy và những gì đã khiến
Thầy trở thành tu sĩ như ngày hôm nay.
Ngôi sao điện ảnh
Richard Gere
Matthieu Ricard:
Tôi chỉ là một người bình thường nhưng có may mắn đã gặp được một số
người thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội đã truyền cảm hứng
cho tôi. Nhờ đó mà tôi hiểu rõ được một con người tốt là người như thế
nào và điều gì không nhất thiết có liên quan đến việc làm một người tốt.
Vì bố tôi là một
triết gia nên nhiều nhà trí thức lớn của Paris thường đến dùng bữa với
gia đình chúng tôi. Cũng có nhiều hoạ sĩ đến nhà chúng tôi chơi vì mẹ
tôi là hoạ sĩ.
Hồi còn đi học, tôi
mong muốn trở thành vừa là một nhà khoa học vừa là một nhạc sĩ. Năm 16
tuổi, tôi đã có dịp ăn trưa với Stravinsky (lgor Stravinsky – nhà soạn
nhạc nổi tiếng người Nga 1882-1971 – chú thích của ND). Sếp của tôi ở
Viện Pasteur là người đã được giải Nobel về Y học.
Điều thú vị nhất là
tôi đã thấy được không có sự tương quan nào giữa nét đặc biệt của một
người và thiên tài của họ. Bạn có thể là một người chơi dương cầm tuyệt
vời nhưng người ta thấy khổ sở khi gần gũi với bạn. Bạn có thể là một
người làm vườn ngoại hạng nhưng không ai chịu đựng được bạn. Có thể bạn
là một nhà tư tưởng nhưng lại là người ác độc đối với những người trong
gia đình mình.
Hình như không có
chút tương quan nào hết giữa thiên tài của một người và nét đặc biệt
hằng ngày của người ấy. Tôi có thể thích chơi cờ giỏi như Bobby Fischer
nhưng tôi không thích giống như Bobby Fischer. Tôi đã có được một nhận
thức quan trọng và mới mẻ về hiện tượng này khi tôi di Ấn Độ vào năm
1967, ở đây tôi đã gặp được nhiều người rất đặc biệt.
Sư Matthieu Ricard
Richard Gere: Điều
gì đã khiến Thầy đi Himalayas lần đầu tiên?
Matthieu Ricard:
Hồi đó tôi có xem một phim tài liệu nhan đề là “Thông điệp của người
Tây Tạng” của một nhà làm phim người Pháp tên là Arnaud Desjardins.
Nhà làm phim này đã từng ở Himalayas 6 tháng và đã quay phim tất cả
những vị đại sư Tây Tạng đang ở tại Ấn Độ. Ở phần cuối có 10 phút hoàn
toàn không có âm thanh cuốn phim cho thấy hết khuôn mặt này đến khuôn
mặt khác của những con người vĩ đại đó.
Tôi hết sức ngạc
nhiên về nét đặc biệt của họ. Mỗi người mỗi vẻ, vài người có mũi to, vài
người tươi cười, vài người trông nghiêm nghị. Nhưng tất cả các vị đó có
những nét riêng rất đặc biệt. Họ cho thấy những nét đặc biệt của con
người mà tôi rất mong ước mình có được. Những nét đó hoàn toàn khác với
những con người có thiên tài mà tôi đã từng tiếp xúc. Đó chính là điều
đã gây cảm hứng cho tôi khiến tôi quyết định đi Ấn Độ lần đầu tiên.
Và rồi tôi đã được
gặp tận mặt các đại sư ấy. Tôi thấy họ có một sức mạnh, thứ sức mạnh
không làm cho bạn cảm thấy bị áp lực hoặc mặc cảm thấy thấp kém gì cả.
Đó là thứ sức mạnh tạo nguồn cảm hứng cho bạn. Từ nơi họ toát ra sự nhân
hậu. Bỗng nhiên tôi có ý nghĩ rằng nếu tôi có thể trở thành một người
như họ, thì tôi đã làm được một việc rất lớn lao trong kiếp này.
Richard Gere: Phải
mất bao lâu nữa Thầy mới quyết định qua ở luôn bên Ấn Độ?
Matthieu Ricard:
Hồi đó tôi đang làm việc ở Viện Pasteur nhưng tâm trí tôi thì luôn bay
qua Darjeeling, vì vậy tôi nghĩ mình nên thay đổi cuộc sống. Khi tôi làm
xong bằng tiến sĩ, tôi quyết định quay lại Ấn Độ và ở hẳn bên đó luôn.
Đây là thời gian rất phù hợp cho tôi; tôi đã hoàn thành công việc và đã
xuất bản một số công trình về khoa học.
Richard Gere: Thầy
khiêm tốn đấy thôi. Thực ra Thầy đã bỏ đi lúc đang bắt đầu sự nghiệp
tuyệt vời của một nhà khoa học.
Matthieu Ricard:
Vâng, người ta hỏi tôi làm sao tôi lại thay đổi một cách hoàn toàn như
vậy. Tôi không nghĩ là tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi chỉ quyết định đi đến
nơi mà tôi nghĩ cuộc sống sẽ được viên mãn hơn. Có một sự liên tục giữa
việc nghiên cứu những con vi trùng và việc nghiên cứu cái tâm và cơ chế
của hạnh phúc. Tôi nghĩ lúc đó tôi được nhiều lắm chứ. (Mọi người
cười).
Richard Gere: Cuối
cùng thì Thầy theo làm đệ tử gần gũi và làm phiên dịch cho Dilgo
Khyentse Rimpoche. Thầy có thể nói một chút gì về việc này được không?
Matthieu Ricard:
Ngài là một trong những đại sư được nhiều người yêu mến nhất trong thế
giới Tây Tạng và là thầy của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã sống ẩn cư
trong 30 năm, một điều không phải ai trong chúng ta cũng làm được. Ngài
dành phần cuộc đời còn lại của Ngài để phục vụ cho mọi người. Ngài
thường dạy cho cả hàng ngàn người cùng lúc. Ngay cả khi dùng cơm trưa
Ngài cũng dạy cho 2 hoặc 3 người.
Ngài có tác người cao
lớn (1m95) và rất giản dị. Tôi đã ở cùng Ngài trong 20 năm và chưa một
lần nào tôi thấy Ngài làm một điều gì tổn thương đến người nào. Ngài có
thể rất nghiêm khắc nhưng không hề làm phật lòng ai cả. Một bậc thầy
không phải là người điều động từng giây từng phút cuộc sống của bạn mà
là người chỉ rõ cho bạn thấy bạn có thể làm được gì.
Richard Gere: Lúc
còn nhỏ, Thầy có từng trải qua những lúc gian khổ, hoặc có thời gian quá
đau khổ khiến cho Thầy phải tìm con đường đi đến hạnh phúc?
Matthieu Ricard:
Kể cũng lạ, một người bạn đã nói với tôi, “Tôi không thể tưởng tượng
Thầy lại là người viết cuốn sách về hạnh phúc! Thầy có bao giờ đau khổ
gì đâu? [cử toạ cười ồ].
Richard Gere: Đúng
vậy.
Matthieu: Sao
bạn biết?
Richard Gere: Tôi
đã từng đau khổ! Tôi biết thế nào là đau khổ [mọi người cười]. Vậy thì
thưa Thầy Mathieu, khi ta nói về hạnh phúc thì vấn đề gì là vấn đề quan
trọng?
Matthieu Ricard:
Thật ra từ “hạnh phúc” là một từ mơ hồ và giới trí thức người Pháp ghét
cái từ đó. Họ thường nói “chúng tôi không quan tâm đến hạnh phúc”.
Ngay cả Goethe cũng
nói “ba ngày hạnh phúc liên tục không thay đổi thì không ai chịu nổi”
[cử toạ cười].
Đau khổ có cái hay
của nó, nó thay đổi hoài – thay đổi màu sắc, hình thù và cường độ. Nhưng
sự thật là người ta đã lẫn lộn giữa hạnh phúc đích thực và những cảm
giác thích thú.
Khi thích thú, chúng
ta nhảy lên, làm động tác này, động tác nọ, rồi chúng ta ngã xuống, mệt
nhoài và chán nản. Người ta không bao giờ nghĩ đến hạnh phúc như một
cách sống bởi vì người ta chỉ nghĩ đến sự thích thú. Mà sự thích thú thì
tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Nó bị điều kiện hoá. Nếu ăn một ly kem thì
tuyệt, hai ly thì cũng được, nhưng ăn đến ba ly thì bạn sẽ muốn nôn ra.
Sự thích thú là thế đấy.
Richard Gere:
Trong cuốn sách mới “Hạnh phúc”, Thầy có nói về những giây phút hạnh
phúc đích thực, không phải là thứ “hạnh phúc một-ly-kem” nhưng là những
giây phút ta nhớ lại khi ta ngồi một mình – những giây phút ta làm một
đứa bé cười, một buổi hoàng hôn đẹp khiến ta ngẩn ngơ, những phút giây
khi ý niệm về ngã biến mất, những giây phút thấy được cái sinh lực cơ
bản của người khác hay của chính mình với cái tâm hoàn toàn thuần khiết,
vô nhiễm.
Matthieu Ricard:
Đó là cái nhận thức bẩm sinh của chúng ta. Chúng ta đi trên tuyết, đi
dưới bầu trời đầy sao và chao ôi chúng ta cảm thấy thích quá. Không có
một xung đột nội tâm nào cả. Khi bạn làm một cử chỉ thân thương với một
đứa bé, không có ràng buộc gì cả, không đòi hỏi khen hay thưởng gì cả,
bạn cảm thấy được tình yêu thương thuần tuý.
Ở những giây phút như
thế này bạn tự hỏi, mình có thể lúc nào cũng như thế này được không?
Nhưng khi bạn nổi giận, vì nghĩ rằng mình hoàn toàn đúng, thì ngày hôm
sau bạn sẽ hối tiếc.
Rồi dần dần, bạn bắt
đầu phân biệt các trạng thái khác nhau của tâm mình, gồm những trạng
thái mang lại an vui và những trạng thái mang lại phiền não cho mình và
cho người khác. Bạn thắc mắc không biết mình có thể loại bỏ loại trạng
thái gây phiền não này để nuôi dưỡng trạng thái tâm an vui không.
Có thể làm như vậy
được không? Nếu những độc tố tinh thần mạnh mẽ đó là một phần của bản
chất thâm sâu nhất của bạn, có lẽ khi ta huỷ hoại chúng, ta sẽ huỷ hoại
luôn cả chính mình. Nhưng nếu chúng chỉ giống như một bức tranh vẽ trên
một bề mặt, thì ta có thể thay đổi chúng được. Do đó vấn đề là: Những
cảm xúc gây phiền não đó có phải là một phần thực chất của tâm hay
không?
Richard Gere:
Trong một buổi thảo luận với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Viện “Tâm thức và Cuộc
sống”, chúng tôi đã thảo luận về những lúc mà tâm có thể nhìn sự vật
một cách thanh tịnh, không bị ảnh hưởng bởi những lớp ký ức hay quy
chiếu gì cả. Đó là một giây phút rất ngắn ngủi và sau đó trí óc tác động
vào và đánh giá sự vật theo những điều đã biết. Trí óc thay đổi cái
nhìn sự vật sao cho phù hợp với những phạm trù ta đã quen vận dụng,
những gì ta đã từng trải nghiệm. Xin Thầy miêu tả những tầng lớp của tâm
và sự vận hành của chúng có liên quan như thế nào đến tình cảm và trái
tim.
Matthieu Ricard:
Thông thường khi ta có một cảm xúc như tức giận chẳng hạn, chúng ta
hoàn toàn gắn mình với cái cảm xúc đó. Ta là nỗi tức giận. Nhưng chúng
ta tiếp tục thoát khỏi mình và đi đến cái mục tiêu của nỗi tức giận của
ta – tức là kẻ đã làm ta nổi giận. Rồi chúng ta bực dọc vì nỗi giận hờn.
Bất cứ khi nào ta nhìn thấy hoặc nhớ đến người đó, cơn giận lại nổi
lên, không bao giờ chấm dứt.
Thay vì nhìn vào mục
tiêu của cơn giận, bạn có thể tách cái tâm mình ra khỏi cơn giận. Bạn có
thể nhìn cơn giận như nhìn một ngọn lửa hay một ngọn núi lửa. Bạn nhìn
vào nó, quan sát nó như một hiện tượng. Nếu bạn làm như vậy, bạn có thể
tách rời nó ra khỏi nguồn nhiên liệu của nó, tức là mục tiêu của cơn
giận.
Rồi từ từ cơn giận sẽ
tan đi như người ta thường nói như sương mai tan đi khi mặt trời lên.
Ta không đè nén cơn giận vào một nơi nào đó như một quả bom hẹn giờ. Ta
lờ nó đi, ta không để cho nó nổ. Ta giải quyết nó theo cách làm cho nó
vô hiệu.
Có một hình ảnh rất
hay trong giáo lý nhà Phật. Tâm của chúng ta giống như bề mặt của tấm
gương soi. Tính chất của tấm gương là phản chiếu tất cả mọi hình ảnh –
những nét mặt giận dữ, những nét mặt tươi cười, những nét mặt buồn bã
hay những nét mặt trầm tư. Nhưng những hình ảnh này không thâm nhập vào
trong tấm gương.
Chúng không phải là
một phần của tấm gương. Nếu chúng là một phần của tấm gương, chúng sẽ
ngăn cản những hình ảnh khác. Nét mặt giận dữ sẽ vẫn nằm lại trong gương
và nét mặt tươi cười sẽ không bao giờ hiện lên được. Tương tự như vậy,
có một sự tỉnh giác thuần khiết từ đó mọi ý niệm khởi phát.
Nếu quả đúng như vậy
thì những cảm xúc gây đau khổ được gắn kết với những nguyên nhân và
những điều kiện. Bằng cách luyện tâm, sử dụng đúng thuốc trị, thay thế
sự căm ghét bằng lòng yêu thương, thay lòng tham lam bằng tự do nội tâm,
bạn có thể thay đổi được cảnh quan của tâm hồn. Đấy là thiền. Thiền là
một từ rất xa lạ, nhưng thật sự thiền chỉ có nghĩa là làm quen với một
cách hiện hữu, nuôi dưỡng những phẩm chất nội tâm của mình.
Richard Gere: Trên
thực tế ai cũng đang thiền cả, theo cái ý nghĩa là chúng ta làm quen
với những trạng thái khác nhau của tâm. Phần lớn chúng ta quen với tính
vị kỷ, tự ái, giận hờn hay ghen ghét. Chúng ta phải tìm ra một loại
thiền quán mới về những phẩm chất cao quý hơn của yêu thương, từ bi,
khoan dung, vị tha, thương yêu người khác thay vì chỉ biết thương yêu
chính mình. Có lẽ chúng ta phải tìm hiểu cái khái niệm về ngã này. Trong
kinh nghiệm tìm hiểu về ngã của Thầy, Thầy đã có khám phá ra điều gì
không?
Matthieu Ricard:
Có một lần tôi đang làm phiên dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Pháp khi
Ngài đang nói về khái niệm vô ngã, một khái niệm rất xa lạ đối với thính
chúng ở phương Tây. Vào giờ giải lao, có rất nhiều, thật nhiều câu hỏi
về chuyện chúng ta sẽ làm gì nếu không còn ngã nữa. Cuộc sống của bạn sẽ
vận hành như thế nào? Nhân và quả vận hành ra sao? Làm sao để có được ý
thức về trách nhiệm, về luân lý và đạo đức?
Tôi trình lại vấn đề
trên cho Ngài và Ngài bảo, “Đấy là lỗi của Thầy. Thầy đã dịch không
đúng” [Cử toạ cười ồ]. Dĩ nhiên chúng ta đều có một cái ngã, hiển nhiên
như vậy. Có cái dòng năng động của kinh nghiệm và tâm thức, và chúng ta
có thể gán tên cho nó theo cách giống như chúng ta gán tên cho sông
Missisipi hay sông Ganges, vì cả hai là những dòng nước khác nhau trong
những vùng đất khác nhau, và tên gọi của chúng có thể được dùng để phân
biệt chúng.
Nhưng chẳng có anh
chàng nào thò đầu ra khỏi dòng sông mà bảo, “Tôi là sông Ganges”. Cái ý
niệm rằng ta phải có một cái tôi cá biệt mạnh mẽ là một ý niệm đưa đến
khổ đau.
Richard Gere:
Không phải đâu. Đấy là nói dối. Đấy là hư nguỵ.
Matthieu Ricard:
Đấy là một kẻ mạo danh. Cũng giống như ai đó cứ dùng thẻ tín dụng của
bạn suốt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu có một thực thể riêng biệt
được gọi là ngã thì để loại bỏ nó sẽ giống như lấy trái tim ra khỏi lồng
ngực của bạn.
Nhưng hình như khi
chúng ta đơn giản đặt một cái tên cho cái dòng chảy năng động không
ngừng nghỉ của kinh nghiệm, thì bấy giờ bằng một cách nào đó, chúng ta
muốn có một vị thần để bảo vệ nó, để làm hài lòng nó. Điều ấy đưa đến
khổ nhọc khôn cùng.
Richard Gere: Vậy
thì cái thực thể thực hành thiền định là cái gì? Vị thiền giả này là ai?
Matthieu Ricard:
Chúng ta có thể phân biệt nhiều tầng bậc khác nhau trong ý niệm về ngã.
Có cái “tôi” như trong những câu nói “Tôi đang sống. Tôi lạnh, tôi đang
giận, tôi thức dậy vào buổi sáng, tôi đang ở đây”. Cái tôi ấy là tạm
bợ, là phản ảnh của những điều kiện, của những gì chúng ta đã trải
nghiệm cho đến bây giờ mà chúng ta có thể liên hệ với kinh nghiệm hiện
tại. Thế là tốt.
Cái gọi là “ngã” gần
một cái nhãn hiệu lên cái “Tôi là người này, tôi biết tôi đã thay đổi từ
bé đến giờ – thân thể tôi đã già đi và trí óc tôi đã trải nghiệm sự
thay đổi – nhưng dứt khoát có một cái “tôi” đã phải kinh qua suốt con
đường ấy. Đó là tôi. Nếu không thì chẳng còn ai nữa cả”. Chúng ta bắt
đầu gắn kết cho cái thực thể riêng biệt này một tầm quan trọng quá đáng,
nó không còn được xem chỉ là một dòng chảy của kinh nghiệm năng động
nữa. Đấy là nơi chúng ta vướng khổ nhọc.
Có một dòng sông
nhưng không có con thuyền nào. Nếu tâm thức của bạn tạo ra một con
thuyền, rồi bạn khởi sự dong ruổi trên con thuyền đó thì điều này sẽ gây
hại cho cái hạnh phúc tổng quát của bạn. Sự hấp dẫn, đam mê, kiêu ngạo,
ganh tỵ – những tình cảm độc hại này xuất phát từ niềm tin vào một thực
thể độc lập và thường hằng.
Richard Gere:
Chính niềm tin này, sự si muội căn để nảy sinh ra mọi rắc rối về sau,
phải không?
Matthieu Ricard:
Vâng, nếu bạn thốt ra một lời thoá mạ trong một hẻm núi, như “mày là
một tên khốn nạn”, thì khi nó dội lại, bạn sẽ cảm thấy nực cười… Nhưng
nếu người bên cạnh bảo bạn như vậy thì bạn sẽ nói, “Sao anh dám bảo tôi
như thế?” vì bạn cảm thấy bạn là mục tiêu.
Nếu bạn đang chợp mắt
trong một con thuyền giữa hồ vào một buổi chiều Chủ nhật, và có ai đó
va vào thuyền của bạn khiến bạn thức dậy, bạn sẽ nghĩ, “thằng khùng nào
đó đã phá vỡ sự bình yên, tĩnh lặng của ta đây?”.
Khi bạn thấy chiếc
thuyền trống không và nó chỉ trôi giạt va vào thuyền của bạn thì bạn sẽ
bật cười.
Đâu là sự khác biệt?
Mới đầu bạn nghĩ bạn là mục tiêu, người trên thuyền kia nhằm vào “tôi”.
Khi bạn thấy chiếc thuyền không có ai cả, bạn biết rõ rằng chiếc thuyền
không nhằm vào “tôi”. Đâu là sự khác biệt? Cái “tôi”! Thế thôi.
Richard Gere: Một
khi ta đã hiểu như thế thì sẽ tốt cả chứ?
Matthieu Ricard:
Đấy, nếu bạn muốn đánh thức trí tuệ thì cần phải có thời gian. Mọi
người đều muốn nhanh chóng và dễ dàng.
Richard Gere: Và
càng rẻ càng tốt! [Cử toạ cười ồ]. Thầy có kể một câu chuyện đã gây cho
tôi một ấn tượng mạnh mẽ. Ở Los Angeles, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang thuyết
giảng cho nhiều ngàn người nghe và có một chỗ Ngài dừng lại rồi nói,
“Nhiều người hỏi tôi có cách nào nhanh nhất để đạt chứng ngộ và điều họ
thực sự muốn biết là cách nào rẻ tiền nhất”.
Thế rồi Ngài kể
câu chuyện như sau về Milarepa, một trong những vị Đại Thánh Tây Tạng,
là người đã vượt qua những khó khăn cực độ và đã đạt đến những đỉnh cao
của sự chứng ngộ.
Vào cuối đời, ông
có một đệ tử tuyệt vời tên là Gampopa, vốn đã là một thiền giả nổi
tiếng, đến chuyên học với ông. Khi đã đến lúc Gampopa rời Milarepa và ra
đi theo đường riêng của mình như trước, Milarepa nói, “Này con, ta muốn
cho con một lời dạy cuối cùng. Con hãy đi với ta”.
Họ bước xuống
thung lũng, vào trong rừng và ông ấy nói, “Bây giờ ta sẵn sàng cho con
lời dạy cuối cùng đây”. Milarepa quay lại, vén áo lên rồi chỉ vào cái
mông của ông, cái mông đã chai cứng do ngồi thiền. Lời dạy cuối cùng là
bạn phải làm việc. Nếu không làm gì thì không có sự thay đổi nào cả.
Phần mà chính tôi đã làm, bất cứ những gì tôi đã bỏ vào đó, tôi đều đã
thâu nhận lại được, chắc chắn là vậy. Đó là một quá trình học hỏi về cái
tâm. Quán sát tâm rồi làm gì đó về nó.
Matthieu Ricard:
Điều quan trọng nhất của việc luyện tâm và thiền định không phải chỉ để
có được sự thư giãn, thoải mái trong vài khoảnh khắc và một ngày dễ
chịu hơn.
Richard Gere: Một
kỳ nghỉ.
Matthieu Ricard:
Ô, tôi đang rất thư giãn. Tôi đang ở bãi biển. Bãi biển thật đẹp. Đấy
không phải là điều chủ yếu. Điều chủ yếu là phải thay đổi cái vạch xuất
phát mà bạn trở lại sau khi thư giãn. Điều chủ yếu làm cho cái vạch xuất
phát ấy yên bình hơn, vị tha hơn và cân bằng hơn về mặt xúc cảm.
Richard Gere: Tự
do hơn, được tự tại để làm nhiều hơn trong các lĩnh vực sáng tạo, từ ái,
vị tha, tất cả những tình cảm cao thượng mà chúng ta thực sự coi trọng
như một nền văn hoá.
Matthieu Ricard:
Tự do là một khái niệm bị hiểu lầm nhiều nhất. Tôi đã nghe một cô gái
trên đài BBC nói, “Tự do làm làm bất cứ điều gì ta nghĩ đến trong đầu
ta”. Đây có thể là cái cách tốt nhất đưa đến khổ luỵ bất tận.
Richard Gere:
Trong cuốn sách của Thầy, Thầy nêu ra các trường hợp của những người đã
từng bị khổ luỵ, tuy vậy họ đã đạt được tự do thật sự.
Matthieu Ricard:
Một bằng chứng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói với chúng tôi xuất phát
từ một nhà sư đã trải qua một thử thách không thể tưởng tượng được ở
Tây Tạng. Sau này ông đến Dharamsala ở Ấn Độ để gặp Ngài.
Ngài hỏi, “Có lúc nào
Thầy sợ một điều gì không?”. Nhà sư đáp, “Có, tôi sợ một điều, sợ phải
căm ghét người đã hành hạ tôi, vì bấy giờ tôi có thể bị huỷ hoại và
không sống sót”.
Sự huỷ hoại thực sự
không đến từ bên ngoài mà đến từ những độc tố tâm thức. Nếu bạn thoát ly
khỏi những độc tố ấy, bạn sẽ có một sự tự do và sức mạnh nội tại tuyệt
vời, vốn là những thứ mà bạn luôn luôn liên hệ đến. Chiều sâu ấy tạo cho
bạn những nguồn lực để đối phó với những gì xảy đến với bạn. Khi chúng
ta có chiều sâu ấy, nó giống như biển cả. Khi ta không có nó, nó giống
như những đợt sóng gần bờ: lúc thì bạn lướt lượn, vui vẻ, đắc thắng; lúc
thì bạn va vào đá và đau đớn nhiều. Đôi khi biển lặng giống như một tấm
gương đẹp đẽ, đôi khi có giông bão, triều dâng.
Đấy là những thăng
trầm của cuộc sống – hỷ lạ và khổ đau, khó khăn và thành tựu, những giai
đoạn huỷ hoại và xây dựng của đời bạn – nhưng chiều sâu của biển vẫn
luôn luôn không thay đổi. Nếu bạn có thể vượt qua khỏi thân phận nô lệ
cho tư tưởng của bạn, thì dù cho phải đang ngập sâu trong khổ đau, bạn
cũng sẽ có một cơ may tốt hơn nhiều để sống một cuộc đời tươi đẹp. Đấy
là trú xứ của hạnh phúc thật sự.
Richard Gere: Một
trong những vấn đề lớn nhất mà chúng ta có trong nền văn hoá này là
chúng ta không gặp những người đã tự phát triển mình qua loại công việc
nhọc nhằn mà Thầy vẫn thường nói đến. Đó là lý do Thầy bị ấn tượng mạnh
khi mới gặp các thiền giả Tây Tạng thuộc cấp cao nhất. Thầy đã thấy rằng
có một lối sống khác. Khi lớn lên, tôi nhận thấy rằng cái chuẩn để chấp
nhận một cá nhân là một con người đã được đặt quá thấp. Chúng ta vẫn
luôn thấy điều ấy. Chúng ta cũng thấy nó ở các nhà lãnh đạo. Có bao
nhiêu nhà lãnh đạo của chúng ta là những người mà ta ao ước được giống
như họ?
Matthieu Ricard:
Chúng ta đã nhiều năm đào luyện tâm theo chiều đảo ngược?
Richard Gere: Tuy
vậy có thể nâng cái chuẩn ấy lên. Các bậc thầy Tây Tạng thích dạy cho
người phương Tây vì họ không mù quáng tin theo, họ có tâm tốt và có
nhiều năng lực. Đây có thể là lúc tuyệt vời để chúng ta tiến triển và
thay đổi thể cách làm việc của chúng ta. Chúng ta có thể đòi hỏi nhiều
hơn ở các nhà lãnh đạo, tham gia nhiều hơn vào các hội đoàn phát triển
trí tuệ và từ bi, vốn phải được xem là “tổng sản lượng quốc gia” của
chúng ta.
Tây Tạng trước đây
đã như vậy rồi, đã có cuộc thử nghiệm để tạo ra một nền văn hoá và xã
hội toàn diện nhằm phát sinh trí tuệ và từ bi và các vị Lạt ma cao cả
này đã là những nhà lãnh đạo. Người ta có thể ngước nhìn họ và nói. “Nếu
tôi luyện tâm tôi có thể được như thế”. Đấy là lý do khiến những người
Tây Tạng được trân trọng khi họ đến phương Tây. Người ta nhìn họ và nói,
“Chà! Có thể làm được”. Có thể được và kỹ thuật thì có đấy rồi. Các vị
thầy này đã chỉ rõ con đường cho chúng ta.
Matthieu Ricard:
Rất thực tế. Nếu bạn chịu khó nhìn vào tâm của chính bạn, bạn có thể
nhìn thấy tác dụng mà các độc tố tâm thức của bạn đã gây ra cho những
người khác. Đó là cách làm của những bậc thầy lớn. Bạn muốn hạnh phúc.
Khi bạn ganh tỵ với người khác, bạn không ganh tỵ với những khổ đau của
họ; bạn ganh tỵ với hạnh phúc của họ.
Richard Gere: Thầy
chấm dứt mỗi chương sách bằng một thiền định đơn giản. Có lẽ chúng ta
chấm dứt cuộc nói chuyện này bằng cách nhờ Thầy hướng dẫn cho một buổi
thiền.
Matthieu Ricard:
Vâng. Vì không có gì tự nhiên bằng hơi thở, chúng ta có thể nối kết một
thiền quán về từ bi với hơi thở của chúng ta. Bạn hãy tự bảo, “Mong sao
hết thảy chúng sinh đều thoát khổ. Mong sao nỗi khổ của tôi thay thế
cho nỗi khổ của mọi chúng sinh”.
Khi bạn thở vào, hãy
tập hợp khổ đau của mọi người và thâu nó vào cho chính bạn. Đừng để nó
trở thành một gánh nặng không cần thiết. Hãy hoà tan nó trong tim bạn
trong một khối ánh sáng rực rỡ.
Khi bạn thở ra hãy
nói, “Mong sao tất cả hạnh phúc mà tôi đã trải qua, tất cả những việc
làm tích cực mà tôi đã thực hiện được hiến dâng cho mọi chúng sinh”.
Hãy cứ lặng đi lặng
lại như thế. Hãy để cho sự nhận lấy khổ đau của mọi người giải phóng
bạn. Bằng cách thay đổi thái độ của bạn, bạn sẽ dần dần thay đổi hoàn
cảnh quanh bạn. Không những bạn đạt được sự tịnh lạc, lòng từ bi của bạn
còn tăng trưởng khi bạn tương tác với những người khác.
Nếu chúng ta cứ làm
đi làm lại như thế, nó sẽ trở thành cái bản chất thứ hai và chúng ta sẽ
khám phá ra một thể cách hoàn toàn mới để hiện hữu cùng với những người
khác. [Yên lặng lâu để thiền định].
Richard Gere: Thế
thì tuyệt vời quá! Tôi không biết làm cách nào để theo. Chắc chắn tôi đã
thực sự thích thú được ở đây cùng tất cả quý vị. Tôi sẽ suy nghĩ nhiều
về điều này. Giờ đây lòng tôi cảm thấy rất rộng mở và ấm áp. Xin cám ơn.
Matthieu Ricard: Xin cám ơn nhiều vì lòng tốt của bạn.
Matthieu Ricard: Xin cám ơn nhiều vì lòng tốt của bạn.
No comments:
Post a Comment