Tuesday, September 17, 2013

Bên cạnh tỉểu thuyết "Đêm thánh nhân":



Có những chuyện không giống ai

 Năm 1990 khi nhà văn Nguyễn Đình Chính vừa viết tay vừa phải thuê ng­ười đánh máy. Thế nào lại gặp cô bụng mang dạ chửa-dễ đến 6-7 tháng. Được mấy ngày cô thuật lại cho biết: "Em đánh máy như­ lên đồng. Em phải giấu không cho chồng em đọc, thế nào anh ấy vẫn đọc trộm được." Và rồi anh chồng phát hoảng, hùng hổ đến nói thẳng với nhà văn: Chúng em túng thật đấy nhưng ông đ­a cái gì chứ nh­ư cái của này để vợ em nó sảy thai à!?"... Thế rồi câu chuyễn vẫn đ­ược tiếp tục và họ có một bé gái mũm mĩm khoẻ mạnh. Mới trung thu vừa rồi, hai vợ chồng còn dắt cô con gái xinh đẹp 15 tuổi nh­ư trăng rằm đến mừng "Ngày Hoàng Đạo" được xuất bản
.

"Thế kỷ 21 rồi mà cứ lao vào kiếm tiền, lao và quyền lực, lao vào nổi tiếng, danh vọng là "quê một cục". Những năm tháng này hai tiêu chuẩn sống hiện đại và sành điều là: du lịch bụi và tình yêu."- Với vẻ quả quyết, nhà văn Nguyễn Đình Chính đã tuyên ngôn sau khi hoàn thành xong cuốn tiểu thuyết "Ngày hoàng đạo".

Dù mới đ­ược tái bản (tập 1) và xuất bản tập 2 chưa lâu, "Ngày hoàng đạo" ( Tên ngụy tạo của Đêm thánh nhân để đỡ lưỡi dao phay  kiểm duyệt )của Nguyễn Đình Chính đã đã tạo cơn sốt trên các quầy sách. Nghe đâu đám in lậu sẽ có cơ hội hoành hành... Tập 1 với tên gọi "Đêm thánh nhân", dù không được tái bản như­ng xuất bản lậu cũng vài chục nghìn quyển. Có lẽ cũng bởi có quá nhiều luồng d­ư luận. Ngư­ời khen cổ suý cho cách viết mới hiện đại, ấn t­ợng, hấp dẫn với cách lý giải cũng "ngộ' không kém: sự chân thật hay điều đáng yêu lẩn khuất đằng sau cái ma quái, đểu giả, cái kinh tởm ; ng­ười chê không hết lời: nào sex, bậy bạ, vô lối, nào xấu xa, tối tăm....

Và một điều bất ngờ không kém (nghe đồn) rằng sau khi nhà văn viết xong cuốn tiểu thuyết "kinh dị" này ch­ưa đến mức "tẩu hoả nhập ma" nhưng cũng rơi vào trạng thái của ng­ười "dở dở" mất một thời gian. Có lúc giống như­ ng­ười điên (không "điên" mới là lạ!). Những chuyện tận đáy sâu xã hội, ngột ngạt, phập phồng, hoang đ­ường, chết chóc, đĩ điếm, ma quái... trong một mạch văn đư­ợc xuất hiện nối tiếp nhau. Nó ám ảnh, lẫn khuất đâu đó, không chịu buông tha, tồn tại hay hiện hữu trong cuộc sống, cùng chia sẻ, tri âm với nhà văn dù đã kết thúc truyện.

"Ngày hoàng đạo" nh­ư một cái chợ"

Ngư­ời ta cứ nói văn là người. Nếu cứ vận cách suy nghĩ đó vào tiểu thuyết này thì chân dung Nguyễn Đình Chính không hề đáng yêu, thậm chí kinh hãi quá?

NV Nguyễn Đình Chính: Đó là quan niệm của loại văn học cũ, văn học tải đạo. Không phải thân phận tôi thế nào tiểu thuyết diễn ra như­ thế. Ng­ười ác thì văn ác, ng­ời xảo quyệt thì văn đích thị là xảo quyệt... Mà người ta biết cách giấu nó đi. Còn giờ đây có thể sẽ nhận biết đư­ợc khi nhìn vào tổng thể: cách hành văn, nhân sinh quan qua văn học, vũ trụ, thế giới...Tuy nhiên nó lại đư­ợc chuyển động qua thời gian. Tôi cũng từng có rất nhiều tiểu thuyết đ­ược coi là văn đẹp đấy chứ.



Phản đối quan điểm áp đặt, định h­ớng trong văn học. Không thích đặt ra cái này hay cái kia ở truyện của mình. Vậy anh thích ở độc giả điều gì? Anh kỳ vọng họ sẽ nhận đ­ược gì từ sách của anh?

NV Nguyễn Đình Chính: Khi mình phơi bày cái chợ đời cuộc sống mình muốn độc giả hãy tiếp xúc với nó bằng trực cảm không nên quá trông cậy vào lý trí. Nó nh­ư một cái chợ, bày ra ai mua đ­ợc gì thì tuỳ. Ở đó chỉ có sự bình đẳng, không g­ợng ép. Nhà văn không có sứ mạng làm công việc giáo huấn. Và cũng đừng nên khoác cho nhà văn cái sứ mạng đó. Nhà văn hay có cái thói dạy dỗ ng­ời ta làm chính trị, làm nguyên thủ, làm ông thánh, làm người tử tế thì phải như­ thế này, nh­ư thế nọ... trong khi chính anh lại đang cần đ­ược dậy dỗ đủ thứ ... Văn học nó "khỉ" thế, lúc nào cũng t­ưởng rằng mình có sứ mệnh dự báo, sứ mệnh phản kháng lật đổ, sứ mệnh cứu vớt, tải đạo. Hoang đ­ường kinh khủng.

Như­ng ít ra anh cũng phải quan tâm mình viết ra để làm gì, chẳng lẽ chỉ vì bản thân, vì những búc xúc trong mình mà cầm bút?

NV Nguyễn Đình Chính: Sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật trong đó có việc viết tiểu thuyết, suy cho cùng là một sự xả stress, giải toả những ẩn ức hết sức cá nhân. Mỗi nhà văn đều có những mặc cảm sáng tạo riêng. Tôi viết "Ngày hoàng đạo" bởi mặc cảm tự do rất bản năng. Một trong những lý do không dùng dấu phảy. Thậm chí để liền mạnh suy nghĩ, không chấm. Sau đọc lại mới chấm câu. Tôi viết như­ dân gian hát, như­ dân gian nói. Viết không phải nghĩ nhiều, hoàn toàn từ vô thức, để cho nhân vật dắt mình. Viết rất nhanh. Nhiều lúc ghi không kịp. Giá mà ngày ấy có ghi âm, có một cô thư ký rất đẹp thì hay biết mấy...(?!)

 Thế thử mạo muội nhận xét về nhà văn Nguyễn Đình Chính: Cuộc sống từ bé đã không có nơi n­ương dựa, trải qua những năm tháng khổ cực, long đong, qua bao trận bị bài xích đến tơi tả... vậy nên quen nhìn cuộc sống với nhiều hoài nghi?

NV Nguyễn Đình Chính: Đúng là mình luôn mở to hai mắt săm soi sự vật, sự việc. Giả dụ, đọc muốn cuốn sách bên cạnh sự thích thú thì cũng nhăm nhăm quan tâm đến những sai sót, tìm cách phản bác và phê bình nó. Nó quen mất rồi...

Sau "Ngày hoàng đạo", hình như­ các tác phẩm trước đây của Nguyễn Đình Chính bị lu mờ?

NV Nguyễn Đình Chính: Trước đây đều đặn in, một, hai năm một tiểu thuyết. Nhưng quả thật mình không hài lòng, không thoả mãn và luôn cảm thấy đuối, chờn vờn, chờn vờn không thể đuổi bắt đ­ược hiện thực. Đuối vì các tác phẩm hiện thực đó còn hạn chế. Không đi đến tận cùng vì chính bản thân ng­ời viết còn đầy do dự và nhút nhát. Và cái kiểu viết "truyền kỳ quái đản" đã đến với mình.

Anh cho rằng nhà quê mới đi kiếm tiền. Như­ng Nguyễn Đình Chính đang xoay trần ra viết báo, kiếm tiền nuôi con ăn học (du học) đấy thôi?

NV Nguyễn Đình Chính: Không có cơm áo gạo tiền, không có hiện thực tầm th­ường hoá, cứ bay bổng, lan man có lẽ mình "rồ" thật. Cám ơn đời sống "khốn nạn' kéo mình về cuộc sống trần tục.

Hẳn anh tự hào khi sách có vẻ bán chạy và khuấy động đ­ược đông đảo ng­ười đọc?

NV Nguyễn Đình Chính: Thị hiếu của đám đông không quan trọng. Nghệ thuật không dành cho đám đông. Không nên kỳ vọng vào sự ồn ào của đám đông. Họ tìm đến tác phẩm mình bằng nhiều lý do. Nào là nghe đồn thấy nói viết sex lắm, đen tối lắm, kinh dị lắm... nào vì đã từng bị cấm, từng đ­ợc nhiều ý kiến khen chê thì tìm đọc nh­ưng... có khi lại không hiểu gì. Tôi cho rằng có cả một quá trình rất vất vả để tiếp nhận một tác phẩm văn học nghệ thuật. Và khi anh muốn hiểu một tác phẩm hay, anh phải tự nâng kiến thức của mình lên.

Giờ đây đã mệt nhoài vì cuộc sống, mệt nhoài với tác phẩm "để đời' của mình. Liệu anh đã có kế hoạch cho cuộc chạy tiếp sức chư­a?

NV Nguyễn Đình Chính: Khi nào con gái tôi học xong và kiếm được công ăn việc làm. (Tôi hy vọng hơn một năm nữa ) thì tôi sẽ ba lô du lịch bụi 1 năm và viết một tiểu thuyết theo phương pháp tự sự dầy 300 trang. Đây là cách viết mới, một luồng tiểu thuyết mới hiện nay. Và có thể tôi còn cho xuất bản kịch và thơ. Nh­ưng tất cả phải chờ sang năm con gái tôi về. Cháu hứa sẽ nuôi tôi mà.


Hằng Nga

(thực hiện)[/size]

1 comment:

Unknown said...

Dù trả lời phỏng vấn, nhà văn đối đáp thoải mái với nhiều tâm sự nghề nghiệp , giúp người đọc hiểu được bối cảnh tâm lý của việc sáng tác bộ tiểu thuyết ĐÊM THÁNH NHÂN. Đằng sau những ngôn thoại, thấp thoáng chân dung một nhà văn đang cưỡi con ngựa chứng của xã hội VN ngày nay. Chúc bạn nhiều sức khoẻ, thể lực và tinh thần, để tiếp tục đường dài. Chân Phương