Monday, September 30, 2013

Nhớ Diễm Châu


  Nhà thơ Diễm châu đã dịch thơ của hơn 60 tác gỉa quốc tế.  Lá xanh trân trọng giới thiệu một bản dịch của anh



               
 Jorge-Luis Borges

  Dự tưởng tình yêu 

 Ngay cả sự thân mật của vầng trán em trong trẻo như một ngày ngay cả sự riêng tư của thân thể em, hãy còn huyền bí và câm nín, hãy còn
ngay cả những lời em nói hay những phút em im lặng, những chặng đường đời em,
đối với tôi, cũng sẽ không phải là một ân huệ huyền bí cho bằng

Đối thoại



YVES  CITTON (1) --- CHÂN PHƯƠNG dịch và chú thích

 Cuối hè 2009 tạp chí LA QUINZAINE LITTÉRAIRE (2)ra số chủ đề “ La Critique Littéraire en  question”(Chất vấn phê bình văn học) gồm nhiều bài nhận định, biên khảo, phỏng vấn khoảng hơn hai mươi văn gia, học giả, giáo sư ở Pháp như Marc Fumaroli, Jacques Dubois, Jean Bellemin-Noel, Gérard Dessons, Dominique Mainguenau…
Bài nhận định “Etudes Littéraires et Société de l’Interprétation” của Yves Citton nằm trong phần tạm kết và định hướng tương lai văn học của số báo đặc biệt này. 

Kẻ đi tìm cái tuyệt đối


(N. Kazantzakis)

I hope for nothing. I fear nothing. I am free’*- * ‘Tôi hy vọng chẳng có gi xẩy ra. Tôi chẳng sợ gì. Tôi là một tự do

VÕ CÔNG LIÊM


Phải chăng đây là tư duy của con người muốn khám phá sự thật tuyệt đối giữa cuộc đời hay đây là vấn đề đi tìm sự sống và chết ? Chân lý cuộc đời nó bao trùm trong một vũ trụ bí ẩn; đó là bí ẩn tuyệt đối giữa Thượng đế với con người, một đối diện hiện hữu, đối diện với hoài nghi và đi tới chối từ hay vì ám ảnh giữa ảo và thực. Đó là câu hỏi đưa ra hằng thế kỷ qua. Phản kháng nội tại của Kazantzakis là động lực thúc đẩy đi tìm đấng tuyệt đối. Nhưng; quên rằng Thượng đế đã chết không còn hiện diện để cứu rỗi con người ra khỏi bể khổ. Tại sao? Bởi; ’thiên điạ vô tư’ là cố định, không còn đứng ra để chứng nhân thiện và ác (good and evil) cho con người, một quay lưng hoàn toàn, một im lặng vô biên như từ nan; con người hiện diện với vũ trụ là cấu thành và kết tụ bởi bản chất thiên nhiên như sự đã qui định.

Cục cứt thơ / Bullshit poetry

Posted: 28/09/2013 in Nguyễn Đình Chính, Thơ, Trần Đán
Nguyễn Đình Chính Trần Đán chuyển ngữ



Cớ sao thơ mi không có đôi cánh để… bay
e mé mày
bay lên bay ngang bay xuống bay vào bay ra
bay tà tà bay là là bay vút bay vọt bay ngửa bay xấp bay bổ nhào nhào bay bay bay
bỏ mẹ (thơ giống tàu lượn)


Bạn đọc và Đêm Thánh Nhân





  Trò chuyện với “đêm thánh nhân”*

 Hoàng Hữu Các
Căn phòng khách của Nguyễn Đình Chính ở 11 Cao Bá Quát bây giờ ngày trước là một xó bếp, lợp phi-brô-ximăng, ở đó có kê một cái bàn nhỏ và một cái giường phản kiểu giường có chân mễ của bộ đội. Đó là nơi trong khuya khoắt Nguyễn Đình Chính viết Đêm Thánh Nhân.
Chính viết nhanh, ngòi bút cuống quít lia trên mặt giấy. Sau mỗi đêm ram giấy in báo Liên Xô trên bàn vơi đi nhiều và những trang viết bị loại bỏ gạt xuống đất cũng nhiều. chính không tỉa tót, tìm từ này, thay chữ nọ. Với Chính, văn chương, hỏng hay được là từng chương, từng mảng chứ không phải từng chữ.

Sunday, September 29, 2013

Đọc Matti Bunz cho vui


The Heart of the Matter”
  Matti Bunz
 Một vài tuần đã trôi qua kể từ khi bản báo cáo do Quốc hội Hoa Kỳ đặt viết về tình trạng của các ngành khoa học xã hội và nhân văn có tựa đề là “The Heart of the Matter”1 (“Cốt lõi của vấn đề”) được Viện Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ công bố, mặc dù nội dung của bản báo cáo này không có gì đáng để chỉ trích nỗi đau của các ngành nhân văn vẫn còn chưa dứt.

Chúa Giê Su « là người đầu tiên tweeter »

Nhà báo Eugenio Scalfari, người sáng lập tờ Repubblica (T) nói chuyện với hồng y Gianfranco Ravasi, "bộ trưởng Văn hóa Vatican", tại "Không gian những người tử tế", Roma, 25/09/2013. Ảnh Radio Vatican.
Eugenio Scalfarii và Hồng y Gianfranco Ravasi

Trọng Thành
Đây là câu nói của hồng y Gianfranco Ravasi hôm thứ Tư 25/09/2013 tại Roma trước lãnh đạo các tờ báo hàng đầu nước Ý. Cuộc gặp gỡ giữa đại diện Vatican với báo giới diễn ra sau khi tờ La Repubblica công bố một lá thư của giáo hoàng, mang tên « Thư gửi những người không tin », gửi đến người sáng lập nhật báo cánh tả Eugenio Scalfari, để trả lời các câu hỏi của nhà báo vô thần.

Quà nhỏ cuối tháng gửi bạn thơ CP

 
Hy vọng có có dịp cùng CP đi chơi lông bông xa lánh chốn phồn hoa 

Đức Huệ - Thi Anh

Nguyễn Đình Chính - Đi đâu sau Ngày Hoàng Đạo?

Bến Văn


Ngược! Theo “Zê” (hay “Mi”), một nhà văn kiêm họa sỹ, một nghệ sỹ, trí thức con nhà nòi, một kẻ lãng du, không lúc nào chịu ở yên một chỗ. Từ chốn phồn hoa đô hội, gã bỏ lên mạn ngược. Đại ngàn man dại hoang sơ. Đi chán lại quay về. Lại chuẩn bị hành trang cho chuyến đi tiếp nữa. Những chuyến đi văng mạng, luôn sa vào những cuộc tình, những cuộc làm tình quái dị hệt như cái tính cách quậy phá đến lạ lùng của gã!

Saturday, September 28, 2013

Đi đó đi đây : GIBRALTAR


   du ký    MIÊNG

Nằm ở phía nam Tây Ban Nha (TBN), Gibraltar cách xứ sở này khoảng 80km. Không gian chỉ bấy nhiêu nhưng thời gian là 3 thế kỷ dài căm giận. Trên đường dẫn tới xứ sở nhỏ xíu này không có bảng chỉ đường, bởi TBN quan niệm tội quái gì phải quảng cáo cho chũm đất của Anh mà hơn một nửa dân số dù gốc TBN đã nỡ lòng từ bỏ quốc tịch đấu bò. Họ vui lòng chọn quốc tịch Anh vì lẽ gì trong thâm tâm chỉ trời mới biết, còn bên ngoài công khai thì Anh cho họ nhiều đặc quyền đặc lợi như bịnh hoạn chạy sang Anh chữa miễn phí, con cái du học có chính phủ lo, và họ cũng không tốn tiền đóng thuế. Thiên đường rồi!

Đạo Đức Kinh và cuộc tìm kiếm mỹ thuật

HUỆ VIÊN


Đạo Đức Kinh là tác phẩm do Lão Tử, khai tổ của Đạo giáo, viết ra khoảng thế kỷ VI trước CN, là một kinh điển trong triết học phương Đông, có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử, văn hóa, xã hội, lối sống, nghệ thuật... ở những nước Á Đông.
 
Đạo Đức Kinh và cuộc tìm kiếm mỹ thuật
Tranh cổ Trung Hoa vẽ Lão Tử khoảng thế kỷ 16 - Ảnh: internet

Sinh viên Mỹ thuật

(Dân trí) - Thuê nhà với sinh viên Mỹ thuật là cả một quá trình bởi đi tới đâu bà chủ nhà cũng kêu ca “sinh viên học họa bẩn lắm”. Đó chỉ là một trong vô số điều mà sinh viên Mỹ thuật gặp phải trong suốt 4 năm đại học.

 
Nhiều chủ nhà sợ sinh viên mỹ thuật "bôi vẽ" khắp nơi
 

Friday, September 27, 2013

Đọc cho vui



Ajahn Brahm 

51. Có vấn đề gì không?
Nhà bác vật toán học Blaise Pacal (1623 - 1662) có lần nói rằng «tất cả mọi vấn đề của con người xuất phát từ việc họ không biết ngồi yên.” Tôi (tác giả) xin thêm «... và không biết lúc nào phải ngồi yên.”
Năm 1967 xảy ra trận “giặc sáu ngày” giữa Do Thái với Ai Cập, Syria và Jordan. Trong lúc giao tranh tiếp diễn dữ dội, thủ tướng Harold MacMillan của Anh quốc được phóng viên hỏi ông suy nghĩ thế nào về vấn đề Trung Đông. Không cần suy nghĩ ông trả lời ngay rằng: “Đâu có vấn đề gì ở Trung Đông”

Thợ thơ và thịt chóa


Gã vốn dân bách khoa - cơ khí nhưng nghề kiếm ăn lại liên quan đến những thứ gạch đá cát vôi. Từ thầu khoán lặt vặt, gã cũng dựng được cái công ty. Công nghiệp rạng danh một cõi. Ấy thế đéo nào búp phát gã thành nhà thơ. Hehe đcm...

CHẸC CHẸC CHẸC...


Đcm vắng nhà mấy hôm, lúc quay vìa đéo vào được. Là sao nhể? Log on và bốt bài thì vưỡn.
Mà cái đcm  con khỉ đột chứ, chưởi gì bài bản, nuột nà tí anh xem nào. Hay vầu.
Có bác gưởi cho bài này, treo lên. Đcm anh vầu được nhà anh vả chết cha con khỉ đột.

Mô hình trí thức Pháp


CHÂN PHƯƠNG dịch và chú thích tham luận của Vincent DESCOMBES (1)


Hôm nay chúng ta thấy rằng khi đặt cho chúng ta câu hỏi này ban biên tập đã chứng tỏ khả năng nhìn thấu suốt: vấn đề chủ yếu trong các thập niên sắp tới chính là mô hình trí thức Pháp.
Một cách ngắn gọn, người ta viện dẫn hai tham chiếu khi nhắc đến mô hình ấy. Cái thứ nhất tìm về quá khứ huyền thoại của người trí thức Pháp như là “lương tâm vĩ đại”; bộ ba văn hào Anatole France, André Gide, Jean-Paul Sartre đại biểu cho điều này. Tham chiếu thứ hai ngược lại không nêu danh tác giả cá biệt nào mà chỉ nhắc đến một trào lưu tư tưởng. Hay nói đúng hơn là sự hội tụ của một trào lưu — chủ nghĩa cấu trúc — với sự chất vấn nó là chủ nghĩa hậu-cấu trúc.

Nghiên cứu văn học

Trần Hữu Thục
 
James Joyce, Ulysses và thách đố mới

Bloomsday 
Bloomsday – ngày của Bloom, là gì vậy?  Là 16/6/1904, một ngày hư cấu trong đời của Leopold Bloom, tên nhân vật chính trong truyện dài nổi tiếng Ulysses của James Joyce. Người ta chọn ngày này để vinh danh Bloom mà thực ra, là để vinh danh tác giả, người được xem là nhà văn đã khai sinh ra chủ nghĩa hiện đại (modernism) trong nền văn chương thế giới thế kỷ 20. Bloomsday được những người hâm mộ Joyce tạo ra vào năm 1954 xuyên qua một lễ hội rầm rộ tổ chức tại thành phố Dublin với nhiều sinh hoạt văn hóa khác nhau.

Phỏng Vấn Thụy Khuê

Lê Quỳnh Mai thực hiện


   Thuỵ Khuê 2-1010 / Ảnh LTL
LÊ QUỲNH MAI : Xin Chị cho biết nguyên nhân nào đã mang Thụy Khuê đến với đài phát thanh RFI, và trở thành nhà phê bình văn học nổi tiếng tại hải ngoại?
THỤY KHUÊ: Tôi viết tiểu luận từ năm 1986, trên báo Tự Do, phát hành ở Bỉ. Từ tháng 11/1987, bắt đầu gửi bài đăng trên Văn Học (Cali), những bài đầu viết về Thế Giang, Nguyễn Mộng Giác, Võ Đình... còn non nớt lắm. Tháng 4/1988, vẫn trên Văn Học, có bài đầu tiên về Nhân Văn Giai Phẩm. Lúc ấy, chúng tôi giúp nhà xuất bản Văn Nghệ và báo Văn Học phát hành tại Pháp, vì vậy tôi quen với Bạch Thái Quốc, người trông nom hiệu sách Nhà Việt Nam (trực thuộc Hội Việt Kiều ở Paris). 

Bàn về hạnh phúc...



Sư Matthieu và Diễn viên Richard Gere:
Hai người, một tu sĩ và một ngôi sao điện ảnh: hai lối sống hoàn toàn khác nhau, vì vậy bạn nghĩ là họ có hai con đường đi đến hạnh phúc rất khác nhau. Nhưng diễn viên Richard Gere và nhà khoa học đồng thời là tu sĩ người Pháp Matthieu Ricard (Tác fgiả cuốn sách Bàn về hạnh phúc) lại có cùng chung một sự gắn bó mật thiết với đạo Phật và cả hai đồng ý rằng hạnh phúc không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện.

Họ đã có một buổi nói chuyện thú vị và sâu sắc về bản chất thật sự của hạnh phúc ở New York.
Richard Gere: Trước hết xin Thầy cho biết xuất phát điểm của Thầy và những gì đã khiến Thầy trở thành tu sĩ như ngày hôm nay.

Đọc cho vui


Ajahn Brahmavamso Mahathera ( Ajahn Brahm),sinh năm 1951, tại London, Vương quốc Anh .Ông  là một tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy. Hiện nay là Viện Chủ Tu viện Bodhinyana,  Serpentine, Western Australia, cha linh hướng của Hội Phật giáo Tây Úc, Cố vấn tinh thần cho Hội Phật Giáo Victoria, Cố vấn tinh thần cho Hội Phật Giáo Nam Úc, Quan Thầy tâm linh của Phật giáo Học bổng tại Singapore, Quan Thầy của các trung tâm Brahm tại Singapore, bảo trợ tinh thần của Trung tâm Bodhikusuma tại Sydney.

Thursday, September 26, 2013

Tác phẩm của Đào Châu Hải


Trần Đán giới thiệu

Tác phẩm có tên "Đường hầm", sáng tác tại Trại điêu khắc Quốc tế tổ chức tại Khu Nghỉ dưỡng Hòn Dấu, Đồ Sơn, Hải Phòng, tháng 4 năm 2007. Xây dựng bằng chất liệu gạch, xi măng, đường hầm dài 30m, cao 2,5m, có thể đi vào bên trong xuyên suốt qua tác phẩm. Điêu khắc này của tôi lấy cảm hứng từ những sáng tác nghệ thuật ngoài trời dành cho cộng đồng, có tính phổ cập hóa mà vẫn giữ được chất lượng và ngôn ngữ nghệ thuật, và có sự tương tác giữa người xem với tác phẩm.

Đọc cho vui

Khu vườn quái dị ở Tây Ninh 
 Khu vườn kinh dị ở Tây Ninh 1
Một tượng mặt người bị cắm dao đầy máu me
Khu vườn cách chợ Long Hải chưa đầy 1 km, nằm giữa ngã ba đường đất tại ấp Long Hải (xã Trường Tây), nơi có đông người qua lại, trở thành nỗi ám ảnh cho ai có việc đi ngang qua đây.

Thơ ca Mỹ


Kathryn VanSpanckeren

THƠ CA THỂ NGHIỆM
Phần lớn thơ đương đại nằm trong sự thể nghiệm bắt đầu vào thập niên 50 với nhiều nhà thơ. Donald Allen, tác giả của cuốn The New American Poetry (Thơ mới ở Mỹ) tuyển tập đầu tiên đã đưa tác phẩm của những nhà thơ trước đây bị các nhà phê bình và các tổ chức hàn lâm bỏ qua, đã chia một cách khái quát nhóm nhà thơ này thành 5 trường phái.

Inrasara



CHÂN PHƯƠNG, LỮ KHÁCH BLUES TRONG THƠ ĐƯƠNG ĐẠI

Buồn. Đó là chuyện muôn đời của thi sĩ. Đông hay Tây, kim hay cổ.
Cảm giác không gian bao la, một sinh thể nhỏ bé mong manh mang tên con người trôi bềnh bồng trên mặt đất mong manh đang bềnh bồng trôi, Huy Cận cảm được nỗi lạnh và, buồn. Trực cảm trời đất vô cùng, xa và dài là thời gian, Trần Tử Ngang buồn rơi nước mắt. Tiễn người, khi tàu đi bỏ lại sân ga chênh vênh một góc trời, Hoài Khanh đối mặt với khoảng trống cô đơn – buồn. Xa, buồn tha phương của Thôi Hộ; gần hơn, buồn không hiểu vì sao buồn của Xuân Diệu. Thi sĩ nòi nhạy cảm với thân phận, buồn chưa bao giờ làm vắng mặt suốt hành trình thơ của họ.

Thơ hiện đại – Xấu xí, phi lý, và vô nghĩa?



 Trần Thiện Huy

Trần gian là thế đấy ư?
Vậy thì, lại một lần nữa đi!
(“Zarathustra” – Nietzsche)

Mấy hôm trước lỡ dại nói chuyện thơ với biên tập viên – nhà thơ Đỗ Quyên, tôi liền bị phân công viết ngay một tiểu luận về thơ. Chẳng biết có phải anh Đỗ Quyên muốn tập cho tôi tính cẩn thận hơn khi lần sau mở miệng nói về một chuyện mình không biết chăng, vì thật sự anh biết rất rõ là tôi không có nghiên cứu về thơ, dù, cũng như những độc giả quan tâm đến các biến chuyển của văn học trung bình khác, tôi cũng có đọc thơ đôi khi.

Wednesday, September 25, 2013

BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN HÔM NAY


  NHỮNG KẺ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN HÔM NAY

    Nhật báo Le Monde / Sélection Hebdomadaire ( bài tuyển trong tuần) ngày 25-5-2013 đăng trong mục Débats (Tranh luận) ba tham luận của Salman Rushdie, Liao Yiwu, Philip Roth kèm lời giới thiệu của Nicolas Truong , Comment être dissident aujourd’hui ?

Tuesday, September 24, 2013

Nhớ đến một nàng tiên tí hon

 David
 Ode To an absent pixsie
 
A visionary with a twinkle in her eye,
A smile on her lips, a sway to her hips.

Born into a peculiar place at a topsy-turved time. 

Into a world whose inhabitants endure an unenlightened existence,

Fooled by fouled conceptions of the forces and powers that surround them. 

Where evasive energies transform everything encountered or experienced,

Sunday, September 22, 2013

Cái mới đi về đâu



Nhà thơ Chân Phương

Hai thế kỷ qua, phương Tây đã kéo cả địa cầu vào cơn sốt lịch sử do các cuộc cách mạng chính trị - xã hội và khoa học kỹ thuật dồn dập gây nên. Sự đổi thay tăng tốc của lịch sử hung hãn công phá mọi nếp sống nếp nghĩ, xói mòn mọi truyền thống văn hoá lớn nhỏ, lôi cuốn cả nhân loại vào cuộc hiện đại hoá và toàn cầu hoá dưới ngọn cờ ngạo mạn của Cái Mới. Lịch sử biến thành con sông của Heraclitus, đúng hơn là dòng thác lũ mà không ai còn có thể dừng lại ngâm bàn chân mỏi vào vũng nước ngày xưa.

Ralph Waldo Emerson


Ralph Waldo Emerson
(1803 - 1882)

Ralph Waldo Emerson, nhân vật hàng đầu trong thời kỳ của ông, đã có ý thức về một sứ mệnh có ý nghĩa tôn giáo. Mặc dù nhiều người lên án ông là đã phá hoại Thiên Chúa giáo, ông giải thích rằng, với ông “để phụng sự Chúa tốt hơn ông cần phải ra khỏi nhà thờ”. Bài diễn văn ông đọc năm 1838 ở trường học của mình, trường Harvard Divinity (Harvard Hiển Linh) khiến ông lại cấm cửa suốt 30 năm. Trong bài này, Emerson kết tội Giáo hội là đã hành xử “như thể Chúa đã chết” và đã nhấn mạnh các giáo điều đồng thời bóp nghẹt đời sống tinh thần của con người.

Chủ nghĩa Siêu nghiệm


Phong trào Siêu nghiệm trong văn học là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa Duy lý thế kỷ thứ 18 và là biểu hiện của khuynh hướng nhân bản trong các trào lưu tư tưởng thế kỷ thứ 19. Trào lưu này đặt nền tảng trên niềm tin cơ bản vào sự hợp nhất của Thế giới và Thượng đế. Linh hồn của mỗi cá nhân được xem là đồng dạng với vũ trụ - một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Học thuyết về tự - tin - cậy và chủ nghĩa cá nhân đã phát triển thông qua niềm tin vào sự đồng nhất của linh hồn mỗi con người với Thượng đế.

Pablo Antonio Cuadra

PABLO ANTONIO CUADRA
(1912-2002)
 Là một luận giả, một nhà phê bình nghệ thuật, một kịch tác gia, một hoạ sĩ, và một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất ở Nicaragua. Năm 22 tuổi, ông xuất bản tập thơ đầu tay. Năm 19 32cùng với José Coronel Urtecho, Joaquín Pasos, và một vài nhà văn khác, Pablo Antonio Cuadra gây nên phong trào văn chương “Vanguardia” [“Tiền vệ”] ở Nicaragua.Sau đó, ông viết hàng loạt tác phẩm thuộc nhiều thể loại và trở thành một khuôn mặt tiêu biểu của văn chương cách tân.

nhớ Diễm Châu

Diễm Châu là một tài năng thơ đặc biệt. Bạn đọc trong nước không có mấy dịp tiếp xúc với thơ của anh.
Mười bài ở Paris & những mảnh rời in lần thứ nhất tại Lộ-trấn, Pháp vào cuối năm 1999 trong tủ sách TLT/ TB (Tư Liệu Thơ/ Trinh bầy), khổ 9.9 x 21, tái bản năm 2000 (có thêm một số bài)... Ấn bản khổ 10.5 x 14.85 in lần đầu vào năm 2000, tái bản năm 2001 (cũng có thêm một số bài). Ấn bản này (2002) là lần in thứ năm và bản chót.

Saturday, September 21, 2013

Đọc cho vui

Trích từ một blog của tuổi 20 



Không có bản Tuyên ngôn độc lập nào có thể mang lại sự tự do khi bản thân thần dân không ý thức được sự tự do
Đêm qua, tôi nói chuyện với một cô bạn. Cô bày tỏ nỗi lo lắng, sợ hãi của mình trước những phát ngôn từ một người bạn chung của hai chúng tôi.

Ở nơi tôi đang sống đây, hàng ngàn năm rồi, có một thứ thời trang không bao giờ thay đổi. Thứ thời trang ấy được mỗi người mang vào trong suy nghĩ, cách tư duy và hành động; thiếu nó thì trở thành kẻ dị hợm. Thứ thời trang ấy tạm gọi là sự sợ hãi chính trị.

Chủ nghĩa lãng mạn



  CNLM bắt nguồn từ Đức rồi nhanh chóng lan sang Anh, Pháp và xa hơn, rồi đến Mỹ khoảng năm 1820, trên dưới 20 năm sau khi William Wordsworth và Samuel Taylor Coleridge làm cuộc cách mạng thi ca Anh bằng việc xuất bản tập Lyrical Ballads (Thơ trữ tình). Ở Mỹ cũng như châu Âu thời đó, một quan điểm mới mẻ tươi tắn truyền đi như dòng điện trong giới nghệ sĩ, trí thức.

Chiêu Anh Nguyễn


Định mệnh màu trắng 

tôi học cách bước qua cơn ngái ngủ của tâm hồn
từng vun nước lạnh được khỏa đầy trên  hai cửa sổ
tỉnh lại đi tôi ..
một buồi trời thưa gió ngõ hẻm trắng trơn.. kí ức lạc phương nào
tôi học cách bước qua nỗi ám ảnh chính mình khi màu  hư không trộn lẫn tôi vào tuyệt vọng
gió thốc rát bên tai mách bảo…

Bóng đêm thật tệ





Đêm nay mi ( zê ) bò ra đường
bò chứ không phải đi  
bò bằng hai cẳng ( cẳng người ) hai tay thì dơ lên
như thằng cháy túi

mi ( zê ) đi đâu bây giờ


Friday, September 20, 2013

Văn Cầm Hải






LÀNG MI




Làng của mi cũng giống như mọi ngôi làng Việt Nam nghiêng bên sông bạc áo chờ đò, mùi tôm cá tanh nồng xông nắng lũy tre, những bóng vàng tru lên trạng thái hoàng hôn kéo quần đêm xuống. Rất nhiều lần mi như bệnh viện đắp mảnh bom thơ lên đứa hài nhi còn chưa ráo máu.

Lỡ hẹn cùng trăng.


 Peter Vũ



Thêm một lần lại lỡ hẹn cùng trăng,
Mải miết buồn soi, sao cứ quẩn quanh.
Việc dương thế vấn vương còn đang bận
Đâu như Cuội trải tháng ngày tiêu diêu.

Bắc và Nam


1.     



      DEREK WALCOTT (Nobel 1992)


1 -Vào giờ sao Hôm mọc này --- vì sao kiên định
không bản dịch nào làm mờ nhạt được, đóm sáng hành tinh
như tia đèn xoáy vào mắt trên đầu mớ đảo tím loang ---
mặc kệ lũ bọ mòng tai quái, tôi đảm nhận chức vụ

Tuesday, September 17, 2013

Bên cạnh tỉểu thuyết "Đêm thánh nhân":



Có những chuyện không giống ai

 Năm 1990 khi nhà văn Nguyễn Đình Chính vừa viết tay vừa phải thuê ng­ười đánh máy. Thế nào lại gặp cô bụng mang dạ chửa-dễ đến 6-7 tháng. Được mấy ngày cô thuật lại cho biết: "Em đánh máy như­ lên đồng. Em phải giấu không cho chồng em đọc, thế nào anh ấy vẫn đọc trộm được." Và rồi anh chồng phát hoảng, hùng hổ đến nói thẳng với nhà văn: Chúng em túng thật đấy nhưng ông đ­a cái gì chứ nh­ư cái của này để vợ em nó sảy thai à!?"... Thế rồi câu chuyễn vẫn đ­ược tiếp tục và họ có một bé gái mũm mĩm khoẻ mạnh. Mới trung thu vừa rồi, hai vợ chồng còn dắt cô con gái xinh đẹp 15 tuổi nh­ư trăng rằm đến mừng "Ngày Hoàng Đạo" được xuất bản

Monday, September 16, 2013

Nhà vănJean Genet


LX: Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc ở trong nước một nhà văn Pháp rất nổi tiếng có một vị trí riêng biệt và độc đáo  trong văn học Pháp. Các tác giả Anh Mỹ như William S. Burroughs hay Edmund White thì vinh danh ông  như một trong những ngòi bút hàng đầu của thế giới. Tên ông là  Jean Genet
  .

Âm bản tự do cuồng nộ



Âm bản tự do cuồng nộ trong thơ Thanh Tâm Tuyền

BÙI BÍCH HẠNH

Cất tiếng như một định mệnh của quyền năng nghệ thuật giữa phố thị thơ miền Nam những năm 50 - 60 thế kỉ XX, người thơ Thanh Tâm Tuyền, bằng tuyên ngôn nghệ thuật khởi từ ca dao sang tự do, đã tham dự vào thi đàn vốn nhiều biến động với tư cách một hữu thể mưu cầu phục sinh.

Số liệu Kinh hoàng

Điều tra ,khảo sát của Viện Tâm thần Trung ương đưa ra con số kinh hoàng  tỉ lệ người có rối loạn tâm thần ở Việt Nam chiếm từ 15 - - 25% dân số. Như vậy, trung bình cứ từ 4 đến 5 người Việt là có 1 người bị rối loạn tâm thần.
Sau khi con số trên được các phương tiện thông tin đăng tải, ông La Đức Cương, Viện trưởng Viện Tâm thần Trung ương cho biết,  con số 15-20% còn "khiêm tốn". Nếu có đủ kinh phí, Viện sẽ làm quy mô lớn và đưa ra con số cao hơn.

Nhà văn Julian Barnes





Văn chương kể lại sự thật

Julian Patrick Barnes (sinh 19 tháng 1 năm 1946 tại Leicester) là một nhà văn Anh đương đại độc đáo.  chúng tôi xin trích dịch cuộc trò chuyện giữa Barnes và Shusha Guppy để hiểu rõ hơn những quan niệm về nghề của nhà văn Anh này. Cuộc phỏng vấn được đăng trên tạp chí The Paris Review, số Mùa Đông năm 2000, No 165.

Việc định giá Lưu Quang Vũ vẫn còn bỏ ngỏ

Nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Văn Thành, nguyên Viện phó Viện Sân khấu Điện ảnh, hiện là Phó ban lý luận Phê bình - Hội nghệ sĩ Sân khấu VN, tác giả ba giải thưởng về phê bình sân khấu
TP - Nhiều thông tin và phát hiện lý thú về kịch Lưu Quang Vũ lần đầu được đưa ra bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành nhân Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ tháng 9 này.
Nhà phê bình Phạm Khải nhận xét, Lưu Quang Vũ có những câu thơ rất hay xen lẫn câu có phần dễ dãi. Còn kịch thì sao? Xem lại chục vở lần này, thấy chất văn học trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt” đúng là đỉnh của Lưu Quang Vũ rồi.

Người họa sĩ ở đường Natick

Phạm Cao Hoàng

dinh_cuong_trong_phong_ve Họa sĩ Đinh Cường và phòng vẽ ở đường Natick (Photo by PCH 2013)

anh ở đường Natick, thuộc thành phố Burke, Virginia.
Phía sau nhà là một khu rừng thơ mộng. Không phải ngẫu nhiên mà anh chọn nơi này làm chỗ cư ngụ lâu dài. Anh cần một không gian phù hợp với tâm hồn của người nghệ sĩ, dễ tìm nguồn cảm hứng cho tác phẩm, và đây là nơi chốn lý tưởng cho anh.