Eugenio Scalfarii
và Hồng y Gianfranco Ravasi
Đây là câu nói của hồng y Gianfranco Ravasi hôm thứ Tư 25/09/2013 tại Roma trước lãnh đạo các tờ báo hàng đầu nước Ý.
Cuộc gặp gỡ giữa đại diện Vatican với báo giới diễn ra sau khi tờ La
Repubblica công bố một lá thư của giáo hoàng, mang tên « Thư gửi những
người không tin », gửi đến người sáng lập nhật báo cánh tả Eugenio
Scalfari, để trả lời các câu hỏi của nhà báo vô thần.
Nhân cuộc gặp tổ chức trong khuôn khổ « Parvis des gentils » (tạm dịch là « Không gian những người tử tế »), Chủ tịch Hội đồng vì Văn hóa của Tòa thánh phát biểu, Chúa Giê Su « đã
dùng Tweet trước tất cả mọi người, với những lời lẽ cơ bản và ngắn gọn,
ít hơn 45 chữ cái, như + Hỡi mọi người hãy yêu lấy nhau + ».
Buổi đối thoại do cơ quan văn hóa của Vatican đồng tổ chức với báo La Repubblica tại đền thờ Hadrien, thủ đô Roma. Báo La Repubblica, thuộc xu hướng trung tả, có ấn bản đứng hàng thứ hai tại Ý. Đây là lần đầu tiên một « Parvis des journalistes » (Không gian báo chí) được tổ chức theo phong cách của « Không gian của những người tử tế », theo sáng kiến của giáo hoàng tiền nhiệm Benedicto 16. « Bộ trưởng Văn hóa của giáo hoàng » nhấn mạnh : « Nếu một ai trong hàng ngũ Giáo hội, một người chăn chiên mà không quan tâm đến truyền thông, thì người đó đang đứng ngoài sứ mạng của chính mình ».
Về phần mình, lãnh đạo các nhật báo lớn nước Ý cũng đưa ra định nghĩa của mình về « tính khách quan » và « trách nhiệm » của các nhà báo. Đại diện báo « La Stampa » nói : « Cần phải đặt các biến cố trong bối cảnh », còn theo đại diện tờ « Corriere della Sera » (tờ báo đứng đầu về số lượng ấn bản), « không nên nghĩ rằng mình độc quyền chân lý và hãy cho phép mình được hưởng cái lợi ích của người thế tục là biết nghi ngờ ». Tờ Repubblica khuyến nghị : « Hãy trung thực với độc giả ! ».
Theo đại diện tờ Avvenire, nhật báo của các giám mục Ý, giáo hoàng người Achentina « đã cách mạng cái nhìn của thế giới về Giáo hội ». Điều này là do « ông đã thực sự dấn thân » và nhấn mạnh đến « vai trò cơ bản của phụ nữ » (đại diện tờ Osservatore romano). Tờ Il Messagero (tờ báo đứng hàng thứ 5 của Ý về ấn bản) tiên đoán, « giáo hoàng Phanxico cuối cùng sẽ cách mạng nghề nghiệp của chúng ta ».
Theo chủ nhiệm tờ Il Sole 24 Ore (Mặt trời 24 giờ), báo kinh tế lớn nhất Ý, tính đặc thù của nước Ý là : « đất nước này chưa bao giờ trở thành thế tục được, do sự hiện diện của Nhà nước Vatican ».
Cuộc gặp gỡ giữa đại diện Vatican với báo giới diễn ra sau khi tờ La Repubblica công bố một lá thư dài của giáo hoàng Phanxicô, mang tên « Thư gửi những người không tin », gửi đến người sáng lập nhật báo cánh tả Eugenio Scalfari, ngày 11/09/2013, để trả lời các câu hỏi của nhà báo vô thần này.
Chương trình « Parvis des gentils », khai mạc từ tháng 3/2011 tại sân lớn trước Nhà thờ Đức bà Paris, do sáng kiến của giáo hoàng Benedicto 16, nhằm cổ vũ các đối thoại giữa tín đồ Công giáo và những người ngoài đạo, những người vô thần. Kinh nghiệm này tiếp tục được phổ biến tại một số nơi khác trên thế giới. Tên « Parvis des gentils/Không gian những người tử tế » vốn dùng để chỉ một không gian bên ngoài ngôi đền Jerusalem của người Do Thái thời cổ, nơi những người không theo đạo Do Thái có quyền đi vào.
Buổi đối thoại do cơ quan văn hóa của Vatican đồng tổ chức với báo La Repubblica tại đền thờ Hadrien, thủ đô Roma. Báo La Repubblica, thuộc xu hướng trung tả, có ấn bản đứng hàng thứ hai tại Ý. Đây là lần đầu tiên một « Parvis des journalistes » (Không gian báo chí) được tổ chức theo phong cách của « Không gian của những người tử tế », theo sáng kiến của giáo hoàng tiền nhiệm Benedicto 16. « Bộ trưởng Văn hóa của giáo hoàng » nhấn mạnh : « Nếu một ai trong hàng ngũ Giáo hội, một người chăn chiên mà không quan tâm đến truyền thông, thì người đó đang đứng ngoài sứ mạng của chính mình ».
Về phần mình, lãnh đạo các nhật báo lớn nước Ý cũng đưa ra định nghĩa của mình về « tính khách quan » và « trách nhiệm » của các nhà báo. Đại diện báo « La Stampa » nói : « Cần phải đặt các biến cố trong bối cảnh », còn theo đại diện tờ « Corriere della Sera » (tờ báo đứng đầu về số lượng ấn bản), « không nên nghĩ rằng mình độc quyền chân lý và hãy cho phép mình được hưởng cái lợi ích của người thế tục là biết nghi ngờ ». Tờ Repubblica khuyến nghị : « Hãy trung thực với độc giả ! ».
Theo đại diện tờ Avvenire, nhật báo của các giám mục Ý, giáo hoàng người Achentina « đã cách mạng cái nhìn của thế giới về Giáo hội ». Điều này là do « ông đã thực sự dấn thân » và nhấn mạnh đến « vai trò cơ bản của phụ nữ » (đại diện tờ Osservatore romano). Tờ Il Messagero (tờ báo đứng hàng thứ 5 của Ý về ấn bản) tiên đoán, « giáo hoàng Phanxico cuối cùng sẽ cách mạng nghề nghiệp của chúng ta ».
Theo chủ nhiệm tờ Il Sole 24 Ore (Mặt trời 24 giờ), báo kinh tế lớn nhất Ý, tính đặc thù của nước Ý là : « đất nước này chưa bao giờ trở thành thế tục được, do sự hiện diện của Nhà nước Vatican ».
Cuộc gặp gỡ giữa đại diện Vatican với báo giới diễn ra sau khi tờ La Repubblica công bố một lá thư dài của giáo hoàng Phanxicô, mang tên « Thư gửi những người không tin », gửi đến người sáng lập nhật báo cánh tả Eugenio Scalfari, ngày 11/09/2013, để trả lời các câu hỏi của nhà báo vô thần này.
Chương trình « Parvis des gentils », khai mạc từ tháng 3/2011 tại sân lớn trước Nhà thờ Đức bà Paris, do sáng kiến của giáo hoàng Benedicto 16, nhằm cổ vũ các đối thoại giữa tín đồ Công giáo và những người ngoài đạo, những người vô thần. Kinh nghiệm này tiếp tục được phổ biến tại một số nơi khác trên thế giới. Tên « Parvis des gentils/Không gian những người tử tế » vốn dùng để chỉ một không gian bên ngoài ngôi đền Jerusalem của người Do Thái thời cổ, nơi những người không theo đạo Do Thái có quyền đi vào.
No comments:
Post a Comment