Ajahn Brahm
51. Có vấn đề gì không?
Nhà
bác vật toán học Blaise Pacal (1623 - 1662) có lần nói rằng «tất cả mọi
vấn đề của con người xuất phát từ việc họ không biết ngồi yên.” Tôi
(tác giả) xin thêm «... và không biết lúc nào phải ngồi yên.”
Năm
1967 xảy ra trận “giặc sáu ngày” giữa Do Thái với Ai Cập, Syria và
Jordan. Trong lúc giao tranh tiếp diễn dữ dội, thủ tướng Harold
MacMillan của Anh quốc được phóng viên hỏi ông suy nghĩ thế nào về vấn
đề Trung Đông. Không cần suy nghĩ ông trả lời ngay rằng: “Đâu có vấn đề
gì ở Trung Đông”
“Ông
nói sao? Trung Đông không có vấn đề gì à? Nhà báo kinh ngạc hỏi gặng
lại, rồi trách nhẹ: “Ông không nghĩ đang có một trận giặc ác liệt đó
sao? Ông không tin trong lúc chúng tôi đang phỏng vấn Thủ Tướng, bom
rơi, xe tăng ào ạt tiến, vô số binh sĩ bị thương và chết sao? Thủ tướng
bảo “Trung Đông không có vấn đề gì là thế nào?”
Thủ
Tướng MacMilla, vị chánh khách đầy kinh nghiệm, ôn tồn đáp: “Vấn đề là
cái gì có giải pháp. Không có giải pháp nào cho Trung Đông, do đó không
thể nói là có vấn đề.”
Chúng ta đã mất biết bao thời giờ để lo âu cho những sự việc không có giải đáp lúc chúng đang xảy ra!
52. Lấy Quyết Định
Mọi vấn đề có giải đáp đều cần được quyết định. Nhưng chúng ta quyết định như thế nào?
Thường
chúng ta hay nhờ người khác quyết định giùm. Làm vậy, khi quyết định
không đúng, chúng ta có người để đổ thừa. Vài bạn tôi đưa tôi vào thế
lấy giùm họ quyết định; tôi không làm. Nhiều lắm là tôi giúp họ quyết
định lấy một cách sáng suốt.
Tới
ngã tư, nếu chưa biết phải đi hướng nào, bạn nên dừng lại, đứng nghỉ,
chờ xe buýt đến. Không mấy chốc xe buýt tới, tới bất chợt. Trước đầu xe
buýt công cộng luôn luôn có bảng chữ lớn chỉ điểm đến. Nếu đúng bạn leo
lên, nếu không bạn chờ xe khác sẽ tới sau đó.
Nói
cách khác, khi cần quyết định mà chưa biết phải quyết định thế nào,
chúng ta nên dừng lại, nghỉ và chờ. Không bao lâu sau, lúc mà chúng ta
không nghi ngờ, quyết định chợt đến cho chúng ta. Mỗi quyết định đều có
đích riêng của nó. Nếu đích ấy hợp tình hợp lý đối với chúng ta, chúng
ta sẽ lấy vậy. Nếu không, chúng ta chịu khó chờ thêm chút nữa. Thế nào
rồi cũng có quyết định khác đến.
Đó
là cách tôi lấy quyết định. Tôi tập trung tất cả dữ kiện để có thể và
chờ quyết định đến. Quyết định đúng luôn luôn có đó nếu tôi kiên nhẫn
chờ. Nó thường đến bất chợt lúc tôi không nghĩ tới nó.
53. Đổ thừa
Lúc
cần lấy quyết định quan trọng, bạn có thể dùng cách tôi nói trên. Nhưng
bạn cũng có thể không cần làm vậy, vì quyết định là quyết định của bạn
mà. Như vậy nếu cách tôi chỉ không có kết quả, xin đừng đổ thừa cho tôi
nha.
Một
sinh viên đén xin gặp một trong những vị sư chúng tôi. Cô muốn được sư
tụng kinh may mắn hầu kỳ thi vào ngày mai thành đạt như ý. Nhà sư hoan
hỷ giúp cô, nghĩ rằng làm vậy cô sẽ tự tin hơn. Dĩ nhiên là không có thù
lao và cô không có cúng dường.
Chúng
tôi không có dịp gặp lại cô, nhưng có nghe lời đồn cô bán rao rằng các
sư chúng tôi vô dụng vì không biết cách tụng kinh nên cô thi rớt. Trong
lúc ấy bạn cô nghĩ rằng cô rớt vì cô không chịu học, cô thích đi liên
hoan hơn đi học. Và cô mong các sư lo giùm cô phần học.
Đổ thừa có thể trấn an, nhưng không giải quyết được gì.
Ngứa dưới đít mà gãi trên đầu,
Ngứa mãi ngứa hoài, còn lâu mới hết!
No comments:
Post a Comment