Sunday, September 1, 2013

Chủ nhật Cần sa ( 2)


Tại sao cần sa lại bị cấm khi nó không gây nghiện?

Bài viết Những Ngộ Nhận Về Cần Sa đăng cách đây vài ngày đã thu hút được sự chú ý từ độc giả nhiều hơn là tôi tưởng với hơn 600 người đã share bài viết đó. Một con số có thể là không có gì đặc biệt đối với nhiều người nhưng cũng đủ để tôi thấy vui và nó cũng là một nguồn động viên cho tôi viết tiếp. Chúng ta đang sống ở một thời đại của sự đánh lạc hướng, đang sống trong sự dẫn lối đưa đường của những tay kĩ sư văn hóa theo cách nói của
Terence McKenna. Những điều mà cá nhân tôi thấy là thật sự quan trọng thì không thấy ai nói tới, trong khi những gì vô bổ thì lại nhan nhản khắp nơi. Âu có lẽ đó cũng là bản chất của đám đông. Tôi từ chối là một thành viên trong cái đám đông đó. Albert Einstein đã từng nói, “Nếu bạn chỉ biết đi theo đám đông, bạn sẽ không bao giờ đi xa hơn được đám đông.” Hãy mạnh dạn đột phá. Hãy vỡ tung! Cuộc sống của bạn sẽ thực sự bắt đầu nơi bên kia bờ vực thẳm. Hãy can đảm quăng mình vào hố sâu và bạn sẽ khám phá ra được rằng nó chính là một chiếc giường tơ êm ái.
Dưới đây là một số comment bình luận tiêu biểu về bài viết trên facebook:

Pham Van Tho: Mình thực sự quan tâm về đề tài này nhưng lại thiếu tài liệu tiếng việt. Cảm ơn bài viết bổ ích của bạn.

Gaia Hùng: mình đã hút rồi…ko có gây ngiện

Quang Quỷ Quái: thảo hèn thằng a tôi hút cần sa éo thấy nghiện

Joseph Tu: Các bác nên tìm hiểu về nấm ảo nếu có hứng thú, tây nó gọi là magic mushroom hay shroom. Tác dụng là giảm stress, depression, thay đổi suy nghĩ nhận thức về vấn đề j đó (cái này còn phụ thuộc vào từng người khác nhau)….. E đã bỏ đc thói quen hút thuốc nhờ nó, nghe điên phết nhưng là sự thật đã xảy ra với e 0.o Anyway, nói về cần sa, Steve Job cũng từng hút cỏ 2 lần 1 tuần trong vòng 5 năm. Vậy sao nó vẫn thông minh thế nhỉ? Hehe

Kẻ Gác Đêm: Tại sao cần sa lại bị cấm? và còn rất nhiều vấn đề khác nữa đều có ở đây… giwho.com/wp-content/uploads/2013/cuon2.pdf. Xem từ trang 116 nhé. Tài liệu này có 3 quyển lận và cũng có lâu rồi, và có lẽ nó cũng bị cấm phát hành luôn thì phải.

Dược thảo bình thường, trái pháp.Tuy nhiên, khi có một công ty thuốc đa quốc gia nghiền nó ra, chiết xuất ra chất delta-9-tetrahydrocannibisnol nhân tạo, kết hợp nó với gelatin, glycerin, iron oxide đỏ, iron oxide vàng, titanium dioxide, xuất ra thị trường tới các bác sĩ và bệnh viện, dưới tên gọi Marinol và cùng lúc đó làm giàu cho một đám các nhà đầu tư giàu có trên Phố Wall, lúc đó, nó hợp pháp.


Tôi tò mò không biết cuốn sách mà bạn có nick name Kẻ Gác Đêm nhắc tới là sách gì nên đã download về xem thử. Và thật bất ngờ, đó chính là cuốn sách Đối Thoại Với Thượng Đế tập 2 của Neale Donald Walsch mà tôi cũng đã từng giới thiệu và recommend thông qua blog của anh Đỗ Hoàng Tùng cách đây không lâu. Tôi sẽ trích đoạn trang trang 116 như bạn Kẻ Gác Đêm đã bình luận. Đối Thoại Với Thượng Đế là một bộ sách gồm 3 tập, tuy nhiên hiện nay sách đã xuất bản thì chỉ có tập 1, còn tập 2 và 3 thì không thấy sách xuất bản mà chỉ thấy bản dịch có lẽ là từ những độc giả yêu thích chuyển dịch.

Tiểu sử của tác giả Neale Walsch được đăng trên AtlazBooks như sau
Neale Donald Walsch (10/09/1943) là tác giả người Mỹ nổi tiếng với seri sách Đối thoại với Thượng Đế. Chín cuốn sách trong bộ sách này gồm: Conversations With God (cuốn 1- 3), Friendship with God, Communion with God, The New Revelations, Tomorrow’s God, What God Wants and Home with God: In a Life That Never Ends.
Ông cũng được biết đến như một diễn viên, nhà viết kịch và là một diễn giả nổi tiếng.
Neale Donald Walsch được coi là “sứ giả tâm linh” của thời hiện đại, người mang những thông điệp sâu sắc đến hàng triệu người trên thế giới, nói về ý nghĩa của cuộc đời, cũng như mối quan hệ giữa Thượng đế và con người trong thế giới này. Seri sách mang tên chung Đối thoại với thượng đế của ông đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ và được hàng triệu độc giả đón nhận.

Dưới đây là đoạn trích:
“Một số ít” người trí tuệ hướng dẫn cho “số nhiều ngu dốt” thông qua luật pháp.
Chính xác như thế.

Chuyện ấy có gì sai đâu? Nếu có một số ít những người xuất sắc tài giỏi trong chúng tôi muốn nhìn vào các vấn đề của xã hội, của thế giới và đưa ra giải pháp, điều đó không phục vụ số nhiều sao?

Tùy vào động cơ của số ít ấy. Và tùy vào sự minh bạch của họ. Nói chung, không có gì phục vụ “số nhiều” hơn là để cho họ tự cai quản chính mình.

Vô chính phủ. Điều đó không bao giờ làm được.

Các ngươi không thể lớn lên và trở nên vĩ đại khi các ngươi luôn luôn được chính quyền bảo cho biết phải làm gì.

Có thể lập luận rằng sự cai trị – tôi muốn chỉ luật pháp nhờ đó chúng tôi đã chọn để cai trị chính mình – là phản ảnh sự vĩ đại của xã hội (hoặc thiếu sự vĩ đại), vì các xã hội lớn đưa ra những luật lớn.

Và rất ít luật. Vì trong các xã hội lớn, rất ít luật coi là cần thiết.

Dù vậy, những xã hội thực sự vô luật pháp là những xã hội sơ khai, nơi đó “mạnh là đúng.” Luật pháp là cố gắng của con người nhằm tạo nền cho sân chơi; để bảo đảm rằng điều thực sự đúng sẽ chiếm ưu thế, dù mạnh hay yếu. Không có quy tắc hành xử được mọi người đồng ý với nhau, làm sao chúng tôi có thể cùng tồn tại?

Ta không đặt giả thiết một thế giới không có quy tắc hành xử, không có sự đồng ý. Ta muốn nói rằng các sự thỏa thuận và quy tắc của các ngươi nên được đặt trên một hiểu biết cao hơn và một định nghĩa lớn hơn về lợi ích cá nhân. Điều mà hầu hết luật pháp thực sự nói là điều những kẻ mạnh nhất trong các ngươi có được như quyền lợi được bảo đảm của họ. Hãy thử nhìn vào một thí dụ nhé. Hút thuốc lá. Bây giờ, luật pháp nói rằng các ngươi không được trồng và sử dụng một loại cây, là cây gai dầu, vì, chính quyền bảo các ngươi, rằng nó không tốt cho các ngươi.

Nhưng cũng cùng một chính quyền ấy nói rằng được phép trồng trọt và sử dụng một loại cây khác, cây thuốc lá, không phải vì nó tốt cho các ngươi (quả thật, chính chính quyền nói nó xấu), nhưng có lẽ, vì các ngươi đã luôn luôn làm như thế. Lý do thực sự của việc cây đầu tiên bị cấm còn cây thứ nhì không bị không có liên quan gì tới sức khỏe cả. Nó liên quan tới kinh tế. Và tức là, tới quyền lực. Bởi thế, luật pháp của các ngươi không phản ảnh điều xã hội các ngươi nghĩ về nó, và muốn trở thành. Luật pháp của các ngươi phản ảnh quyền lực đang nằm ở đâu.

Không công bằng. Ngài đã lấy một tình huống ở đó các mâu thuẫn là quá rõ. Hầu hết các trường hợp không phải như thế.

Ngược lại mới đúng. Hầu hết các trường hợp đều như thế cả.

Thế giải pháp là gì?

Là có càng ít luật – là những giới hạn thực sự – càng tốt.
Lý do hạt đầu tiên bị cấm chỉ liên hệ bề ngoài tới sức khỏe. Sự thật là, cần sa không gây nghiện và nguy hại cho sức khỏe nhiều hơn thuốc lá hay rượu bia, mà cả hai thứ này được luật pháp bảo vệ. Thế tại sao nó không được cho phép? Bởi vì nếu nó được trồng, một nửa những người trồng bông, nhà máy sản xuất nylon và tơ nhân tạo, và những người sản xuất gỗ trên thế giới sẽ mất việc. Cần sa hóa ra là một trong những vật liệu hữu dụng nhất, mạnh nhất, dai nhất, bền nhất trên hành tinh của các ngươi. Các ngươi không thể tạo ra một loại sợi tốt hơn cho vải vóc, một chất liệu bền chắc hơn cho dây, và một nguồn bột giấy dễ trồng và thu hoạch hơn. Các ngươi chặt xuống hàng trăm ngàn cây mỗi năm để cho mình các tờ báo ngày Chủ nhật, để các ngươi có thể đọc về nạn phá rừng trên thế giới. Cần sa có thể cho các ngươi hàng triệu tờ báo ngày Chủ nhật mà không cần phải chặt một cây nào cả. Quả thật, nó có thể thay thế cho rất nhiều loại nguyên liệu, với chi phí chỉ bằng một phần mười.

Và đó là vấn đề. Một ai đó mất tiền nếu loại cây kỳ diệu này – tình cờ, nó cũng có những thành phần dược tính đặc biệt – được cho phép gieo trồng. Và đó là lý do tại sao cần sa là loại bất hợp pháp trong đất nước các ngươi. Cũng cùng lý do ấy, các ngươi đã cần quá lâu để để sản xuất đại trà xe điện, cung cấp y tế rẻ và hợp lý, hoặc sử dụng nhiệt mặt trời hoặc năng lượng mặt trời cho mọi gia đình. Các ngươi đã có đủ tiền và công nghệ để tạo ra tất cả những điều ấy nhiều năm rồi. Thế tại sao các ngươi không có được chúng? Hãy nhìn xem ai sẽ mất tiền nếu các ngươi có. Ở đó các ngươi sẽ tìm ra câu trả lời. Đây là Đại Xã Hội mà ngươi rất đỗi tự hào ư? “Xã hội vĩ đại” của ngươi phải bị lôi xềnh xệch, đá và la hét, để chịu xem xét tới lợi ích chung. Bất cứ khi nào lợi ích chung và cái tốt tập thể được nhắc tới, mọi người liền la lên “cộng sản!”

Trong xã hội các ngươi, nếu xét tới điều tốt đẹp cho nhiều người không tạo ra một lợi ích khổng lồ cho ai đó, thì điều tốt đẹp cho nhiều người thường bị lãng quên. Điều này đúng không chỉ trong đất nước của ngươi, nhưng cũng đúng trên cả thế giới nữa. Vì thế, vấn đề căn bản mà nhân loại đối diện là: Lợi ích riêng tư có thể được thay thế bằng những lợi ích tốt đẹp nhất, lợi ích chung, của cả nhân loại hay không? Nếu được, làm thế nào?

Tại Hoa Kỳ, các ngươi đã tìm cách cung cấp lợi ích chung, lợi ích tốt nhất thông qua luật pháp. Các ngươi đã thất bại thảm thương. Quốc gia các ngươi là quốc gia giàu mạnh nhất trên địa cầu, và cũng có một tỷ lệ trẻ em tử vong cao nhất. Tại sao? Vì người nghèo không thể đủ điều kiện để hưởng sự săn sóc y tế đủ chất lượng trước và sau khi sinh, và xã hội các ngươi là xã hội chạy theo lợi nhuận. Ta lấy chuyện này như một thí dụ về sự thất bại thảm hại của các ngươi. Sự kiện các trẻ em nơi các ngươi chết với một tỷ lệ cao hơn hầu hết các quốc gia công nghiệp khác trên thế giới lẽ ra phải làm các ngươi phiền lòng. Nhưng không. Điều đó nói lên nhiều về những ưu tiên của xã hội các ngươi đặt ở đâu. Những quốc gia khác chu cấp cho người bệnh và người nghèo, người già và bệnh nhân. Các ngươi chu cấp cho người giàu có, người có ảnh hưởng và vị thế cao. Tám mươi lăm phần trăm người Mỹ về hưu sống trong nghèo khó. Nhiều người trong số những người Mỹ cao tuổi, và hầu hết những người có thu nhập thấp sử dụng phòng cấp cứu ở bệnh viện địa phương như “bác sĩ gia đình” của họ, họ tìm đến các chữa trị y tế chỉ trong trường hợp kinh khủng nhất, và hầu như không nhận được một chút chăm sóc y tế dự phòng nào.

Ngươi thấy đấy, không có lợi nhuận gì nơi những người không có nhiều tiền để xài… họ đã mất đi sự hữu dụng của họ… Và đây là xã hội vĩ đại của các ngươi…


Lý do bạn nghĩ cần sa trái pháp Vs. Lý do thật sự khiến nó trái pháp

Danh sách 37 người hút cần nổi tiếng tiêu biểu công khai thú nhận
  • Barack Obama [1]
  • Al Gore [2]
  • George W. Bush [3]
  • Bill Clinton [4]
  • Sarah Palin [5]
  • Arnold Schwarzeneger [6]
  • Natalie Portman [7]
  • Justin Timberlake [8]
  • Adam Lambert [9]
  • Whoopi Goldberg [10]
  • Rihanna [11]
  • Lady Gaga [12]
  • Brad Pitt [13]
  • Morgan Freeman [14]
  • Elijah Wood [15]
  • James Franco [16]
  • Cameron Diaz [17]
  • Snoop Dogg [18]
  • Kristin Dunst [19]
  • Wiz Khalifa [20]
  • Miley Cyrus [21]
  • Michael Phelps [22]
  • Michael Bloomberg [22]
  • Ted Turner [22]
  • Stephen King [22]
  • Bill Gates [23]
  • LeBron James [24]
  • Bill Maher [25]
  • Johnny Depp [26]
  • Bob Dylan [27]
  • Matt Damon [28]
  • Robert Downey Jr. [29]
  • Jennifer Aniston [30]
  • Robin Williams [31]
  • Bruce Willis [32]
  • Carlos Santana [33]
  • Steve Jobs [34]
Có tên ai bạn biết trong danh sách này không? Bạn có ngạc nhiên không? Tôi thì thấy chả có gì ngạc nhiên. Hút cần thật sự là một việc rất bình thường nếu không bị lạm dụng. Nhưng không biết vì cố tình hay vô tình mà các bạn thường xuyên được nghe tuyên truyền cái cụm từ “cần sa ma túy” đi chung với nhau như thể cần sa là một loại ma túy gây nghiện nguy hiểm. Nếu tôi thấy vẫn còn nhiều người hứng thú về vấn đề này thì tôi sẽ viết thêm một bài khác vì bài này đã khá dài. Còn rất nhiều điều thú vị khác về cần sa mà tôi chưa kể cho bạn nghe. Mục đích của những bài viết này không phải là để kêu gọi mọi người tìm đến cần sa mà là để nêu lên những ngộ nhận đã tồn tại trong tiềm thức của xã hội bấy lâu.

Trước giờ tôi cũng hay nhận được một thắc mắc là không biết đằng sau tôi có một tổ chức nào đứng ra tài trợ hay không, rồi họ tưởng tượng ra đủ thứ này kia trên đời. Tiện đây tôi cũng muốn trả lời cho rõ ràng luôn là không. Tôi hiện nay vẫn hoạt động độc lập từ trước tới nay, với may mắn là có được sự hợp tác của một số anh em cùng chí hướng. Tất cả những gì chúng tôi làm đều xuất phát từ một tấm lòng tình nguyện cống hiến phục vụ. Không ai trả tiền công, cũng chả ai có thù lao. Chúng tôi chỉ muốn mang lại những món quà kiến thức, tư tưởng và sự thật đến tất cả. Và sự cảm kích mà chúng tôi nhận lại được chính là khi thấy bạn biết trân trọng và chia sẻ những thông tin bạn thấy hữu ích đến với mọi người. Bởi vì “Hạnh phúc chỉ đích thực khi được sẻ chia.”, trích phim Vào Miền Hoang Dã.

Hãy tự giáo dục chính mình!

Biên Soạn và dịch thuật: Nguyễn Hoàng Huy


Tham Khảo
1. Seelye, Katharine (October 24, 2006). “Barack Obama, asked about drug history, admits he inhaled”. The New York Times. The New York Times Company. Retrieved September 30, 2009
2.  Ellison, Michael (February 7, 2000). “Gore was avid pot smoker – book”. The Guardian. Guardian Media Group. Retrieved September 30, 2009
3. “Bush admits to smoking pot in taped discussion”. Associated Press. February 21, 2005. Retrieved January 20, 2012
4. “Clinton Tried Marijuana as a Student, He Says”. The New York Times. The New York Times Company. March 30, 1992. Retrieved September 30, 2009
5. Lerer, Lisa (August 29, 2008). “Palin: She Inhaled”. CBS News. Retrieved September 30, 2009
6. “Schwarzenegger: Calif. needs pot debate”. MSNBC. May 6, 2009. Retrieved September 30, 2009

No comments: