Friday, September 27, 2013

Thợ thơ và thịt chóa


Gã vốn dân bách khoa - cơ khí nhưng nghề kiếm ăn lại liên quan đến những thứ gạch đá cát vôi. Từ thầu khoán lặt vặt, gã cũng dựng được cái công ty. Công nghiệp rạng danh một cõi. Ấy thế đéo nào búp phát gã thành nhà thơ. Hehe đcm...

Nhà thơ là cái thói thường để gọi những người làm thơ. Tôi thích gọi họ là thi sĩ hơn. Nhưng thời nay, chả mấy thơ hay nên lâu lắm tôi không gọi ai là thi sĩ mà gọi chung họ là...thợ thơ. Chứ nếu cứ gọi như thói thường là nhà thơ thì tôi cũng không thích. Tôi thích họ to hơn, vĩ đại hơn, bề thế hơn. Tôi sẽ gọi họ là biệt thự thơ, trang trại thơ, rì - sọt thơ. Còn nếu họ lìu tìu quá, thì tôi gọi họ là lều thơ, chòi thơ hay ban-công thơ chả hạn.
 
Gã vào làng thơ cũng buồn cười. Đang yên đang lành mần ăn thì bọp phát ông Pa già ở quê gửi cho cái thư, bên trong nhõn mẩu giấy cắt ra từ báo, rao vặt một cuộc thi thơ. Ông Pa gã dứt khoát, anh mần gì thì mần nhưng phải mần cho tôi mở mặt. Cha của một thằng lắm chữ bao giờ cũng thích hơn bố của thằng lắm tiền nhưng suốt ngày lấm lem vôi vữa.
 
Chiều ông Pa già, gã gửi đi dăm bài, ai ngờ thắng giải. Mà là giải to, to lắm. To đến độ ở quê ông Pa gã mổ lợn đãi đằng cả tuần giời. Còn ở phố, gã say sưa mất nguyên cả tháng.
 
Sau giải đó công nghiệp đi tong một cơ số nhưng bù lại gã được người ta để ý hơn. Tất nhiên là trong giới văn nô với nhau, thêm một ít bạn bè, mần ăn, cánh hẩu. Chứ độc giả, biết gã là đếch ai.
 
Một hôm đang tần ngần đứng bên đống xi măng toán tính khối lượng xem có ăn ra chút tiền bù cho vụ khao giải thì gã nhận được tin động giời, của một ông giời chủ tịch cái hội văn nô An-nam đề nghị cho gã vào hội, đặc cách mà không cần xét. Chả hiểu tâm trạng gã khi đó thế nào, nhưng theo nhời vợ gã thuật lại thì đũng quần gã ướt đầm, không hiểu vì sung sướng hay là kinh hãi.
 
Gã hoang mang lắm. Và như thấu hiểu được nội tình, ông chủ tịch ướm luôn cho một cái chức trưởng đại diện cho hội nơi mà gã đang mần ăn kiếm cắn. Gã bấm tay rồi lại bấm máy tính. Rồi gật đầu. Một tay cầm bút, một tay cầm bay múa tít mù, ra ối thơ ấy chứ. Thôi thì danh lợi đủ đàng.
 
Thế đéo nào đời không như phép toán. Từ khi dính vào cái nghiệp văn nghệ gã quên tiệt cái nghiệp dựng xây. Nói chính xác hơn là gã chả màng đến mần ăn cắn bú mà tối ngày thơ. Rồi diệu. Rồi dập dìu. Tuyền tài tử văn nhân khắp mọi nơi xó xỉnh. Vợ gã, người đàn bà mang vóc dáng con cá rô đực bất lực rủa đêm rủa ngày cái tay chủ tịch bố láo thì thào cái đéo gì mà để chồng thị nên cơn nông nỗi. Thì rõ, từ một doanh nhân mần thầu khoán kiếm tiền mau lẹ, giờ cứ vật vờ như bóng ma, mồm lảm nhảm, tay thì như bắt quyết.
 
Gã dẹp công ty, quyết kiếm ăn bằng chữ nghĩa. / anh chạy tí việc đã đcm.../
 
Rồi đòm phát, gã giã từ phương nam nắng ấm ra với thủ đô với mớ ấn triện lủng lẳng treo trên cổ cho chức danh mới, giám cái đéo gì đốc trung tâm văn hóa hội văn nô tít mạn Tây Hồ. Đây là một hội sở bề thế, gần với chỗ ông Phùng Quán câu cá trộm mần thơ chui thủa xưa. Tay chủ tịch bố trí cho gã một xe công vụ, biển xanh lè, không lái. Từ ngày đi con xe đó, gã từ thi sĩ biến mẹ thành... thợ cơ khí hố hố.
 
Tôi hay mò lên đó diệu đêm cùng gã. Ngắm cái cơ ngơi bề thế mà tiếc rẻ. Bởi nó chỉ loanh quanh mỗi cái việc lo ăn ngủ cho lũ văn nô mỗi khi có dịp tụ bạ hay họp hành, còn thì để không, từ hội trường, nhà ăn cho đến phòng nghỉ. Có đận diệu say quá, gã cho tôi một phòng nghỉ tạm, tỉnh diệu thì về. Tôi say là thế mà vào đó thì tỉnh hẳn bởi nhìn vách thấy gián, nhìn màn thấy muỗi, nhìn trần thấy thạch sùng. Gần sáng thì mới thiếp đi được một tý nhưng đôi móng chân cái của tôi thì cụt ngủn và tất thì thủng hai lỗ to. Hoảng hồn tôi thuật lại với gã. Gã khành khạch ' con chuột nó ngứa răng chứ có cái đéo gì mà chú phải hoắng'. Thật tôi cũng đến vái ba dái cho cái chốn này.
 
Lâu tôi không hay mò lên, đận trước tết ghé đá nốt chai Mao Trạch Đông biếu Hồ Chí Minh còn sót lại, để nói lời chào năm cũ. Tôi thấy mọi thứ tinh tươm, người ra ra vào vào lắt nhắt cả ngày, có ăn uống mới lại hát karaoke. Gã bảo, tao liên doanh liên kết tăng nguồn thu và chống kiến gián chuột cho hội sở. Đối tác là một em xinh tươi, yêu thơ nhưng lại mần cái nghề không mấy nhã là...bán thịt chó. Tôi bảo có sao đéo đâu, miễn ăn nên làm ra, hợp tác thành công là được rồi. Tôi chỉ liu ý gã là lịch sử xứ sở này có một ông nhà thơ mần kinh tế khiến quốc dân đổ đốn. Chả may nó có vận vào gã thì đừng bảo lịch sử sao lại...lặp lại.
 
Ấy thế đcm mồm mẹ mẻ nói không sứt. Cô nàng bán thịt chó yêu thơ kia sau 5 tháng kết hợp với gã mần kinh tài thì nợ đầm nợ đìa. Chả hiểu gã thỏa thuận gì với cô nàng hay cô nàng nghĩ mở hàng phục vụ văn nhân thì hốt bạc mà quán xá bỗng chốc biến thành chùa Bà Đanh. Trước khi bỏ của chạy lấy người cũng kịp thời quẳng lại cho gã 5 tháng tiền thuê mặt bằng cùng một mớ hóa đơn điện nước. Gay go cho gã là cô nàng tuy đã chạy lấy người nhưng của nả vẫn để nguyên xi tại chỗ. Báo hại gã phải ra thông báo thu hồi nợ lẫn dồn kho bàn ghế nồi niêu niêm phong để đảm bảo cho cái mặt bằng kia văn nhân tao nhã mà vẫn bặt bóng chim tăm cá. Đau đầu hơn cả là thi thoảng gã phải tiếp những vị khách lạ hoắc lạ hơ đến chỉ trỏ đòi lấy lại cơ ngơi, mà theo họ nói là cô nàng kia rao bán. Gã phải làm cái việc trình bày rồi lạy bố người ta thì đám kia mới hiểu ra là họ tí nữa cũng dính quả lừa nặng ký.
 
Những tưởng mọi nhẽ cứ thế trôi. Thì một ngày cô nàng kia dẫn một lũ đầu trâu dái ngựa đến đòi của nả. Gã khiếp đen lúng búng mà rằng thanh toán hết công nợ rồi thì biến đâu thì biến. Hố hố, cô nàng giở hợp đồng, luật lá với gã rồi phán ' cháo húp quanh năm, công nợ trả dần'. Việc ấy diễn tiến theo thời gian, đều như gái tơ đến tháng.
 
Gã gọi tôi, mày giúp anh. Tôi xem mớ khế ước lẫn văn tự mà phải cố nhịn cười kẻo phụt mẹ ra hết rắm. Tôi hỏi gã, thịt chóa chén thường xuyên không. Gã không hiểu ý tôi, bảo thi thoảng. Tôi phải trắng phớ ra rằng, đã ấm chén bét nhè chè thiu chưa. Gã vẫn không hiểu. Mãi đến khi đéo chịu được cái ngu  hay giả vờ ngu của gã, tôi xổ toẹt, đã đớp thịt người chưa. Gã rú lên, có thằng nào chén xong thịt chóa mà không lấp ló nghĩ đến trôn. Huống hồ tao là thi sĩ. Ôi tôi cũng 
đến lạy hồn. Qủa là;
 
Mần thi sĩ nghĩa là giăng với gió
Mơ theo mây và tiu nghỉu...vì lồn.
 
Chuyện sẽ chẳng gì để nói nếu như lại không một ngày.../ đcm anh đến chết với cái Dell phò này mất thôi.../

No comments: